|
#11
|
||||
|
||||
TR̀NH LINH TỐ
4 Suy nghĩ của Tŕnh Linh Tố như chiếc hộp khóa chặt, mọi hành động đều lặng lẽ, không khoa trương, nhưng sắp đặt vô cùng chu đáo, nghiêm mật. Cả khu vườn Thất tâm hải đường bị sói lang phá hỏng, Tŕnh Linh Tố vẫn thản nhiên. Ba vị sư huynh sư tỷ hèn hạ ích kỷ, chỉ nghĩ đến pho Dược vương thần biên mà không quan hoài đến cái chết của sư phụ, nàng khôn ngoan giáo huấn. Nàng vừa trị độc cho Tiểu Thiết bằng phương pháp lạ kỳ vừa giúp tên thợ rèn Vương Thiết Trương trả được mối thâm thù. Mọi việc tưởng chừng như nắm gọn trong ḷng bàn tay, mặc ư nàng sắp đặt, đùa bỡn, đưa người đọc đi hết bất ngờ này sang thú vị khác. Tư chất thông minh, Tŕnh Linh Tố kế thừa toàn bộ kiến thức của Độc Thủ dược vương Tăng Vô Sân chữa bệnh cứu người. Dụng độc tài t́nh, nàng nghĩ ra bao thủ pháp độc khéo léo khiến không ai đoán trước được mà đề pḥng hay né tránh. Kề vai sát cánh bên Hồ Phỉ, nhiều phen ra tử vào sinh, không biết bao lần cứu chàng ra khỏi tử huyệt. Sự hiện diện của Tŕnh Linh Tố tạo cho ta một sự an tâm kỳ lạ, có sự cơ trí của nàng hẳn Hồ Phỉ sẽ chẳng lúc nào bị dồn vào ngơ cụt. Trong trang phục mới, đỏ mặt khi nghe Hồ Phỉ trêu ḿnh giống như nương từ, trông thấy ngọc phụng sinh ra mối ghen tuông, hờn giận vu vơ… Tŕnh Linh Tố giữ vẹn nguyên tính cách ngây thơ của người thiếu nữ. Phải chăng Kim Dung sợ rằng nếu ưu ái thêm nhan sắc diễm tuyệt, Tŕnh Linh Tố sẽ trở thành con người quá hoàn hảo? Bánh xe số phận vẫn vô t́nh lăn những ṿng quay nghiệt ngă nghiến nát hạnh phúc nhỏ nhoi của con người. Người con gái đáng yêu dù thông minh đến mấy cũng đành cúi đầu khuất phục trước số mệnh tàn nhẫn. Đứng trước mọi sự lựa chọn, kiều nữ đành phải dành lấy phần thiệt về bản thân ḿnh, như A Châu ra đi tức tưởi, như Tiểu Chiêu ngậm ngùi gạt lệ đến xứ sở Ba Tư, như Kỷ Hiểu Phù chấp nhận cái chết, bất phục mệnh lệnh tôn sư, như Công Tôn Lục Ngạc đỡ cho Dương Quá nhát dao trí mạng… Hồ Phỉ v́ muốn cứu mạng của Tŕnh Linh Tố khỏi bàn tay tàn ác của Thạch Vạn Sân không ngại lănh lấy ba thứ độc dược đầu thiên hạ, nàng sao đành đoạn nh́n người ḿnh yêu thương nhất ra đi? Chất độc các lang y trên thế gian lắc đầu bất lực nay đă t́m ra thuốc chữa bởi cuối cùng đă có một người dám hy sinh tính mệnh cho bệnh nhân. Hành động của Tŕnh Linh Tố bí hiểm khiến người ta khó đoán cũng như t́nh yêu của nàng hệt ḍng sông ít ai hiểu nông sâu. Chỉ đến khi nàng kề môi hút độc trên tay Hồ Phỉ, người ta mới vỡ lẽ ḍng sông ấy hóa ra mênh mông như biển. Chất độc ngấm vào cơ thể cũng chính là lúc nàng đặt chân lên bến bờ t́nh yêu đích thực sau cuộc lữ hành ngắn ngủi chốn trần gian. Thanh Thạch Kiều ra tay ngộ sát, Tiêu Phong ôm xác A Châu gào khóc trong trận mưa phủ nḥa thân thể, nỗi khổ đau vô hạn tưởng ta tác đất trời. Trong miếu hoang, thuốc giải chưa tan, Hồ Phỉ bất lực bên xác Tŕnh Linh Tố giữa màn đêm u tối, niềm thê lương cực điểm đến tái tê cây cỏ. Thời gian chậm răi rơi từng giọt thánh thót, ngọn nến Thất tâm hải đường leo lắt cháy, dường nhỏ lệ khôn nguôi xót thương người thiếu nữ đốt cháy sinh mệnh hiến dâng cho mối t́nh đầu. Tŕnh Linh Tố thanh thản ra đi nhưng vẫn lo lắng chu toàn cho ư trung nhân, một lần nữa cứu chàng thoát khỏi bàn tay hung dữ của Độc thủ thần kiêu. Mối t́nh đằm thắm của nàng có khác chi con tằm đến chết mà tơ t́nh vẫn c̣n vương vấn, ngọn nến kia tàn rồi lệ đă hẳn khô chưa? Xuân tâm đáo tử ti phương tận Lạp chúc thành hôi lệ thủy can. (Mùa xuân con tằm rút măi đường tơ đến khi ruột tằm khô héo, ngọn nến cứ rỏ măi bao nhiêu hàng lệ đến bao giờ nến cạn thành tro th́ ḍng lệ mới khô) Vô đề - Lư Thương Ẩn Lần sửa cuối bởi Hansy; 25-11-11 lúc 02:06 PM |
#12
|
||||
|
||||
TR̀NH LINH TỐ
CUỐI Viên Tử Y nhúng chân vào vũng bùn tục lụy, v́ lời trọng thệ đành dứt bỏ tơ t́nh. Hóa công thật khéo trêu người, đẩy những người trong cơi thanh tu vào mê cung lẩn quẩn của t́nh duyên luyến ái. Mối t́nh của Viên Tử Y thiết tha, da diết chứ không man mác “hồn bướm mơ tiên” như Nghi Lâm, cô tiểu ni đáng yêu ngày ngày ở phái Hằng Sơn cầu nguyện cho Lệnh Hồ đại ca và người chàng yêu hạnh phúc. Nàng và Hồ Phỉ trải qua biết bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào cùng cay đắng, trái tim nàng đă giương cờ trắng nhưng lư trí không dám quy hàng. Tử Y không đủ can đảm v́ chàng mà rũ bỏ lớp áo ni cô dù một khi vướng vào lớp bụi trần ai, áo kia khó ḷng thanh sạch như ngày trước. Đến khi biết sự hy sinh không oán than của Tŕnh Linh Tố, Tử Y chỉ biết ngậm ngùi thương cảm và tự trách ḿnh không thể bằng nàng. Vẻ đẹp sáng trong thanh nhă của Miêu Nhược Lan làm mọi người choáng ngợp nhưng dần dần tính cách mờ nhạt khiến ta nhàm chán, và sinh ḷng hoài cảm Tŕnh Linh Tố. Thế giới nội tâm của Tŕnh Linh Tố đến lúc ra đi không ai hiểu hết, độc giả thán phục sự thông minh, dũng cảm, thích thú trước mưu mẹo khôn ngoan để bảo vệ ư trung nhân, thương cảm cho t́nh yêu đơn phương tuyệt vọng và xót xa cùng cực v́ cái chết nhẹ tựa lông hồng. Một chiếc áo thêu rồng đính ngọc, ai nh́n cũng thích nhưng có làm ấm áp ḷng người, có giúp người ta qua được cái giá rét của mùa đông như áo bông giản dị đơn sơ? Sự hy sinh của Tŕnh Linh Tố gần với Công Tôn Lục Ngạn biết mấy! Một đóa cúc trắng trong, một đài hoa xanh biếc, hỡi ôi, hy sinh cho người yêu dấu mà nhụy nát hương tàn, Lục Ngạn lớn lên trong thế giới khắc nghiệt chốn Tuyệt T́nh cốc, chịu đựng sự nhẫn tâm, độc ác của người cha, trái tim vĩnh viễn trong suốt như pha lê, v́ Dương Quá hân hoan rời xa cơi thế. Tŕnh Linh Tố từ bé sống giữa muôn vàn chất độc nơi Dược Vương trang, chấp nhận sự ích kỷ, hẹp ḥi của các sư huynh sư tỷ, tấm ḷng vẫn là “nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ” v́ Hồ Phỉ bước vào cơi vĩnh hằng. Người đời khi mê măi ngắm ḍng sông mênh mông sông nước sẽ quên đi con suối nhỏ âm thầm chảy dưới chân, khi say sưa với hoa hồng, hoa huệ xinh tươi khoe sắc sẽ quên đi những bông hoa dại ngát hương nơi vệ đường, có vầng trăng vằng vặc chiếu soi sẽ quên mất những ngôi sao nhạt nḥa ánh sáng… Ôi, trước sự vô t́nh của con người, sao tinh tú vẫn cố sức tỏa ánh sáng lung linh, suối lặng lẽ tuôn ḍng nước mát, hoa dại miệt mài tỏa hương cho đời? Đâu phải sao muốn đua cùng nhật nguyệt, suối muốn tranh với giang hà, hoa sẽ mong mỏi có kẻ đoái thương? Chúng v́ thiên tính mà tự nguyện hiến dâng. Và hy sinh v́ người yêu không hề nuối tiếc phải chăng chính là thiên tính của bao kẻ si t́nh tự thiên cổ? TR̀NH LINH TỐ Lần sửa cuối bởi Hansy; 25-11-11 lúc 02:06 PM |
#14
|
||||
|
||||
3.
ĐOÀN NAM ĐẾ Lụy phù danh 1 Thố tủy vị hoàn tân đại dược Báo b́ nhưng lụy cựu phù danh Nguyễn Du (Tủy thỏ chưa xong liều thuốc mới Da beo c̣n lụy chút danh hờ) Tương truyền, khi vi hành vùng Giang Nam, có lần vua Càn Long cùng viên cận thần đứng ngắm cảnh trên một bến sông tấp nập, ông bảo: “Nhà người thấy có bao nhiêu thuyền bè qua lại trên sông?”. Viên cận thần tâu: “Tâu bệ hạ, thuyền bè qua lại nhiều quá, vi thần làm sao đến cho xuể”. Ông cười bảo: “Trong mắt ta, ta chỉ thấy có hai chiếc mà thôi!”. Viên cận thần ngơ ngác hỏi: “Vi thần ngu dốt không hiểu”. Nhà vua bèn giải thích: “Cả trăm ngàn con thuyền xuôi ngược nhưng thật ra chỉ có hai chiếc, một chiếc tên Danh, đó là thuyền của các quan lại, một chiếc tên Lợi, đó là thuyền của các con buôn!”. Nếu giai thoại đó đúng th́ ông vua nhà Thanh kia quả là người cực kỳ minh triết. Có thể nói hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các con thuyền đó đều v́ Danh hoặc v́ Lợi mà ngược xuôi trên sông nước. Thậm chí những kẻ thả thuyền trôi nổi trên sông để ngâm phong vịnh nguyệt, khinh thường quan chức biết đâu trong thâm tâm cũng v́ chữ danh: “muốn mua được tiếng “cuồng sỹ” hoặc chữ “thanh cao”. Câu nói không chỉ đúng cho bến sông lúc đó mà chắc chắn măi măi c̣n đúng cho khắp “cơi người ta”! Con người ta xuôi ngược lao lướt cả đời cũng chỉ v́ hai chữ lợi danh. Lợi, nếu thực t́nh muốn tránh c̣n có thể tránh được, nhưng muốn tránh được chữ Danh th́ quả thực đó là vấn đề vô cùng vi tế. Tên gọi (danh) là cái phù hiệu để gọi và xác minh sự tồn tại của một đối tượng. Chữ danh trong tiếng Hán được cấu tạo bởi hai chữ “tịch” (buổi chiều) và chữ khẩu (cái miệng), nghĩa đen là “cái được gọi khi chiều tối”. Theo Thuyết văn giải tự của Hứa Thận th́: “Tên để tự xác định ḿnh, từ miệng mà gọi. Gọi khi chiều tối, chiều tối th́ không thấy nhau, nên mới dùng miệng để gọi tên”. Người ta khi chiều tối gặp nhau nhưng không thấy rơ mặt nhau, th́ cần phải “dùng miệng để xưng tên”. Như vậy, xưng tên có nghĩa là xác định sự tồn tại, bằng thanh sắc hay bằng ư niệm, của một đối tượng. Lợi được dùng để bảo đảm và xác định sự tồn tại đă đành, mà Danh cũng vậy. Nhà cao cửa rộng, của cải đầy kho hiển nhiên là những yếu tố cơ bản để đem lại cảm giác b́nh yên cho sự tồn tại. Nhưng bên cạnh đó, con người ta muốn được nhiều người biết đến, nghĩa là muốn được “gọi nhiều”. Sự ham muốn đó ngẫm ra từ căn để chỉ là muốn t́m thêm cảm giác b́nh yên để xác định sự tồn tại của ḿnh. Không hiểu sao chữ danh trong một vài ngôn ngữ Đông Tây lại có điểm trùng hợp khi vừa có nghĩa là tên gọi (name) lại vừa được chuyển dần thành danh tiếng (fame; reputation). Nổi tiếng, có nghĩa là được nhiều người nhắc đến, điều đó củng cố ư thức b́nh yên về sự tồn tại của bản thân, từ đó con người tự cảm thấy một sự thỏa măn và ổn định tâm lư. Con người vẫn luôn sợ hăi cái trống rỗng hư vô v́ sợ phải đối diện với sự đớn hèn, nhỏ nhoi, vô nghĩa của chính ḿnh. Muốn nổi tiếng suy cho cùng cũng chỉ là cảm thức đớn hèn, muốn chạy trốn sự thực trần trụi và sự cô đơn. Càng muốn nổi tiếng là càng cảm nhận được sự đớn hèn của ḿnh một cách vô thức, nên phải t́m cách khỏa lấp. Lần sửa cuối bởi Hansy; 25-11-11 lúc 02:05 PM |
#15
|
||||
|
||||
ĐOÀN NAM ĐẾ
2 Xứ châu Phi có câu chuyện cổ rất đơn giản nhưng ư nghĩa lại vô cùng sâu sắc. Có một người thợ săn vào rừng rồi mất tích, để lại người vợ và ba đứa con trai c̣n nhỏ dại. Dân làng cho rằng anh ta đă bị sư tử ăn thịt, câu chuyện lâu rồi cũng bị lăng quên. Đứa con đầu lớn lên và học thành nghề nặn tượng như thật, người con thứ hai học nghề phù thủy và có phép biến một vật chết thành một vật sống, người con út chỉ ở nhà làm lụng chăm lo cho mẹ. Một hôm, cả nhà đang ăn cơm người con út bỗng hỏi: “Bố mất tích đă lâu, sao anh em ta không đi t́m bố?”. Ba anh em bèn vào rừng. Người con út t́m thấy một bộ xương và biết đó là xương của bố ḿnh. Người con cả bèn lấy đất sét nặn lại thành người bố trông giống như thật. Cuối cùng, người con thứ hai làm phép cho bố sống lại. Bốn cha con ôm nhau mừng rỡ và cùng về nhà. Cả nhà đoàn tụ, hai người con đầu tranh công với nhau về việc đă cứu bố sống lại, nhưng người bố ôn tồn bảo: “Chính con út mới có công lớn nhất v́ đă nhắc đến bố. Khi ta c̣n nhớ đến ai th́ người ấy vẫn c̣n sống!”. Câu kết luận quả đầy minh triết và đẹp như một bài thơ. Chỉ có trí tuệ dân gian mới có thể đúc kết được ư nghĩa sâu sắc như thế trong một câu nói cùng cực giản đơn. Cỏ cây, sỏi đá… đều có thể tồn tại độc lập với ư thức con người, trừ chính con người, có lẽ bởi chỉ có con người mới có cảm thức về cô đơn, và xao xuyến trước cơi hư vô! Con người chỉ cảm nhận một cách thỏa măn về sự tồn tại của ḿnh khi con-người-tồn-tại-trong-thân-xác tồn tại đồng thời với con-người-tồn-tại-trong-sự-nhớ-tưởng-của-người-khác . Bị lăng quên có nghĩa là không c̣n tồn tại trong ư thức của người khác, điều đó quả là một nỗi kinh hoàng, nhất là đối với những người đă “lỡ” nổi tiếng. Tránh được hệ lụy từ cái danh là vấn đề vô cùng vi tế. Và chỉ có các bậc chân nhân mới có thể cảm nhận được sự tĩnh lặng mênh mông trong cơi vô danh, nghĩa là trong sự quên lăng của người đời. Cụ Nguyễn Du nhà ta viết về ngôi chùa của Giác Duyên bằng hai câu bí hiểm, mà ngoài nhà thơ Bùi Giáng ra, chưa thấy ai quan tâm đến: “Chùa đâu trông thấy nẻo xa. Rành rành Chiêu Ẩn am ba chữ bài”. Nghĩ cũng lạ, đă một mực “Chiêu ẩn” rồi, nghĩa là đă muốn gọi con người lánh xa cơi hồng trần rồi nhưng lại vẫn cứ phải mang cái sự “Chiêu ẩn” để “rành rành” bày ra đấy, cho cả bàn dân thiên hạ, dù ở thật xa cũng đều trông cho rơ! Tại sao cụ không viết là “Lờ mờ Chiêu Ẩn am ba chữ bài” hoặc “Chiêu Ẩn am thấp thoáng ba chữ bài”… hoặc những câu đại loại như thế để phù hợp với ư nghĩa của hai chữ Chiêu ẩn? Câu thơ đó dĩ nhiên mang nhiều ư nghĩa mênh mông trên b́nh diện ontologique, mà chỉ có những tâm hồn thượng đạt không bị vướng víu vào cái tṛ tranh luận rối rắm và vô ích về ngôn ngữ truyện Kiều, như Bùi Giáng, mới cảm nhận ra. Ở đây chỉ mạn phép thiên tài Nguyễn Du xin dời hai câu lục bát kỳ diệu đó xuống b́nh diện ngữ ngôn. Cơi người ta có biết bao nhiêu kẻ muốn sống bất cần đời, nhưng trong thâm tâm lại muốn đời cần đến ḿnh. Rất cần nữa là khác. Lại có không ít kẻ luôn luôn muốn đám đông kia phải biết rằng ḿnh là kẻ đang sống cô đơn, xa lánh đám đông để đắm ch́m trong những nỗi cô liêu trầm mặc! Những kẻ đó thường phải “triển lăm” sự cô đơn v́ e ngại rằng không có ai biết rằng ḿnh đang cần cô đơn! Đó cũng là loại: “Rành rành Chiêu Ẩn am ba chữ bài” v́ ba chữ “lụy phù danh”. |
#16
|
||||
|
||||
ĐOÀN NAM ĐẾ
3 Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng, vua Nghiêu nghe tiếng Hứa Do là người hiền nên cho người mời đến bàn chuyện truyền ngôi. Hứa Do nghe xong bèn đi xuống suối rửa tai v́ cho rằng những lời đó làm bẩn tai ḿnh. Sào Phủ đang cho trâu uống nước, thấy vậy bèn hỏi. Sau khi nghe chuyện, Sào Phủ lặng lẽ dẫn trâu lên vùng nước cao hơn để uống v́ cho rằng nước rửa tai đó làm “ô nhiễm” cho cả trâu ḿnh! Hứa Do, ngay ngôi vua cũng không màng, có lẽ tự cho rằng ḿnh đă thoát khỏi danh lợi, nhưng thực ra vẫn c̣n vướng víu ở chữ danh một cách vô cùng vi tế. Không màng danh lợi nhưng vẫn để cho vua Nghiêu biết được rằng ḿnh là người thanh cao không màng danh lợi (mà một ông vua biết có nghĩa là phải qua rất nhiều người trung gian!), há chẳng phải trong thâm tâm vẫn c̣n lụy v́ danh hay sao? Sào Phủ c̣n “chơi” cao hơn một bậc theo kiểu người nông dân chân chính bằng cách dắt trâu đi chơi chỗ khác. Đoàn Nam đế trong Xạ điêu anh hùng truyện lại là một điển h́nh cho ba chữ lụy phù danh. Trước kỳ Hoa sơn luận kiếm giữa các đại cao thủ vơ lâm để chọn ra vị Thiên hạ đệ nhất nhân, bang chủ Thiết chưởng bang là Cừu Thiên Nhận đă lén dùng thiết chưởng, đánh tử thương đứa con tư sinh của Châu Bá Thông và Anh Cô, một ái phi của Đoàn Nam đế, với ư đồ buộc Anh Cô đem đứa bé đến nhờ Đoàn Nam đế cứu chữa. Như thế y sẽ loại bỏ được một tay ḱnh địch v́ vị vương gia kia sẽ phải tổn hao nội lực và không thể tham gia kỳ luận kiếm. Vị vương gia kia, do c̣n chút ghen và hận nhưng cũng chính là v́ ḷng háo danh c̣n quá bồng bột, nên đă kiên quyết khước từ khi người mẹ khốn khổ kia ôm đứa con sơ sinh đến khóc lóc xin ông cứu chữa. Kết quả là, Anh Cô như người điên loạn, rút kiếm đâm chết đứa bé với lời nguyền khủng khiếp sẽ trả thù. Nếu tiếng khóc của hài nhi giữa đêm khuya thanh vắng trên Băng Hỏa đảo đă đánh thức lương tri của con hùng sư Tạ Tốn trong cơn túy sát, th́ cái chết của một hài nhi vô tội khác đă “khai ngộ” cho vị vương gia họ Đoàn nhận chân ra thực tướng của chút hư danh mà xuống tóc quy y thành Nhất Đăng đại sư! Một kẻ cố sát hài nhi, một kẻ ngộ sát hài nhi cũng chỉ v́ một chữ danh. Than ôi, lụy phù danh gây nên tội lỗi cho bao con người đâu khác gươm đao. Biết đâu, số người chềt v́ chữ danh c̣n nhiều hơn số người chết v́ gươm đao trên chốn giang hồ! Cái chết của một hài nhi để trả giá cho cơn mê muội chữ danh chắc chắn có giá trị “khai ngộ” gấp ngàn lần những lời thuyết giảng của các bậc chân sư đông tây kim cổ. Hoát nhiên ngộ được chữ danh, phiêu nhiên thành vị chân tăng giữa đời, Nhất Đăng – Nam Đế mấy người? Đâu là đại sư Nhất Đăng, đâu là đấng vương gia Đoàn Nam đế? Hay tất cả cũng chỉ là cái hư ảo của phù danh? Hăy thử tĩnh tâm ngồi yên lặng mà ngẫm chữ danh đến chỗ rốt ráo, ta sẽ thấy nó cũng chỉ là cái hư không phù phiếm. Danh dùng để xác định cái thực, nhưng nếu cái thực đă thực-sự-là-thực rồi th́ đâu cần ǵ đến cái danh nữa? Cừu Thiên Nhận cũng được Nhất Đăng đại sư điểm hóa để quy y thành Từ Ân đại sư, nhưng v́ nghiệp chướng quá nặng nên con đường đi đến giác ngộ c̣n tiệm tiến. Chỉ đến khi sắp chết th́ vị đại sư đó mới t́m đến được những ǵ mà vị Nhất Đăng đại sư đă cảm thấy ngay sau cái chết của một hài nhi vô tội. |
#17
|
||||
|
||||
ĐOÀN NAM ĐẾ
CUỐI Trong tác phẩm Kim kiếm điêu linh của Ngọa Long Sinh (*), ba vị cao nhân Vơ Đang là Trang Sơn Bối, Nam Dật Công và Liễu Tiên Tử tự ẩn ḿnh tuyệt tích trong núi hoang, tu tập vơ công để hàng năm lại tỷ thí tranh chức vô địch. Họ là những bậc cao nhân thực sự không muốn biết đến đời và cũng không cần ai biết đến ḿnh, nhưng vẫn tranh giành nhau ngôi thứ chốn hoang sơn, bởi v́ họ cũng c̣n bị hệ lụy bởi chữ danh, dù đó là cái danh không được một ai nhắc đến và không có kẻ tung hô. Cái danh đă bủa một cái luới vô h́nh vây chặt bọn họ từ thuở tráng niên, cho đến khi tro tàn thời gian bay bạc trắng cả mái đầu. Chính cơ duyên đă đưa cậu bé Tiêu Linh (**) đến chốn hoang sơn để “khai ngộ” cho ba vị cao nhân tuyệt tục. Tiếng thở dài của Nam Dật Công chốn hoang sơn khi giật ḿnh ngẫm lại, nghe thê lương như cơn gió lạnh thổi suốt cơi biển dâu. Con báo v́ lớp da mà bị chết, con người v́ cái danh mà bị lụy. Những bậc tài hoa như Nguyễn Du muốn tĩnh tâm ẩn dật phải luôn hối tiếc v́ đă lỡ bị đời khoác lên người “tấm da báo”, để phải than thở “Báo b́ nhưng lụy cựu phù danh”. Nhưng lại có những kẻ bản chất là giun dế vẫn cố khoác lên người “tấm da báo”, ngẫm cũng đáng thương! Chỉ khi nào con người có cơ duyên thấu triệt được thực tướng của chữ danh như Đoàn Nam đế th́ có lẽ ngày đó cơi người ta mới thực sự là chốn lạc phúc trong cơi vô danh. _____________ (*) Bản Việt dịch là Xác chết loạn giang hồ (**) Bản Việt dịch là Tiêu Lĩnh Vu ĐOÀN NAM ĐẾ Lần sửa cuối bởi Hansy; 27-11-11 lúc 11:10 PM |
#19
|
|||
|
|||
Tiểu Chiêu. Trong 4 cô gái ngồi cùng thuyền với Trương Vô kỵ có lẽ nàng là người yêu Vô kỵ nhất tuy không nói ra.
Nhớ 1 câu hát của nàng: Lai như lưu thuỷ hề thệ như phong Bất tri hà xứ khứ hề hà sở chung Tranh minh hoạ trên là của Thiên long bát bộ ko phải của Ỷ thiên đồ long kư |
#20
|
||||
|
||||
Quote:
Minh họa là cho có thôi, cốt là lấy cái người đẹp cảnh đẹp để vui mắt người đọc. Nói cho cùng, tiểu thuyết th́ hư cấu, diễn viên đương nhiên là mượn vai, thành ra ngay bản chất đă là không đúng, không thật rồi. |
|
|