|
|
Thông Báo |
#11
|
||||
|
||||
Nói như PD th́ những người đơn giản viết thơ để gửi tâm sự riêng tư như Úm bây giờ ko được gọi là thơ nữa sao
|
#12
|
||||
|
||||
Chủ nghĩa mủi ḷng trong thơ
Hoài Nam Xét cho cùng, nhờ chủ nghĩa mủi ḷng mà thi ca dân tộc đă có không ít tác phẩm thực sự xuất sắc. Mặt khác, nó đáp ứng một nhu cầu hoàn toàn có thực trong đời sống tinh thần, trước hết của người sáng tác văn chương. Trong bài tiểu luận có tên Sến, nhà văn Hồ Anh Thái viết: “Sến là từ h́nh như ban đầu xuất hiện trong giới thị dân phương Nam, cũng như trước đó người ta có từ “cải lương” vậy. Mới đầu là để nói đến một thứ ca nhạc mùi mẫn, lâm ly, ướt át, lạm dụng cảm xúc. Sau là để chỉ một thứ t́nh cảm ẩn khuất đây đó trong ḷng người, ngang trái, éo le, bùi ngùi, dằn vặt, giằng xé, bùng nổ. Có khi là để chỉ một cái ǵ hơi b́nh thường, hơi thâm thấp, hơi “quê”, tất cả được người ta cho luôn vào một rổ. Sến!”. (Sách Hướng nào Hà Nội cũng sông. NXB Văn Nghệ và Cty Phương Nam. 2009. Tr.124). Nếu không thích từ “sến” và muốn gọi tên thứ nhu cầu này khác đi, có lẽ cụm từ “chủ nghĩa mủi ḷng” - bao hàm cả sự “gây mủi ḷng” và sự “được mủi ḷng” - là khá thích hợp. Và chủ nghĩa mủi ḷng, nếu nó đă được nhận diện trong nhạc, th́ hà cớ ǵ nó lại không có mặt trong thơ, một nghệ thuật rất gần với nhạc? (Chính F. Hegel từng xếp thơ và nhạc vào chung một cái khung là nghệ thuật lăng mạn, loại nghệ thuật mà ở đó ư niệm lấn át h́nh tượng). Nh́n vào thơ Việt Nam, theo tôi, không khó để quan sát thấy có dấu vết đậm của chủ nghĩa mủi ḷng qua một trường đoạn lịch sử khá dài. Dĩ nhiên không phải chủ nghĩa mủi ḷng đă xuất hiện ngay từ buổi khởi đầu của thơ Việt. Liên tục trong các thế kỷ từ XI đến XVII, về cơ bản, thơ Việt là thơ của giới tu sĩ Phật giáo, vua chúa, quư tộc, tướng lĩnh, nho sĩ hành đạo và nho sĩ ẩn dật. Thật khó có thể nói rằng những loại h́nh tác giả này, từ quan niệm về văn chương và tính mục đích trong sáng tác của họ, lại tạo ra một cái ǵ đó gần gũi với chủ nghĩa mủi ḷng. Có lẽ phải đến thế kỷ XVIII, với những biến động lớn về bối cảnh xă hội và tư tưởng, khi trong các tác giả của thơ Việt Nam đă xuất hiện ngày càng mạnh cái ư thức rằng ḿnh là một cá thể đơn trị, có những hoài băo và dục vọng cá nhân tồn tại ngoài sự ấn định của đạo đức truyền thống, th́ chủ nghĩa mủi ḷng mới nảy sinh. Người ta trở nên thương Thân nhiều hơn gấp bội - tấm Thân bằng xương bằng thịt, biết buồn vui, yêu ghét, đầy những khát khao, ham muốn. Chính v́ thế người ta nói nhiều hơn gấp bội đến sự cô đơn, chia ĺa, mất mát - tức là những điều dễ làm cho cá nhân đau khổ, bất hạnh, những điều dễ gây mủi ḷng và lan truyền sự mủi ḷng tới kẻ khác. Lẽ tất yếu, sự cô đơn, chia ĺa, mất mát trong t́nh yêu nam nữ chính là điểm nhạy cảm nhất với con người, là “đột phá khẩu” quan trọng nhất để chủ nghĩa mủi ḷng ào ạt tràn vào trong thơ. Ngô Th́ Sĩ viết tập Khuê ai lục, Phạm Nguyễn Du viết tập Đoạn trường lục, cả hai nhân vật tài tử danh sĩ vào bậc nhất của thế kỷ XVIII đều cất tiếng khóc vợ, những người vợ tài sắc nhưng chết trẻ. Đó không phải những tiếng khóc “người thường ai chẳng thế”, mà là những tiếng kêu đứt ruột, những ḍng huyết lệ tuôn trào v́ sự đớn đau mất mát quá sức chịu đựng. Ví như bài Mộng cảm tác của Ngô Th́ Sĩ: “Người khuê pḥng bỏ ta đi đă gần đầy năm Không cách ǵ gặp nhau, chỉ c̣n t́m thấy nhau trong chiêm bao Cái dáng h́nh mềm mại tuy nhiên chính mắt đă thoáng thấy Ḷng khao khát thiếu chút nữa th́ như được hể hả trong ba thu Nói cười nơi đông đúc đều chỉ là hờ hững mà thôi Khóc sướt mướt, kêu khô khan, chỉ riêng một ḿnh buồn Càng đau đớn khi nâng niu những món đồ cũ Vô t́nh biết kêu trời đâu, nào có ăn thua ǵ” (dịch nghĩa). Hay như bài Dạ bán chẩm quan thụy bán ngẫu đắc (Nửa đêm gối bên quan tài nửa thức nửa ngủ ngẫu nhiên thành thơ) của Phạm Nguyễn Du: “Gió mát trăng trong đưa thuyền trở về Một ḿnh gối đầu bên áo quan lơ mơ nửa thức nửa ngủ Chợt nhận ra đêm nay một ḿnh bóng lẻ Thế mà cứ tưởng lúc này cũng như năm mới cưới H́nh hài chưa kề xa, ai bảo là chết Mơ mộng gặp nhau, đều là tiên cả Từ xưa nhân duyên của người giai nhân với người tài tử Nào có ai hỏi trời xanh cho rơ ràng được” (dịch nghĩa). Bộc lộ cảm xúc đau buồn theo kiểu như vậy, với thói quen tiết chế và tính ưa chừng mực của nhà nho, là “dâm thái”, là không đáng khuyến khích. Nhưng phải thế th́ nỗi đau mất người thương mới được chia sớt cùng tha nhân, mới được vợi bớt chăng? Dẫu sao th́ tập thơ Khuê ai lục của Ngô Th́ Sĩ và tập thơ Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du là hai tập thơ chữ Hán, được viết theo phong cách “từ táo”, bác học, không mấy gần với đại chúng, nên hiệu ứng gây mủi ḷng của chúng cũng chỉ bó hẹp trong một thiểu số có học. Mang sức phổ biến mạnh hơn phải là những tác phẩm Nôm, như bản dịch Chinh phụ ngâm (nguyên tác Đặng Trần Côn) của Phan Huy Ích, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, hay Ai tư văn của Lê Ngọc Hân... Chinh phụ ngâm - Khúc ngâm của người vợ có chồng đi lính - rơ ràng là một t́nh huống tiêu biểu cho sự bị chia cắt của đôi uyên ương đang mặn nồng: người chồng đi đánh trận biền biệt không biết ở nơi nao, c̣n sống hay đă chết; người vợ ở nhà ṿ vơ đợi chờ, trong khi tuổi xuân cứ vùn vụt trôi qua. Cái khát khao t́nh cảm đôi lứa của người vợ lính: “Chàng chẳng thấy chim uyên ngoài nội Cũng dập d́u chẳng vội phân trương Chẳng xem cái yến trên rường Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau” khiến kẻ ngoài nh́n vào phải mủi ḷng, mà nỗi sợ hăi cùng sự chống đỡ tuyệt vọng sức mạnh làm cho tàn úa của thời gian ở đây: “Đành muôn kiếp chữ t́nh là vậy Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau Thiếp xin chàng chớ bạc đầu Thiếp th́ giữ măi lấy màu trẻ trung” cũng gây mủi ḷng không kém. Ai tư văn là tiếng khóc thương của Lê Ngọc Hân khi Quang Trung hoàng đế băng hà. Nh́n bên ngoài, là một bà hoàng khóc một ông hoàng, nhưng nh́n bên trong th́ đó là một người vợ khóc một người chồng. Những kỷ niệm đẹp xưa ào ạt tràn về thực tại bẽ bàng, những khoảnh khắc chập chờn mê sảng của người phụ nữ đang trầm ḿnh trong một nỗi đau như dao cắt, và đặc biệt, cái ớn lạnh đầy lo sợ trước viễn cảnh mẹ góa con côi giữa biển đời giông tố của người vợ chết chồng: “Nửa cung gẫy, phiếm cầm lành/ Nỗi con côi cút, nỗi ḿnh bơ vơ” quả thực là những yếu tố đă đưa Ai tư văn lên đỉnh điểm của sự sầu cảm. Và đó, không ǵ khác, chính là chủ nghĩa mủi ḷng. Sang những thập niên đầu thế kỷ XX, xă hội đô thị Việt Nam phát triển dần theo hướng tư sản hóa, nghề in ấn xuất bản ngày một lớn mạnh, chữ quốc ngữ trở thành ngôn ngữ của sáng tác văn chương. Đó là những yếu tố cực kỳ thuận lợi để cái Tôi cảm xúc của nhà thơ Việt Nam - nay đă được giải phóng hoàn toàn - chụp lấy nó, khuếch đại chủ nghĩa mủi ḷng. Phần nhiều các thi nhân của phong trào Thơ Mới đều ít nhất cũng phải một lần rên rỉ nỉ non với sự cô đơn, chia ĺa, mất mát trong t́nh yêu. Một trào lưu thi ca sũng lệ và đầy tiếng than - có thể táo gan mà nói vậy! Và người “có công” nhất về phương diện này, không ai khác, chính là thi sĩ chân quê Nguyễn Bính. Không ai “mùi mẫn” hơn Nguyễn Bính trong việc khai thác những t́nh thế éo le ngang trái trong t́nh yêu, những số phận, những tâm hồn bị t́nh yêu làm cho bầm giập, nhàu nát. Chỉ cần một bài thơ dài Lỡ bước sang ngang với những câu viết về người chị: “Chị từ lỡ bước sang ngang Trời giông băo, giữa tràng giang lật thuyền Xuôi gịng nước chảy liên miên Đưa thân thể chị tới miền đau thương Mười năm gối hận bên giường Mười năm nước mắt bữa thường thay canh Mười năm đưa đám một ḿnh Đào sâu chôn chặt mối t́nh đầu tiên Mười năm ḷng lạnh như tiền Tim đi hết máu, cái duyên không về” đă đủ để Nguyễn Bính trở thành thần tượng của giới độc giả sẵn nước mắt, và là thần tượng không chỉ của thời ấy. Mà kiểu bài thơ như vậy, Nguyễn Bính đâu chỉ viết có một! Chủ nghĩa mủi ḷng trong thơ Việt chưa chấm dứt. Ngay trong những ngày gian khổ của cuộc kháng Pháp, thơ Việt vẫn có những bài như Màu tím hoa sim của Hữu Loan, đủ khiến cho những người đa cảm phải bùi ngùi trước cảnh xă hội loạn lạc, người vợ chết trẻ, người chồng từ chiến trường trở về: “Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc b́nh hoa ngày cưới Thành b́nh hương tàn lạnh vây quanh... Em ơi giây phút cuối Không được nghe nhau nói Không được nh́n nhau một lần”. Hay rất lâu về sau này, vẫn có thể nhận diện chủ nghĩa mủi ḷng trong thơ qua cái dự cảm t́nh yêu đầy nỗi lo sợ phập phồng rất giàu chất “chị em” của Xuân Quỳnh trong bài Tự hát, cũng như có thể nhận diện nó trong thơ của nhiều nhà thơ khác - nhất là những nhà thơ nữ - khi họ giăi bày “tâm trạng khi yêu”. V́ vậy, xin được mạnh dạn nhắc lại lần nữa, con đường thơ Việt của chủ nghĩa mủi ḷng vẫn chưa chấm dứt. Người viết bài này không hề có ư phản đối hay trách cứ chủ nghĩa mủi ḷng trong thơ, v́ xét cho cùng, nhờ nó mà thi ca dân tộc đă có không ít tác phẩm thực sự xuất sắc. Mặt khác, nó đáp ứng một nhu cầu hoàn toàn có thực trong đời sống tinh thần, trước hết của người sáng tác văn chương. (Trong cuốn Giải phẫu sự phụ thuộc - Hoàng Hưng dịch, NXB Tri Thức, 2008 - nhà tâm thần học nổi tiếng thế giới người Nhật Bản Takeo Doi đă thảo luận rất kỹ về những thuật ngữ amae (danh từ) và amaeru (động từ) trong tiếng Nhật. Những từ này chỉ sự cố gắng làm ǵ đó của một ai đó để có được thiện chí hoặc sự nuông chiều của người mà anh ta muốn được phụ thuộc vào. Đó là một thứ t́nh cảm ấu nhi. Gây sự mủi ḷng cho người khác bằng nước mắt và tiếng than của ḿnh, phải chăng cũng là cách amaeru của những nhà thơ thuộc chủ nghĩa mủi ḷng?) Chỉ có một lưu ư nhỏ: mải miết (hay mê man?) bộc lộ nỗi buồn khổ sầu thương của ḿnh, hướng một cách vô thức tới việc lan truyền tâm trạng ấy trên người đọc tiềm năng và t́m kiếm sự đồng cảm của họ, người viết rất dễ có nguy cơ rơi vào sự kể lể giăi bày dài ḍng, điều đó khiến cho thơ vừa thừa lời vừa đơn nghĩa, sáo ṃn. Đó cũng chính là ngơ cụt của thơ vậy. |
#13
|
||||
|
||||
Làm Thế Nào Để Có Thơ Hay ?
Ai làm thơ chẳng mong co thơ hay: một bài, một câu, thậm chí một chữ độc đáo nổi tiếng để đời (ví dụ: chữ (từ) SÁNG trong câu :"một tiếng chim kêu sáng cả rừng" của Khương Hữu Dụng) đó là những hào quang của chữ nghĩa làm cho thơ bất hủ.Đó là trạng thái tâm hồn làm bừng phát t́nh yêu, khởi điểm của một ư thơ. Người làm thơ trước tiên phải có THI HỨNG (nói theo Max Jacob th́ đó là trực giác, cái đó gọi là sự quyến rũ). Khi nội tâm gặp cảnh sinh t́nh bật ra cái HỨNG (sự khởi phát bột trào thành THƠ). Trước thời điểm đó là" chút linh cầu măi không về, phân vân giấy trắng chưa nề mực đen" như Hồ Dzếnh đă tả, cái phút hứng chưa đến ấy được Tản Đà ghi lại bằng h́nh ảnh "đêm qua ra ra vào vào, quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào v́ THƠ". Và "TỨ THƠ chỉ có khi cưỡi lừa đi trên cầu BÁ dưới trời tuyết" như Trịnh Khải xưa đă nói. Đó là vụ nổ Big-Bang để h́nh thành ra vũ trụ - cái ư tưởng vụt trào ấy trong hồn tung ra TỨ THƠ. Cái TỨ là sự linh ứng - nghĩ ra, phát hiện ra một cái ǵ đó nó co thể khiến cho cái THẦN (tinh thần) của nhà thơ cảm nhận thấy được sự vật để viết ra những câu thơ (nội dung) mang tư tưởng và t́nh cảm của tác giả. Ư là do suy nghĩ mà ra. LỜI là do Ư mà đến. Nhà thi sĩ bậc thầy (ông Hoàng của thi ca nước Việt) đă từng dạy "TỨ là h́nh tượng thơ diễn đạt được một ư trọn vẹn, từ chỗ có Ư sẽ đẻ ra TỨ, có TỨ tất có Ư, nhưng có Ư chưa hẳn có TỨ. Ví dụ: Ư là muốn nói tới sự say đắm si mê của chàng với nàng (đó mới là chung chung chưa rơ ràng), chỉ đến khi thi sĩ thể hiện bằng một h́nh tượng thơ cụ thể: Mắt em là một ḍng sông Thuyền ta bơi lặng trong ḍng mắt em. (Lưu Trọng Lư) th́ đă là một TỨ thơ độc đáo. Có Ư (ư tưởng) nhà thơ phải t́m ṭi sáng tạo để dựng TỨ( như khung nhà, kiểu dáng nhà trong cái ư muốn xây nhà) để thể hiện được sự trọn vẹn của Ư, gợi lên những cảm hứng gây xúc động ḷng người, tạo ra những mối liên tưởng rộng mở, có giá trị thẩm mỹ cao(biến cái mông lung chưa có h́nh thù ǵ trong trí năo thành h́nh tượng thơ, cấp cho nó một khuôn khổ nhất định).Thi sỹ vắt nặn ra TỨ THƠ khác nào nghệ nhân vắt nặn ra đồ gốm sứ vậy.Những câu thơ HAY thường là đă mang trọn vẹn một TỨ THƠ: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đă hóa tâm hồn (Chế Lan Viên) Không ở rể mà vẫn là rể quư Để mỗi năm lại lên Tết Chiềng Ly (NK) Dù tản mát khắp chân trời góc bể C̣n tấc ḷng vẫn gửi gắm nơi quê. (NK) Tháng giêng ngúng nguẩy thẹn tḥ Bàn tay ủ ấm đôi ṿ rượu tăm. (Lê Đ́nh Cánh) Khi em đến gương trăng vừa lặn mất Em dịu hiền tươi mát một vầng trăng. (NK) Thầy giáo dạy NK hồi cấp 3 đă nói: đọc thơ, về thực chất là ta đang thưởng thức một TỨ THƠ. TỨ trong toàn bài là một h́nh tượng THƠ xuyên suốt cả bài thơ, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của bài thơ. TỨ THƠ mang đặc điểm của cách nh́n, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ.(mỗi người một cách). Như vậy công việc quan trọng cốt lơi của người làm thơ là phải t́m được TỨ THƠ (lao tâm khổ tứ là v́ thế) - nó tương tự như nhà tiểu thuyết phải có "cốt truyện" vậy.Đầu để bài thơ nhiều khi đă chứa đủ cái TỨ THƠ trong đó, nói cách khác là: đầu đề thơ ôm trùm TỨ THƠ, khiến người đời đọc xong nhơ măi, biến thành ấn tượng ăn sâu vào tâm hồn người đọc (Bóng cây Kơnia, Núi đôi, Gương mặt quê hương, Cuộc chia ly mầu đỏ...) Khi sáng tác cấu TỨ (vắt nặn ra TỨ THƠ) người làm thơ thường có hai cái lo: ai đó mà mạch suy nghĩ bế tắc thường thơ nghèo nàn . Kẻ lắm lời thường là thơ lộn xộn. Hiểu biết rộng th́ cứu được sự nghèo nàn. Nắm lấy một điểm (ư chính) để xâu suốt tất cả, đó là thứ thuốc chữa bệnh lộn xộn.T́nh cảm tư tưởng của bài thơ vô cùng phức tạp và khó nắm bắt. H́nh thức của nó cũng khác nhau và thay đổi.Có khi lời thô kệch lại nảy sinh cái ư (Tứ) hay, có khi việc tầm thường làm tóat ra ư mới. Một bài thơ đạt tiêu chí HAY phải là ư mới, tứ lạ, đồng thời c̣n lệ thuộc vào cái tài hoa trong việc diễn đạt t́nh cảm tư tưởng với ngôn từ điêu luyện(sáng tạo từ mới), không lặp lại các chữ (từ) đă sáo ṃn cũng như thủ pháp triển khai cấu TỨ sao cho h́nh tượng thơ sống động...Trong một bài thơ phải có những câu đột xuất, chữ độc đáo (nhăn tự- chữ mắt) đầy h́nh tượng, gây ấn tượng sâu sắc vào ḷng người đọc để cho bài thơ bất tử,trẻ măi không già. Tóm lại TỨ THƠ là đặc sản của tâm hồn thi sỹ, mỗi người tạo ra cái riêng, cái cốt cách độc đáo của ḿnh với một ngôn ngữ giọng điệu không giống ai. TỨ THƠ là giường cột kết cấu nên bài thơ làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lư sâu sắc nội dung có tầm bao quát lớn). Cái "Siêu" của một số nhà thơ có tay nghề cao là đă biết cắt tỉa bớt lá cành rườm rà của một Ư thơ để làm bật TỨ là phần tinh túy nhất của bài thơ (ví như bông hoa) để thêm phần rực rỡ (Là ngụy trang, Ngọn đèn đứng gác, Dáng đứng Việt Nam). Theo thiển ư của NK th́ ngoài những lư sự trên, người làm thơ muốn có thơ HAY phải là người có tâm hồn, nung nấu, ấp ủ một cái ǵ đó để rồi bất chợt tức cảnh sinh t́nh bật ra thi hứng, tạo ra TỨ THƠ...(chứ không phải cố nghĩ, cố rặn ra thơ, ghép vần rồi tự vỗ đùi "tuyệt tác!"). THƠ HAY không lệ thuộc vào thể loại cũ mới, vấn đề là có hồn hay vô hồn, ư mới , tứ lạ và có ĐẸP hay không? và THƠ HAY c̣n phải là thơ để cho người đời ngâm, đọc một cách thích thú nữa kia. Nói th́ dễ, làm th́ khó, thôi th́: Ta dù lếch thếch lôi thôi Mong thơ sinh hạ cho đôi ba ḍng. Nguyễn Khôi - Hà Nội ngày 13 tháng Giêng năm 2002 |
#14
|
||||
|
||||
Lưu Trọng Lư với bài "Tiếng Thu"
Lưu Trọng Lư là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê b́nh thiên tài Hoài Thanh đă có những nhận xét thật chuẩn xác: "Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt rũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để ḷng ḿnh tràn lan trên mặt giấy". Nhận định này dường như đă thành nỗi ám ảnh. Và rồi suốt đời, Lưu Trọng Lư cứ loạng choạng, cứ bập bỗm bước trong cái ṿng kim cô mà Hoài Thanh đă tiên đoán và vạch ra ngay từ khi ông mới xuất hiện trên thi đàn. C̣n về con người Lưu Trọng Lư, thiết tưởng cũng chẳng có ai hiểu ông hơn Hoài Thanh: "Cả đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời, th́ có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết". Quả đúng vậy. Và nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có ǵ bấu víu, th́ đó chính là Tiếng Thu. Đây là bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư, cũng là bài thơ thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại: Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực H́nh ảnh kẻ chinh phu Trong ḷng người cô phụ Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô... Bài thơ vẻn vẹn có 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ư trong bài thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ư nào ăn nhập với ư nào. Nếu cứ theo cách hiểu máy móc của những nhà phê b́nh quen thói bắt bẻ, cứ đè thơ ra mà t́m tư tưởng, t́m ư nghĩa th́ đây là bài thơ "Đầu Ngô ḿnh Sở". Đă thế, tác giả c̣n tỏ ra vụng về. Tỳ vết của sự thô vụng ấy nằm trong hai câu chẳng thơ tí nào, nó như câu văn xuôi b́nh giảng văn học của học sinh phổ thông: H́nh ảnh kẻ chinh phu Trong ḷng người chinh phụ Ấy vậy mà khi gộp tất cả lại, nằm trong một tổng thể, bài thơ hay đến lạ lùng. Người ta không thấy dấu vết thô vụng đâu nữa. Đây là điều duy nhất xảy ra ở văn học Việt Nam và chỉ xảy ra có một lần. Cái hay của bài thơ này không nằm ở câu chữ. Nó hoàn toàn siêu thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó đằng sau những con chữ rất sáng tỏ mà lại vời vợi mông lung kia. Người ta chỉ cảm thấy được, chứ không thể nói ra được một cách rạch ṛi. Đây là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng của tâm hồn thi sĩ. Bởi thế, người đọc cũng phải dùng hồn để chiêm ngưỡng nó, chứ không thể ngắm nó bằng lư trí tỉnh táo. Đă không ít nhà phê b́nh nghiên cứu mang lư trí ra để làm con dao cùn mổ xẻ những con chữ rất ngơ ngác này. Có người c̣n viện đến cả thi pháp học để cố hiểu cho bằng được bài thơ, lấy thi pháp làm ch́a khoá mở cánh cửa thực dụng, đi vào cơi mù mờ tâm linh này. Bằng cách vận dụng thi pháp, có người cho đây là bài thơ nói về nỗi cô đơn không có sự chia sẻ. Không phải ngẫu nhiên bài thơ có 9 câu mà đă có đến ba câu điệp "Em không nghe": Em không nghe mùa thu ... Em không nghe rạo rực ... Em không nghe rừng thu... Em không nghe, c̣n anh th́ nghe thấy hết. Nghe thấy hết mà không nói ra được.Đây là cuộc đối thoại mà kẻ đối thoại lại ẩn sau sự câm lặng. Hoặc giả em cũng đă nghe thấy, nhưng anh vẫn hỏi như vậy, nghĩa là anh không hiểu em. Đằng nào th́ cũng vẫn là thiếu niềm đồng cảm. Một bên th́ thổn thức, rạo rực, kêu xào xạc, một bên th́ không nghe, không nghe, không nghe, cả con nai ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô, nghĩa là nó cũng không nghe nốt. Hiểu một cách sống sít như thế th́ thật thô thiển. Nhà phê b́nh đă kéo những đám mây ngũ sắc đang bay lảng vảng trong không trung, rồi rải xuống đường làm rơm rạ lót chân, và như thế c̣n đâu cánh rừng thu, tâm hồn thu cho con nai vàng trú ngụ. Mấy câu điệp khúc ấy thực chất chỉ để tạo giai điệu rất đặc biệt cho bài thơ này. Ở đây, nhạc điệu cũng là một phần nội dung chính làm nên hồn vía bài thơ. C̣n ở góc độ khác, cũng nh́n bằng con mắt lư trí, có người c̣n cho rằng đây là bài thơ Lưu Trọng Lư thâu cóp của nước ngoài. Thực tế trong bếp núc sáng tác, có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người b́nh luận c̣n viện cớ rằng: "Thực tế Việt Nam làm ǵ có khu rừng vàng. Đấy là rừng châu Âu. Rừng Việt Nam là rừng luốm nhuốm. Mùa thu Việt Nam đúng như Nguyễn Du mô tả trong Kiều: "Rừng thu từng biếc chen hồng". Và con nai Việt Nam cũng nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác! Ơ hay, Lưu Trọng Lư có nh́n thiên nhiên bằng con mắt thịt đâu! Lại phải mời Hoài Thanh về làm luật sư bào chữa cho ông thôi: "Trong thơ Lư, nếu có cả chim kêu, hoa nở, ta cũng chớ tin. Hay ta hăy tin rằng tiếng ấy, màu kia chỉ có ở trong mộng. Mộng! Đó mới là quê hương của Lư. Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc huy hoàng, Lư không nghe thấy ǵ đâu. Sống ở thế kỷ 20, ngày ngày nện gót trên các con đường Hà Nội mà người cứ mơ màng thấy ḿnh g̣ ngựa ở những chốn xa xăm nào". Tương truyền khi viết bài thơ này, Lưu Trọng Lư đến thăm nhà một người bạn. Rồi nhân cớ thấy cái b́nh gốm cổ có vẽ con nai đứng giữa núi non, Lưu Trọng Lư bèn vịnh ngay bài thơ này. Thực chất, nếu chuyện đó là thật, th́ con nai trên b́nh gốm chỉ là cái cớ rất nhỏ, là tiếng động rất nhỏ đánh thức con nai vàng và khu rừng vàng trong tâm hồn Lưu Trọng Lư thức dậy và toả hương. Nhờ thế, thi ca Việt Nam đă có một kiệt tác thật hiếm có, ngỡ như đó là khúc nhạc huyền bí của thần linh, chứ quyết không phải là tiếng ca phàm tục của người đời... 1997. Bài b́nh luận của Trần Đăng Khoa Nhà thơ, nhà phê b́nh văn học Trong cuốn Chân dung và Đối thoại(B́nh luận văn chương),NXB Thanh Niên,1999(tái bản lần thứ tư),Trang 55. |
#15
|
||||
|
||||
Điều này c̣n tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người
nhưng theo tôi, thơ hay không nhất thiết phải dễ hiểu và thơ hay cũng không nhất thiết là khó hiểu Sự khác biệt giữa văn và thơ: "Trong văn xuôi, lời là phương tiện của ư. Trong thơ, ư là phương tiện của lời".Tuy nhiên "trên phương diện thực tế, văn và thơ vẫn giao thoa. Thơ là một bộ môn của văn chương, cho nên trong thơ lúc nào cũng phải có văn, nhưng ngược lại, trong văn, thỉnh thoảng mới có thơ. Khi một nhà văn chọn một chữ hay một h́nh ảnh, không phải v́ nó chính xác, mà v́ nó đẹp, th́ nhà văn đă làm cái việc của nhà thơ". +thơ có một cấu trúc riêng, không phải chỉ là câu văn có vần, mà cũng không phải cứ viết dăm ba câu dài ngắn khác nhau, xuống hàng tùy hứng là có thơ tự do. +chất thơ trong thơ, không nhất thiết tùy thuộc vào vần điệu mà c̣n tùy thuộc vào khả năng tạo h́nh và biểu cảm của chữ. +Trong bài tựa Kinh Thi, Chu Hy viết: " Thơ là cái dư âm (thanh âm c̣n dư) của lời nói trong, khi ḷng người cảm xúc với sự vật mà nó thể hiện ra ngoài" +Bài tiểu luận bằng quốc ngữ đầu tiên phân tích bản chất thơ có lẽ là bài "Thơ ta và thơ tây" của Phạm Quỳnh, xuất hiện năm 1917 trên Nam Phong Tạp Chí. Phạm Quỳnh đưa ra một định nghĩa rất đơn giản về thơ: "Ta coi thơ tức là vẽ, và vẽ tức là thơ; thơ là vẽ bằng lời, bằng thanh âm, vẽ là thơ bằng h́nh, bằng màu sắc [...]. Muốn làm bài thơ, trong trí phải tưởng tượng ra một cái cảnh, hoặc là cảnh thiên nhiên, hoặc là cảnh trong tâm giới, rồi dùng những âm hưởng thích đáng mà gọi, mà kêu nó lên, khiến cho người nghe cũng phải tưởng tượng như thế. Hai đàng cùng là vẽ cả, một đàng là vẽ cách trực tiếp, một đàng là vẽ cách gián tiếp, nhưng đều là muốn khêu gợi ra một mối tư tưởng cảm t́nh trong tâm trí người ta vậy." +Hàn Mặc Tử trong thư viết cho Hoàng Trọng Miên tháng 6 năm 1939 (in lại trong tập Chơi giữa mùa trăng) đề ra quan niệm về thơ dựa trên thánh chúa:"Đức Chúa Trời đă tạo ra trăng, hoa, nhạc, hương, để cho người đời hưởng thụ, nhưng người đời u mê phần nhiều không biết tận hưởng một cách say sưa (...). V́ thế, trừ hai loài trọng vọng là "thiên thần và loài người" ra, Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa: loài Thi Sĩ (...).Thi sĩ rơi xuống cơi đời, bơ vơ, bỡ ngỡ và lạ lùng, không có lấy một người hiểu ḿnh (...). Thơ là một tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đă sống ngàn kiếp vô thỉ, vô chung, với những hạnh phúc bất tuyệt (...).Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cơi trời cách biệt (...). Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng." Cứ tạm chia ra th́ thơ có 2 nhánh: 1. Thơ hàn lâm: Ví dụ như thơ của Hàn Mạc Tử. Đối tượng của thơ này là những người có kiến thức vững vàng về thơ ca th́ mới cảm được những câu thơ như "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay". 2. Thơ dân dă: "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi . . .". Câu thơ đó của Nguyễn Bính th́ ai cũng hiểu được. Tuy nhiên, hầu hết những người làm thơ đều mong ḿnh có sáng tạo, chỉ để thể hiện một phong cách mới và khác với những nhà thơ trước, có thế th́ mới tạo dấu ấn trong ḷng người đọc "Giống như câu: ĐÊM NAY TA KHẠC HỒN RA KHỎI CỔ".Hồn là một cái ǵ đó thiêng liêng, nhưng tác giả này lại ví hồn như" đờm giăi". Tuy hơi cuồng, nhưng lại khá lư thú ... |
#16
|
||||
|
||||
Nhân Kỷ niệm lần thứ 90 Năm Sinh
Chế Lan Viên (1910- 2010). DUY PHI Thời nay, Đông Tây có khá nhiều loại thơ: thơ truyền thống, thơ hậu hiện đại, thơ Vispo, thơ số, thơ rụng đuôi, thơ siêu văn bản… Đạo của thơ mênh mông, đi măi không cùng, nói hoài chưa hết. Cùng với thơ v́ công chúng (Thơ chúng ta được hàng triệu người quan tâm không phải v́ nó là những cuộc diễn tập ngôn ngữ mà v́ tinh thần trách nhiệm của nhà thơ- S. Quasimodo) có loại thơ “vị nghệ thuật”. Lê Quư Đôn quan niệm “ Chuộng cái lạ, g̣ gẫm từng chữ từng câu, ấy là thứ thơ kém”. Trong phái ấy, Tế Hanh thường viết một lần xong bài thơ, ít khi ông sửa chữa. Bây giờ lại có loại thơ thoáng chợt, thơ tia chớp, khi nảy tứ thơ, viết ngay và xong “béng”. Trái lại, có loại thơ mỗi bài là một kỳ công. Ba năm làm được hai câu/ Mỗi lần ngâm lại, đôi châu lệ mờ (Nhị cú tam niên đắc/ Nhất ngâm song lệ lưu- Giả Đảo). Nửa sau thế kỷ XIX, một số thi sĩ Pháp như Théophile Gautier, Paul Valéry… , ngày ngày dường như nhốt ḿnh trong “thơ xưởng” để phác đẽo, cắt gọt, nạm dát chữ. Lê Đạt làm thơ là đi t́m “bóng chữ”, “Bắt từng con chữ biểu phát ra những ánh chiếu khác lạ về âm sắc, nghĩa lư”. Chế Lan Viên làm một bài thơ dăm câu, sửa đi chữa lại thường mất một cuốn vở (theo Nguyễn Bùi Vợi). Từ đó lại có thơ kỳ bí và thơ dễ hiểu. Ngày nay không ít người đả phá loại ư lưỡng cư, loại thơ kỳ bí, cho rằng, thời hiện đại, người ta quư thới gian từng phút, có ǵ muốn nói th́ nói toẹt ra, sao cứ phải thi tại ngôn ngoại, ẩn ảo… Cổ nhân dạy: Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kỳ vô vị- Đạo ra cửa miệng, lạt lẽo vô vị. Lại có câu: Vật tương tạp, cố viết văn- Sự vật giao thoa, đan dệt rất phức tạp với nhau nên gọi là văn. Octavio Paz chỉ rơ: “Không bao giờ h́nh ảnh thơ nghĩa là thế này hoặc thế kia, h́nh ảnh đồng thời nói cái này và cái kia, hơn nữa, nó c̣n nói cái này là cái kia”. Thơ Chế Lan Viên có nhiều bài ở dạng Octavio Paz. Lại có người phân biệt thơ có muối và thơ nhạt, không muối (không ít nhà thơ choảng muối quá tay, thơ mặn gắt- dùng cả khẩu hiệu, thi phẩm thành bài thuyết đạo lư). Có khi phân biệt lứa thơ, thơ già và thơ trẻ. Tôi nhớ láng máng ở đâu đấy, có một nhà thơ danh tiếng, đang bực với mấy nhà thơ trẻ nào đó, ông nói: “Bọn làm thơ trẻ bây giờ ngu dốt quá! Nó như cái ô-tô lên dây cót. Hết dây cót là không chạy được nữa. Như những cô gái tuổi dậy th́, ra vẻ lắm, oai lắm (ông khuỳnh tay, vênh mặt)… , lấy chồng vào là hết”. Chế Lan Viên tỏ ra thận trọng, minh triết, ông am hiểu quy luật lăo lai tài tận, sự khắc nghiệt của tạo hoá, tre già măng mọc, trong Di cảo Thơ, bài Soi lỗ, dường như ông tự nói với ḿnh: Ḱa dưới rừng người ta đă hát bài hát khác theo mùa xuân mới/ Nhưng vào rừng chặt cây trúc mới, t́m ngọn gió xuân, anh không c̣n sức nữa rồi / Anh lấy cây sáo cũ của ḿnh ra soi thêm lỗ/ May ra bài hát anh c̣n được hát giữa đêm chơi... Với các nhà thơ trẻ, Chế Lan Viên trong bài Về thi pháp trẻ, đă nh́n với con mắt bao dung và thấy được vẻ đẹp trong sự cách tân của họ: Những bài thơ già muốn ổn định trong biền ngẫu, vừa làm xứng đôi, môn đăng hộ đối / Chỉ có sức trẻ mới nhảy ba bậc cấp một lần, vọt phi ra ngoài cửa sổ/ Chỉ có thanh xuân mới so le, thô bạo, cộc cằn/ Ôi! Có khi sai lầm lại ph́ nhiêu hơn cái khôn khéo, nghèo nàn, trật tự... Đọc trên WEB, Hồi kư của N.Đ.M có câu: “Xuân Diệu nói, thơ Chế Lan Viên không có da, không có mũi”. Mới đầu, coi là một câu nói vui, tôi không suy nghĩ ǵ, sau cũng băn khoăn. Gạt đi chuyện đố kỵ tầm thường. Đây là hai nhà thơ lớn, nhân cách cao thượng, bạn của nhau. Xuân Diệu sinh năm 1917, hơn Chế Lan Viên ba tuổi, họ đều là phát lộ tài năng thơ sớm. Thời Tự lực văn đoàn, Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới, được tôn là Ông hoàng thơ t́nh. Chế Lan Viên sinh ở Diễn Châu, Nghệ An nhưng từ nhỏ đă sống tại An Nhơn, B́nh Định. Mười lăm mười sáu tuổi, Chế Lan Viên trong con măt xanh của Hoài Thanh: “Cậu bé ấy đă khiến bao người kinh ngạc. Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở thế kỷ XX, nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật”. Đó là một thần đồng. Cánh đây mấy năm, tôi đă có dịp đến lầu Cửa Đông thành Hoàng đế (B́nh Định). Trên lầu thơ, lầu tư tưởng này, tôi đă được thắp nén hương trước chân dung, anh linh Chế Lan Viên cùng Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, nhóm thơ lẫy lừng: Bàn thành tứ hữu. Sau khi Chế Lan Viên mất, thân nhân c̣n cho xuất bản Di cảo Thơ của ông, 2 tập (254 bài thơ). Xuân Diệu gốc Hà Tĩnh, nhưng sinh ở đất G̣ Bồi, Tuy Phước, B́nh Định. Từ “lầu tư tưởng” của thành Hoàng đế sang mảnh đất sinh ra Xuân Diệu không xa, Tuy Phước là huyện liền bên, nếu đi bằng xe máy chỉ mươi, mười lăm phút. “Thơ Chế Lan Viên không có da, không có mũi”. Về học thuật, có ư ǵ đây? “Thơ có da có mũi”: thơ có từ cảm giác, từ các giác quan (da, mũi…), lập ư từ trực giác. Xuân Diệu, người luôn “hít thở da thịt thiên nhiên”, ông quan niệm thơ phải chân chân chân thực thực thực, thơ phải “có da có mũi”. Ví dụ, Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy/ Hiển hiện hoa và phảng phất hương (Huyền diệu). Lẩn thẩn, tôi đọc lại nhiều bài thơ Chế Lan Viên, và ḍ dẫm. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ/ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa (Tiếng hát con tàu). Giết chết một mùi hương, dễ thôi, cứ quậy bùn lên để giết/ Nhưng vượt lên bùn, sen cứ ngát hương sen (Hương sen). Đến với hương anh cứ phải đi ṿng/ Đi bất tận mà thua loài ong nhỉ/ Vụt một cái, chúng vào sâu tận nhuỵ/ Vào cung hoa thầm kín nhẹ như không (Thua ong). Mấy câu thơ trên của Chế Lan Viên, xem ra cũng “có da có mũi” đấy chứ. - Ai kêu ta trong cùng thẳm Hư vô? Ai réo gọi trong muôn sao chới với? - Những nhà thơ mất giá/ Lại thường hay đổi tiền/ Mong dùng nhiều chữ lạ/ Lừa người tiêu quá quen (Mất giá). - Hăy nhớ ḿnh là nước, hăy trôi đi, đừng quẩn măi chân cầu/ Khốn nỗi! Có người cuộc đời là ở phía đằng sau/ Họ níu kéo các b́nh minh đă tắt, các hoàng hôn đă tắt/ Quên chuẩn bị tiếng gà cho ngày mọc hôm sau (Tiếc nuối). Những vần thơ trên của Chế thi sĩ h́nh như… “không có da không có mũi” thật? “Thơ có da có mũi”, tức thơ làm từ trực giác. Xưa, ca dao thường theo thể hứng, phú, tỷ, đều từ trực giác, trực cảm. Sau này, con người phát triển cao về tư duy, tâm hồn phong phú, đa dạng mới có thơ trí tuệ, thơ siêu thực. Văn chương đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của nhiều đối tượng. Có người cho rằng thơ viết từ trực giác là viết bằng con tim, c̣n thơ trí tuệ là sản phẩm của bộ óc. Họ chê bai thơ trí tuệ. H́nh như đă có những cuộc tranh luận nảy lửa. Chế Lan Viên từng viết: “Đừng nói trái tim cao hơn bộ óc! Không khéo th́ ta rơi vào chủ nghĩa phi lư lúc nào cũng nên… Thực ra khi đă là thơ, th́ khó phân biệt đâu là trái tim đâu là bộ óc”. Kỳ lạ, Chế Lan Viên khuất, hơn hai mươi năm nay thơ ông vẫn ở đỉnh cao, lấp lánh (khác với một vài nhà thơ, đỉnh cao mà mỗi ngày mỗi thấp). Thơ ông gồm cả hai loại, “có da có mũi” và “không có da không có mũi”. Thế mới biết, một nền văn học thường cần cả loại: thơ trực cảm và thơ trí tuệ… Thiển nghĩ, về lâu dài thơ vẫn cần có những bài thơ “không có da không có mũi”- thơ trí tuệ kiểu Chế Lan Viên, kiểu bài thơ Mùa hè nồng cháy sau đây của Heinrich Heine (Đức): Mùa hè nồng cháy Ở trên má em Mùa đông lạnh lẽo Ở trong tim em Nhưng có một ngày Hỡi em! Mùa đông sẽ trên má Mùa hè sẽ trong tim. Tế Hanh dịch |
The Following User Says Thank You to Vịt Anh For This Useful Post: | ||
kehotro (15-05-11)
|
|
|