NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Việt Nam Văn Học Sử Yếu - Dương Quảng Hàm

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #11  
Cũ 18-03-11, 11:26 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Chương 8


Nhà Nho

A) Thích nghĩa – Nho nghĩa đen là học giả, Nhà nho là người đă theo Nho học, hiểu đạo lư của thánh hiền đời xưa, có thể dạy bảo người đời cư xử cho phải đạo và nếu được đặc dụng , th́ đem tài đức của ḿnh mà giúp dân giúp nước.
B) Địa vị trong xă hội. – Tùy theo cảnh ngội, nhà nho có thể chia làm ba hạng:
1) Hiển nho là những người đă hiển đạt, thi đổ làm quan, giúp vua trị dân, có quyền hành, địa vị cao quí trong xă hội.
2) Ẩn nho là những người tuy có học thức tài trí mà không muốn ra gánh vác việc đời, ẩn náu ở nơi sơn lâm hoặc chốn thôn dă để vui thú an nhàn.
3) Hàn nho là nhữngngười cũng theo Nho học, nhưng không đổ đạt để ra làm quan được, ở nhà theo nghề dạy học, làm thuốc, v.v. để lâư kế sinh nhai.
Nhưng dù cảnh ngộ có khác, các nhà nho đều có một tư cách và một chí hướng chung, đều muốn bồi đắp cho cương thường, giữ ǵn lấy chính giáo, hoặc lấy sự nghiệp mà giúp vua giúp dân hoặc lấy phẩm hạnh mà làm mẫu mực cho người đời, hoặc lấy giáo hoá mà tác thành bọn hậu tiến, nên đều được xă hội tôn trọng, dù chẳng được triều định ban cho chức vị, bổng lộc cũng được dân chúng quí mến phục ṭng (xem bài đọc thêm số 1) .
C) Cách tuyển người làm quan. – Xă hội ta xưa tổ chức theo khuôn phép Nho giáo, nên người cầm quyền trong nước để giúp vua trị dân phải là người trong phái nhà nho, tức là người đă am hiểu đạo lư của Nho giáo. Bởi thế quan trường ở nước ta ngày xưa là do nho phái xuất thân.
Cách lựa chọn các người ra làm quan là khoa cử. Vậy ta phải xét lịch sử và chế độ khoa cử ở nước ta hồi xưa như thế nào.

Lịch sử khoa cử ở nước ta.- Như chương trước đă nói, trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, triều đ́nh chưa kịp tổ chức việc học việc thi, măi đến đời nhà Lư th́ việc khoa cử mới bắt đầu qui định.

A) Lư (1009-1225)- Năm 1075, vua Lư Nhân tôn mở khoa thi Tam trường để kén người minh kinh bác học (rơ nghĩa sách và học rộng): nước ta bắt đầu có khoa cử tự đấy. Song trong triều nhà Lư, khoa cử chưa có thường lệ, cứ khi nào nhà vua cần người th́ mở khoa thi: trừ khoa trên. Sử c̣n chép đến năm khoa nữa mở vào những năm 1086, 1152, 1165, 1185 và 1193.
Năm 1195, vua Lư Cao tôn mở khoa thi Tam giáo tức là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo; xem đấy th́ đủ biết Phật giáo bấy giờ được coi ngang hàng với Nho giáo.
B) Trần (1225-1400), phụ nhà Hồ (1400-1407) - Đến đời nhà Trần th́ khoa cử đă có thường lệ và hai khoa thi chính là thi hương và thi hội , đă đặt ra.

1) Thi hội – Năm 1232, vua Trần Thái tôn mở khoa th́ Thái học sinh (tức sau này là tiến sĩ) và đặt ra tam giáp, nghĩa là chia các người đỗ ra làm ba hạng: đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, và đệ tam giáp. Đến năm 1247, ngài lại đặt ra tam khôi (ba người đổ về đệ nhất giáp) là trạng nguyên (trùm đầu), bảng nhỡn (mắt bảng) và thám hoa (thăm hoa). Đến năm 1304, vua Trần Anh tôn đặt thêm tên Hoàng giáp để gọi người đỗ đầu về đệ nhị giáp. Năm 1374, vua Trần Duệ tôn mở khoa Đ́nh thi (thi ở sân vua) lấy tiến sĩ Tên “tiến sĩ” bắt đâù có từ đấy. Nhưng măi đến năm 1442, đời Lê Thái tôn mới chuyên dùng chữ “tiến sĩ” mà bỏ chữ “thái học sinh”. Năm 1396, vua Trần Thuận tôn qui định lại phép thi, cứ năm trước thi hương, năm sau thi hội: tên “thi hội” bắt đầu có từ đấy.
C̣n kỳ hạn các khoa thi, th́ năm 1246 vua Trần Thái tôn định cứ 7 năm một khoa. Đến năm 1404, Hồ Hán Thương định cứ 3 năm một khoa, nhưng v́ nhà Hồ sắp mất ngôi, nên lệ ấy không thực hành được, măi đến năm 1463 đời Lê Thánh tôn, lệ ấy mới theo.

2) Thi hương.- Năm 1396, vua Trần Thuận tôn đặt ra thi hương lấy cử nhân; thi hương bắt đầu có tự đấy.

3) Thi tam giáo- Đạo Phật về đời nhà Trần vẫn c̣n thịnh nên năm 127, vua Trần Thái tôn cũng có mở khoa thi tam giáo.

C) Hậu Lê (1428-1527) : phụ nhà Mạc (1527-1592) - Buổi đầu vua Lê Thái tổ chưa kịp lập lại các khoa thi thường lệ, ngài chỉ mở những khoa bất thường; khoa minh kính (rơ nghĩa sách) năm 1429, khoa hoành từ (lời lẽ lớn lao) năm 1431.
Đến năm 1434, vua Lê Thái tôn mới xuống chiếu định điều lệ thi hương, thi hội, hẹn đến năm 1438 th́ mở khoa thi hương, năm 1439 th́ mở khoa thi hội, rồi cứ ba năm lại mở một khoa. Nhưng thực ra th́ khoa thi hội đâù tiên ở triều Lê măi đến năm 1442 mới mở, mà lệ ba năm một khoa, đến năm 1463 (đời Lê Thánh tôn) mới thực hành được.

1) Thi hội.- Về khoa thi hội năm 1442, các tiến sĩ cũng chia làm tam giáp và cũng lấy tam khôi như lệ nhà Trần. Năm 1448, vua Lê Nhân tôn chia Tiến sĩ là cập đệ, chánh bảng và phụ bảng. Năm 1484, vua Lê Thánh tôn đổi trạng nguyên, bảng nhỡn, thám hoa làm tiến sĩ cập đệ, chánh bảng làm tiến sĩ xuất thân, phụ bảng là đồng tiến sĩ xuất thân. Năm 1466, ngài đặt ra lệ xướng danh (gọi tên các người trúng tuyển một cách long trọng) (xem Bài học thêm số 2) và lệ vinh qui (rước về nguyên quán). Năm 1484, ngài lại định khắc bia tiến sĩ; tên các ông tiến sĩ mỗi khoa đều khắc trên một tấm bia đá dựng ở Văn miếu Hà nội (hiện hăy c̣n). Ngài sai khắc tên các tiến sĩ tự khoa 1442 là khoa đầu tiên trở xuống.

2) Thi Hương.- Năm 1462, vua Lê Thánh tôn chia các người đổ thi hương làm hương cống (tức là cử nhân trước) và sinh đồ hai tên “hương cống và “sinh đồ” bắt đầu từ đấy.
Nhà Mạc, sau khi tiếm ngôi nhà Lê, cũng theo phép thi cũ của nhà Lê, cứ ba năm mở một khoa như trước .

D) Lê Trung hưng (1533-1789)- Sau khi nhà Lê trung hưng, măi đến năm 1554, vua Lê Trung Tôn mới mở khoa thi. Buổi đầu thỉnh thoảng mở một khoa. Rồi đến năm 1590, lại mở thi Hội; từ đó về sau, lại theo lệ ba năm một khoa như đời Tiền Lê. Nhưng cách thi cử c̣n sơ lược; đến năm 1664 đời vua Lê Huyền tôn, Trịnh Tạc mới định lại qui thức thi Hội. C̣n thi Hương th́ đến năm 1678, đời Lê Hi tôn, mới định lại điêù lệ rơ ràng.
Trừ các khoa thi Hương, thi Hội, trong đời Lê Trung hưng lại mở những khoa thi bất thường; khoa Sĩ vọng, khoa Đông các, khoa Hoành từ và khoa Tuyển cử.
Nhưng sự thi cử đời bấy giờ không được nghiêm như đời Tiền Lê. Như năm 1750 đời Lê Hiển tôn, v́ nhà nước thiếu tiền đặt ra lệ thu tiền thông kinh: hể ai nộp ba quan th́ được đi thi Hương, không phải khảo hạch. Thành ra những người làm ruộng, đi buôn, ai cũng được nộp quyển vào thi ; rồi người th́ dùng sách, kẻ th́ thuê người làm bài, kẻ thực học mười người không được một .

Đ) Nguyễn triều.- Trong triều nhà Nguyễn, chế độ khoa cử cũng châm chước theo triều Hâu Lê, vẫn có hai khoa thi, thường lệ là thi hương và thi hội; thỉnh thoảng lại có mở các khoa bất thường nữa.

1)Thi hội- Trong đời Gia Long, chưa mở thi hội. Măi đến năm 1882, vua Minh Mệnh mới mở khoa thi hội đầu tiên: các tiến sĩ cũng chia làm ba giáp như đời Lê; lệ xướng danh, vinh qui, khắc bia cũng theo như trước (các bia tiến sĩ về triều Nguyễn đều dựng ở Văn miếu trong kinh đô Huế. Năm 1229, Minh Mệnh thứ 10, dưới bực tiến sĩ , lại lấy thêm phó bảng (bảng phụ viết tên các ông này, đối với chánh bảng viết tên các ông tiến sĩ): danh hiệu “phó bảng” bắt đâù có từ đấy .

2) Thi hương – Khoa thi hương đâù tiên mở về triều Nguyễn là khoa năm 1807, Gia Long thứ 6. Trước c̣n định 6 năm một khoa, rồi đến năm 1825, Minh mệnh thứ 6, lại định ba năm một khoa, cứ các năm tư, ngọ, măo, dậu th́ thi hương, các năm th́n, tuất, sửu, mùi th́ thi hội. Năm 1828 Minh Mệnh thứ 9, đổi hương cống làm cử nhân, sinh đồ làm tú tài .

3) Các khoa thi bất thường - Trừ các khoa thi thường lệ, trong triều Nguyễn, lại mở các ân khoa (khoa thi gia ơn), cả hương lẫn hội, khi trong nước có việc vui mừng, như lễ đăng quang (vua lên ngôi), lễ vạn thọ, v.v. và các khoa thi đặc biệt như khoa hoành từ mở năm 1851, Tự đức thứ 4, khoa nhă sĩ mở năm 1865, Tự Đức thứ 18.
Thể thức và chương tŕnh các khoa thi.- Tóm lại, ngày xưa nước ta có hai khoa thi chính thức: 1 thi hương hoặc hương thi (hương: từng vùng), để lấy cử nhân (hoặc hương cống) và tú tài (hoặc sinh đồ); 2 thi hội hoặc hội thi (hội; họp lại) để lâư tiến sĩ (trước là thái học sinh) và phó bảng. Vậy ta phải xét quả thể thức và chương tŕnh hai khoa thi ấy.

A) Thể thức- Thi hương th́ mở ở nhiều nơi (như về triều Nguyễn th́ có các trường Thừa thiên, Gia Định, An Giang, B́nh Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nội, c̣n lại thi hội th́ các thí sinh họp lại cả ở kinh đô.
Hương thi chia làm bốn kỳ hoặc trường (có khi chỉ có ba trường; hoặc thi cả bốn trường, rồi mới theo văn bài mà lấy đỗ, đánh hỏng; lệ ấy gọi là quán quyển; hoặc trúng kỳ trước mới được vào kỳ sau, trúng được bốn trường th́ đậu cử nhân, trúng ba trường th́ đậu tú tài. (Xem bài đọc thêm số 3). Đậu cử nhân rồi mới được dự khoa thi hội.
Hội thi cũng chia làm bốn trường. Trúng cả bốn trường mới được vào thi đ́nh hoặc đ́nh thi (đ́nh: sân vua) v́ học tṛ làm văn ở sân điện nhà vua, không phải thi ở trường thi như mâư kỳ trước. nhưng ta nên nhận định thi không phải là một khoa thi riêng mà chỉ là kỳ cuối cùng của khoa thi tiến sĩ. Người nào nhiều số phân được lấy đỗ tiến sĩ, ít số phân được lấy đổ phó bảng.

B) Chương tŕnh – Chương tŕnh thi trước kia thế nào. Sử không chép rơ. Đến năm 1304, vua Trần Anh tôn định lại phép thi, th́ chương tŕnh bốn kỳ như sau: 1. kỳ đệ nhất : ám tả; 2. đệ nhị: kinh nghĩa, thơ, phú; 3. đệ tam: chiếu, chế, biểu; 4. đệ tứ: văn sách.
Năm 1396, đời vua Trần Thuận Tôn, bỏ ám tả và định kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa, đệ nhị thi thơ, phú, c̣n hai kỳ sau như cũ.

Năm 1404, Hồ Hán Thương thêm vào một kỳ thứ năm thi thư (viết) và toán (tính).
Năm 1434 vua Lê Thái Tôn định lại phép thi: kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị thi chiêú, chế, biểu; đệ tam thi thơ, phú, đệ tứ thi văn sách. Suốt đời nhà Lê, cả thi hương và thi hội đều châm chước theo chương tŕnh ấy .
Vua Gia Long khi mở khoa thi hương thi chương tŕnh theo đúng như đời hậu Lê. Đến năm 1832, vua Minh Mệnh sửa lại phép thi; cả thi hương và thi hội, bốn kỳ rút bớt đi một kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị thi thơ, phú; đệ tam thi văn sách.
Năm 1850, vua Tự Đức lại lập lại bốn kỳ: cả thi hương và thi hội, kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; kỳ đệ nhị văn sách; kỳ đệ tam thi chiếu, biểu luật; kỳ đệ tứ thi thơ, phú; c̣n thi đ́nh th́ đối sách một bài.
Năm 1858, Tự Đức thứ 11, lại rút các kỳ thi xuống ba: kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa: kỳ đệ nhị thi chiếu, biểu, luận; đệ tam thi văn sách; c̣n kỳ đệ tứ thi thơ, phú bỏ đi.
Năm 1876, Tự Đức thứ 29, kỳ đệ nhị của khoa thi hương lại bỏ chiếu, biểu, luận mà thi thơ, phú.
Năm 1884, Kiến Phúc nguyên niên, thi hương, trừ ba kỳ trước, lại đặt thêm kỳ phúc hạch (xét lại) thi lược bị một bài kinh nghĩa, một bài phú, một bài văn sách (1).
Kết luận. _ Khoa cử ở nước ta bắt đầu có tự đời Lư, đến đời Trần th́ đă có thường lệ, đời Hậu Lê th́ đặt thêm các điều vinh dự để hậu đăi người có khoa mục. Chương tŕnh th́ trong các triều đều đại đồng tiểu dị, chỉ chú trọng về văn chương mà không hỏi về các khoa thực dụng. Duy có họ Hồ muốn cải cách đôi chút, thêm vào một kỳ thi toán pháp là có ư lưu tâm đến thực học, nhưng v́ họ Hồ mất ngôi ngay, nên sự cải cách âư không có hiệu quả. Chính v́ chế độ khoa cửa ấy mà cái học từ chương, thói chuộng hư văn một ngày một lưu tệ và bao nhiêu người thông ḿnh tuấn tú, trong nước đêù xô nhau vào trường khoa cử không ai lưu tâm đến khoa học và kỹ nghệ, thương mại nữa.
--
(1) Trên đây là nói về chương tŕnh các khoa thi lối cũ của ta. Theo đạo dụ ngày 31 tháng năm 1906 (xem lại Chương thứ VII, Lời chú (1) th́ chương tŕnh thi hương đôỉ lại, về phần chữ Nho th́ bỏ kinh nghĩa và thơ phú, chỉ có văn sách và luận, về phần chữ quốc ngữ th́ có bài luận và những bài hỏi về địa dư, cách trí, và toán pháp; lại thêm những bài dịch chữ Pháp (trước c̣n cho bất nguyện giả bất cưỡng, sau th́ bắt buộc). Chương tŕnh thi hội cũng đổi lại: về phần chữ Nho chỉ giữ văn sách, chiếu biểu, dụ, tấu , sớ, biểu văn và luận, c̣n thêm vào những bài chữ quốc ngữ và chữ Pháp.
--
CÁC BÀI ĐỌC THÊM

1. Chức vụ của nhà nho
Cái tên “nhà nho” không những là để chỉ người biết chữ, học đạo thánh hiền trong Nho giáo; lại là chỉ một giai cấp trong xă hội, tức là hạng thượng lưu trí thức trong nước. V́ xưa kia ngoài Nho học không có cái học nào khác nữa, nên phàm người đi học là học đạo Nho hết cả. Đạo Nho có cái địa vị độc tôn, nên hâù như thành một tôn giáo; mà thực ra cũng chính là cái quốc giáo của nước Nam từ xưa đến giờ.
Những người phụng sự cái quốc giáo đó, tức là nhà nho. Vậy thời nhà nho là kẻ có học hành, biết chữ nghĩa; nhà nho là bậc thức giả xă hội trong nước; nhà nho là tín đồ của cái tôn giáo họ Khổng. Về đường xă hội, về đường chính trị, về đường trí thức, tinh thần đêù có một cái địa vị đặc biệt, đối với một chức vụ đặc biệt.
Chức vụ này cao quí, có thể gọi là một thiên chức được, v́ là chức vụ hướng đạo cho quốc dân, làm tiêu biểu cho cả nước. .. Xă hội nước ta chỉ có hai giai cấp lớn: một hạng b́nh dân, là dân quê làm ruộng, một hạng học thức, tức là nhà nho. Hạng b́nh dân coi hạng học thức là thầy dạy bảo, là người đưa đường , sẳn ḷng phục ṭng, không có đố kỵ. Hạng học thức cũng tự nhận cái chức trách đó, không lạm dụng, không kiêu căng, v́ coi ,ḿnh như kẻ giáo sĩ của đạo Khổng, Mạnh, thiên hạ thờ là thờ đạo, kính là kính đạo, mà nhớ cái dư oai của tôn giáo mới khiến cho ḿnh có một địa vị tôn trọng vậy. Muốn cho xứng đáng với địa vị đó, thời như ông linh mục tuyên truyền đạo giáo, phải đem cái đạo thánh hiền, cái học của tiên nho mà truyền dạy trong dân gian, đem thân tiêu biểu cho danh giáo, hộ vệ cho đạo đức. Mà thật thế; nhà nho chân chính thật là chức linh mục của đạo Khổng , Mạnh. Đạo này là một đạo thông thường, một đạo nhập thế không có ǵ là siêu nhiên thần bí cho nên những người tuyên truyền phụng sự cũng không cần phải phát nguyện tu hành ǵ. Nhưng cái chức vụ truyền đạo dạy đời thời cũng chẳng khác ǵ nhà giáo sĩ, chức linh mục của các đạo khác vậy.
Phạm Quỳnh
Nhà Nho
(Nam Phong tạp chí, t.XXX, số 172, tháng 5 năm 1932)



2. Lể xướng danh trong khoa thi hội về Bản triều
Ngày xướng danh gọi là ngày truyền lô. Hôm đó, bày nghị vệ đại triều ở đền Thái Ḥa, các quan mặc đồ triêù phục, chia ban đứng chầu, phụng Hoàng thượng ra ngự điện, rồi quan Khâm mạng tâu lại việc thi, quan Giám thí th́ triệu các tân khoa tiến sĩ vào nhà công văn, phụng mệnh vua mà ban thưởng mỗi người một bộ áo mũ. Các tiến sĩ qui lănh rố, quan Lễ bộ dẫn vào qú sắp hàng trước sân rồng rồi qua Truyền Lô cầm sổ theo thứ tự mà xướng danh. Đâu đấy mới treo bảng ở trước lầu Phú văn ba ngày.
Sau khi ra bảng, ban ăn yến tại dinh Lễ bộ và ban cho mỗi người một cành kim trâm. Sáng hôm ấy , các quan trường và các tân khoa tiến sĩ mặc đồ triều phục, lễ vọng tạ ơn ban yến. Ăn yến đoạn, mỗi ông tân khoa phải dâng một bài biểu tạ ơn.
Quan Lễ bộ lại dẫn các quan Giám thị và các ông tân khoa vào vườn Ngự uyển xem hoa, mỗi người đều mặc đồ triều phục cưỡi ngựa che lọng, xem hoa xong th́ ra từ cửa thành đông mà đi diễu xem các phố xá .
Phan Kế Bính
Việt Nam Phong Tục
(Đông dương tạp chí, lớp mới, số 41)



Cách thức thi hương về Bản triều
Đại để phép thi của ta, cứ năm nào đến khoa thi th́ quan Đốc học các tỉnh phải sát hạch học tṛ, ai đỗ hạch mới được đi thi. Gần đến tháng thi, học tṛ đỗ hạch và những tú, ấm phải nộp quyển trước cho quan Đốc học bản hạt, mỗi người nộp ba quyển, mỗi quyển độ một hai chục tờ, đóng bằng giấy thi,mặt quyển để họ tên, niên canh, quán chỉ và phải khai họ tên, nghề nghiệp tổ phụ tam đại nhà ḿnh. Quan Đốc sai lễ sinh thâu quyển, rồi đóng ḥm tử tế, làm danh sách, đợi đến ngaỳ thi th́ đem nộp cho quan trường.
Quan trường th́ do tự Bộ cử ra một ông Chánh chủ khảo, một ông Phó chủ khảo, c̣n mấy ông Giám khảo, Đề diệu, Phân khảo, Giám sát, Phúc khảo, Sơ khảo th́ tùy tràng to nhỏ mà cử nhiêù hoặc ít. Chánh, phó chủ khảo giữ quyền ra đâù bài, chấm quyển lần sau cùng là lấy người đổ; Phân khảo có quyền xét lại những quyển hỏng; Giám, Sơ, Phúc th́ chỉ được phép chấm quyển ba lần trước mà thôi. Để điệu, Giám sát th́ coi về việc giữ quyển và kiểm xét sự gian phi của quan trường và của học tṛ; lại phải vài chục người lại pḥng để coi việc nhận quyển, làm sổ sách, viết bảng, vân vân.
Trước hôm th́ vài ngày, các quan trường vào trang thi gọi là ngày tiến trường. Tiến trường rồi th́ bốn mặt trường có linh canh giữ nghiêm cẩn, cấm không ai được tự tiện ra vào nữa.
Hôm học tṛ vào trường thi chia làm bốn vi hoặc tám vi, mỗi vi có một cửa, ai vào cửa nào, quan trướng phải yết bảng trước cho học tṛ biết.
Học tṛ mỗi người vác một lều chiếu, cổ đeo ống quyển, bầu nước, vai đeo một cái tráp chứa đồ ăn, thức dùng, phải chực sẳn ở ngoài cửa trường từ đêm.
Tan ba hồi trống th́ quan trường chia nhau, mỗi ông vơng lọng ra một cửa; quan Chánh ra cửa giáp, quan phó ra cửa ất, quan Phân, quan giám ra hai cửa tả, hữu, mỗi cửa đốt hai cây đinh liệu sáng rực trời, quan trường áo mũ đai mằng ngồi trên ghế chéo, sai lại pḥng xướng danh, giao quyển cho học tṛ vào trường.
Học tṛ vào đóng lều đâu đấy, sáng rơ th́ có đâù bài Học tṛ phải tĩnh túc mà làm văn. Đến trưa phải đem quyển vào nhà thập đạo lấy dấy nhật trung. Tối làm văn xong th́ nộp quyển. Bấy giờ quan trường hội ở cả nhà thập đạo, học tṛ nộp quyển rồi th́ cứ do cửa tiền mà ra.
Phan Kế Bính
Việt Nam Phong tục
(Đông Dương tạp chí, lớp mới, số 41)

CÁC TÁC PHẨM ĐỂ KÊ CỨU


1) Phạm Quỳnh, Nhà nho, NP , t.XXX, số 172, tr.449-458.
2) Tuyết huy, Khảo cứu về sự thi ta. N.P.t.IV số 23, tr.373-385/
3) Nghĩa viên Nguyễn văn Đào, Hoàng Việt khoa cử kinh N.P. tVIII, phần chữ nho, tr.60-64, 97-100; 138-143.225.-227, t/IX, tr.59-62, 168-168, t.XIV, tr.85-85. 105-107;t.XV,tr.12-15;23-26.
4) 4) Hch.1.26-38 Khoa mục chí (đă in trong N.P, tXXVIII)
5) Trần Văn Giáp, Lược khảo về khoa cử Việt Nam từ khởi thủy đến khoa Mậu ngọ (1918) , KTTĐTS, số 2 và 3, tr.41.tđ.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (19-03-11)
  #12  
Cũ 19-03-11, 08:29 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Chương 9



Trong chương trước, ta đă xét chương tŕnh các khoa thi chữ Nho xưa Trong các lối văn dùng về việc thi cử, trừ lối thơ và lối phú là hai thể văn vần các văn sĩ Tàu và ta thường viết (1), c̣n các lối khác như kinh nghĩa, văn sách, chiếu, chế, biểu, chỉ là những lối văn ứng thí dùng trong trường ốc; ngoài ra ít khi dùng đến. Vậy ta nên xét qua thể thức mấy lối ấy để hiểu rơ cái tính cách khoa cửa của ta xưa thế nào ?
(1) Sẽ nói ở chương thứ XIII và XIV.

Kinh nghĩa

A) Định nghĩa – Kinh nghĩa đen là sách, đây tức là tứ thư và ngũ kinh hợp lại thành chín kinh. Kinh nghĩa là một bài văn giải thích ư nghĩa một câu trích trong truyện, bởi thế cũng gọi lối ấy là tinh nghĩa (tinh: làm rơ).
B) Phép làm kinh nghĩa theo lối “bát cổ”- Lối kinh nghĩa thông dụng nhất là lối “bát cổ” (tám vế). Lối này là một lối biền văn (biền: hai con ngựa chạy sóng đôi) không có vần mà có đối.
Các đoạn mạch trong một bài kinh nghĩa làm theo lối ấy gồm có:
1) Phá đề: mở bài 2 câu (lời ḿnh nói)
2) Thừa đề : nối theo đoạn phá, vài ba câu (không phải đối) Từ đoạn sau trở đi phải thay lời người xưa mà nói.
3) Khởi giảng: nói khai mào đại ư của đề mục (đối hay không đối)
4) Khai giảng: mở ư đầu bài (cuối đoạn này có một câu Hoàn đề nhắc lại câu đầu bài.
5) Trung cổ: thích thực rơ nghĩa đầu bài
6) Hậu cổ : nghị luận rộng ư đầu bài
7) Kết cổ : đóng ư đầu bài lại (cuối đoạn này có một vài câu thắt đầu bài lại gọi là thúc đề)
(Từ đoạn 4 - đến 7) Bốn đoạn này đều mỗi đoạn chia làm 2 vế đối nhau.

Văn sách.

A) Định nghĩa – Sách nghĩa là mưu hoạch, văn sách là một bài văn làm để trả lời những câu hỏi của đầu bài để tỏ kiến thức và mưu hoạch của ḿnh. Văn sách là một thể văn không có vần, thường th́ có đối, nhưng viết thành văn xuôi cũng được.
B) Văn sách mục và văn sách đạo. – Theo cách ra đầu bài, văn sách chia làm hai loại:
1. Văn sánh mục: Đầu bài ra thật dài, đem hoặc một vấn đề hoặc nhiều vấn đề ra hỏi. Trước hết nêu lên một câu phủ đầu bao quát cả ư nghĩa đầu bài gọi là đề án, rồi ở dưới dẫn các lời trong kinh truyện và các việc trong lịch sử có liên lạc đến đề mục ấy mà hỏi; cuối cùng hỏi một vài câu về thời sự cũng thuộc về đề mục ấy.
2. Văn sánh đạo. - Đầu bài ra ngắn và hỏi riêng về từng việc.
C) Cách làm bài văn sách.- Lúc làm bài đáp lại, cứ theo từng câu hỏi trong đầu bài mà trả lời lại, phải biện lư, dẫn chứng, giải thích sao cho vỡ vạc găy gọn. Lắm khi đầu bài hỏi lăng líu, câu nọ chẳng sang câu kia, th́ lúc làm bài, hoặc theo thứ tự các câu hỏi, hoặc đảo lên đảo xuống. liệu cách mà gở lần từng mối, sao cho đáp khỏi thiếu ư mà cũng đừng thừa ư.

Chiếu, chế, biểu

A) Định nghĩa - Chiếu là lời của vua ban bố hiệu lệnh cho thần dân. . Chế là lời của vua phong thưởng cho công thần. Biểu là bài văn của thần dân dâng lên vua, để chúc mừng (hạ biểu) hoặc tạ ơn (tạ biểu) hoặc bày tỏ điều ǵ.
B) Cách làm chiếu chế, biểu, theo lối “tứ lục”
Ngày xưa ba lối ấy làm theo văn xuôi gọi là cổ thể: từ đời nhà Đường, mới làm theo lối tứ lục gọi là cận thể (thể gần đây). Tứ lục (bốn sáu) cũng là một lối biền văn, lối ấy gọi thế v́ mỗi câu thường chia làm hai đoạn một đoạn 4 chữ, một đoạn 6 chữ .
1) Cách đặt câu- Cứ hai câu đối nhau, gọi là hai vế. Mỗi vế chia làm hai đoạn, hoặc trên 4 dưới 6, hoặc trên 6 dưới 4, hoặc có khi trên dưới đặt dài hơn số chữ cũng được. Thí dụ:
Sớm chiều lo sợ, một ḷng kính cẩn ban đầu:
Công việc th́ hành, trăm mối tính lo cất nhắc.
(Trích trong Bài chiếu của vua Minh Mệnh khuyên răn thần dân về lúc đầu năm)
2) Niêm.- Niêm (nghĩa đen là dính) là sự liền lạc về âm luật của hai câu văn. Trong lối tứ lục, hai câu niêm với nhau khi nào hai chữ cuối câu cùng một luật, nghĩa là hoặc cùng bằng bằng, hoặc cùng trắc trắc, thành ra bằng niêm với bằng , trắc niêm với trắc theo thứ tự này:
Chữ cuối câu thứ 1 là bằng (1)
Chữ cuối câu thứ 2 là trắc (2)
Câu 2 niêm với câu 3
Chữ cuối câu thứ ba là trắc (3)
Chữ cuối câu thứ 4 là bằng (4)
Chữ cuối câu thứ 5 là bằng (5)
Câu 4 niêm với câu 5
v.v...

Lời chú. Thể tứ lục c̣n dùng để làm những bài sắc (lời của vua phong thưởng cho thần dân hoặc bách thần. Cáo (lời của vua tuyên bố một chủ nghĩa hoặc kết quả một công cuộc ǵ cho dân biết) hịch (bài của vua, tướng, hoặc người lănh tụ một đảng kể tội kẻ thù để khuyến khích tướng sĩ và nhân dân), trướng (bài văn chúc tụng về dịp thượng thọ hoặc thăng quang, hoặc phong tặng v.v. ..)

Kết luận : - Trong các lối văn dùng về việc khoa cử kể trên này th́ lối kinh nghĩa cốt xem xét học tṛ có thuộc và hiểu nghĩa kinh truyện không, nhưng phải làm theo thể thức riêng và thay lời người đời xưa và giải thích sao cho đúng ư của cổ nhân, chứ không được bày tỏ ư kiến riêng và lời phẩm b́nh của ḿnh. Chiếu, chế, biểu là lối văn ứng thế, chỉ khi nào thi đỗ làm quan mới có dịp dùng đến. Duy có lối văn sách dùng để bày tỏ kiến thức, kế hoạch của ḿnh c̣n có thực dụng, những cũng phải là những người có lịch duyệt nhiều, có học thức rộng mới ra ngoài khuôn sáo thường mà làm được những bài văn có giá trị.

BÀI ĐỌC THÊM

1. Một bài kinh nghĩa làm mẫu
2. Đầu bài
Mẹ ơi! Con muốn lấy chồng.
Bài làm
(Phá đề) – Nói nhỏ t́nh riêng cùng mẹ, muốn muốn khéo lạ lùng thay !
(Thừa đề)- Phù, lấy chồng chi sự, ai chẳng muốn vậy, năi muốn nhi chi ư nói với mẹ, muốn sao muốn gớm muốn ghê, gái tơ mà đă ngứa nghề sớm sao!
(Khởi giảng)- Tưởng khi năn nỉ cùng mẹ rằng:
Nhất âm nhất dương; năi thiên địa cổ kim chi đạo mà nghi gia, nghi thất, thực thế gian duyên kiếp chi thường. Sa chân bước xuống cơi phù sinh, đố ai giữa được tiếng trinh trên đời. Buồn ḿnh lại nghĩ duyên ḿnh, nay con xin kể tâm t́nh mẹ hay.
(Khai giảng)- Con nghĩ: rằng xuân xanh thấm thoắt, người ta như có lứa chi măng: phỏng hôn giá chi cập thời tức chồng loan vợ phượng chi duyên, cũng quang thái ư môn mi chi rạng rỡ.
Con luống sao tơ đỏ nhữ nhàng, phận những chịu long đanh chi vân; ngẫm thanh xuân chi bất tài, tức chớp bể mưa nguồn chi hội, cũng buồn tênh ư mai xiếu chi lơ thơ.
(Hoàn đề)- sự này mẹ đă hay chưa? Nay con luống những ngẩn ngơ về chồng.
(Trung cổ) – Ḱa những kẻ son phai phấn nhạt (lạt), cuộc phong trần luống đă chán chường xuân. Nay con lấy mặt hoa mày liễu chi dung nghi chính đương độ tuần rằm chi bóng nguyệt; bởi v́ ai dỡ dang phận bạc, dịp chưa thông ả chức chi Ô kiều. Khắc khoải rồng mây, lược không muốn chải; khát khao cá nước, gương chẳng muốn soi. Đêm thanh tơ tưởng khách thừa lương, chăn phỉ thúy suốt năm canh trằn trọc. Ngồi với bóng lại thở than với bóng: mẹ ơi! Con muốn đem ông trời xuống cơi trần, hỏi xem duyên có nợ nần chi không?
Khi những kẻ liễu yếu đào thơ, t́nh vân vũ hăy c̣n e ấp nguyệt. Nay con lấy sắc nước hương trời chi phẩm giá, đă ngoài ṿng đôi tám chi xuân xanh; bởi v́ ai ngăn đón gió đông, đàn chưa găy chàng Tương chi Hoàng Khúc. Ước ao sứ điệp phán chẳng muốn tô; mong mỏi tin ong, ṿng không muốn chuốt. Ngày vắng mơ màng duyên bốc phương, gối uyên ương thâu sáu khắc bồi hồi. Buồn v́ thu ngao ngán v́ thu; mẹ ơi! Con muốn đem một sợi chỉ đào, để cho ông Nguyệt xe vào cho con.
(Hậu cổ) - Mẹ chẳng xem; trên trời chim kia chi liền cánh, dưới đất cây nọ chi liền cành; cảnh vật ấy c̣n dèo bồng ân ái. Nay con tủi là thân bồ liễu, giữ đầu xanh ấp một buồng hông. Nao người tích lục, nào kẻ tham hồng, biết cùng ai mà phỉ nguyền tác hợp? Mẹ ợi! có chồng kẻ đón người đưa, không chồng đi sớm về trưa mặc ḷng. Bực ḿnh lại ngán cho ḿnh, t́nh cảnh ấy mẹ hay chăng là.
Mẹ chẳng xem: Bắc lư kẻ nọ chi nghênh thê, Nam lân người kia chi tống nữ; người ta từng nao nức đông tây. Nay con hổ là phận thuyền quyên, mang má phấn nằm trong mệnh bạc. Nào kẻ tương tri, nào người tương thức, biết cùng ai mà kết giải đồng tâm? Mẹ ơi! Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chăn loan đệm quế không chồng cũng hư. Tủi phận mà than với phận, tâm sự này mẹ rơ cho chưa?
(Kết cổ) – Sau dẫu tơ đào lá thắm, ự chắp nối kia bởi tại trăng già.
Song le chỉ Tấn, tơ Tần, việc gả bán chẳng qua ḷng mẹ.
(Thúc đề).-Mẹ nghĩ sao?

2. Một bài văn tứ lục làm mẫu

Tần cung nữ oán Bái công văn.

(Khi nhà Tần mất nước, Bái công - tức Hán Cao tổ sau này – đem quân vào đất Quan Trung là kinh đô nhà Tần, thấy cung điện nguy nga và cung nữ đẹp đẽ, ư muốn ở lại đấy. Nhưng bầy tôi là Phàn Khoái và Trương Lương lấy lẽ vua nhà Tần v́ say đắm sắc dục mà mất nước, khuyên ông không nên lưu lại đấy, Bái công nghe theo, đem quân về Bá thượng để chống với Hạng Vũ. Bài văn này làm thay lời cung nữ nhà Tần oán trách Bái công đă bỏ họ mà về Bá thượng
Tác giả bài này không biết đích là ai: người th́ bảo là NGUYỄN HỮU CHỈNH (xem tiểu truyêệ ở Năm thứ nh́, Chương thứ X, lời chú 3) người th́ bảo là ĐẶNG TRẦN THƯỜNG (xem tiểu truyện ở Phần thứ nh́ trước Bài số 80, chưa biết thuyết nào là đúng)
Khói tỏa cung A; - mây tuôn (1) đồn Bá.
Xuân tin bỗn gửi (2) cùng điệp sứ; - Phương tâm đành (3) hẹn với long nhan.
Thuở (4) tuổi xanh xảy gặp bụi hồng, thuyền ngư phủ chẳng (5) đưa vào động biếc (6) – khách má đỏ thường đeo phận bạc, dây nguyệt ông nên (7) dắt lại lầu son.
Vẻ vang chưa (8)! một tiếng cung nhân (9); - ngao ngán (nhẽ)! mười nguyền thất nữ .
Cầu thước (11) giậm tiếng hát (12), tựa sấm, sô bồ dưới nguyệt gót kim liên; gác phượng chen bóng bội (13) đường mây, nhấp nhánh trong gương da bạch ngọc.
Thềm huê (14) nọ thôi cười với bóng (15); gốc (16) thúy kia lại ủ cùng hoa.
Nét mày xanh từ cái lá cũng ghen, cây khiển hứng đành ch́m ḍng nước chảy; làm môi đỏ đến (17) con chim c̣n ghét (18) giấc thừa ân qua buổi (19) bóng trăng tà.
Ngẩm thân (20) duyên từng rỏ (21) nước mắt thầm:- nghĩ (22) thế sự những (23) đổ mồ hôi trộm.
Cung Dĩ (24) - thủy túc nỉ non tiếng dế, trường thu phong lạc bậc (25) quản huyền xưa; - cửa Hàm quan khi phất phới (26) ngọn đào, rèm tà (27) nguyệt ố (28) màu la ỷ cũ.
Quán ngán nhẽ ! cửa (29) bạch câu một nháy (30); nực cười (31) thay! Tranh thương cẩu trăm h́nh.
Con hươu bách nhị lạc loại đâu. Hoa cỏ ngậm ngùi vườn thượng - uyển; - cái én tam thiên ngơ ngẩn đó (32) mây mưa bát ngát đỉnh Vu phong.
Sương đă liền mái (33) tóc kim sinh; chàm đâu nhuộm mối (34) tơ lai thế.
Ví (35) thân đă rời (36) hương Cấm dịch, cỏ Ly sơn đành lấp tóc da mồi;- bởi phận c̣n quyến (37) lá Ngư câu, trăng Vị (38) -thủy hăy cầm h́nh bóng lại.
Kiếp ngọc (39) nử xương c̣n im đóng (40) ; tiếng chân nhàn gió đă đưa xa.
Ḍng Đào đường róc tách dưới (41) sông Lưu, mụ Xà (42) khóc bên đường nghe cũng tủi; mây Mang lĩnh chờn vờn về đất (43) Bài, chị Trĩ theo trong núi nghĩ mà thương.
Thấy bóng (44) cờ ai chẳng rượu dê mừng; - nghe nhạc ngựa người đêề đàn (45) sáo rước.
Bên Chỉ đạo xe vôi ngựa phấn, trộm thấy ḷng bất nhẫn cũng mừng thầm (46): trước Kim lâu xiêm bụi áo (47) bùn, vàng (48) biết ư dục lưu càng (49) khép nép.
Ngắm (50) khí sắc đă (51) nên năm vẻ; - cảm cơ (52) duyên âu cũng (53) ba sinh.
Bất kỳ mà nương bóng (54) rồng bay, thà mây phủ mưa dần cho đáng số (55);- giải cấu phỏng lầm (56) hơi khỉ tắm, nỗi hoa bay nước chảy (57) cũng oan t́nh.
Hẳn quản gia (58) mà có (59) dạ ái nhân; - thời thánh thể nở (60) bề ai oán nữ.
Âu ca thuở về cùng (61) thuấn, Vũ Cao Dao Hậu Tắc (62) nào ngăn;- Huyên hoàng khi đến với (63) Thang, Văn, Y Doăn, châu công há (64) cấm.
Nay trong trường (65) chưa một lời mở (66) mặt, mà ngoài sâu đă (67) lắm tiếng vang (68) tai.
Quả ngán thay! Nắng chẳng thương hoa; mưa (69) nào xót nguyệt.
Ngọn xích xi ùn ùn về Bá Thượng, mưa tuông nước xiết (70) lạt lẽo thay t́nh; - mà (71) Lam điền dặc dặc đến (72) Quan trung, phấn cuốn hương phai (73) bẽ bàng bấy (74) phận.
Nín thời những đeo sầu ngậm tủi (75); nói ra tuồng (76) ép dấu nài thương.
Úp (77) bánh xe là bởi tại (78) Lư Tư, nào ai đem nhất tiếu khuynh thành, mà dương Vũ (79) nhẽ vong Tần cho đáng; giở roi (80) ngựa ấy khoe (81) danh Châu hậu (82), lấy ai đủ thập phần phụ quốc, mà thầy cho rằng trợ Kiệt nên tin (83).
Trương (84) con ngươi nào (85) ngắm cuộc tang thươn, -uốn dầu (86) lưỡi bỗn rời (87) duyên phấn đại.
Mặt bán thịt mới mua duyên năm nọ (88) , chẳng qua bệnh (89) d́ nó đánh ghen thay; tay (90) cắp dùi toan (91) mất vía ngày xưa, hẳn c̣n vị (92) chúa ḿnh gây (93) giận măi.
Sức bao nả cũng hùm hăm dưới bệ (94) ; trung với (95) ai mà thỏ thẻ bên màn?
Nếu v́ chưng tiền tốt bạc ṛng (96), ngăn nước (97) dăi phú ông thời cũng phải; song những kẻ hoa cười nguyệt nói (98) dứt tầm ḷng du tử thế cho đang.
Ngày (99) đông cư ḷng hiếu sắc sao chiếu (100)? – nay tây nhập sức (101) hữu vi mà cấm.
Một là bởi giật ḿnh cửu quận (102) dần lén ra dành (103) đợi tướng quân vào; - hai là toan theo gót (104) năm hồ, sẽ nứu lại lừa đem (105) Tây tử bước (106).
Đă cay đắng (107) một liều thuốc độc; - lại dỡ dang (108) ba tấc lưỡi mềm.
Bởi rủi ro v́ chút phận b́nh bồng, ṿng kim giáp (109) để hơi hương chẳng thấu; v́ may mắn nhằm duyên (110) ai cơ trửu, giọt minh (111) y cho (112) chút bụi nào rơi.
Lượng khoan dung bao nả (113) hẹp ḥi; tư minh đạt để đâu lầm lỗi (114).
Nào thuở trước dưới (115) rừng cây, nghe nhạc ngựa, thấp thoáng bóng dù dáng (116) kiệu, những than dài (117) chí cả trượng phu; - mà đến nay (118) ngồi bệ (119) ngọc ngắm tranh người, xôn xao đầu mũ gót hài, lại làm khoảnh (120) ngôi sang (121) Hoàng đế.
Gương trong đuốc sáng mặc ḷng trên;-cỏ ủ hoa sầu đành phận dưới.
Nơi hang kín phỏng hơi dương con thấu, ắt trong nước ai chăng thần thiếp, lại pḥng tiên cung quế cũng cam ḷng;- chốn non kinh dầu vẻ ngọc c̣n tươi, thời dưới trời đâu chẳng giang sơn, âu cửa trúc nhà tranh c̣n mát mặt.
Số là bởi t́nh chung mới nói; há rằng v́ phận mếch mà thưa.
Xin chớ cười người khách thơ ngây; - dám gửi lạy đức ông khoát đạt.
----
Bản chép riêng: (1) lồng, - (2) muốn ngỏ; (3) e; - (4) nợ ; - (5) bỗng; - (6) bích; - (7) chỉ óng tơ dành; (8) thay; - (9) phi; -(10) nỗi; -(11) hồng; - (12); -giây;- (13) bụi; (14) Đài Loan; - (15) nguyệt; -(16) nệm ; - (17) thăm đầu; - (18) cũng né; - (19) hoan rất nỗi; - (20)Nghĩ cơ; - (21) càng sa; - (22) nghe; - (23) bỗng; - (24) Vy;- (25)lăng nhịp; - (26) chói lọi; -(27) tân; - (28) lạt; - (29) ngẩn ngơ nhẽ bóng; - (30) nhoáng; - (31) xót xa; - )32) vơ vẫn đấy; - (33) Tuyết đă đeo; - (34) sướng nào nhuốm mùi; - (35) v́; - (36) lây; -(37) vương; - (38) Ty; - (39) Tiết thục; - (40) in giống ;- (4`) xuống; - (42) mẹ rắn; - (43) ấp; - (44) Trông ngọn; - (45) dâu không kèm ; - (46) những thầm th́; - (47) dưới Hàm quan áo bụi xiêm; - (48) vẫn; - (49) đà; - (50) Xem; - (51) vẫn; - (52) tưởng căn; - (53) hẳn;- (54) v́ may mà gặp hội; - (55) âu lửa đươm hương nồng cho phỉ nguyện; - (56) e rủi phải lây; - (57) để hồng trôi thắm nhạt; - (58) minh vương; - (59) thiệt; - (60) có; - (61) chầu về ; - (62) Bà ích; - (63) đón rước; - (64) dâu; -(65) Trong trướng gấm; - (66) lạn; (67) ngoài thềm hoa dà; -(68) ỏi; -(69) mây; -(70) hoa trôi nước chảy; - (71) cầu; - (72) thui thủi ở; - (73) ră hoa rơi; -(74) với; -(74) với;- (75) chác năo; -(76) dường; -(77)rấp; -(78) tội; - (79) khoái; -(80) Theo gót; - (8) nổi; -(82) loạn; -(83) cho cam, (84) Troo75n; (85)không; - (86) là; -(87) chỉ gièm; -(88)trước; - (89) v́; - (90) gan; - (91) cùng; - (92) e cũng bởi; - (93) lây; - (94) mà chun ḷn dưới trướng; - (95) cùng; -(96) giả như loại hươu nội lợn đồng; - (97) giọt; -(98) đâu đến nỗi nhạn sa cá lặn; (99)Thuở; - (100) sở hiếu nào chịu; -(101) thế; -(102) Hay là hẳn sức hơi chín quận; - (103) phải lành ra mà; - (104) hay là v́ vui thú;- (105) dành lần lại để t́m ; - (106) rước; - (107)Miệng đắng nghét; - (108) tai chưa ; - (109) Bởi lạc loài là phận bèo mây cửa cấm thất ; -(110) như; - (111) nên bích; - (112) chẳng; - (113) nhơn đâu có; - (114) hoát đạt lẽ nào sót lạc; - (115) chẳng nhớ lúc núp; (116) tàn giàn; -(117) khen thầm; -(118) may bây giờ; - (119) chiếu; - (120) nghênh; (121) cao.
---
CÁC TÁC PHẨM KÊ CỨU

1) Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo (sách đă kê trước)
2) Ưu thiên Bùi Kỹ, Quốc văn cụ thể, Hà Nội, Tân Việt nam thư xă 1932.
3) Nguyễn Đông Châu, Cổ xuư nguyên âm. Lối văn thơ nôm, cuốn thứ nh́. Hà nội Đông kinh ấn quán , 1918.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (19-03-11)
  #13  
Cũ 19-03-11, 08:34 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Chương 10



Trong triều Hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tôn là đời thạnh trị nhất. Ngài lưu tâm đếm việc văn học và khuyến khích việc trứ thuật. Bởi vậy ta phải xét riêng về đời Ngài.
Vua Lê Thánh Tôn (1442-1497). Ngài tên là Tư Thành, hiệu là Thiên Nam Động chủ, là ông vua thứ tư triều Hậu Lê, trị v́ từ năm 1460 đến 1497. Trong 38 năm làm vua, ngài đánh Chiêm thành để mở mang bờ cơi nước ta về mạn nam; lại sửa sang chánh trị, san định luật lệ, chẩn chỉnh phong tục (ngài đặt ra 24 điều giáo hóa cho dân thường giảng đọc để giữ lấy luân thường và phong hóa tốt).
Ngài cũng lưu tâm đến việc văn học lắm. Chính ngài đặt ra lệ xướng danh và khắc bia tiến sĩ để tưởng lệ các sĩ phu trong nước. Năm 1479, ngài sai t́m các tác phẩm của Nguyễn Trăi đă soạn ra. Cũng năm ấy, ngài sai Ngô Sĩ Liên biên tập bộ Đại Việt Sử kư toàn thư (sẽ nói ở năm thứ hai, chương thứ bảy). Tóm lại, ngài thật là một anh quân về triều Hậu Lê vậy.
Hội tao đàn.- Vua Lê Thánh Tôn có tài thơ văn và thích ngâm vinh, nên ngài có lập ra Hội Tao đàn (tao: tao nhă, văn chương; đàn: nền) chọn 28 người văn thần sung vào gọi là nhị thập bát tú (28 cḥm sao). Ngài làm Tao đàn nguyên suư và cử Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận làm phó nguyên suư. Ngài cùng với nhân viên hội bàn bạc sách vở và xướng họa thơ văn.
Thiên nam dư hạ tập.- Năm 1483, vua Lê Thánh tôn sai Thân Nhân Trung, Quách định Bảo, Đỗ Nhuận, Đào Cử, Đàm văn Lễ, biên tập bộ Thiên Nam dư hạ tập (Thiên nam: trời nam; dư hạ: nhàn rỗi). Cứ theo sách Lịch triều hiến chương (văn lịch chí) của Phan Huy Chú th́ bộ ấy gồm 100 quyển chép đủ chế độ, luật lệ, văn hàn, sách cáo; đại lược theo sách hội điển nhà Đường, nhà Tống, nhưng bộ ấy ngay đến đời Lê Trung Hưng đă tản mát mất nhiều, mười phần chỉ c̣n một hai. Hiện nay chỉ c̣n sót lại tập thơ của vua Lê Thánh Tôn cùng với các nhân viên trong Hội Tao đàn xướng họa như Minh lương cẩm tú, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Xuân văn thi tập, Văn minh cổ xuư (sẽ nói ở Năm thứ hai. Chương thứ V) và các tập sau này:
1) Chinh Tây kỷ hành (ghi việc đi đánh phía Tây) chép các bài thơ soạn trong khi vua Lê Thánh Tôn đi đường vào đánh Chiêm Thành (1470-1471)
2) Chinh Chiêm Thành sự vụ (công việc đánh Chiêm Thành 1470.)
3) Thiên hạ bản đồ kỷ số liệt kê các xứ, phủ , huyện, châu cùng số làng về đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh Tôn tự năm 1470 đến năm 1497.
4) Quan chế chép về sổ ngạch, phẩm chức các quan văn vơ trong ngoài.
5) Điều luật chép các đạo luật ban hành trong đời vua Lê Thánh tôn tự năm 1460 đến 1497.

Kết luận.- Hội Tao đàn do vua Lê Thánh tôn lập ra có thể coi là một hội văn học đầu tiên ở nước ta. Bộ Thiên nam dư hạ tập thất lạc đi mất nhiều thực là một điều đáng tiếc v́ bộ ấy có thể cho ta biết rơ t́nh h́nh chính trị và văn hóa về đời Lê Thánh Tôn là một đời thịnh trị nhất trong triều Hậu Lê.

CÁC TÁC PHẨM ĐỂ KÊ CỨU

1) Émile Gaspardone, Bibliographie annamite, N.10 (B.E.F.O.t.XXXIV, Fase I pp.37-41)
2) Trần Văn Giáp Les chapitres bibliographiques de Lê Quí Đôn et de Phan Huy Chú, chap, bibliog. De Le Qui Đôn No.11 (Bul. De la Soc. Des Etudes indochinoises . Nouv. Se1r.t,XIII, N.I,pp49-50)
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (19-03-11)
  #14  
Cũ 19-03-11, 08:40 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Chương 11



Dân tộc ta trước khi nội thuộc nước Tàu, có thứ chữ riêng để viết tiếng Nam hay không; đó là một vấn đề, hiện nay v́ không có di tích và thiếu tài liệu, không thể giải quyết được. Duy có một điều chắc là khi các bậc học giả trong nước muốn làm thơ văn bằng tiếng Nam, v́ không có chữ Việt, phải đặt ra một thứ chữ để viết tiếng: tức là chữ nôm là thứ chữ đă dùng để viết các tác phẩm bằng Việt văn cho đến khi ta biết dùng chữ quốc ngữ. Vậy ta phải xét lịch sử và cách chế các thứ chữ ấy thế nào.
Chữ nôm là ǵ? Chữ nôm là thứ chữ hoặc dùng nguyên h́nh chữ nho, hoặc lấy hai ba chữ nho ghép lại, để viết tiếng Nam.

Chữ nôm có tự bao giờ?


A) Chữ nôm đặt ra tự bao giờ và do ai đặt ra, đó là một vấn đề chưa thể giải quyết được. Nhiều người thấy sử chép: Hàn Thuyên là người bắt đầu biết làm thơ phú bằng quốc âm, vội cho rằng chữ nôm cũng đặt ra từ đời ông, nghĩa là vào cuối thế kỷ thứ XIII về đời nhà Trần. Đó là một sự sai lầm, v́ Sử chỉ ghi việc ông làm thơ phú bằng tiếng nôm, chứ không hề nói ông đă đặt ra chữ nôm, hoặc chữ nôm đă đặt ra về đời ông. Đành rằng muốn viết văn nôn, tất phải dùng đến chữ nôm; những biết đâu chữ ấy lại chả có từ trước đời Hàn Thuyên rồi ư? Ta chỉ có thể vịn vào việc ấy mà nói rằng chữ nôm đến cuối thế kỷ XIII đă dùng để viết văn nôm rồi.
B) Hiện nay, về gốc tích chữ nôm, chỉ có hai điều sau này là xác thực:
1) Theo Sử chép, cuối thế kỷ thứ VIII (794) Phùng Hưng là người nước ta nổi lên đánh quan Đô hộ Tàu thua và giữ việc cai trị trong ít lâu; sau ông được dân trong nước tôn là “Bố cái đại vương. Hai chữ Bố cái là tiếng Nam thuần tuư, nếu đă đem hai tiếng ấy mà đặt danh hiệu cho một vị chúa tể trong nước, th́ có lẽ phải có chữ để viết hai tiếng ấy, mà chữ ấy tất là chữ nôm; vậy có lẽ chữ nôm đă có từ cuối thế kỷ thứ VIII rồi.
2) Người ta đă t́m thấy ở Hộ thành sơn thuộc tỉnh Ninh b́nh một tấm bia đề năm 1343 (Trần Dụ Tôn, Thiệu phong thứ 3) trên có khắc hai mươi tên làng bằng chữ nôm: đó là cái tự tích chắc chắn về chữ nôm c̣n truyền lại đến giờ.

Cách chế tác chữ nôm.-

A) Tiếng Nam ta gồm có :
1. Những tiếng gốc ở chữ nho mà cách đọc :
a) hoặc giống hẳn chữ nho. Thí dụ: dân, tỉnh.
b) hoặc hơi khác âm chữ nho một chút. Thí dụ: côi (do chữ cô) cuộc (do chữ cục)
2. Những tiếng có lẽ cũng gốc ở chữ nho, nhưng âm đă sai lạc nhiều, chỉ c̣n nghĩa là đúng. Thí dụ: nhà (với gia) ghế (kỷ)
3. Những tiếng không phải gốc ở chữ nho, nhưng âm hoặc giống hẳn hoặc na ná với âm một chữ nho. Thí dụ: một (chỉ số) đồng âm với chữ một (có nghĩa là mất); là, âm na ná với chữ la.
4. Những tiếng không phải gốc ở chữ nho mà cũng không đồng âm với chữ nho nào. Thí dụ: đến, nói, trời.
Những tiếng thuộc về hạng thứ nhất bao giờ trong chữ nôm, cũng dùng một chữ nho để viết; những tiếng thuộc hạng thứ nh́ và thứ ba thường cũng dùng một chữ nho; c̣n những tiếng thuộc hạng thứ tư phải dùng hai hoặc ba chữ nho mà ghép lại.
B) Vậy sự viết chữ nôm có thể chia làm ba cách như sau:
1. Dùng nguyên h́nh chữ nho để viết:
a) Những tiếng gốc ở chữ nho, âm và nghĩa không đổi.
Thí dụ: tài; mệnh.
b) Những tiếng gốc ở chữ nho, âm hơi sai nhưng nghĩa không đổi. thí dụ (cô) = côi, (cục)= cuộc.
c) Những tiếng có lẽ cũng gốc ở chữ nho, nhưng âm khác nhiều, chỉ có nghĩa là giống. Thí dụ (kỷ) = ghế , quyển = cuốn.
d) Những tiếng khác hẳn âm nhưng đồng âm với chữ nho ấy. Thí dụ: một, qua.
e) Những tiếng khác hẳn âm những cùng nghĩa với chữ nho ấy. Thí dụ (vị) = mùi, (dịch)= việc.
2. Ghép hai chữ nho thành một dấu hiệu riêng.
a) Thông lệ - Xét các chữ nôm đặt theo cách này th́ cái thông lệ là mỗi chữ có hai phần: một phần chỉ ư và một phần chỉ âm.
Thí dụ:
Chữ đến gồm có chữ (nghĩa là đến) là phần chỉ ư và chữ (đọc là điển) là phần chỉ âm;
Chữ năm gồm có chữ (đọc là nam) là phần chỉ âm và chữ (nghĩa là năm) là phần chỉ ư;
Chữ trăm gồm có chữ (nghĩa là trăm) là phần chỉ ư và chữ (nghĩa là lâm) là phần chỉ âm.
C̣n cái địa vị của hai phần ấy th́ không nhất định: khi th́ phần chỉ ư ở bên trái (thí dụ thứ nhất); khi th́ phần ấy ở bên phải (thí dụ thứ hai): khi th́ phần áy ở trên (thí dụ thứ ba) .
Lời chú. Phần chỉ ư có khi là những chữ thường (như trong mấy thí dụ trên), có khi những chữ bộ trong tự điển Tàu. Khi dùng chữ bộ ấy, th́ chữ ấy đặt ở bên trái hoặc ở trên. Thí dụ: chữ nói có bộ khẩu (nghĩa là miệng) chỉ ư vă chữ nội (đọc là nội) chỉ âm.
Các bộ hay dùng đến là:
[nhân ] (người )
[khẩu] (miệng)
[thổ] (đất)
[thủ] (tay)
[thủy] (nước)
mộc (cây)
[thảo] (cỏ)
[nhục] (thịt)
[trúc] (tre
[mịch] (tơ)
b) Biệt lệ - Trái với thông lệ, có khi hai phần của một chữ nôm đều chỉ ư cả. thí dụ: chữ trời có hai phần là chữ [thiên] (nghĩa là trời) và chữ [thượng] (nghĩa là trên), đều chỉ ư cả .
3. Ghép một chữ nho (chỉ ư) với một chữ nôm (chỉ âm). Thí dụ: chữ nhời hoặc lời do chữ nôm [khẩu] là chữ nhỏ nghĩa là miệng (chỉ ư) và chữ [trời] là chữ chữ nôm đọc là trời (chỉ âm) ghép lại mà thành.
Khuyết điểm của chữ nôm. – Xem cách viết chữ nôm đă kể trên này th́ thứ chữ ấy không phải là không có phép tắc. Những chữ nôm chưa thành được một thứ văn tự hoàn toàn v́ c̣n mấy khuyết điểm sau này:
1/ Có khi một chữ nho mà dùng để viết hai tiếng khác nhau một tiếng cả âm và nghĩa giống chữ nho, một tiếng chỉ có nghĩa giống chữ nho. Thí dụ chữ (bản)
a) có khi đọc là vốn, như trong câu: Vốn ḍng họ Hoạn danh gia (Truyện Kiều)
b) Có khi đọc là bản, như trong câu: Bản sư rôồ cũng đến sau (Truyện Kiều)
2/ Có khi cùng một tiếng mà có hai cách viết khác nhau.
Thí dụ: tiếng đến có thể viết:
a) gồm hai phần: [chí] nghĩa là đến] chỉ ư và [điển] chỉ âm.
b) gồm hai phần: [chí] (nghĩa là đến chỉ ư và chữ [đán] chỉ âm.
3/ Có nhiều chữ nho không viết nguyên h́nh mà viết tắt.
Thí dụ: chữ cối [âm khác là hội) viết tắt để ghép với bộ mộc thành chữ cội .
4/ Các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Nam nhiều hơn chữ nho, thành ra chữ nho thiếu chữ để phiên âm nhiều tiếng cho thật đúng, phải dùng những chữ có âm na ná thôi. Như trong chữ Nho không có hai phụ âm G và R cùng những nguyên âm kép AU, EO, EN, ON, v.v.
5/ Số thanh trong tiếng Nam nhiều hơn số thanh của chữ nho, nên khó t́m được chữ phiên âm đúng thanh tiếng Nam. Nhiều khi , muốn cho người đọc biết rằng một chữ phải đọc khác thanh với chữ nho, có người thêm ở góc tay phải chữ ấy các dấu nháy (<) hoặc ở góc trên tay trái chữ [khẩu] nhỏ.
V́ các khuyết điểm ấy, nên muốn đọc một bài văn viết bằng chữ nôm, nhiều khi phải xem cả toàn thiên hoặc cả câu mà đoán; tuy vậy, cũng có khi không được chắc chắn lắm.

Kết luận: Sở dĩ chữ nôm c̣n nhiều khuyết điểm và chưa có chuẩn đích, là v́ xưa kia chữ ấy không được triều đ́nh công nhân, nên không được sửa đổi cho thành hẳn quy củ nhất định, mỗi người mỗi ư, không được nhất trí . V́ khiến có người am hiểu thanh âm nhân đó mà sửa đổi quy định các thể thức phân ḿnh, rồi ra một cuốn tự vị ai nấy theo đó mà viết mà đọc, th́ thứ chữ có thể soạn ra thứ văn tự hoàn toàn không khác ǵ chữ Ḥa văn của Nhật bản cũng là mượn các bộ phận của chữ nho mà đặt ra.

CÁC TÁC PHẨM KÊ CỨU

1) G Cordier, Les trois écritures utilisées en Annam: chữ nho, chữ nôm et quốc ngữ, Conférence faite à l’ École coloniale à Paris le 28 mars 1925, in Bul. De la Soc. D’Enseignement mutuel du Tonkin, t.XV Nos 1 pp: 113-122.
2) Nguyễn Văn Tố , Langue et littérature annamites, Notes criliques I, est du B.E.F.E.O. t.XXX. Nos 1-2 pp 144-145 (4-5) 6-12.
3) Dương Quảng Hàn, Le chữ nôm ou écriture démotique, Son Importance dans l’étude de l’ancienne litérature annamite, in Bulletin général de l’Instruction publique, mars 1942, partie générale, pp 277-280
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (19-03-11)
  #15  
Cũ 19-03-11, 08:44 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Chương 12



Như chương dẫn đầu đă nói, trước đời Hàn Thuyên, quốc văn ở nước ta chỉ có tục ngữ ca dao, nghĩa là loại văn b́nh dân truyền khẩu. Ông là người đầu tiên biết làm thơ phú bằng quốc âm, nên ông có thể coi là ông tổ văn nôm, loại văn bác học có theo qui tắc cũ nhất định. Vậy ta phải xét về việc ộng đă khởi xướng lên và các nhà đă mô phỏng ông mà làm các tác phẩm bằng tiếng Nam.

Hàn Thuyên

A) Tiểu truyên.- Ông vốn họ Nguyễn, người huyện Thanh lâm (nay là Phủ Nam sách, tỉnh Hải dương) đậu thái học sinh về đời vua Trần Thái Tôn (1225-1257)
Theo lời Sử chép (Cm.9,7 tr.26a), ông đương làm h́nh bộ thương thư, có con ngạc ngư (cá sấu) đến sông Phú lương (tức sông Nhị Hà) Vua sai ông làm bài văn vất xuống sông. Cá sấu tự đi. Vua cho việc ấy giống việc Hàn Dũ bên tàu (1) nên cho ông đổi họ Hàn.
Về bài văn ném xuống sông để đuổi cá sấu này, sử không chép rơ là viết theo thể văn nào và làm bằng Hán văn hay Việt văn; vậy ta cũng không nên vội cho – như ư kiến thông thường rằng bài ấy là một bài văn tế và viết bằng tiếng nôm. Chỉ khi nào t́m thấy nguyên bài văn ấy mới giải quyết được vấn đề ấy, mà hiện nay th́ bài ấy không thấy chép ở sách nào cả.
B) Hàn luật.- Nhân việc đuổi cá sấu kể trên, Sử chép thêm rằng: Hàn Thuyên có tài làm thơ phú quốc ngữ; người đời ấy nhiều người bắt chước. Đời sau, thơ quốc âm gọi là Hàn luật là v́ thế.
Ta phải nhận rằng Hàn luật không phải do ông sáng tác ra; đó chỉ là Đường luật (luật thơ phú của nhà Đường bên Tàu, sẽ nói rơ ở chương sau) mà ông đă biết ứng dụng vào việc làm thơ phú quốc âm thôi. Tuy vậy công ông không phải là nhỏ. V́ có ông biết theo Đường luật làm thơ phú nôm th́ về sau mới có người bắt chước mà nền văn nôm ở nước ta mới thành lập từ đấy.
C) Tác phẩm—Theo sách H.ch (mục Văn tịch chí) q.34 th́ ông có làm Phi sa tập (phi sa: phân cát ra; do câu Phi sa giản kim, bới cát chọn vàng) trong có nhiều bài thơ bằng quốc âm; tiếc rằng tập ấy nay đă mất.
Các nhà mô phỏng Hàn Thuyên - Việc ông làm gây thành một cái phong trào; đời bấy giờ chắc có nhiều người theo gương ông mà làm thơ văn bằng quốc âm, tiếc rằng sử sách không ghi chép tường tận. Hiện nay, chỉ c̣n truyền lại mấy nhà sau này:
1/ Nguyễn sĩ Cố. – Theo sử chép (Cm., q 8 tr.44a) , ông có tài làm thơ quốc âm và khéo khôi hài, người đương thời ví ông với Đông Phương Sóc (2).
2/ Chu An (+1370)(3) – Theo Hch. (q.43) th́ ông có làm Quốc ngữ thi tập.
--
(1) ông làm nội thị học sĩ đời vùa Trần Thánh tôn (1258-1278) và thiên chương học sĩ đời vua Trần Anh tôn (1293-1313) coi việc giảng Ngũ kinh.
(2) Đông Phương Sóc: người nhà Hán bên Tàu, khéo khôi hài, hoạt kê. Làm quan đời Hán Vũ Đế, thường đem tài trào phúng chữa lỗi cho vua.
(3) Chu An: Một bậc danh nho đời Nhà Trần, hiệu Tiều Ẩn người xă Quang liệt, huyện Thanh đàm (nay là xă Thanh liệt, huyện Thanh tri, Hà động). Đời vưa Trần Minh tôn (1314-1340) ông làm Quốc tử giám tu nghiệp và coi việc giảng kinh cho Thái tử; ông bèn soạn sách Tứ thứ thuyết ước. Đến đời Dụ tôn (1341-1368), ông dâng sớ xin chém bảy người nịnh thần (Thất trảm sớ) vua không nghe,
--
C) Hồ Qui Ly là người tiếm ngôi nhà Trần làm vua năm 1400 cũng hay làm thơ nôm. Theo sử chép (Cm.q.11tr.3b), năm 1387 đời Trần Đế Nghiên, Thượng hoàng (tức là Nghệ Tôn) cho Quư Ly một thanh gươm trên có đề : “Văn vơ toàn tài, quân thần đồng đức. Ông làm thơ quốc ngữ để tạ ơn.
Đến năm 1437, vua Lê Thái tôn muốn xem thủ chiếu và thơ văn của họ Hồ. Nguyễn Trăi thu thập lục ra, được mấy chục thiên thơ văn quốc ngữ dâng lên ngài xem (Tth,. Q.11.tr.38a) . Xem thế th́ biết họ Hồ từng làm nhiều thơ văn bằng quốc âm.

Kết luận,- Hàn Thuyên bắt đầu làm thơ phú quốc âm, thực đă mở đường cho các nhà viết văn nôm của nước ta sau này. Tiếc rằng tác phẩm của ông cùng mấy nhà kể trên đều không truyền lại đến nay nữa, nên ta không được biết văn nôm buổi phôi thai thế nào.

Các tác phẩm để kê cứu.


1. R.A. Nos 49,53.
2. Chap.bibl,. 26,28.
3. Sources. Nos 32,20.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (19-03-11)
  #16  
Cũ 19-03-11, 09:15 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Chương 13



Từ khi Hàn Thuyên biết theo Đường luật của Tàu mà làm thơ phú nôm th́ văn quốc âm một ngày một phát đạt. Các văn sĩ không những làm thơ phú mà c̣n làm các thể văn khác nữa. Vậy ta phải xét phép tắc các thể văn ấy.

I. Các thể văn của Tàu và của ta.

Thể văn mượn của Tàu và thể văn riêng của ta – Ta có thể chia các thể văn của ta ra làm hai loại: một là những thể văn mượn của Tàu; hai là những thể văn riêng của ta.

A) Những thể mượn của Tàu có thể chia làm hai hạng:

1) Vận văn là văn có vần: thơ, phú.
2) Biền văn là văn không có vần mà có đối: câu đối tứ lục, kinh nghĩa (lối bát cổ)

B) Những thể riêng của ta là : Lục bát, song thất, và các biêế thể của hai lối ấy (hát nói, sẩm, lư, hề, điên, v.v. ) nói lối (về tuồng) đều thuộc về loại văn vần cả.

C̣n các lối văn xuôi của Tàu (như tự, bạt, truyện, kư, bí, luận) th́ các cụ hồi xưa ít viết bằng quốc âm. C̣n các lối văn xuôi mới (như tiểu thuyết, luận thuyết, kư sự, diễn thuyết, kịch) th́ măi gần đây ta chịu ảnh hưởng của Tây học mới biết dùng đến .

Lời chú.- Một điều khiến ta phân biệt được thể văn nào là mượn của Tàu và thể văn nào là riêng của ta là cách gieo vần.

a) Những thể văn vần của Tàu th́ bao giờ vần cũng gieo ở cuối câu. Thí dụ: trong thể thơ, các chữ vần gieo ở cuối câu thứ nhất và cuối câu chẳn.
b) Những thể văn của ta th́ vần vừa gieo ở câu cuối gọi là cước vận (cước; chân), vừa gieo ở lưng chừng câu gọi là yêu vận (yêu: lưng). Hí dụ: trong lối lục bát th́ vần câu lục gieo ở cuối (cước vận lại hiệp với chữ thứ sáu của câu bát (yêu vận). Trong thể song thất th́ vần câu thất trên gieo ở cuối (cước vận) lại hiệp với chữ thứ năm câu thất dưới (yêu vận)
Ta sẽ lần lượt xét phép tắc các thể văn mượn của Tàu, rồi đến các thể văn riêng của ta.

2.- Thơ Đường luật.

Thi pháp của Tàu và âm luật của ta.- Như trên đă nói, thơ nôm ta làm theo phép tắc thơ Tàu, mà âm thanh tiếng ta cũng tương tự tiếng Tàu (cũng là thứ tiếng đan âm và cũng chia làm tiếng bằng tiếng trắc). nên thi pháp của ta tức là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ ta cũng phỏng theo thơ Tàu cả .
Thơ ngũ ngôn và thơ thất ngôn.- Thơ (chữ nho là thi) là thể văn, có thanh, có vận, có thể ngâm vịnh được.
Theo số chữ trong câu, thơ cổ có hai lối chính:

1) Ngũ ngôn, mỗi câu năm chữ;
2) Thất ngôn, mỗi cây 7 chữ;
Thơ cổ phong và thơ Đường luật.- Theo cách làm, thơ chia làm hai thể;
1) Cổ phong là thể thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định.
2) Đường luật hoặc cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) phải theo niêm luật nhất định.
Thơ Tứ tuyệt và thơ bát cú.- Theo số câu, thơ Đường luật chia làm hai lối:
1) Tứ tuyệt, mỗi bài bốn câu.
2) Bát cú, mỗi bài tám câu.
Lối Đường luật bát cú là lối chính và thông dụng nhất, vậy ta hăy xét phép tắc lối ấy trước.

I. Bát Cú :

Trong lối thơ Đường luật, có năm điều này phải xét
1) Vần; 2) Đối; 3) Luật; 4) Niêm; 5) Cách bố cục.

Vần thơ.-

A) Định nghĩa .- Vần (chữ nho là vận là những tiếng thanh âm ḥa hiệp đặt vào hai hoặc nhiều câu văn để hướng ứng nhau).

B) Cách gieo vần:-

1/ Thơ Đường luật thường dùng vần bằng; gián hoặc mới dùng vần trắc.
2/ Suốt bài thơ Đường luật chỉ hiệp theo một vần, tức là theo lối độc vận.
3/ Trong một bài bát cú có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và cối các câu chẵn.

C) Lạc vận và cưỡng áp.- Gieo vần sai hẳn, không hiệp nhau gọi là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng không được hiệp lắm th́ gọi là cưỡng áp (đặt ngượng) , đều không được cả.

Phép đối trong thể thơ.-

A) Định nghĩa.- Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ư và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau.
1/ Đối ư là t́m hai ư tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
2/ Đối chữ th́ vừa phải đối thanh tức là bằng đối với trắc, trắc đối với bằng; vừa phải đối loại của chữ nghĩa là phải đặt hai chữ cùng một tự loại để đối với nhau (như cùng là hai chữ danh từ, hoặc động từ , v.v. )
3/ Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú. - Trừ hai câu đầu và hai câu cuối, c̣n bốn câu giữa th́ câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Luật thơ.- định nghĩa: Luật thơ là cách xếp đặt tiếng bằng tiếng trắc trong các câu của một bài thơ.

B) Tiếng bằng và tiếng trắc. – Muốn hiểu luật thơ, phải biết phân biệt tiếng bằng tiếng trắc. Bằng (chữ nho là b́nh) là những tiếng lúc phát ra bằng phẳng đều đều. Trắc (nghĩa đen là nghiêng, lệch) là những tiếng khi phát ra hoặc tự thấp lên cau hoặc tự cao xuống thấp.
Trong tiếng ta có tám thanh th́ có hai thanh bằng và sáu thanh trắc. Các thanh ấy liệt kê trong các biểu sau này:
Loại thanh - Tên các thanh - Dấu chỉ thanh - Chua thêm
Bằng - Phù b́nh thanh - Không có dấu
Trầm b́nh thanh - Huyền - (`)
Trắc Phù thượng thanh - Ngă - (~)
Trầm thượng thanh - Hỏi - (? )

Riêng cho các tiếng đằng sau

Phụ âm e, ch, p,t

Phù khứ thanh - Nặng - (.)
Phù nhập thanh - Sắc - ( ’ )
Trầm nhập thanh - Nặng - (.)

C) Luật bằng và luật trắc.- Thơ có thể làm theo hai luật.

1) Luật bằng là luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng;
2) luật trắc là luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng trắc.

D) Các luật thơ.- Nay liệt kê các luật thơ thông dụng như sau (b= tiếng bằng; t = tiếng trắc; v - tiếng vần; - những chữ in lối nghiêng là phải theo đúng luật; những chữ in thường th́ theo đúng luật hoặc không theo đúng luật cũng được, theo các cái lệ “bất luận” sẽ nói sau) :

I. Luật bằng - II. Luật trắc
A. Vần bằng A. Vần bằng.
1) Ngũ ngôn bát cú 2) Ngũ ngôn bát cú



E) Bất luận và khổ độc .- V́ sự theo đúng luật bằng trắc như trên đă định là một việc rất khó, nên có lệ bất luận (không kể), nghĩa là trong câu thơ có một vài chữ không cần phải đúng luật.

1/ Trong bài thơ ngũ ngôn th́ chữ thứ nhất và chữ thứ ba không cần đúng luật: tức là nhất, tam bất luận.
2/ Trong bài thơ thất ngôn th́ chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm không cần đúng luật: tức là nhất, tam , ngũ bất luận.
Tùy theo lệ bất luận có thể thay đổi luật mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng th́ bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc th́ trong vài trường hợp, sự thay đổi làm cho câu thơ thành ra khổ độc (khó đọc) không được. Những trường hợp ấy là:
1) Trong bài thơ ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu chẵn và chữ thứ ba của cả các câu đáng bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.
2) Trong bài thơ thất ngôn, chữ thứ ba các câu chẵn và chữ thứ năm các câu lẽ đáng bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.

F) Thất luật.- Một câu thơ đặt sai luật nghĩa là một chữ đáng bằng mà đổi ra trắc hoặc trái lại, thế th́ gọi là thất luật (sai mất luật) không được.

Niêm.-

A) Định nghĩa – Niêm (nghĩa đen là dính) là sự liên lạc về âm luật củ hai câu thơ trong bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nh́ của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.
B) Những câu niêm với nhau trong một bài thơ bát cú. Trong một bài thơ bát cú (xem lại biểu các luật thơ ở trên) những câu sau này niêm với nhau: 1 với 8; 2 với 3; 4 với 5; 6 bới 7; 8 với 1.
C) Thất niêm.- Khi các câu trong một bài thơ, v́ sự đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đă định; th́ gọi là thất niêm (mất sự dính liền) không được.

Cách bố cục.- Một bài thơ bát cú có bốn phần:

1) Đề gồm có phá đề (câu 1) là mở bài và thừa đề (cầu) là nối câu phá mà vào bài.
2) Thực hoặc trạng (hai câu 3-4) là giải thích đầu bài cho rơ ràng.
3) Luận (hai câu 5 -6) là bàn bạc cho rộng nghĩa đầu bài.
4) Kết (hai câu 7-8) là tóm ư nghĩa cả bài mà thắt lại.

II.- Tứ Tuyệt.

Định nghĩa.- tứ là bốn, tuyệt là dứt, ngắt. Lối này gọi thế v́ thơ tứ tuyệt là ngắt lấy bốn câu trong bài thơ bát cú mà thành.
Các cách làm thơ tứ tuyệt.- V́ một bài thơ bát cú có thể ngắt nhiều cách, nên cũng có nhiều cách làm thơ tứ tuyệt:
1/ Ngắt bốn câu trên, thành ra bài thơ ba vần, hai câu trên không đối nhau, hai câu dưới đối nhau. Thí dụ.
Con voi (Lê Thánh Tôn ?)
(so sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên)
Xông pha bốn cơi bể chông gai,
Vùng vẫy mười phương bụi cát bay.
Phép nước gọi là tơ chỉ buộc, (3)
Sức này nào quản búa ŕu tay.(4)
( 3) và (4) đối nhau.
2/ Ngắt 4 câu giữa, thành ra bài thơ 2 vần, cả bốn câu đối nhau Thí dụ:
Khóm gừng tỏi (Ôn Như Hầu)
(so sánh với biểu Ngũ ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên)
Lởm chởm vài hàng tỏi (1)
Lơ thơ mấy khóm gừng (2)
Vẻ chi là cảnh mọn, (3)
Mà cũng đến tang thương (4)
(1) và (2) đối nhau, (3) và (4) đối nhau .
3/ Ngắt 4 câu dưới, thành ra bài thơ hai vần, hai câu trên đối nhau, hai câu dưới không đối. Thí dụ:
Để chùa Vô vi (Vô danh)
(so sánh với biểu Ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng ở trên)
Vắt vẻo sườn non Trạo (1)
Lơ thơ mấy ngọn chùa. (2)
Hỏi ai là chủ đó?
Có bán tớ xin mua
(1) và (2) đối nhau.
4/ Ngắt 2 câu đầu và 2 câu cuối, thàn hra bài thơ 3 vần, cả 4 câu không đối. Thí dụ:
Cái pháo (Nguyễn Hữu Chỉnh)
(so sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên)
Xác không, vốn những cậy tay người,
Bao nả công tŕnh, tạch cái thôi!
Kêu lắm, lại càng tan tác lắm.
Thế nào cũng một tiếng mà thôi.
5/ Ngắt hai câu 1-2 với hai câu 5-6 , thàn hra bài thơ 3 vần hai câu cuối đối nhau. Thí dụ:
Con cóc (Lê Thánh Tôn)
(So sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật trắc, vần bằng ở trên)
Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi,
Chốn nghiêm thăm thẳm một ḿnh ngồi
Tép miệng năm ba con kiến gió (3)
Nghiến răng chuyện động bốn phương trời (4)
(3) và (4) đối nhau.

3. Thơ cổ phong


Số chữ và số câu trong lối thơ cổ phong. - Lối này chỉ có sổ chữ trong câu là nhất định (hoặc ngũ ngôn, hoặc thất ngôn): ngoài ra, không phải theo thể lệ chặt chẽ như lối đường luật, nghĩa là không có niêm, luật, không phải đối (một đôi khi có đối là tùy nhà làm thơ, chứ không bắt buộc.
Lối này cũng không hạn số câu: cứ tự 4 câu trở lên, muốn làm dài ngắn bao nhiêu cũng được. Các thi gia thường cũng hay làm mỗi băi câu (tứ tuyệt) hoặc 8 câu (bát cú). Nhưng cũng có bài làm 6 câu hoắc 12 câu. Nhưng bài thất ngôn dài quá 8 câu và ngủ ngôn dài quá 16 câu gọi là tràng thiên (thiên dài).
Cách gieo vần trong lối thơ cổ phong. - Lối thơ cô phong có thể cả bài dùng một vần (độc vận), hoặc dùng nhiều vần (liên vận). Khi dùng liên vận th́ hoặc mỗi hai câu mỗi đổi vần (lối này phải dùng vần liên châu mỗi cuối câu mỗi hạ vần), hoặc bốn câu đổi dùng một vần (như lối thơ tứ tuyệt), hoặc tám câu đổi dùng một vần (như lối thơ bát cú). Mỗi khi đổi vần, câu thứ nhất hoặc có gieo vần, hoặc không gieo vần cũng được. Trong bài thơ liên vận , có thể dùng vừa vần bằng, vừa vần trắc.
Những bài thơ cổ phong làm mẫu:

(Ngũ ngôn bát cú)

Khen Trần B́nh Trọng

Giỏi thay Trần B́nh Trọng!
Ḍng dỏi Lê Đại Hành
Đánh giặc dư tài mạnh
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỉ thác cũng vinh
Cứng cỏi ḷng trung nghĩa
Ngàn thu tỏ đại đanh
Phan Kế Bính

Thất ngôn bát cú

Dế duỗi bên đèn

Kiến chẳng phải kiến, voi chẳng voi,
Trời sinh dế duổi cũng choi choi
Ngắn cánh lên trời bay chẳng thấu,
Co tay vạch đất cũng khoe tài.
Mưa sa nước chảy lên cao ở
Lửa đỏ dầu sổi nhảy tới chơi
Quân tử có thương xin chớ phụ
Lăm lăm bay nhảy để mà coi
Tú Qùi

Ngũ ngôn tràng thiên (liên vận)

Bài ghi trên chỗ ngồi

Người xấu chơ nên nói,
Ḿnh hay chớ nên khen
Làm ân chớ nên nhớ
chịu ân chớ nên quên
đời khen không đủ mến,
Duy lấy nhân làm nền
Chúa bụng rồi mới động,
Gièm pha có ngại ǵ
đừng để danh quá thực,
Thánh ở trong ngu si,
Giữ ḿnh cốt trong trẻo,
Ánh sáng lộ tỷ ty.
Mềm mỏng được bền dai,
Lăo Đam khoẻ mới kỳ
Hầm hầm nết kẻ hèn,
Khoan ḥa người lượng cả.
Nói cẩn, ăn có chừng
Biết vừa, không tai vạ.
Cứ thế được măi măi,
Thơ tho cũng thoả dạ.
Thôi Tử Ngọc – Phan Kế Bính dịch nôm Việt Hán văn khảo (Éditions du Trung Bắc tân văn)

Thất ngôn tràng thiên (liên vận)

Ông Lă Gia

Ngồi buồn xem lại sử Nam nhà
Quan đời vua Triệu ông Lă Gia
Ngôi cao quyền trọng đầu râu bạc,
Hai vai gánh vác một san hà,
Giặc ngoài ngắm nghe, vua Hưng nhỏ,
Nước đổ, thành nghiêng, một cụ gia.
Cù Hậu, sứ thần trong nửa tiệc,
Quét sạch hội tanh, tan nát hoa.

Con trưởng vua Minh dựng nối ḍng,
Hai ngh́n vào cơi tính đă xong
Gói cờ tiết Hán để mặt ải,
Bao nơi hiểm yếu dàn canh pḥng
Năm ngh́n lại tiếp quân Tàu sang,
Chín chục chết theo cơ nghiệp Triệu
Chưa chắc loạn thần hay trung trinh
Văng vẳng ngh́n thu không kẻ hiểu
Nguyễn Khắc HIếu
Khối t́nh con
(Quyển thứ nhất – Đông kinh ấn quán, Hà Nội)

4. Các lối thơ riêng


Trừ hai lối Đường luật và cổ phong vừa kể trên là những lối thông dụng nhất, c̣n có mấy lối thơ riêng một đôi khi th́ gia cũng dùng đến.
Trong các lối liệt kê sau đây th́ 5 lối trên là bắt chước của Tàu, e lối sau riêng của ta có; c̣n hai thể dưới, hoạ vận là liên ngâm, thực ra không phải là lối riêng, chỉ là một cách làm thơ để vui chơi cho các thi gia Tàu và ta.
Thủ vĩ ngâm.- Thủ vĩ ngâm (thủ: đầu; vĩ: đuôi; ngâm: đọc) là lối thơ câu đầu câu cuối giống nhau.
Thí dụ:

Tết

Anh em đừng nghĩ Tết tôi ngheo,
Tiền bạc trong kho chửa lănh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quảy;
Trà sen mượn hỏi, già c̣n kiêu.
Bánh đường sắp gói, e mồm chảy;
Gị lụa toan làm, sợ nắng thiu.
Thôi thế th́ thôi, đành Tết khác,
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo.
Trần Tế Xương.

Liên hoàn.- Liên hoàn (liên : liền; hoàn: ṿng) là lối thơ có nhiều bài mà cứ câu cuối bài trên lấy làm câu đầu bài dưới . Thí dụ:

Hủ nho tự trào (bốn bài)

I
Ngán nỗi nhà nho bọn hủ ta,
Hủ sao hủ gớm hủ ghê mà !
Thơ suông nước ốc c̣n ngấm váng;
Rượu bự non chai vẫn chén khà.
Múa mép rơ ra văn chú chiệc;
Dài lựng quen những thói con nhà.
Phen này cái hủ xua đi hết.
Cứ để cười nhau hủ măi a?
II
Cứ để cười nhau hủ măi a ?
Cười ta, ta cũng biết rằng ta.
Trót quen nho nhă đầu khăn lượt.
Hóa kém văn minh cổ áo là.
Khó vậy làm em, giàu đă chị;
No th́ nên bụt, đói ra ma,
Nay được buổi học ganh đua mới.
C̣n giữ lề xưa măi thế là!
III
C̣n giữ lề xưa măi thế là !
Trông gương ta lại tức cho ta.
Ngâm câu dă giả, đùi rung nẩy,
Ngó chữ a b, mắt quáng ḷa,
Tai mặt cùng vui đ́nh đám hội;
Mày râu riêng thẹn nước non nhà.
Ai ơi! giấc ngủ sao mê qua!
Mưa gió năm châu rộn tiếng gà.
IV
Mưa gió năm châu rộn tiếng gà,
Cái hồn văn tử tỉnh dần ra,
Trống khua giáo dục kêu vang nước;
Đuốc rọi văn minh sáng rực nhà.
Khai hóa đă đành thay lối cũ;
Cải lương c̣n phải tính đường xa.
Anh xem nghĩ lại sao không cố,
Ngán nỗi nhà nhỏ bọn hủ ta.
T́nh si Tử.

Thuận nghịch độc.- Thuận nghịch độc (thuận: xuôi; nghịch: ngược) là lối thơ đọc xuôi đọc ngược cũng thành câu có nghĩa cả; co khi đọc xuôi thành thơ quốc âm mà đọc ngược thành thơ chữ Hán.
Đền Ngọc Sơn (Hà Nội)

(Bài đọc xuôi)

Linh uy tiếng nổi thật là đây:
Nước chắn, hoa rào, một khoá mây.
Xanh biếc nước soi, hồ lộn bóng:
Tim bầm rêu mọc, đá tṛn xoay.
Canh tàn lúc đánh chuông ầm tiếng;
Khách văng khi đưa xạ ngát bay.
Thành thị tiếng vang đồn cảnh thắng:
Rành rành nọ bút với nghiên này.

(Bài đọc ngược)

Này nghiên với bút nọ rành rành:
Thắng cảnh đồn vang thiếng thị thành
Bay ngát xa đưa khi vắng khách;
Tiếng ầm chuông đánh lúc tàn canh .
Xoay tṛn đá mọc rêu bầm tím,
Bóng lộn hồ soi nước biếc xanh.
Mây khóa một rào hoa chắn nước,
Đây là thật nổi tiếng uy linh
Vô danh

Yết hậu.- Yết hậu (yết: nghỉ; hậu; sau) là lối thơ có bốn câu trên đủ chữ, c̣n bốn câu dưới chỉ có một chữ. Thí dụ:

Lươn

cứ nghĩ rằng ḿnh ngắn,
ai ngờ cũng dài đườn.
Thế mà c̣n chê trạch:
Lươn!
Vô danh

Lục ngôn thể .- Lục ngôn thể là lối thơ thất ngôn xen vào cái câu chỉ có 6 chữ. Lối thơ này ở nước ta về đời Trần, Lê hay dùng. Thí dụ :

Cảnh nhàn

Lọ là thành thị, lọ lâm toàn,
Được thứ th́ hơn miễn phận nhàn.
Vụng, bất tài nên kém bạn (lục ngôn thể)
Già, vô sự ấy là tiên (lục ngôn thể)
Đồ thư một quyển nhà làm của;
Phong nguyệt năm hồ khách nổi thuyền.
Dù nhẫn chên khen, dù miệng thế,
Cơ mầu tạo hóa mặc tự nhiên.
Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tiệt hạ.- Tiệt hạ (tiệt: ngắt, hạ: dưới) là lối thơ nào cũng bỏ lửng như bị ngắt, bớt ở cuối, nhưng ư nghĩa rơ rệt, người đọc đoán mà hiểu được. Thí dụ:

Thác bức rèm châu chợt thấy mà …!
Chẳng hay người ngọc có hay đà …!
Nét thu dợn sóng h́nh như thể …
Cung nguyệt quang mây nhác ngỡ là …
Khuôn khổ ra chiều người ở chốn ..
Nết na xem phải thói con nhà ..
Dở dang nhắn gửi xin thời hăy …
T́nh ngắn t́nh dài chút nữa ta …
Vô danh

Vĩ tam thanh- Vĩ tham thanh (vĩ: đuôi; tam: ba, thanh: tiếng ) là lối thơ ba tiếng cuối cùng, câu nào cũng phát âm giống nhau. Thí dụ:

Ta nghe gà gáy tẻ tè te,
Bóng ác vừa lên hé hẻ hè.
Non một chồng cao von vót vót,
Hoa năm sắc nở loẻ loè loe.
Chim t́nh bầu bạn kia ḱa kỉa,
Ong nghĩa vua tôi nhẹ nhẻ nhè.
Danh lợi mặt người ti tí tỉ
Ngủ trưa chưa dậy khoẻ khoè khoe
Vô danh.

Song điệp.- Song điệp (song: đôi; điệp: trùng nhau) là lối thơ mỗi câu hoặc ở đâu hoặc ở cuối có đặt hai cặp điệp tự (chữ lắp lại) Thí dụ:

Vất vất vơ vơ cũng nực cười!
Căm căm cúi cúi có hơn ai?
Nay c̣n chị chị anh anh đó,
Mai đă ông ông mụ mụ rồi.
Có có không không, lo hết kiếp
Khôn khôn, dại dại chết xong đời.
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy,
Ngủ ngủ, ăn ăn, nói chuyện chơi
Vô danh

Hoạ vận.- Hoạ vận (họa: ḥa theo; vận: vần) là bài thơ gieo đúng các chữ vần của bài trước tức là bài xướng (hát lên) để đáp lại ư nghĩa bài trước, hoặc biểu đồng t́nh hoặc phản đối lại. Thí dụ:
Tôn phu nhân qui Thục

Bài xướng

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ ṭng;
Ngân thu rạng tiết gái Giang đông.
Ĺa Ngô bịn rịn cḥm mấy bạc;
Về hán trau tria mảnh má hồng.
Son phấn thà cam dày gió bụi;
Đá vàn chi để thẹn non sông.
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn;
Thà mất ḷng anh được bụng chồng.
Tôn Thọ Tường.

Bài họa

Cài trâm xóc áo vẹn câu ṭng
Mặt ngả trời chiều biệt cơi Đông.
Ngút tỏa trời Ngô un sắc trắng;
Duyên về đất Thục đượm màu hồng.
Hai vai tơ tóc bền trời đất;
Một gánh cương thường nặng núi sống.
Anh hởi ! Tồn Quyền ! anh có biết?
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng.
Phan văn Trị.

Liên ngâm hoặc liên cú.- Liên ngâm hoặc liên cú (liên: liền, ngâm: đọc; cú: câu) là một bài thơ do nhiều người cùng làm, cứ lần lượt mỗi người đọc một hai câu cho liên tiếp thành bài. Thí dụ:

Cảnh hồ Tây

(Bài này do bà Liễu Hạnh cùng với ông PHùng Khắc Khoan, một ông họ Lư, một ông họ Ngô đi chơi thuyền ở Hồ Tây liên ngâm mà thành)

Liễu: Hồ Tây riêng chiếm một bầu trời.
Lư: Bát ngát tứ mùa rộng mắt coi.
Cỗi ngọc xanh xanh làng phía cạnh.
Phùng: Trâu vàng biêng biếc nước vàng khơi,
Che mưa nhà lợp vài gian cỏ.
Ngô: chèo gió ai bơi một chiếc chài
Giậu thủng chó đua đàn sủa tiếng,
Lư: Trời hôm bếp thổi khói tuôn hơi.
Mơn mơn tay lái con chéo quê,
Phùng: Xàn xạt ḿnh đeo chiếc áo tơi.
Thuyền Phạm phất phơ chơi bể rộng.
Ngô: Bè Trương thấp thoáng thả sông trời
Đ̣ đưa băi lác tai ḍn dă,
Lư: Giọng hát bờ lau tiếng thảnh thơi
C̣ xuống đua qua vùng cát đâu
Phùng: Diều bay sẽ liệng đám mây chơi.
Khúc ca trong đục ầm bên nước,
Ngô: Quầng mắt xanh đen sạch bụi đời
Đầu gối long hà lai láng chuyện.
Lư: Tay soi tiền giáp lả lơi cười.
Chốc sen ngả nón chứa rau búp,
Phùng: Đáy nước d́m phao bắt cá tươi
Có lúc kê hoa bày tiệc rượu
Ngô: Hoạ khi tựa bóng đứng đầu mui.
Say rồi, cởi áo quăng ḍng mát.
Lư: Tắm đoạn, xoay quần hóng gió phơi.
Trẻ mục yên hoa bày tiệc rượu.
Phùng: Lũ tiều Thượng uyển hẹn lời dai.
Bắt c̣ cứ vũng ngồi ŕnh bụi.
Ngô: Ṃ ngọc khen ai khéo lặn ng̣i
Tay lưới thế thần khôn mắc vướng.
Lư; Lưỡi câu danh lợi nhẹ tham mồi,
Hạ rồi bến mát c̣n yêu nắng.
Phùng; Đông hết thành xuân chửa thấy mai.
Thú cảnh yên hà sang dễ đọ.
Ngô: Sóng ḷng trần tục dạ đầy vơi.
Xe săn vị thủy thu hồ hỏi,
Lư: Thuyền tới Đào Nguyên mặc sức bơi.
Chuông sớm giục thanh ḷng phật đó.
Liễu: Trăng tṛn soi một bóng tiên thôi.
(Nguyên văn chữ nho Truyện Liễu chúa Phan Kế Bính dịch nôm trong Việt Hán văn khảo)

Các tác phẩm để kê cứu

1) Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo (sách đă kể trước)
2) Ưu thiên Bùi Kỷ, Quốc văn cụ thể (sách đă kể trước)
3) Đông châu, Cổ xuư nguyên âm. Lối văn thơ nôm. Cuốn thứ nhất. Đông kinh ấn quán. Hà Nội.
4) Ôn Như Nguyễn văn Ngọc, Nam thi hợp tuyển. Quyển nhất; Vĩnh hưng long thư quán. Hà nội.
5) Huyên mặc đạo nhân Dương Mạnh Huy, Đường thi hợp tuyển. cuốn thứ nhất (có dạy luật phép làm thơ). Liễu viên thư xă. Saigon.
6) Chương dân thi thoại. Nhà in Đắc lập, Huế.
7) Phạm Quỳnh, Văn học b́nh luận. Bàn về thơ nôm. N.P.t.1, số 5 tr.293-297.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (19-03-11)
  #17  
Cũ 19-03-11, 09:21 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Chương 14



1.* Phép đối

Phép đối trong văn Tàu và văn ta. một cái đặc tính của văn chương Tàu và ta là phép đối (chữ nho là đối ngẫu, đối: sóng nhau; ngẫu: chẵn . đôi): không những là văn vần (như thơ, phụ) theo phép ấy, mà các biền văn (câu đối, từ lục, kinh nghĩa) và đến cả văn xuôi nhiều khi cũng đặt thành hai câu đối nhau, hoặc hai đoạn trong một câu đối nhau.
Thế nào là đối?- Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ư và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Vậy trong phép đối, vừa phải đối ư vừa phải đối chữ.

A) Đối ư là t́m hai ư tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.

B) Đối chữ th́ phải xét về hai phương diện: thanh của chữ và loại chữ.

1) Về thanh th́ bằng đối với trắc, trắc đối với bằng. tùy thể văn, có khi cả các chữ trong câu đều phải đối thanh (như thể thơ), có khi chỉ một vài chữ theo lệ đă định phải đối thanh (như thể phú).

2) Về loại th́ hai chữ phải cùng một loại mới đối nhau được. Ngày xưa các cụ chia các chữ ra làm thực tự hay chữ nặng như: trời, đất, cây, cỏ và hư tự hay chữ nhẹ như: thế, mà, vậy, ru. Khi đối th́ thực tự phải đối với thực tự, hư tự phải đối với hư tự.
Nay nếu theo văn phạm Âu Tây mà chia các chữ trong tiếng ta ra thành tự loại rơ ràng th́ ta có thể nói rằng hai chữ đối nhau phải cùng thuộc về một tự loại, như cùng là hai chữ danh từ (noms), hoặc loại từ (spécificatifs), hoặc động từ (verbes), hoặc trạng từ (adverbes) v.v. ..
Nếu có đặt chữ nho th́ phải chữ nho đối với chữ nho.
Khi đối, nếu chọn được hai chữ cùng một tự loại mà đặt sóng nhau th́ là chỉnh đối hay đối cân. Nếu hai chữ ấy không những cùng một loại mà lại có ư nghĩa trái nhau như đen với trắng, béo với gầy , v.v. th́ gọi là đối chọi.

2.* Câu đối.

Một thể văn trong đó phép đối được hoàn toàn ứng dụng là câu đối. Vậy ta cần xét phép tắc câu đối trước khi xét đến các thể văn trong có dùng đến phép ấy.

Định nghĩa.- Câu đối (chữ nho là doanh thiếp hoặc doanh liên: (Doanh: cột; thiếp: mảnh giấy có viết chữ; liên: đối nhau) là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ư và chữ và luật bằng trắc cân xứng với nhau .
Cách làm câu đối.- Một đôi câu đối có hai câu đi sóng nhau, mỗi câu là một vế, vế trên, vế dưới.
Trong cách làm câu đối, phải xét số chữ, cách đặt câu và luật bằng trắc. Theo số chữ và cách đặt câu, có thể chia câu đối ra mấy thể sau đây:

1) Câu tiểu đối là những câu tự 4 chữ trở xuống. Những câu này nếu đặt được bằng đối với trắc, trắc đối với bằng th́ hay lắm. Thí dụ:

2) Câu đối phú là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú

a) Lối câu song quan (hai cửa) là những câu có tự 5 chữ trở lên, 9 chữ trở xuống đặt thành một đoạn liền.
b) Lối câu cách cú (cách: ngăn ra; cú: câu) mỗi vế có hai câu: một câu ngắn, một câu dài, thành ra hai câu đối nhau có một câu xen vào giữa làm cách nhau ra.
c) Lối câu gối hạc hoặc hạc tất là những câu mỗi vế có tự ba đoạn trở lên, đoạn giữa thường ngắn xen vào hai đoạn kia như cái đầu gối ở giữa hai ống chân con hạc.
Về luật bằng trắc trong lối câu đối phú th́ chỉ kể chữ cuối vế, và chữ cuối đoạn (gọi là chữ đậu câu). Chữ cuối vế phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Nếu mỗi vế có tự hai đoạn trở lên (như lối cách cụ, gối hạc), Hể chữ cuối vế là bằng th́ các chữ đậu câu phải là trắc; trái lại, hể chữ cuối vế là trắc th́ các chữ đậu câu phải là bằng. Thí dụ:

Song quan – Cách cú

Con ruồi đậu mâm xôi đậu (1);
Cái kiến ḅ dĩa thịt ḅ (b)
Ngói đỏ lợp nghè (b) lớp trên đè lớp dưới (t)
Đá xanh xây cống (t) ḥn dưới nống ḥn trên (b)

Gối hạc

Quan chẳng quan th́ dân (b) / chiếu trung đ́nh ngất ngưởng ngồi trên (b)/nào lính, nào cả, nào bàn ba (b)/ xôi làm sao, thịt làm sao, đóng góp làm sao (b); thủ lợn nh́n lâu trở cả mắt (t).
Già chẳng già th́ trẻ (t) / đàn tiểu tử nháp nhô đứng trước (t); này phú, này thơ, này đoạn một (t) / bằng là thế, trắc là thế, lề lối là thế (t) mắt (t) gà đem măi mỏi bên tai (b)

3.* Phú

Định nghĩa.- Phú (nghĩa đen là bày tỏ, mô tả) là một thể văn có vần dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính t́nh.
Phú cổ thể và phú Đường luật.- Theo cách làm phú có thể chia làm hai lối:

1) Cổ thể (thể cũ) là thể phú có trước đời nhà Đường, có vần mà không có đối, hoặc như một bài ca thật dài hoặc như một bài văn xuôi mà có vần, lối sau này gọi là lối phú lưu thủy. (nước chảy) (xem bài đọc thêm 1)
2) đường luật là thể phú đặt ra tự đời nhà đường, có vần có lối, có theo luật bằng trắc. Lối này phải theo qui củ nhất định và là lối phú thông dụng nhất. Vậy ta phải xét kỹ phép tắc lối này.
Cách hiệp vần trong lối phú Đường Luật.- Cách hiệp vần có thể theo.

1) Lối độc vận: từ đầu đến cuối chỉ dùng một vần.
2) Lối liên vận: một bài dùng nhiều vần.

Nếu đầu bài ra sẳn cho ḿnh làm (như trong khi đi thi) th́ có hai cách:

1) Hạn vận: (hạn chế các vần), tức là ra sẳn một câu làm vần, ḿnh phải theo thứ tự các chữ trong câu ấy mà gieo vần cho đủ và không được gieo vần khác vào.
2) Phóng vận (phóng: thả, cho tự do) nghĩa là ḿnh muốn gieo vần ǵ cũng được tùy ư ḿnh.
Trong lối Đường phú, bao giờ cũng đặt hai câu đối nhau gọi là hai vế th́ vần gieo ở cuối về dưới.
Cách đặt câu trong lối Đường phú.- Trong lối Đường phú, có mấy cách đặt câu như sau:

1) Câu tứ tự, mỗi vế bốn chữ:
2) Câu bát tự, mỗi vế tám chữ chia làm hai đoạn bằng nhau;
3) Câu song quan
4) Câu cách cú

Luật bằng trắc trong lối Đường phú.- Về luật bằng trắc như trên đă nói, chỉ kể những chữ cuối vế và những chữ đậu câu.

1.) Nếu mỗi vế chỉ có một đoạn (tứ tự, song quan) th́ hể chữ cuối vế trên là bằng th́ chữ cuối vế dưới phải là trắc; hoặc trái lại thế. Thí dụ:

Tứ tự
Đau quá đ̣n hằn (b)
Rát hơn lửa bỏng (t)
(Trần Tế Xương – Bài phú hỏng thi)

Song quan

Năm vua Thành Thái mười hai (b)
Lại mở khoa hti Mỹ trọng (t)
(Trần Tế Xương – Bài phú hỏng thi)

3) Nếu mỗi vế có nhiều đoạn (bát tự, cách cú, gối hạt), hễ ở vế trên cuối chữ vế là bằng th́ các chữ đậu câu phải là trắc; đến vế dưới th́ chữ cuối vế đổi làm trắc mà các chữ đậu câu lại là bằng. Thí dụ:

Bát tự
Nghiện chè nghiện rượu (t), nghiện cả cao lâu (b)
Hay hát hay chơi (b) hay nghề xuống lơng (t)

Cách cú

Thầy chắc hẳn văn chương có mực (t), lễ thánh xem gị (b).
Có mừng thầm mũ áo đến tay (b), gặp người nói mộng (t)
(Trần Tế Xương – Bài phú hỏng thi)

Gối hạc

Áo vải thô nặng trịch (t), lạnh làm mền, nực làm gối (t), bốn mùa thay đổi bấy nhiêu (b)
Khăn lau giắt đỏ ḷm (b) , giải làm chiếu, vận làm quần (b), một bộ ăn chơi quá thú (t)
(Nguyễn Công Trứ - Hàn nho phong vị phú)

Cách bố cục trong bài Đường phú.- Cách sắp đặt các đoạn mạch trong bài Đường phú cũng tựa như bài thơ:

1) Lung là đoạn mở bài nói bao quát cả ư nghĩa đầu bài.
2) Biện nguyên là đoạn nói nguyên ủy gốc tích cho rơ ư đầu bài;
3) Thích thực là đoạn giải thích rơ ư đầu bài;
4) Phu diễn là đoạn bày tỏ cho rộng ư đâầ bài;
5) Nghị luận là đoạn bàn bạc về ư nghĩa đầu bài;
6) Kết là đoạn thắt lại ư đầu bài.

Trong mỗi đoạn phú hoặc mỗi vần phú (trong các bài phú liên vận th́ các câu hiệp theo một vần họp lại thành một vần phú), thường đặt vài bốn câu tứ tự hoặc bát tự trước, rồi đến một ít câu song quan, sau đến ít nhiều câu cách cú hoặc gối hạc. th́ dụ: Đoạn “Lung” trong bài phú Khổng tử mộng Chu công của Nguyễn Nghiễm.
(Tứ Tự) Cơ mầu vận chuyển; -Ḷng thực cảm thông.
(song quan) khác thuở điềm xưa Hiên hậu; - Lạ chừng giấc mộng Cao tông.
(Cách cú) Gánh cương thường nhậm lấy một ḿnh, khá khen Phu tử; - Thuở mộng mị đường bằng có ư, từng thấy Chu công.
Cũng có khi cả bài phú, từ đầu đến cuối, đều đặt những câu 4 chữ; loại này có thể gọi là lối phú tứ tự (Xem Bài đọc thêm số 2).

4.* Văn tế

Định nghĩa.- Văn tế (chữ nho là tế văn) là một bài văn đọc lúc tế một người chết để kể tính nết công đức của người ấy và tỏ tấm ḷng kính trọng và thương tiếc của ḿnh.
Các lối văn tế.- Văn tế có thể làm theo nhiều lối:

1) Lối văn xuôi: Thí dụ Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh (Xem Việt văn giáo khoa thư bậc Cao đẳng tiểu học, tr.66)
2) Lối tán (tán là bài văn vần làm để khen ngợi phẩm hạnh công đức một người) mỗi câu bốn năm chữ, có vần, có đối, hoặc không đối (Xem bài đọc thêm số 3)
3) Lối phú cổ thể hoặc lưu thủy
4) Lối phú Đường luật. Lối này là lối thông dụng nhất. Thí dụ: Văn tế Vũ Tính và Ngô Tùng Châu (xem phần thứ nh́, bài số 79)
5) Trong văn nôm ta, văn tế lại có thể làm theo thể song thất lục bát (sẽ nói ở chương XV,2 *) Thí dụ: bài văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du.

Phép làm văn tế theo lối Đường phú .-

A) Cách hiệp vần (thường dùng độc vận) , cách đặt câu và luật bằng trắc theo đúng như thể thức đối phú Đường luật đă nói trên . Xem 3*
B) Các đoạn mạch.- Một bài văn tế thường chia ra làm các đoạn sau này:

1) Đoạn mở bài (bắt đâầ bằng hai chữ “than ôi”) hoặc “Than rằng” hoặc “Thương ôi” trước đặt một câu cách cú hoặc gối hạc, rồi đến một câu song quan.
2) Đoạn kể đức tính công nghiệp người chết (thường bằng đầu bằng mấy chữ “Nhớ cha xưa” hoặc “Nhớ bạn xưa, v.v.” trước đặt vài câu tứ tự, hoặc bát tự rồi đến những câu cách cú, song quan , gối hạc, nhiều ít tùy ư.
3) Đoạn than tiếc người chết (thường bắt đầu bằng chữ “Ôi!”: cách sắp đặt các câu cũng như đoạn trên.
4) Đoạn tỏ t́nh thương nhớ của người đứng tế (thường bắt đâu bằng mấy chữ “con nay” hoặc “Bản chức nay”, v.v. Cách xếp đặt các câu cũng như đoạn trên. Cuối đoạn này thường đặt hai chữ Thượng hưởng (ước mong hưởng cho) là hết.

CÁC BÀI ĐỌC THÊM

1. MỘT BÀI PHÚ LƯU THỦY

Bài phú sông Bạch đằng.

Khách có kẻ: chèo bể bơi trăng, buồm mây giong gió. sớm ngọn Tương kia, chiêu hang Vũ nọ. Vùng vẫy Giang, Hồ; tiêu dao Ngô, Sở. Đi cho biết đây, đi cho biết đó. Chằm Vân mộng chứa ở trong kho tư tưởng, đă biết bao nhiêu; mà cái trí khi tứ phương, vẫn c̣n hăm hở!
Mời học thói Tử trương; bốn bể ngao du. Qua cửa Đại-Than, sang bến Đông Triều; đến sông Bạch Đằng, đủng đỉnh phiếm chu. thắng xoá sông kềnh muôn dặm; xanh ŕ đặng ác một màu. Nước trời lộn sắc, pḥng cảnh vừa thu. Ngàn lau quạnh cơi, bến lách đ́u hiu. Giáo gậy đầy sông, cốt khô đầy g̣. Ngậm ngùi đứng ngắm cuộc phù du. Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá, mà đây dấu vết hăy c̣n lưu.
Kia ḱa bên sông, phụ lăo người đâu. Lượng trong bụng ta, chừng có sở cầu. Hoặc gậy trống trước, hoặc thuyền bơi sau. Vái tạ mà thưa rằng: Đây là chỗ chiến địa của vua Trần bắt giặc Nguyên, và là nơi cố châu của vua Ngô phá quân Lưu đây.
May sao: Trời giúp quân ta, mây tan trận nó. Khác nào như quân Tào Tháo bị vỡ ở sông Xích bích khi xưa, giặc Bổ Kiên bị tan ở bến Hợp ph́ thuở nọ. Ấy cái nhục tày trời của họ, há những một thời; mà cái công tái tạo của ta, lưu danh thiên cổ.
Tuy vậy, từ thuở có trời có đất, vẫn có giang san. Trời đặt ra nơi hiểm trở, người tính lấy cuộc tồn an. Hội nào bằng hội Mạnh tân, như vương sư họ Lă; trận nào bằng trận Duy thủy, như quốc sĩ họ Hàn. Ḱa trận Bạch Đằng này mà Đại thắng, bởi chưng Đại vương coi thế giặc nhàn. Tiếng thơm c̣n măi, bia miệng bao ṃn. Nhớ ai sa giọt lệ, hổ ḿnh với nước non!
Rồi vừa đi vừa hát rằng:
Sông Đằng một dải dài ghê!
Luồng to sóng lớn dồn về bể Đông.
Trời Nam sinh kẻ anh hùng,
Tăm kềnh yên lặng, non sông vững vàng.
Khách vừa đi vừa hát rằng:
Vua Trần hai vị thánh quân
Sông kia c̣n dấu tẩy trần giáp binh
Ngh́n xưa gẩm cuộc thăng b́nh.
Tài đâu đất hiểm, bởi ḿnh đức cao.
(Nguyên văn chữ nho của Trương Hán Siêu – Đông Châu dịch - )
Khảo về địa dư và lịch sử tỉnh Quảng yên (Nam Phong tạp chí, t.XIV số 84, tháng 6-1924)

Một bài phú tứ tự

Bài phú tài bàn.

(Lung) Tài bàn, tài bàn ! Ai sinh ra chàng? Trăm hai mươi quân, phu ba kéo hàng. Cũng vạn, cũng sách: cũng chi, lăo, thang. Nào ăn nào đánh, muốn dọc, muốn ngang. Có ǵ lạ đâu; Tổ tôm một phường. Có ǵ khác đâu: khác chín lừng khàn. Từ khi mới sang, vác mặt nghiêng ngang. Đi đầu theo đó, sum họp thành làng.
(Biện nguyên) Nguyên người ở đâu? – Ngươi ở bên Tàu. Tên ngươi ai đặt? Họ ngươi ai đầu? Trong phường dệt gấm chú chiệc bán dầu.
(Thích thực hai vần) Vài mươi năm trước, qua nước Nam Việt. Xưa chửa biết ai, nay ai cũng biết. Càng quen thuộc lắm, chơi bời càng riết. Kể mặt làng chơi, tín hsao cho xiết.
Thím khách, cô tây; bác thông, cậu kư, Thầy giáo thâầ nho; cụ tổng, cụ lư. Ông cả, bà lớn; bố cu, mẹ đĩ. Đến cả săi chùa, cùng đàn trẻ bé. Rằng buồn, ông chơi , thấy vui, cháu ké.
(Phu diễn hai vần) Nơi thời: lầu hồng gió cuốn, gác tía trăng soi. Đèn pha lê thắp, sập vân mẫu ngồi. Kẻ hầu bốc nọc, đứa chực chia bài. Trăn ngh́n không kể, chơi lấy kẻo hoài.
Nơi thời: Mấy mặt làng nho, vài người bạn cũ. Điếu thuốc, miếng giầu; câu thơ, vần phú. Ngày hăy c̣n dài, ta chơi cho bơ.
(Nghị luận hai vần ) lại ḱa: mấy cậu dẻo trai, mấy ả mày ngài. đồng hồ túi áo, kim cương hoa tai. Ma-đam, me-sừ; giắt lưng cỗ bài. Chim chuột là cốt, được thua cũng lời.
Lại kia : nhà tranh rấch rác, giường tre lệch lạc. Thằng quấn lồng bàn, đưa khăn mănh bát. Xỏ lá một phường, bợm keo một loạt. Thuốt khét râu ngô, bước bung chè hạt. Người mươi đồng xu, bài mọt cỗ nát. Ngọn đèn lờ mờ, năm canh xào xạc.
(Kết) Thôi thôi thôi thôi: Chú tài, thím tài; ông bàn , bà bàn ! Xin xuống tàu trước, cả nước tôi van!
(Nễ giang Nguyễn Thiện Kế).

2. Một bài văn tế làm theo lối tán

Văn tế một vị công chúa.

Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao tŕ nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu
Hoa tàn, nguyệt khuyết
(Mạc Đĩnh Chi)

Dịch nghĩa : Một đám mây trên trời xanh, một giọt tuyết trong ḷ trời, một cánh hoa ở vườn nhà vua, một vừng trăng ở dưới ao tiên. Than ôi! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!

CÁC TÁC PHẨM ĐỂ KÊ CỨU

1) Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo
2) Ưu Thiên Bùi Kỷ, quốc văn cụ thể
3) Đông Châu, Cổ xuư nguyên âm. Cuốn thứ nh́
4) Thái phong Vũ khắc Tiệp, Phú nôm, tập trên và tập dưới, Việt văn thư xă, Vĩnh hưng Long thư quán, Hà Nội.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (19-03-11)
  #18  
Cũ 19-03-11, 09:27 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Chương 15



1 Truyện

Lục bát và biến thể lục bát. - Truyện là tiểu thuyết viết bằng văn vần. Các truyện nôm của ta viết theo hai thể :

I. Lục bát; 2- Biến thể lục bát.

1. Thể lục bát : Lục bát nghĩa đen là sáu tám, v́ theo thể này cứ lần lượt đặt một câu sáu chữ, lại đến một câu tám chữ, muốn đặt dài ngắn bao nhiêu cũng được, miễn là phải dừng lại ở cuối câu tám.

Cách hiệp vần trong thể lục bát.- Cứ chữ cuối câu trên phải vần với chữ thứ sau câu dưới và mỗi hai câu mỗi đổi vần, mà bao giờ cũng gieo vần bằng. Theo lệ ấy th́ chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám, rồi chữ cuối câu tám lại vần với chữ cuối câu sáu sau. Thành ra câu tám có hai vần: một yêu vận ở chữ thứ sáu và một cước vận ở chữ thứ tám.

Thí dụ: (yv = yêu vận; cv = cước vận):
Thành tây có cảnh Bích câu,
Cỏ hoa họp lại một bầu (yv) xinh sao (cv)!
Đua chen thu cúc, xuân đào,
Lưu phun lửa hạ, mai chào (yv) gió đông (cv)!
(Bích Câu kỳ ngộ)
Luật bằng trắc trong thể lục bát - Luật bằng trắc của thể lục bát theo thứ tự này:

Câu sáu: b B t T b B
Câu tám: b B t Tb B T B
(chữ bằng (B) hay trắc (T) viết hoa là buộc theo luật bằng trắc; c̣n chữ viết thường th́ không buộc theo đúng luật, theo lệ “nhất , tam, ngũ bất luận” )

Lời chú.- Trong câu tám, tuy chữ thứ sáu và chữ thứ tám đều là tiếng bằng, nhưng không được cùng một thanh, nghĩa là nếu chữ thứ sáu thuộc phù b́nh thanh th́ chữ thứ tám phải thuộc trầm b́nh thanh, hoặc trái lại thế. Thí dụ:
(pht = phù b́nh thanh; tbt = trầm b́nh thanh)
Lựu phun lửa hạ mai chào (tbt) gió đông (pbt)
Cỏ lan lới mục, rêu phong (pbt) dấu tiều (tbt)
(Bích Câu kỳ ngộ)

Khi nào câu sáu chia làm hai đoạn dài bằng nhau, th́ chữ thứ hai có thể đổi ra trắc được. Thí dụ;
Dù mặt lạ, đă ḷng quen
(Bích Câu kỳ ngộ)

II. Biến thể lục bát

Biến thể lục bát.- Biến thể nghĩa là thể văn có biến đổi đi. Thể này tức cũng là thể lục bát, nhưng thỉnh thoảng có xen vào một ít câu mà cách hiệp vần và luật bằng trắc khác thể lục bát nói trên. Thể này thường dùng để viết các truyện có tính cách b́nh dân như Quan thế âm, Phạm Công Cúc Hoa, Lư Công , v.v. ..
Sự biến đổi trong cách hiệp vần và luật bằng trắc của lối biến thể lục bát. Nay lấy mấy câu trong truyện lư công làm mẫu:

Câu sáu: Khoan khoan chân bước lên đường.
Câu tám: Thấy chàng họ Lư ngồi đương ăn mày.
Câu sáu: Đầu thời đội nón cỏ may.
Câu tám: Mặt vơ ḿnh gầy, cầm sách giờ lâu.
Câu sáu: Dưới đất có bốn rồng chầu.
Câu tám: kiệu vàng, tàn tía trên đầu hào quang.
Câu sáu: thị Hương xem thấy rơ ràng,
Câu tám: Bước tới vội vàng, chào Lư thánh Quan.
Xét tám câu ấy, ta nhận thấy bốn câu in chữ đứng theo đúng phép tắc thể lục bát, c̣n bốn câu in chữ nghiêng là thuộc về biến thể lục bát.

1. Một điều biến đổi là ở cách hiện vần; chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ tư câu tám, chứ không vần với chữ thứ sáu như trong thể lục bát chính thức.
2. Một điều biến đổi nữa là ở luật bằng trắc:

a) Luật của câu tám: v́ chữ yêu vận trong câu tám đổi chỗ, nên luật bằng trắc của câu ấy cũng phải đổi cho hợp. Câu tám trong thể lục bát bắt đầu bằng bằng th́ trong lối biến thể lại bắt đầu trắc trắc để cho chữ thứ tư là chữ vần đặt được tiếng bằng. Luật cả câu ấy là:
t T b B t T b B
b) Luật của câu sáu:- Nhiều khi luật của câu sáu cũng thay đổi và bắt đầu trắc trắc theo thứ tự này :
t T b B T B
Thí dụ:
Thuở ấy có vua Bảo vương,
Sinh ra công chúa phi phương lạ lùng (Lư công truyện)

3. Ngâm


Song thất lục bát – Ngâm là một bài văn vần tả những t́nh cảm ở trong ḷng, thứ nhất là những t́nh buồn, sầu, đau, thương. Các ngâm khúc trong văn ta làm theo thể song thất lục bát, thường gọi tắt là song thất.
Số chữ trong câu của thể song thất.- Song thất lục bát, nghĩa đen là “hai bảy, sáu tám”,. Phép đặt câu trong thể này cứ hai câu bảy chữ, rồi đến một câu sáu chữ, một câu tám chữ. Cứ bốn câu thành một đoạn con, muốn đặt dài ngắn tùy ư, miễn là phải đặt cho trọn từng đoạn. thể này cũng gọi là lục bát gián thất nghĩa là câu sáu, câu tám có xen vào những câu bảy.

Cách hiệp vần trong thể song thất.- Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ năm câu bảy dưới, đều là vần trắc. Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu sáu, đều là vần bằng. Chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám mà là vần bằng (theo như thể lục bát). Chữ cuối câu tám lại vần với chữ thứ năm câu bảy trên của đoạn sau mà cũng là vần bằng. thành ra mỗi đoạn bốn câu có bốn vần: một vần trắc và ba vần bằng. Trừ câu sáu không kể, các câu kia mỗi câu đều có hai chữ vần; một yêu vận và một cước vận. Thí dụ: Tám câu đầu trong chinh phụ ngâm:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi (cvt)
Khách má hồng nhiều nỗi (yvt) truân chuyên (cvb)
Xanh kia thăm thẳn từng trên (cvb)
V́ ai gây dựng cho nên (yvb) nỗi này (cvb) !
Trống Trường thành lung lay (yvb.1) bóng nguyệt (cvt2).
Khói cam tuyền mờ mịt (yvt.2) thức mây (cvb.3)
Chín tầng gươm báu trao tay *cvb.3)
Nửa đêm truyền hịch định ngày (yvb.e) xuất chinh (cvb.4)

Luật bằng trắc trong thể song thất.- Hai câu sáu tám theo đúng luật của thể lục bát đă nói trên. Đến hai câu bảy th́ trừ chữ thứ nhất không kể, muốn đặt tiếng ǵ cũng được, c̣n sáu chữ sau chia làm ba đoạn mỗi đoạn hai chữ. Trong câu bảy th́ có đoạn đầu trắc trắc; đến câu bảy dưới th́ luật trái lại: đoạn đầu bằng bằng. Vậy luật bằng trắc trong thể song thất theo thứ tự này (0=chữ đầu câu bảy gác ra ngoài không kể; những chữ thường (t,b) không cần theo đúng luật, theo lệ “nhất, tam, ngũ bất luận “đă nói trước):

Lời chú. - Nếu hai câu bảy đặt thành hai câu sóng nhau hoặc đối, hoặc không đối th́ đoạn đầu câu bảy trên (hai chữ 2,3) theo lệ phải đặt trắc trắc có thể đổi làm bằng bằng được. Thí dụ;

Chàng th́ đi cơi xa mưa gió (1)
Thiếp th́ về buồng cũ chiếu chăn (2)
((1) và (2) đối nhau)
(Chinh Phụ Ngâm)

Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm (1)
Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon (2)
(1) và (2) đối nhau
(Cung oán ngâm khúc)

Chàng từ đi vào nơi gió cát (1)
Đêm trăng này, nghỉ mát phương nao? (2)
(1) và (2) không đối.
(Chinh phụ ngâm)

2. Hát nói

Hát nói là một trong các lối hát ả đào hay đào nương ca (1). Hát ả đào gồm những lối ca trù do đào nương (hoặc cô đào) hát, đối với lối hát trai hay Hà nam do giáp công (hoặc kép) hát.
Hát ả đào kể có nhiều lối như dâng hương, giáo trống, gửi thư, thét nhạc, vân vận. Nhưng chỉ có lối hát nói là thông dụng nhất là có văn chương lư thú nhất.
Hát nói có thể coi là một biến thể của hai thể lục bát và song thất.
Đủ khổ, dôi khổ và thiếu khổ.- Mỗi bài hát nói chia làm nhiều đoạn gọi là khổ bài. Mỗi khổ có bốn câu, trừ khổ cuối chỉ có 3 câu.
Theo số khổ , hát nói chia làm ba thể:
1) Đủ khổ là những bài có ba khổ (khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, khổ xếp 3 câu) cộng là 11 câu. Thể này là chính thức.
2) Dôi khổ là những bài có hơn ba khổ (khổ dôi ra là khổ giữa)
3) Thiếu khổ là những bài thiếu một khổ (thường là khổ giữa) chỉ có 7 câu.
Hai thể sau là biến thức.

1. Đủ khổ

Các câu trong bài đủ khổ.- theo tiếng nhà nghề, 11 câu trong bài đủ khổ có tên riêng là:

Khổ đầu: hai câu 1-2 là lá đầu; hai câu 3-4 là xuyên thưa.
Khổ giữa: hai câu 5-6 là thơ; hai câu 7-8 là xuyên mau .
Khổ xếp: câu 9 là dồn; câu 10 là xếp; câu 11 là Keo.

Số chữ trong câu hát nói:- Số chữ không nhất định.

Thường đặt những câu 7,8 chữ; nhưng có khi đặt những câu ngắn hơn chỉ cơ, 5 chữ, hoặc dài tới 12, 13 chữ.
Duy có câu cuối bao giờ cũng đặt 6 chữ và hai câu 5-6 đặt thành hai câu thơ th́ phải theo thơ ngũ ngôn (5 chữ) hoặc thất ngôn (7 chữ). Nhưng hai câu 5-6 không đặt theo thể thơ và có số chữ so le cũng được. Thí dụ: (hai câu 5-6 trong bài Rơ mặt tu mi của Nguyễn Công Trứ):

Đố kỵ sá chi con Tạo.
Nợ tang bồng quyết trả cho xong.

Cách gieo vần trong bài hát nói.- Cách gieo vần phải theo các lệ sau này:

1. Trong bài hát nói, dùng cả hai thứ vần; vần bằng và vần trắc. Khi nào trong một câu đang vần bằng đổi sang vần trắc hoặc trái lại thế, th́ vừa có yêu vận và cước vận. Những câu ấy là các câu chẵn, trừ câu thứ sáu là câu thơ nên chỉ có cước vận thôi.
2. Trong mỗi khổ, cước vận của câu đầu và câu cuối phải dùng tiếng trắc, cước vận của hai câu giữa phải dùng tiếng bằng. C̣n yêu vận của câu thứ hai th́ dùng tiếng trắc mà của câu thứ tư th́ dùng tiếng bằng để có thể chuyển vần trắc sang vần bằng hoặc vần bằng sang vần trắc được.
3. Yêu vận gieo vào chữ cuối đoạn thứ nh́ (về sự chia đoạn, xem rơ Mục sau)
Luật bằng trắc trong bài hát nói.- Đại khái luật bằng trắc các câu trong mỗi khổ bài hát nói là như sau (những chữ thường) không cần theo đúng luật, theo lệ (nhất, tam, ngũ bất luận):

Câu thứ nhất: t T b B t T
- thứ nh́: b B t T b B
- thứ ba: b B t T b B
- thứ tư : t T b B t T

Nên nhận: Câu đầu và câu cuối theo một luật v́ hai câu ấy đều gieo vần trắc; hai câu giữa đều theo một luật v́ hai câu ấy đều gieo vần bằng.
Lời chú: 1. Khổ xếp chỉ có ba câu th́ theo luật của ba câu đầu kể trên

2. Những câu 5-6 và những câu khác trong bài hát nói, nếu đặt thành câu thơ, th́ phải theo đúng luật thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
3. Những câu 6 chữ theo đúng luật kể trên. C̣n những câu dài hơn 6 chữ th́, đói với việc ứng dụng luật ấy, phải chia làm ba đoạn con, mỗi đoạn 2 chữ, hoặc 3, 4 chữ hay dài hơn nữa. Trong mỗi đoạn, chỉ kể chữ cuối là phải theo luật bằng trắc, những chữ trên gác ra ngoài không kể, muốn đặt tiếng ǵ cũng được .
4. Những câu 4, 5 chữ chỉ chia làm hai đoạn th́ đoạn thiếu là đoạn đầu không kể, c̣n hai đoạn dưới theo đúng luật. Thí dụ: Câu đầu bài Chơi thuyền Hồ Tây của Nguyễn Khuyến:

Thuyền(b) lan(b) nhẹ(t) nhẹ(t).
Câu đầu bài Cái thú say rượu của Nguyễn Công Trứ (?)
Say (b) chưa?(b) say(0) mới(t) thú(t).

5. Những câu lấy chữ sẵn không theo đúng luật bằng trắc. Thí dụ: Câu thứ hai của khổ xếp trong bài này Mộng sự với chân thân của Cao Bá Quát (?)

Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai.
(Câu này là câu lấy chữ sẳn ở trong bài Tương tiến tửu của Lư Bạch)

Lời chú.- Lệ gieo vần và luật bằng trắc tuy như đă kể trên, những một đôi khi nhà làm văn không theo đúng hẳn cũng được, miễn là câu đặt có thể hát lưu loát th́ thôi.
Một bài hát nói đủ khổ làm mẫu: nợ nam nhi của Nguyễn Công Trứ (0=chữ gác ra ngoài luật; b = bằng; t = trắc; yv = yêu vận; cv = cước vận; (hết một đoạn);

II. Dôi khổ

Cách làm bài hát nói dôi khổ.- Trong những bài dôi khổ, khổ đầu, vẫn ở trên, khổ xếp vẫn ở dưới, c̣n khổ giữa th́ làm dôi ra thành hai ba khổ hoặc nhiều hơn nữa tùy ư.
Trong những khổ dôi ra, số câu, số chữ, cách gieo vần và luật bằng trắc cũng theo như các khổ chính. Thí dụ: phong cảnh Hương sơn của Chu Mạnh Trinh (xem phần thứ nh́, bài số 133)

III. Thiếu khổ

Những bài thiếu khổ.- Một đôi khi bài hát nói thiếu hẳn đi một khổ, thường là khổ giữa, chỉ c̣n lại có 7 câu.
Thí dụ :

Tiễn biệt

Ngán cho nỗi xoay vần thế cục,
Sum họp này chả bỏ lúc phân ly!
Hởi ông tơ! Độc địa làm chi!
Bắt kẻ ở người đi mà nỡ được!
Thôi đă trót cùng nhau nguyện ước,
Duyên đôi ta chẳng trước th́ sau,
Yêu nhau nhớ lấy lời nhau!
Cung Thúc Thiêm

IV. Mưỡu


Định nghĩa.- Mưỡu là những câu làm theo thể lục bát đi kèm với bài hát nói, hoặc ở trên (mưỡu đầu), hoặc ở dưới (mưỡu hậu).
Không phải bài hát nói nào cũng có mưỡu; có nhiều bài không có. Lại có bài chỉ có mưỡu đầu hoặc mưỡu hậu; có bài có cả mưỡu đầu và mưỡu hậu.

Mưỡu đầu.- Mưỡu đầu có thể đặt một cặp câu lục bát (Mưỡu đơn) hoặc hai cặp câu lục bát (mưỡu kép).
Những câu mưỡu đầu bao giờ cũng đặt trùm trên bài hát nói. Câu mưỡu cuối không phải hiệp vần với câu đầu bài hát nói. Thí dụ:

Mưỡu đơn: Đồng tiền.
Hôi tanh chẳng thú vị ǵ.
Thế mà ai cũng kẻ v́, người yêu.
Tạo vật bất thị vô để sử
Ḅn chài ra một thứ quấy chơi
Đủ vuông tṛn tượng Đất, tượng Trời.
Khẳm họa, phúc, nguy, yên, tử, hoạt.
Chốn kim môn nơi tử thát,
Mặc phao tuồng không kẻ pḥng nhàn
Đương om ṣm chớp giật, sấm ran,
Nghe xốc xách, lại gió ḥa mưa ngọt
Kẻ tài bộ đă vào phương vận đạt,
Không ngươi, cùng ải với cỏ cây.
Người yêm yêm đành một phận trầm mai,
Có gă, lại trổ ra sừng gạc.
Dốc đầy túi, mặt Nguyễn lang ngơ ngác,
Trổng đầu giường, gan tráng sĩ làu bàu.
Để đoàn ấm á càu nhàu,
Khiến lũ tài danh vơ vẫn.
Khả quái tầm thường “a đồ vật”
Khước giao đáo để đại thần linh
Đương đồ ai chẳng chuộng gia huynh.
Thù thế, kể lấy làm đệ nhất.
Tiếng xỏng xảnh đầy trong trời đất
Thần cũng thông, huống nữa là ai?
Long đồ nghĩ cũng nực cười.
(Nguyễn Công Trứ.)

Mưỡu kép: Hồ Hoàn Kiếm.
Lênh đênh dưới nước trên trời,
Quanh thuyền trăng gió một vài ông thơ,
Bút nghiên để sẵn bao giờ
Đề câu tuyệt duyệt c̣n nhờ tay ai?
Thu phong thu nguyệt.
Cảnh Kiếm hồ bao xiết vẻ phong quang.
Soi biết bao lợi tẩu danh trường,
Ḱa vân cẩu mảnh gương c̣n măi đó.
Nước biếc khôn t́m gương Thái tổ.
Đá xanh hầu mốc chữ Phương đ́nh.
Chẳng quản chi người chí nhục, kẻ chí vinh,
Lấy sơn thủy hữu t́nh làm khế hữu.
Khi b́nh hoa, khi đối tửu.
Kho trời chung phong nguyệt của riêng ta:
Chơi đi kẻo nữa mà già.
Hoàng Cảnh Tuân.

Mưỡu hậu.- Mưỡu hậu bao giờ cũng là mưỡu đơn. Mưỡu hậu thường đặt ở câu xếp và câu keo; nhưng cũng có khi đặt ở dưới câu keo, nghĩa là đặt hẳn xuống cuối bài hát nói. Nếu hai câu mưỡu hậu đặt xen vào giữa câu xếp và câu keo, th́ câu lục phải ăn vần với câu xếp ở trên mà câu bát phải buông vần xuống cho vần câu keo ở dưới bắt vào. Thí dụ: Cầm kỳ thi tửu của Nguyễn Công Trứ (xem phần thứ nh́, Bài số 102)
Một bài hát nói có thể vừa có mưỡu đầu và mưỡu hậu.
Thí dụ:

Vịnh Tiền Xích bích
Gió trăng chứa một thuyền đầy.
Của kho vô tận biết ngày nào vơi
Ông Tô tử qua chơi xích bích,
Một con thuyền với một túi thơ
Gió hiu hiu mặt nước như tờ,
Trăng chếch chếch đầu non mới ló.
Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ,
Buông chèo hoa len lỏi chốn sơn cương.
Ca rằng:
Quế trạo hề lan tương
Kích không minh minh hề tố lưu quang.
Diễu diểu hề dư hoài
Vọng mĩ nhân hề thiên nhất phương
Người ỷ a réo rắt, khúc cung thương
Tiêng kêu lẫn tiếng ca vang đáy nước
sực nhớ kẻ quay ngọn giáo vịnh câu thơ thuở trước
Nghĩ sự đời nên cảm nỗi phù du.
Đành hay trời đất dành cho
Hai kho phong nguyệt ngh́n thu hăy c̣n.
C̣n trời, c̣n nước, c̣n non.
(Nguyễn Công Trứ)

Các Tác Phẩm để kê cứu

1) Phan Kế Bính, Việt hán văn khảo
2) Ưu Thiên Bùi Kỷ, quốc văn cụ thể: Tân Việt Nam thư xă Hà Nội.
3) Đông châu, Cổ xuư nguyên âm, cuốn thứ nh́
4) Ôn như Nguyễn văn Ngọc, Đào nương ca tập 1, Hát nói và hát mưỡu. Việt Nam thư xă, Vĩnh Hưng Long thư quán Hà nội.
5) Phạm văn Duyện, Hát ả đào, Q . thứ nhất. Imp. du Trung Bac tan van Ha-noi.
6) Hoàng Tăng Bư, Văn ca trích cẩm 200 bài hát ả đào, Tân dân thư quán Hà Nội.
7) Phạm Quỳnh, Văn chương trong hát ả đào P.N.t XII số 69, tr.171-188.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (19-03-11)
  #19  
Cũ 19-03-11, 09:34 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Chương 16



1. Ca Huế

Các lối ca khúc của ta.- Các lỗi ca khúc (những bài hát ḥa với âm nhạc) của ta rất nhiều.Những đại thể ta có thể phân làm hai loại:

1) Các biến thể của hai thể lục bát và Song thất: cái đặc tính của các lối này là vừa có yêu vận vừa có cước vận. Trừ lối hát nói ta đă xét rơ phép tắc trong chương trên, c̣n có các lối xẩm (xẩm nhà tṛ, xẩm chợ), hề, điên, đ̣ đưa chũng châm chước theo hai thể lục bát và song thất (Xem những Bài đọc thêm số 1, 2, 3, 4, 5)
2) Các biến thể của thơ có cái đặc tính là chỉ có cước vận, mà không có yêu vận. Các lối sau này gọi chung là ca Huế hoặc hát ; ư. Nay ta phải xét qua thể cách các lối này .

Nguồn gốc các lối ca Huế.- Về nguồn gốc các lối ca này có hai thuyết:

1) Nhiều người cho rằng các lối ca Huế là do ta phỏng theo các ca khúc của người Chiêm Thành mà đặt ra .
Nay xét trong Nam sử, thấy chép hai việc sau này: Năm 1044 (Thiên cảm Thánh-vũ nguyên niên), vua Lư Thái tôn đi đánh Chiêm thành, chém vua Chiêm là Sạ đẩu, rồi vào thành Phật-thệ (nay ở xă Nguyệt biều, huyện Hương-thuỷ, tỉnh Thừa-thiên), bắt vợ, thiếp cùng cung nữ của vua Chiếm biết múa hát khúc Tây Thiên về. Khi về, ngài sai làm cung riêng cho bọn cung nữ ấy ở (C.M.q.3, tờ, 8,9,10)
Lại năm 1202 Thiên gia Bảo-hữu nguyên niên), vua Lư Cao tôn sai nhạc công soạn ra nhạc khúc mới gọi là Chiêm thành âm, tiếng sầu oán thương xót, nghe đến phải khóc (C.M. 1.5 tr.28a)
Xem hai việc chép trong sử ấy th́ biết ta có tiếp xúc với ca nhạc của Chiêm thành và chịu ảnh hưởng của nền ca nhạc ấy. Sau này khi dân tộc Chiêm-thành đă mất nước, nỗi buồn rầu, ḷng cảm cựu thổ lộ trong giọng hát, cung đàn, nên có nhiều vẻ năo nùng ai oán truyền sang nhạc của ta.

2) Có người lại cho rằng các ca khúc của ta là phỏng theo các từ khúc của Tàu mà làm ra,v́ các lối ấy, cũng như từ khúc của Tàu, chỉ có cước vận và đă thành câu dài ngắn không đều nhau.
Xét ra th́ các điệu ca Huế có thể chia làm hai loại: một là những điệu hát Nam (tự phương Nam lại); giọng réo rắt, như các điệu Nam ai, Nam thương, Nam b́nh, Vọng phu v.v.; hai là những điệu hát Bắc (tự phương Bắc lại). giọng vui vẻ như các điệu cổ bản, Kim tiền, Tứ đại cảnh, Phú lục, Lưu thủy, Hành vận, v.v. Các điệu hát Nam có lẽ chịu ảnh hưởng của ca khúc Chiêm thành, c̣n các điệu hát Bắc có lẽ phong theo từ khúc của Tàu mà làm ra.
Các điệu ca Huế.- Các điệu ca Huế rất nhiều. Nay kể các điệu chính như sau:

1) Cổ bản (bản cũ, điệu cũ) có 6 khổ, 6 vần. Thí dụ:

Tự t́nh

Số câu (1) số chữ (9)
1 9 Duyên thắm duyên càng đượn, v́ giống đa t́nh.
2 7 Thêm nhiều ngày mặn nồng càng xinh
3 7 Bực khuynh thành thực là tài danh
4 9 Song duyên kia đừng phụ nào trách chi ḿnh.
5 7 Chỉ non thề nguyện cùng trời xanh
6 5 Ḷng dặn ḷng cho đành
7 3 Nỗi kết ḿnh (kết ḿnh)
1 6 Thư nhạn đưa tin (đưa tin) tháng ngày,
2 7 Nguồn ái ân dám đâu vơi đầy
3 7 Thương càng bận, làm bận ḷng đây,
4 6 Vấn vương t́nh tự v́ đây.
5 7 Tơ hồng khéo xe, thực là may,
1 4 Trăng gọi thềm hoa
2 4 Lầu ngọc sáng ḷa
3 4 Hương thơm ngát nhà
4 3 Khắp gâầ xa
5 4 Tiếng đàn ḥa ca
1 5 Ngâm vinh mấy chén quỳnh
2 4 Say sưa cùng ḿnh
3 6 Sánh tày vai
4 8 Nhân ngăi (nhân ngăi) lâu dài
5 7 Thực là vui, dám nào phai
6 9 Tâm đầu ư hợp, như rứa mấy người
7 8 Ngọc vô hà, Biện Ḥa mới hay.
8 5 Một ngày tương tri t́nh si, ấy là ai
7 8 Muôn vàng không ngại, mua ngay tiếng cười
8 5 Gọi mười người như mười
1 7 Anh hùng có đâu, có là đâu.
2 11 Thôi thôi đừng, thôi đừng năn nỉ, suy nghĩ thêm sầu
3 3 Mặc ai giầu
4 4 Lại hầu thương yêu
5 4 Mặn nồng bao nhiêu
6 3 Đường c̣n lâu,
7 3 Chút t́nh sâu,
8 8 Vui ḷng ưng ư, danh lị chí cầu !

2) Kim tiền có hai khổ hai vần . Thí dụ :

Trai gái tự t́nh
1 5 Xa xôi gửi lời thăm
2 7 Lúc nhắn nhe đôi bạn sắt cầm
3 5 Mong kết nghĩa đồng tâm
4 4 Với người tri âm
1 6 Thương nhau hoài nhớ nhau măi
2 8 Thương nhau hoài ai chớ phụ t́nh ai
3 4 Duyện v́ trúc mai
4 8 Trúc mai ḥa hợp, cùng bạn lâu dài
5 4 Đặng dài lâu dài
6 6 Thương th́ xin đó đừng phai (thương th́ xin đó đừng phai)
7 8 Ấy ai t́nh tự, tác dạ (tạc dạ) chớ phai
8 6 Chớ phai, hởi người t́nh tự!

3.) Tứ đại cảnh có bảy khổ. Thí dụ:

Gặp anh hùng
1 11 Cơn phong trần, tay khí vơ, nay mới tỏ (mới tỏ) tài t́nh
2 7 Thôi thôi thực gặp buổi (danh) giương danh.
3 3 Ngắm trời xanh
4 4 Mở hội hoàn doanh
5 4 Bày cuộc đua ganh
1 3 Xui nên chuyện
2 3 Vang châu huyện
1 4 Lắm chuyện kỳ thay!
2 7 Ai là kẻ hào kiệt (tay) ra tay?
3 3 Nay mừng thay
4 4 Cờ mở gió bay.
5 4 Trống động trời lay ,
1 3 Trông ra dạng
2 3 Nguy nga trạng
1 4 Chức trọng quyền cao
2 7 Nghiêng trời bể lừng lẫy (bao) xiết bao!
3 7 Xưa phỉ nguyền rày ước mai ao,
4 4 Ngày khát đêm khao
1 5 (Người) người đâu tung hoành thế?
2 6 Mới hay, biết tay anh hùng
3 3 Luống những mong
4 4 Lượng bể bao dong
5 4 Phận liễu đoái trông
6 3 Ḷng ḷng mong
7 5 Ân t́nh thắm , có xong
8 4 Có xong chăng là ?
1 10 Mưa sa, chùm hoa sân ngọc rườm rạp (rườm rạp xuân) thêm xuân.
2 6 Tư quân mấy phận chung t́nh
3 7 Tin xét đến có chừng ấy chuyện
4 7 Xin ghi tạc có từng ấy câu

4) Lưu thủy (nước chảy) có bốn khổ. Thí dụ:

1 3 Kể từ ngày (từ ngày) gặp nhau
2 7 Trao lời hẹn cho vẹn vàng thau
3 7 Dây tơ mành xe chặt lấy nhau;
1 7 Xe không đặng, đem t́nh thương nhớ
3 7 Cảm thương người ngẫm nghĩ ba thu
3 7 Xa cách nhau đêm nằm vẫn thấy;
4 5 Thấy là thấy (là thấy) chiêm bao
5 7 Biết bao lại vấn vương bên ḿnh,
6 5 Ḿnh giật ḿnh, giật ḿnh, đôi cơn.
1 7 Biết đâu lại quan sơn một đường
2 6 T́nh (t́nh) thương, tơ vương mọi đường
3 5 Xin cho trọn (cho trọn), cương thường.
1 7 Ai đơn bạc th́ mặc ḷng ai.
2 5 Xin cùng bạn (cùng bạn) trúc mai.
3 4 Trăm năm lâu dài.

Hành vân (mây di) có bốn khổ, bốn vần. Thí dụ:

Nhắn tri âm

1 3 Một đôi lời (một đôi lời)
2 4 Nhắn bạn t́nh ơi!
3 7 Thề non nước, giao ước kết đôi,
4 4 Trăm năm tạc dạ
5 10 Dần xa cách, song t́nh thương chớ phụ th́ thôi
1 7 Niềm trọn niềm, xin đừng xao nhăng.
2 6 Trời kia định nợ ba sanh.
3 3 Đẹp duyên lành
4 7 Trọn niềm phu phụ bậc tài danh (tài danh)
1 6 Dầu tiên có tại non bồng
2 4 Kết mối tơ hồng
3 5 Ấy thời trông (thời trông)
1 3 Nghĩa sắt cầm
2 4 Ḥa hợp trăm năm.
3 10 Bởi v́ xa cách, nhắn nhe cùng bạn tri âm.

6) Nam ai (nam: phương Nam; ai: thương) có ba khổ ba vần. Thí dụ

Khuyến hiếu

1 10 Khuyên ai gắn bó đền công tŕnh thầy mẹ
2 8 Ân nặng nhường sông, nghĩa chất non cao.
3 5 Ơn cúc dục cù lao.
4 6 Sinh thành lo sự xiết bao
5 5 Lo cơm bữa nhường nao
6 4 Ẳm bồng (vào) ra vào
1 8 Nâng niu bú mớm đêm ngày, xem tày vàng ngọc
2 8 Hay chạy hay đi, lúc nắng lúc mưa
3 4 Từ xưa đến giờ
4 4 Lúc hăy c̣n thơ.
5 3 Đến bây giờ,
6 3 Chịu nhuốc nhơ
1 4 Biết bao nhiêu mà
2 5 Trong năm trọn ngày qua.
3 6 Da mồi tóc bạc mây xa
4 5 Khuyên trong cơi người ta
5 4 Thảo ngay mới là.

7) Nam thương có ba khổ, ba vần. Thí dụ:

T́m bạn

1 10 Tay mang khăn gói băng ngàn, vô hàng t́m bạn
2 9 Nguyên đồng học ngày xưa, cách trở mấy năm.
3 5 Nay nhớ bạn tri âm.
4 6 Băng ngàn bất quản sơn lâm
5 5 Nay nhớ nghĩa t́nh thâm
6 5 Xui trong dạ (thầm thương thầm)
1 8 Non cao suối hiểm, không nài, (không nài) khó nhọc
2 10 Trông cho gặp thai huynh, kẻo trong dạ tư lang.
3 4 Trăng kia xế tàn.
4 3 Núi bàn san,
5 3 Khôn thở than;
6 3 Nhớ bạn vàng,
7 4 Khó nỗi hỏi han
8 5 Nên chi tôi băng ngàn,
9 7 Nay băng ngàn cũng v́ nhớ bạn
1 5 Nay anh gửi thư ra,
2 6 Thành hành bất quản đường xa
3 6 Xui trong dạ tôi bôn ba,
4 4 Phút đâu tới nhà

8) Nam b́nh hoặc Nam bằng có ba khổ, ba vần. Thí dụ:

T́nh ly biệt

1 11 Ôi! Tan hợp xiết bao, tháng ngày đợi chờ non nước.
2 4 Ngàn dặm chơi vơi,
3 6 Mấy lời, nào dễ sai lời
4 7 Ai ơi ! chớ đem dạ đổi dời
5 7 (Ưng t́nh ưa ư), ư ưng t́nh thêm càng ưa ư.
6 5 Thiệt là đặng mấy người
7 3 Lại sai lời
1 9 Tương tri cho đá vàng, thêm lại yêu v́
2 6 Nhớ khi cuộc rượu, câu thi
4 8 Thêm càng thương tiếc, phong lưu ai b́.
1 11 Nặng v́ t́nh, t́nh đôi ta, duyên trao nợ rằng ai.
2 4 Buộc lại người sinh
3 4 Lời hẹn ba sinh
4 4 Vấn vương tơ t́nh.

Thể cách các lối ca Huế.- Đại khái thể cách các lối ca Huế như sau:

A) số câu và số nhịp.- Số câu trong bài không nhất định. Mỗi bài chia làm nhiều khổ, mỗi khổ tự hai đến chín câu, mỗi nhịp mỗi đổi vần.
B) Số chữ trong câu.- Số chữ trong câu không nhất định ngặn tự ba chữ, dài đến 11 , 12 chữ. Mỗi câu chia làm hai, ba đoạn hiệp với cung bậc của bài đàn.
C) Cách gieo vần .- Các câu trong một nhịp hiệp theo một vần. Vần bao giờ cũng gieo cuối câu. Thường th́ mỗi câu mỗi gieo vần, thỉnh thoảng có câu không gieo vần, thứ nhát khi nào chữ cuối câu ấy khác thanh với chữ cuối các câu kia.
Vần thường dùng vần bằng, gián hoặc dùng vần trắc.

2. Hát bội

Các lối kịch của ta.- Văn kịch của ta chia làm hai lối: một là hát bội hoặc tuồng; hai là chèo.

1) Hát bội hoặc tuồng.- Chữ tuồng có người cho là bởi chữ tượng mà ra. Tượng nghĩa là h́nh trạng hiển hiện ra. Vậy tuồng là h́nh dung, dáng dập cử chỉ của người đời xưa. Lối tuồng thường diễn những sự tích oanh liệt hoặc sầu thảm, lời lẽ trang nghiêm, hùng hồn để làm cho người xem cảm động.

2) Chèo.- Chữ chèo có người cho là do chữ trào mà ra. Trào nghĩa là giễu cợt. Lối chèo thường diễn những sự việc vui cười, những tật rởm thói xấu của người đời, lời văn có nhiều giọng khôi hài, bông lơn để người xem buồn cười.

Cách kết cấu một bản tuồng của ta.-

A) Lối tuồng của ta không theo phép tam nhất trí (tam: ba; nhất trí: thu về một mối) như lối bi kịch của người PHáp. Nhiều khi một bản tuồng diễn những việc xảy ra ở nhiều nơi và trong một thời gian khá lâu (có khi một vai tuồng khi ra tṛ c̣n trẻ tuổi mà khi tan tṛ đă là người già); các t́nh tiết trong bản tuồng cũng phiền phức, chứ không tập trung vào một việc chính để đi tới kết cục.
B) Cách dàn xếp cũng không tách bạch ra từng hồi, từng cảnh như lối bi kịch Pháp. V́ cách bài trí trên sân khấu rất sơ sài (có khi diễn cả một bản tuồng chỉ dùng một cách bày trí) nên một bản tuồng chỉ chia ra làm hồi, chứ không chia ra làm cảnh. Gần đây các nhà soạn tuồng mới theo phép dàn xếp các bi kịch Pháp mà chia các hồi ra làm nhiều cảnh rơ ràng.

Các thể văn trong lối tuồng.- Trong lối tuồng, dùng ba thể văn:

1) Thế nói lối dùng để viết các câu nói chuyên, kể việc, thể này là thể văn hay dùng đến nhất trong lối tuồng.
2) Các thể văn vần, hoặc của ta như song thất lục bát (tức là hát Nam), hoặc của Tàu như thơ, phú (tức là hát Bắc).
3) Thể văn xuôi dùng để đặt những câu đệm lót thêm vào những câu viết theo hai thể trên cho rơ ư.
Các thể văn vần ta đă biết rồi, nay phải xét về cách thức thể nói lối.

Nói lối.-

A) định nghĩa. Nói lối là những câu nói có cách, có lối, có vần.
B) cách đặt câu.-Những câu nói lối tự 4 chữ đến 8 chữ đặt thành hai vế đi song đôi nhau; hoặc đối, hoặc không đối, cứ chữ cuối vế dưới vần với chữ cuối hoặc một chữ lưng chừng của vế trên câu tiếp theo sau. Về luật bằng trắc th́ chữ cuối vế trên phải đối thanh với chữ cuối vế dưới (nghĩa là bằng đối với trắc, trắc đối với bằng): mỗi vế chia làm nhiều đoạn con th́ cứ mỗi chữ cuối đoạn phải đổi thanh, nghĩa là nếu chữ cuối đoạn thứ nhất là bằng th́ chữ cuối đoạn thứ nh́ phải là trắc, v.v. Thí dụ.

Vế trên: Bên tường (b) thông hơi gió (t);
- dưới: Trước mặt (t) nức mùi hương(b)
Vế trên: Hay là (b) tuệ nhăn (t) dao quang (b)
- dưới : Lân mẫu (t) ngu t́nh (b) sở nguyện (t)
Vế trên : (Âu là ) đầu rút trâm (b), tay cổi xuyến (t)
- dưới : Chân thay dép (t), gót đôổ hài (b)
Vế trên: Bây giờ (b) vui rặng đá (t) đồi cây (b)
- dưới: Chẳng c̣n tưởng (t) lầu son (b) gác tía (t)
(Sơn hậu)

Lời chú.- Thể “nói lối” không những dùng trong văn tuồng, lại c̣n dùng để đặt nhiều câu tục ngữ, nhiều bài ca dao và những bài vè (một thể văn vần có 1 tính cách trào phúng để chế giễu một nhân vật hoặc một thói rởm nết hư nào).
Thí dụ:

a) Mấy câu tục ngữ đặt theo thể nói lối:

Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục,
Rắn già rắn lột, người gia người chột.
Ăn cây nào, rào cây ấy.
Biết sự trời mười đời chẳng khó.
Nhất sĩ nh́ nông, hết gạo chạy rông nhất nông nh́ sĩ.
Đi học thầy đánh, đi gánh đau vai, nằm dài nhịn đói.

b) Một bài ca dao đặt theo thể nói lối:

Con công hay múa’
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xoè cánh ra
Nó đỗ ành đa
Nó kêu ríu rít;
Nó đỗ cành mít
Nó kêu vịt chè
Nó đỗ cành tre
Nó kêu bè muống
Nó đỗ dưới ruộng
Nó kêu tầm vông
Con công hay múa.

Một bài vè: Vè đánh bạc (trích lục mấy câu đầu)

Nghe vẻ nghe ve,
Nghe vè đánh bạc
Đầu hôm xáo xác,
Bạc tốt như tiên
Đêm khuya không tiền
Bạc như chim cú
Cái đầu sù sụ,
Con mắt trơm lơ,
H́nh đi phất phơ,
Như con có đói.
Chân đi cà khói,
Dạo xóm dạo làng
Quần rách lang thang
Lấy tay mà túm.

Các cách điệu trong lối tuồng.- Lói tuồng có nhiều điệu, nhưng tóm lại có thể chia làm hai cach: một là cách nói; hai là cách hát.

A) Cách nói.
- 1) Cách nói có hai điệu:

a) Hường là những câu chính, thét to, đặt theo thể nói lối.
b) Tán là những câu phụ, để đệm xuống dưới những câu hường cho ư được liên tiếp, cắn xát, bởi thế cũng gọi là “hàn”; những câu này nói nhỏ và đặt theo thể văn xuôi, dài ngắn tùy ư.

2)Cách nói dùng vào những câu hỏi sau này:

a) Giáo đầu là câu của trùm phường tuồng nói trước khi diễn tṛ để chúc tụng và kể đại ư bản tuồng, hoặc của một vai tuồng nói phủ đầu. Thí dụ:
Câu giáo đầu bản tuồng Giang tả cầu hôn:

Âu vàng rực rực,
Đuốc ngọc lầu lầu
Trên chín lần sánh gót Đường Ngu,
Dưới trăm họ vui ḷng hoài cát
Gặp ngày khang cát,

Diễn tích người xưa:

Truyện Chu Du khéo đặt mưu mô,
Dùng Quận chúa để làm mồi cá.
Câu lấy Kinh Châu thiên hạ.
Làm cho Lưu Bị cô thân,
Phải Khổng Minh nhập quỉ xuất thần
Cho Triệu Tử cẩm nang diệu kế.
Ở cũng thế mà về cũng thế
Chối không xong mà bắt không xong.
Ngô hầu nổi trận đùng đùng
Đô đốc nát gan vàng đá,

Thế mới là:

Chu lang diệu kế an thiên hạ
Bồi liễu phu nhân hữu chiết binh.
Câu giáo đầu của vai Lương Diệc Thương trong bản tuồng Tân diễn Đệ bát tài tử hoa tiến kư Hoàng Tăng Bư.
Trời nam khai thán vận,
Đất Bắc nhạ tân trào,
Ḍng Tiên Long miên duệ trường lưu
HỘi âu á văn minh tiêế bộ.
Cơi Tô châu trú ngụ,
Tôi biểu tự Diệc Thương;
Tự nghiêm quân chấp binh trung đường,
Nương từ khổn độc thư cố lư,
Như tôi, được đợi thuở giao đằng phụng khỉ.
(Nên chí) chưa vầy duyên lữ yến trù oanh.
(Tôi nghĩ lại); nếu chày Lam kiều không gắng sức thư sinh.
Thời động Vu giáp dễ gặp người tiên nữ!
(Phải phải), vào bẩm cùng từ mẫu,

Xin du học viễn phương;

Hoạ may giải cấu là duyên,
Ngơ đặng sắt cầm phỉ nguyện (a)

c) Xưng danh là câu của một vai nói họ tên, chức nghiệp của ḿnh. Thí dụ:

Phù Tề thất tổ tiên khai sáng
Mỗ tính pHàn, biểu hiệu Định công;
Chỉ hiềm hai chữ hiếu trung
Giữ vững một câu nghĩa khí.
(Sơn hậu)
Phụng thánh chỉ b́nh nhung,
Ngă Địch Thanh nguyên suư,
(Tống Địch Thanh)
c) Câu nói là những câu nói chuyện hoặc kể việc. Thí dụ:

Trại Ba
Nga văn sắc biến,
Hốt thính tâm kinh
Có đâu nên nên nỗi sự t́nh,
(Ối thôi!) hẳn đă ra ḷng chí khí (rồi)
(Phu quân ơi!) tâm khổ hĩ, tâm khổ hĩ,
Lệ nan can, lệ nan can.
(Phu quân nỡ bỏ em mà đi rằng đành) ,
Nỡ phụ thề bích thủy thanh san
Mà tếch dặm sơn nhai hải giác (cho đành)
(Như phu quân tôi), bạc nên quá bạc,
Chồng hỡi là chồng!
(Em đây dám hỏi): rượu giao hoan mùi đă mặn nồng
T́nh phân ngoại cớ sao bạc bẽo?
(Khi nào) phu quân nói cùng em: một ở Đơn, hai ở Đơn, ba bốn cũng ở Đơn.
Dây dưới nguyệt đă đành dan díu,
Chim ven trời đ̣i đoạn cao bay (là cao bay mần răng cho đành, phu quân ơi)
Ôi thôi! Vô duyên thay chút phận thuyền quyên !
Bất t́nh bấy cho người quân tử!
(Ai đi), bỏ vợ đó không ừ hữ, mà tôi giận đă hết khôn;
(Như tôi bây giờ), mất chồng đi khó nỗi bôn chôn, mà tôi thương đà quá dại.
Hay là tôi theo chân? Người ta không tưởng tới ḿnh, ḿnh c̣n theo mà làm chi? Nhưng rứa mà nếu không theo th́ mất chồng đi chứ (chẳng không) : đó đă đành phụ nghĩa.
Đây há dám vong t́nh.
Giục vó lừa chỉ dăm non xanh.
Cắp bảo kiếm ḍ lần dặm tía.
(Tống Địch Thanh)

B) Bài hát.- Cách chia làm điệu hát Nam và điệu hát Bắc.

1) Điệu hát Nam. - Điệu hát Nam là những điệu đặt theo hai thể song thất và lục bát là những thể văn riêng của người Nam ta.
a) Hát Nam - Một bài hát Nam thường có những câu sau này:
Hai câu vỉa đặt theo thể song thất, nhưng câu đầu chỉ có 6 chữ và nhắc lại mấy chữ ở “câu nói” cuối cùng.
Hai hoặc bốn câu Nam đặt theo thể lục bát.
Một đôi khi, giữa những câu vỉa hoặc giữa câu vỉa và câu nam có xen vào những câu tán.
Tiếng nhà nghề gọi câu vỉa là câu sống; câu nam là câu mái và câu tán là câu con.
Điệu hát Nam dùng để đặt những câu văn tức là những câu hát tiếp với câu nói. Thí dụ: sau đoạn “câu nói: của Trại Ba đă dẫn trên, tiếp đến mấy câu “văn” theo điệu hát Nam này:
Trại ba văn viết:
(vỉa) Bảo liếm ḍ lần dặm tía,
Nguyện theho chồng vẹn nghĩa ṭng phu
Hữu t́nh mà hoá vô t́nh,
Bơ vơ nỗi thiếp , lênh đênh dạ chàng.
(Nam) Cương thường một gánh nặng vai,
Cũng nguyền sông trải non trèo mà thôi.
(Tống Địch Thanh)
b) Hát Nam tẫu mă.- Hát Nam c̣n có một điệu nữa gọi là điệu Nam tẩu mă. Tẩu mă nghĩa là chạy ngựa; điệu này gọi thế v́ giọng hát rất mau. Điệu này cũng đặt theo thể lục bát, lúc hát đệm thêm những tiếng ây ây vào.
Điệu này cũng dùng để đặt những câu tiếp với câu nói khi một vai tuồng chạy hoặc đi đâu nhanh. Thí dụ:
Trịnh Kiểm
Chừ bỗng nghe đấng chúa Nguyễn ngài kiến nghĩa
Sầm Châu, âu ta thử ruổi co ngựa hồ tới đó nên chẳng?
Hát Nam tẩu mă:
Khen ai tỏ nẻo đưa chừng (ây ây)
Cho ta lặn suối (ây ây) phá rừng đến đây (ây ây)
Nguyễn chúa phù Lê hoàng (IV.-N.P.số 117)

3) Điệu hát Bắc.- Điệu hát Bắc hoặc hát khách là những điệu đặt theo thể thơ, thể phú (lối câu song quan người hoặc cách cú) là những thể văn ta mượn của người Tàu.

I. Bạch là những câu của một vai nói khi mới ra tṛ; những câu này làm theo thể thơ (ngũ ngôn hoặc thất ngôn). Thí dụ.
Vơ Tánh bạch viết:

Gia định tam hùng đệ nhất hùng
Tŕ chùng nan cửu khuất thần long
Nhất chiêu văn vũ thiên biên hiện,
Đặc chí phi đằng đáo cửu không
Hoàng Thái Xuyên

tượng kỳ khí xa, hồi I, đoạn I, cảnh 1
(Imprimerie Tokinoise, Hanoi)

II. Loạn là những câu để bổ ư hoặc thi hành câu nói. Những câu này làm theo thể thơ hoặc thể phú (lối câu cách cú). Thí dụ:

Loạn đặt theo thể thơ:

Nguyễn Chúa viết:

(Chư tướng) ta cùng chư tướng, đại giá thân chinh, do hải đạo kei6m tŕnh, vọng Qui nhân tấn phát (a).
Đồng loạn viết:
Vạn lư bin hxa cấp khải hành
Thử lai chỉ vị cứu cô thành
Tha thần cộng tế gian nan nghiệp
Y cựu thanh cao sáp Ngự b́nh
(Tượng kỳ khi xa, Hồi II, đoạn I, Cảnh II )
Loạn đặt theo thể phú:
Nguyễn Tấn Huyên viết:
(Dạ)
Đoạn viết:

Ngă vơ duy dương, viễn tài cảm trí tam hiệp chí. Vương sư mạc dịch, tiền đồ giao vọng nhất điền khai.
(Tượng kỳ khí xa, Hồi I, Đoạn II, Cảnh II)
III> Xướng hoặc trần t́nh là những câu kể rơ đầu đuôi việc ǵ; những câu này làm theo thể phú (cách cú) có xen những câu lót bằng văn xuôi. Thí dụ.
NGUYỄN CHÚA xướng viết:

(Ta từ khi qua Xiêm, Xiêm vương cũng có ḷng tử tế, cho hai tướng đưa ta về nước nhưng chẳng may cho ta khi đến Long Hồ lại phải thua cùng giặc, bởi vậy cho nên) binh bại Long HỒ. (lúc bấy giờ quân Xiêm th́ chạy về Xiêm) tùng thử Xiêm nhân hoàn diện khứ. (Khi rứa chừ ta cùng tướng quân Nguyễn Văn Thành qua đây là cốt về Phú quốc để mà t́m thăm mẫu thân), địa tầm Phú đảo, (chẳng may đi đến đây lại gặp giặc đó mà), cự kỳ Điệp thạch hăm trùng vi.
(Tượng kỳ khí xa, Hồi I, Đoạn I, Cảnh II. )
Lưu Khánh trần t́nh viết:
(Số là): La hải cao tài dĩ d9ao5t liễu Tiên gia bảo bối;
Nguyên nhung hữu mệnh, sử hạ thần Đơn quốc cầu binh.
(Tống Địch Thanh)

IV. Than là những câu tỏ t́nh bi ai sầu thảm đặt theo hte63 thơ (tứ tự hoặc thất ngôn). Thí dụ.

Than đặt theo thể thơ tứ tự:
Vơ Tánh than rằng:
(Hiền huynh ôi!) ai là không thác, đạo phải cho tṛn.
Thương thay hiền hữu, ḷng đỏ như son.
V́ ṇi v́ giống, v́ nước v́ non,
Dẫu ngh́n năm nữa, bia miệng không ṃn.
(Tượng kỳ khí xa, Hồi II, d9ao5n II, Cảnh V)
Than đặt theo thể thơ thất ngôn:
Nguyễn Chúa than rằng:
Mây trắng xa trông luống ngậm ngùi,
Một nhà mẫu tử rẽ đôi nơi
Những mong nghiệp chúa c̣n đem lại,
Hay cũng cơ trời chỉ thế thôi!
(tượng kỳ khí xa, Hồi I, đoạn II, cảnh II)

V. Ngâm là những bài thơ của một vai làm và đọc để tả t́nh ư của ḿnh. Thí dụ:

Nguyễn Chúa ngâm viết:
(Ta nghĩ lại từ khi ta sai Vơ Tánh ra trấn thành B́nh Định cũng đă lâu ngày, sau mà không có tin tức ǵ đó mà)
Nhạn không tin tức cá không thơ. (Bởi vậy cho nên)
Thổn thức ḷng ta luống đợi chờ. (Nhưng rứa mà xem ra ḷng người hăy c̣n tư cựu đó mà).
Bởi chắc ḷng người c̣n nhớ cũ.
Mong cho nghiệp chúa lại như xua .
(tượng kỳ khí xa, Hồi II, đoạn I, Cảnh II)
b) Hát Bắc tẩu mă.- điệu hát Bắc cũng có lối hát tẩu mă đặt theo thể thơ hoặc thế phú (cách cú). Thí dụ:
Hát Bắc tẩu mă theo thể thơ:
(Dương Thiên Hổ giả làm quân mọi, lọt vây mà ra) rồi nói: thấu dịch vi, may đă thoát thân; vọng kinh địa, kíp mau tiến bộ (a):

Hát tẩu mă:

Giang sơn niệm trọng cố thân khinh.
Trường lộ huy tiên khoái mă hành
Bào trạch tam quân ca địch khái
Khẳng dung xú loại tự tung hoành.
(Tân diễn Đệ bát tài tử hoa tiên kư, Hồi thứ nh́)
Hát Bắc tẩu mă theo thể phú:

Trại Ba hát tẩu mă:

Bạc nghĩa vô t́nh, đông văng tây chinh h́nh đắc ảnh.
Địch Thanh hát tẩu mă:
(Công chúa mà cho tôi đi phen này là): Đại ân bất tận địa dung thiên tải cảm hà thâm.
Trại Ba hát tẩu mă:
(Lưu Khánh mày hể mày): Quái nễ thất phu, đoạn ngă nhất sinh ân ái.
Lưu Khánh hát tẩu mă:
(Nguyên soái theo tôi, tối đố bà): Cảm lai a1cp hụ, xung khai vạn l1y trường đồ
(Tống Địch Thanh)
Nói tóm lại, lối tuồng cổ của ta chỉ có cách nói lối và các điệu hát Nam và hát Bắc; gần đây, trong lối “tuồng cải lương: người ta mới thêm vào các lối ca Huế và ca Sài G̣n.

CÁC BÀI ĐỌC THÊM

1. Một bài xẩm nhà tṛ
Ôm cầm.
(Bên th́ trời), chị em ai lận đận bên th2i trời,
Non cao nước chảy ấy ai người tri âm
Lúc đêm thanh ngồi dậy cố ôm câầ
Ḷng tơ tơ tưởng ẩm thầm tiếng tơ
Khúc đàn này vẫn khúc ngày xưa
Mà người đoái khúc bây giờ đâu xa?
Nhớ đầu xanh con đương độ mười ba
Cười trắng bóng xế thương hoa thu tàn.
Thế mà cái phận hồng nhan ?
(Nguyễn Khắc Hiếu - Khối t́nh con, quyển thứ hai – nhà in Văn Minh Hải pḥng)

2. Một bài xẩm mới

Sông kia nước chảy đôi ḍng,
Đèn khêu đôi ngọn, anh trông ngọn nào?
Muốn tắm mát lên ngọn sông Đào,
Muốn ăn sim chín th́ vào rừng xanh.
Đôi tay vịn cả đôi cành,
Quả chín th́ hái quả xanh th́ đừng
Ba bốn năm nay, anh ăn ở trên rừng,
Chim kêu vượn hót, anh nửa mừng nửa lo.
Sa chân lỡ bước xuống đ̣.
Gieo ḿnh xuống sập c̣n lo nỗi ǵ?
Gặp nhau thiên tải nhất th́.
(Vô Danh)

3. Một bài hề

Con Chim xanh
Con chim xanh, tang t́nh em ơi, nó lặn, con cá vàng nó rạch, phú lư nọ lên non.
Cô Thúy Kiều, xưa kia c̣n, má phấn môi son;
Lầu xanh chưa măn, cô mới ở lại bon sang ở chùa
Cái phận đàn bà, em ơi, nghĩ đến thế mà lo;
Làm thân bây giờ con gái , sao cho phú lư nọ sớm chồng.
Sự trăm năm, ông trời kia, đă kết có dải đồng;
Du duyện dù nợ cái đức tam tùng em cũng phải cho ngoan.
Lấy chồng bây giờ, em mơi, gánh láy mà giang san;
Mẹ cha trông xuống chứ để thế gian có trong vào,
Mặc ai tối mận mai đào.
(Nguyễn Khắc Hiếu – sách kể trên)

4. Một bài điên

Ào ào gió thổi,
Liệng liệng c̣ bay
Hay hỡi là hay!
Lạ ơi là lạ !
Giữa rừng rừng rụng tử rơi hồng.
Cảm thương con chịm nhạn vợ chồng bắc nam.
Mịt mờ khói tỏa động Lam
Triết vương khuất mặt, cổ am lạnh lùng.
Tơ lư hồng, tơ lư hồng, hồng tơ, hồng tơ lư hồng.
Phương này có sông, sông nhị hà, sông Nhị hà, sóng kêu dồn dă .. .
Phương này có núi, núi Ba v́, núi Ba v́, khuất ngả lầu tây.
đấy mong chồng, cho đây nhớ vợ.
Mảnh chung t́nh phân trở đôi nơi.
Đôi nơi chung dưới một trời;
Lúc sầu, lúc oán, lúc giận, cười, ới bỡi lại tươi.
(Nguyễn khắc HIếu – Sách kể trên)

5. Một bài hát đ̣ đưa.

Sông thu ngược gió xuôi thuyền,
(Thuyền th́ xuôi) thuyền xuôi gió ngược cho phiền ḷng anh.
(Ta trót) đem nhau lên thác xuống ghềnh,
Trăm năm đ̣i chữ chung t́nh ta chớ quên.
(Nguyễn Khắc Hiếu - Khối t́nh con)
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (19-03-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:24 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.