|
#21
|
||||
|
||||
4.
TIỂU CHIÊU Nàng Iphigenia của Kim Dung 1 Phái mày râu thường chê phụ nữ là hẹp ḥi, nông cạn: “Đàn ông nông nổi giếng khơi. Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”. Nhưng lịch sử nhân loại, và ngay trong cuộc sống đời thường, cho chúng ta thấy những khi đại cuộc gặp cơn khốn quẫn hay gia đ́nh gặp cảnh ba đào cần đến sự hy sinh để cứu văn t́nh thế bế tắc, th́ chính người phụ nữ mới là người tiên phong tự nguyện. Dường như Thượng đế đă ban cho họ ḷng vị tha nhẫn nhục để hướng đến hy sinh, nếu điều đó đem lại b́nh yên cho người mà họ yêu thương. Phái nam cứ bốc phét huênh hoang về phận mày râu, mà không bao giờ lường hết được tầm mênh mông trong những sự hy sinh thầm lặng đó. Nguyễn Du đă v́ Thúy Kiều mà đem hết tài hoa để dựng lên một ṭa tân thanh lặng lẽ giữa bể dâu. Và mười lăm năm luân lạc của nàng đă đem lại cho đời hằng sa ẩn ngữ. Hơn hai ngàn năm trước, nàng Chiêu Quân Trung Hoa ôm tâm sự hận sầu ngược về phương Bắc để gá nghĩa với Hung Nô, và hơn một ngàn năm sau công chúa Huyền Trân nước Việt lại âm thầm giọt lệ để xuôi về phương Nam ngàn dặm. Hai phương trời, hai tâm sự và cách biệt nhau hơn cả ngàn năm, nhưng cái thê lương đau xót chỉ là một. Đâu phương cố hương? Nào trời cố quận? Quay đầu nh́n lại chỉ thấy mênh mông mây trắng, và ở chốn xa xôi kia là quê hương vĩnh viễn không thể quay về. Mây nước mịt mùng, ngàn dặm tha hương, kẻ anh hùng c̣n chết điếng cả ruột gan, huống chi phận đào tơ liễu yếu? Rượu có thể tạm đốt cháy đi nổi sầu cô lữ, nhưng lấy ǵ để an ủi khách má hồng? Thần thoại Hy Lạp kể rằng, vua Agamemnon đem đại binh tham gia cuộc viễn chinh đánh thành Troie, đoàn chiến thuyền bị gió bắc đánh dạt vào một bến cảng. Nghe lời một nhà tiên tri, nhà vua buộc ḷng phải hiến đứa con gái yêu của ḿnh là Iphigenia cho nữ thần Artemis, làm người hầu ḥng cứu văn t́nh thế. Thần lại cho gió nổi lên, đoàn quân lại hân hoan giương buồm thẳng tiến, nàng Iphigenia kiều diễm đành một ḿnh ở lại vùng Aulis xa lạ để làm trinh nữ thờ phượng thần linh. V́ đại cuộc, vâng lại v́ đại cuộc (!), phận nữ nhi lại phải hy sinh. Chiến binh các người hay cứ huênh hoang cùng máu lửa nơi chiến trận, và không bao giờ nghĩ đến nỗi se sắt lạnh của ḷng ta. Từ đây, ngày ngày ta sẽ là nữ tư tế để chăm sóc đền thờ của Nữ Thần bất tử. Được bao người kính trọng, được gần gũi với cơi bất tử, nhưng đó là cơi bất tử không có t́nh yêu đôi lứa và sẽ cực h́nh cho người con gái đang sống với những “reo ái t́nh trong nhịp máu phân vân" (Xuân Diệu). Cho nên Nguyễn Triệu, Lưu Thần phải bỏ cảnh thần tiên để quay về với trần giới. Cơi trần gian bụi bặm không thể sánh bằng chốn Bồng Lai, nhưng giữa cơi tam thiên đại thiên thế giới, đây là nơi duy nhất ta được sống trọn vẹn với bi hoan ly hợp của t́nh yêu, trong tủi nhục ta t́m thấy vinh quang và trong đau khổ ta t́m ra hạnh phúc. |
#22
|
||||
|
||||
TIỂU CHIÊU
2 Cái tâm sự hận sầu đau đớn đó của một trinh nữ của trời xưa Hy Lạp lại hiện ra một lần nữa trong tâm sự của Tiểu Chiêu. Hồn Hy Lạp xưa lại về vây phủ Ỷ Thiên Đồ Long Kư! Nếu có ai hỏi trong tất cả các tác phẩm của Kim Dung, người con gái nào xuất hiện ít nhất nhưng mang tâm sự thê lương nhiều nhất, th́ chúng ta có thể trả lời không ngần ngại rằng đó là Tiểu Chiêu. Mẹ nàng – Kim Hoa bà bà – là trinh nữ được Minh giáo Ba Tư cử sang Trung Quốc để t́m cho ra bí cấp trấn giáo là Càn khôn đại nă di tâm pháp. Người đàn bà được giang hồ tôn xưng là đệ nhất mỹ nhân đó đă nửa đường vướng lụy, nhiệm vụ lớn chưa thành th́ đứa con gái là Tiểu Chiêu đă ra đời. Và như thế là phạm tội chết đối với luật lệ nghiêm khắc của Minh giáo Ba Tư. Đứa con gái xinh đẹp kia vừa lớn lên đă phải thay mẹ nối tiếp nhiệm vụ thiêng liêng, để mong chuộc lỗi lầm (?) cho mẹ, chỉ có thế mới mong t́m được một con đường quay về cố quốc. Nàng phải hóa trang gương mặt xấu xí và vờ lạc giữa vùng hoang mạc để cho Quang Minh tả sứ của Minh giáo là Dương Tiêu đem về làm người hầu cho con ông. Chỉ có thế nàng mới đặt chân vào được Quang Minh đỉnh – vùng thánh địa của Minh giáo – để âm thâm ḍ xét chỗ giấu bí cấp. Một cô gái xinh đẹp, gịng dơi quyền quư mà phải đóng vai một con hầu để người ta sai khiến mắng chửi nghĩ cũng năo ḷng lắm thay. Cơ duyên run rủi cho nàng và Trương Vô Kỵ t́m được bí cấp Càn khôn đại nă di viết trên một tấm da dê, trong một đường hầm. Nàng phải dùng máu ḿnh thấm vào tấm da dê cho chữ hiện ra và dịch bản tâm pháp đó ra tiếng Trung Quốc để giúp Vô Kỵ, phối hợp với Cửu dương thần công, luyện thành bản lĩnh vô địch. Người con trai chân chất vô tâm về từ Băng Hỏa đảo đó đă gieo vào ḷng nàng bao ước mơ thầm kín, sau những tháng ngày chỉ biết chịu tủi nhục v́ trách nhiệm và bổn phận. Mang tâm pháp về cố quốc Ba Tư để được tôn vinh là nữ thần giữ ǵn Lửa Thiêng, hay để tâm pháp lại nơi Trung thổ? Xưa kia, mẹ đă nửa đường đứt gánh, th́ giờ đây con cũng xin đứt gánh nửa đường cho trọn nghiệp chữ yêu. Người con gái đă cúi đầu quy phục tiếng nói của trái tim, và dĩ văng lại bắt đầu! Quê hương Ba Tư đành xem như đă ngàn trùng sương khói. Thôi th́ ta xin chọn quê hương là đây, là nơi có người mà ta yêu đang sống. Làm thê thiếp không được th́ làm người hầu cũng tốt, làm tôi tớ cũng xong, miễn sao được trọn vẹn gần gũi chàng để sửa túi nâng khăn. Cho dù nước chảy có vô t́nh, nhưng hoa rơi lại hữu ư, cho nên hoa cứ hân hoan đợi chờ đến ngày nước cảm nhận được ḷng hoa. “Thần tiên găy cánh đêm xuân, bước lạc sa xuống trần, làm t́nh nhân đứng giữa trời không khóc mộng không thành… Đường về quê xa lắc lê thê trót nghe theo lời u mê” (T́nh khúc thứ nhất – Nguyễn Đ́nh Toàn). Đúng là đường về quê xa lắc lê thê, nhưng không có lời nào khiến ta u mê cả, mà ta chỉ u mê bởi tiếng ḷng đang say đắm mà thôi. Làm thần tiên mà chi nếu như người yêu c̣n ở nơi hạ giới? Tấm ḷng đó trong thiên hạ có được bao người, và đă tô điểm thêm cho cơi đời biết bao là hương sắc? Minh giáo Ba Tư lại phái sứ giả đi t́m người trinh nữ ngày xưa, giờ đây đă là Tỷ sam Long Vương, một trong tứ đại hộ pháp của Minh giáo Trung Quốc. Người con gái phải thay mẹ để chuộc lại lỗi lầm (?) xưa với bản giáo, với quê hương và chính là để giải cứu nhóm Trương Vô Kỵ đang bị đoàn tàu của sứ giả Ba Tư vây khốn giữa đại dương. Nàng quyết tâm hy sinh mối t́nh đầu vừa chớm nở để theo đoàn sứ giả quay về quê cũ làm thánh nữ của Bái hỏa giáo Ba Tư. Nếu được chết để giải cứu chàng ư? Điều đó quá dễ và hạnh phúc biết ngần nào. Người sẽ v́ người yêu mà hân hoan chịu chết, để mộng đầu thành tựu trong kiếp lai sinh. Nếu như có chút ích kỷ th́ nàng sẽ cùng Trương Vô Kỵ chống cự quyết liệt đến cùng để đại dương sẽ là nấm mồ cho tất cả. Như vậy là thành toàn tâm nguyện: được chết chung bên cạnh người yêu. Nhưng không, t́nh chân chính đầu đời luôn khiến con người hướng thượng. V́ sao Thúy Kiều sẵn sàng hy sinh trong khi Thúy Vân vẫn hồn nhiên đến mức ù ĺ vô cảm? Đặt ra câu hỏi là đă tự t́m được lời giải đáp. Cho nên nàng Iphigenia của Kim Dung đă quyết định hy sinh là phải sống để cứu bạn t́nh chung. Sống, nhưng c̣n thê lương hơn cả chết. Bước lên ngôi thánh nữ là bước vào cơi địa ngục của thanh xuân. Về lại chính quê hương nhưng lại mang nặng nỗi sầu viễn xứ! Quay về cố quốc lại chính là cuộc ra đi biền biệt trong đời. Biển sóng mênh mông có chứng minh được tấm ḷng kiều nữ? Đi là đi măi không em? Ước nguyện mai sau có vẹn tuyền? Nước có ngân lời hoài vọng cũ? Gởi về cây bóng lá sơ nguyên? Bùi Giáng |
#23
|
||||
|
||||
TIỂU CHIÊU
CUỐI Vâng, kể từ đây là đi măi, Nàng không được hạnh phúc như A Châu là gục chết trong tay người yêu để h́nh ảnh trở thành bất tử. Kể từ đây, nơi phương trời Ba Tư xa xôi ấy, suốt đời nàng, lửa sẽ bừng reo trong nghi lễ trang nghiêm. Và sẽ có vạn ngàn tín đồ cúi đầu trước nàng để tôn vinh vị nữ thần của Lửa. Thần Lửa cần đến trinh nữ để giữ ǵn cho ngọn lửa được thánh khiết đến thiên thu. Lửa muôn kiếp bừng reo. Lửa ngàn đời bùng cháy. Nàng phải đốt cháy cả tuổi xuân say đắm bên ngọn lửa thiêng, trong khi chỉ muốn làm một nữ tỳ thấp hèn để được trọn đời sống một đời b́nh dị. Ngọn lửa thiêng thanh khiết kia có làm mờ nỗi h́nh ảnh ngậm ngùi của buổi chia ly trên sóng nước? Nước có ngân lời hoài vọng cũ? Hỏi phương nào c̣n xanh măi bóng lá nguyên sơ? Thôi th́ xin gởi lời ca vào trong mây nước để dư âm c̣n đồng vọng ngàn đời trên sóng gió trùng khơi. Gió sẽ mang lời ca lên Quang Minh đỉnh để “gởi về cây bóng lá nguyên sơ”. Dẫu nơi đó không c̣n màu nguyên sơ của bóng lá, th́ nơi đó màu xanh của thời gian đă ngưng kết trong tâm tưởng. Dường như tiếng hát là lời kinh siêu độ cho những người phụ nữ chết trong sầu hận. Cho nên trước khi chết v́ lưỡi gươm tàn nhẫn của Lâm B́nh Chi, Nhạc Linh San vẫn hát bài Phúc Kiến sơn ca, trước khi chết dưới đôi tay oan nghiệt của Othello, Desdemona của Shakespeare vẫn cất tiếng hát bài ca thủy liễu. Lời ca thay cho tiếng ḷng nên quá đỗi thiết tha: The poor soul sat sighing by a sycamore tree Sing all a green willow Her hand on her bossom, her head on her knee Sing willow, willow, willow The fresh streams ran by her, and murmur’d her moans Sing willow, willow, willow Her salt tear fell from her and softn’ed the stones Sing willow, willow, willow (Shakespeare, Othello, Act 4, Scence 3) (Mảnh linh hồn đau khổ ngồi thở than bên gốc tiêu huyền. Liễu rũ ơi, liễu rũ ơi, ngàn liễu rũ xanh reo. Tay ôm ngực, nàng gục đầu trên gối. Liễu rũ ơi, liễu rũ ơi, liễu rũ xanh reo. Những gịng suối mát chảy bên cạnh nàng, và th́ thầm lời than van. Liễu rũ ơi, liễu rũ ơi, liễu rũ xanh reo. Gịng nước mắt mặn đắng kia đă làm mềm sỏi đá. Liễu rũ ơi, liễu rũ ơi, liễu rũ xanh reo) Đó chẳng phải là nỗi ḷng Tiểu Chiêu đấy ư? Không liễu rũ xanh reo mà là lửa hồng reo rực cháy, không là tử biệt nhưng phải sinh ly. Chia tay để vĩnh viễn đi vào cơi cô đơn giá buốt. Những giọt nước mắt nàng rơi giữa đại dương có làm mềm sỏi đá? Và thử hỏi cái nào mặn hơn: nước đại dương hay nước mắt Tiểu Chiêu? |
#25
|
||||
|
||||
5. ĐỊCH VÂN Kẻ lữ hành cô độc 1 Chịu đựng sự khổ đau, trong tâm hồn lẫn thân xác, là điều chúng ta không thể nào tránh khỏi giữa cơi đời. Nhưng nếu thân tâm đều mang bệnh mà được sống trong sự thương yêu và thông cảm của người thân th́ con người vẫn t́m thấy được niềm an ủi. Điều đó sẽ giúp họ chịu đựng để chiến đấu và chiến thắng. Điều kinh khủng nhất là thân xác bị tàn phế, lại phải chịu đựng nhiều nỗi oan ức không thể biện bạch, bị vu hăm vào chốn lao tù, người thân nghi ngờ, xă hội khinh bỉ, không bạn bè, không người thân thích, không nhà không cửa, trơ trọi một ḿnh. Đó là cảnh ngộ thê thảm của Địch Vân trong Liên thành quyết. Kim Dung quả đă có một bước đi táo bạo khi xây dựng nhân vật Địch Vân. Đó là một anh nông dân khù khờ chân chất, cục mịch thô lỗ, phải chịu bao thảm cảnh trần gian, ḥan toàn không có một chút ưu điểm ǵ để người đọc có thể trông đợi từ “người hùng” trong tiểu thuyết vơ hiệp, cho dẫu là bản chất quỷ quyệt lưu manh của một Vi Tiểu Bảo! Đó thực sự là h́nh ảnh thuần túy của một “Hai Lúa vơ lâm”. Địch Vân mồ côi từ bé, được sư phụ là Thích Trường Phát nuôi dưỡng. Anh chàng nông dân khù khờ này sống hồn nhiên bên cạnh một cô sư muội xinh đẹp Thích Phương. Cuộc sống êm ả trôi bên bờ tre đồng lúa, nếu như không có chuyện một ngày kia Địch Vân phải theo sư phụ và sư muội đến thăm sư bá Vạn Chấn Sơn, một đại gia chốn kinh sư. Từ đó, thảm họa liên tục đổ xuống đời anh ta. Chốn phồn hoa đô hội vẫn luôn tiềm ẩn vô vàn hiểm họa đối với biết bao con người chân chất một lần bước ra khỏi lũy tre xanh. Nếu như cô thôn nữ của Nguyễn Bính: “Hôm qua em đi tỉnh về. Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”, th́ Thích Phương lại khác, cô vẫn hồn nhiên chân chất, nhưng lại là nguyên nhân gây thảm họa cho sư huynh ḿnh. Làm một anh nông dân cục mịch xấu xí lại dẫn một cô sư muội xinh đẹp thuở thanh mai trúc mă vào chốn kinh đô, th́ có khác ǵ một đứa trẻ cầm vàng ṛng đi vào giữa chợ. Không bị đánh cắp ắt sẽ bị trấn lột. Cũng không thể trách được cuộc đời. Cái cảnh cô thôn nữ xinh như đóa hoa đồng nội cứ xoắn tít bên anh “Hai Lúa” đă gây chướng mắt cho nhóm để tử của Vạn Chấn Sơn. Khi thấy một cô gái xinh đẹp sánh đôi với một anh chàng cục mịch, trong thâm tâm mọi người lại thấy uổng phí (!). Đó là một suy nghĩ rất đỗi quái dị nhưng lại được xem là b́nh thường ở con người. Sao lại “uổng” nếu như họ thực sự t́m ra “một nửa” của nhau? Làm như chỉ có những kẻ lắm tiền nhiều của và có thế lực mới “xứng đáng” với các cô gái đẹp kia. Đó cũng là suy nghĩ của gia đ́nh Vạn Chấn Sơn. Sau khi ám toán Thích Trường Phát, bọn chúng bày ra một màn kịch vu cáo cho Địch Vân tội hiếp dâm và ăn cắp. Chú cừu non sụp bẫy một cách dễ dàng, bởi lẽ tâm hồn chất phát của anh ta không bao giờ h́nh dung nỗi trên đời lại có người t́m cách hăm hại nhau! |
#26
|
||||
|
||||
ĐỊCH VÂN
3 Dù sống trong cảnh đọa đày, Địch Vân vẫn tin rằng vị sư muội ḿnh sẽ hiểu và cảm thông. Niềm hy vọng lớn của “cái hộp Pandora” dù hư ảo đi nữa th́ vẫn có tác dụng giúp con người chịu đựng trong cảnh khổ đau. Cho đến khi nhận được bánh cưới của Thích Phương với con trai Vạn Chấn Sơn th́ Địch Vân mới thực sự tuyệt vọng. Dường như Shakespreare có nói: “Kẻ đau khổ nhất là kẻ hạnh phúc nhất, bởi v́ trên đời này không c̣n ǵ có thể làm cho y đau khổ nữa”. Nhưng đó chỉ có thể là cách nh́n của những bậc đạt ngộ hiểu thấu chân tướng của trần gian,c̣n đối với hầu hết những ai mang bản chất yếu đuối của con người, khi cuộc sống là cơn bệnh nan y vô phương cứu chữa th́ cái chết vẫn là vị lương y đem lại liều thuốc giải thoát tốt nhất! Địch Vân cũng vậy, trong cơn khốn quẫn, anh ta đă tự tử, nhưng Đinh Điển đă cứu thoát v́ nhận ra được bản chất chân thật của Địch Vân. Cũng chính nhờ Đinh Điển mà Địch Vân hiểu ra âm mưu của Vạn Chấn Sơn và mặt trái nhan hiểm của Thích Trường Phát, vị sư phụ mà anh hằng tôn kính. Cuộc sống với “lắm nỗi lạ lùng khắt khe” bắt đầu mở ra trước mắt anh ta những hang hố đen ng̣m, khác biết bao với cảnh đời êm đềm b́nh dị với làng quê, đồng lúa ngày xưa. Đinh Điển bị ám toán chết sau khi cùng Địch Vân vượt ngục. Cái chết của người thân cuối cùng trên cơi đời, mà anh ta coi như kim chỉ nam của đời ḿnh, đă khiến cho Địch Vân thực sự mất tất cả, hoàn toàn không c̣n một điểm tựa nào, “sans everything” (Shakespeare – As You Like It, II, Scence VII, 165) Ôm xác Đinh Điển đi trốn, Địch Vân lại rơi vào tay tên ác tăng Bảo Trượng của Huyết Đao môn – một tông phái Tây Tạng bị giang hồ nguyền rủa v́ những hành vi tàn ác và đồi bại. Bảo Trượng chết, anh mặc áo choàng của Bảo Trượng để che thân th́ bị nhận lầm là tên “tiểu dâm tăng”. Lúc sắp bị đánh chết th́ chưởng môn phái Huyết Đao là Huyết Đao lăo tổ, lại tưởng anh ta môn đồ của bản phái, cứu thoát và bắt cóc luôn cô nàng Thủy Sinh xinh đẹp của nhóm Linh Kiếm song hiệp đem đi. Đi theo Huyết Đao lăo tổ th́ mặc nhiên xác nhận ḿnh là môn đồ của Huyết Đao môn, c̣n ở lại th́ bị giết chết. Bản năng sinh tồn vẫn thắng, nên Địch Vân đi theo Huyết Đao lăo tổ. Thế là tự nhiên Địch Vân trở thành một tên “tiểu dâm tăng” mà không c̣n cách ǵ biện bạch được. Đôi khi, chúng ta cũng gặp những hoàn cảnh ngộ nhận trớ trêu như thế trong đời. Mở miệng giải bày th́ không được, mà để trong ḷng lại ray rức khổ đau. Nên đôi khi cứ phó mặc cho ḍng đời, để thời gian đem lại lời giải đáp. Nhưng gẫm ra th́ đối với Địch Vân sự ngộ nhận của những người lạ kia nào có nghĩa lư ǵ so với sự ngộ nhận của Thích Phương? Người ta ngộ nhận ta, ta chỉ tức tối bực ḿnh; c̣n người thân ngộ nhận mới là nỗi khổ. Lần sửa cuối bởi Hansy; 29-11-11 lúc 11:47 PM |
#27
|
||||
|
||||
ĐỊCH VÂN
4 Khi cùng Huyết Đao lăo tổ và Thủy Sinh bị bao vây trong núi tuyết, Địch Vân lại càng mất niềm tin vào cuộc sống khi chứng kiến sự đê hèn của Hoa Thiết Can. Một kẻ mang thân phận danh sĩ trên giang hồ, đứng hàng thứ hai trong nhóm “Lục Hoa Lưu Thủy” được nhiều người ngưỡng mộ, vậy mà khi đối diện với cái chết lại bộc lộ hết bản chất thô bỉ của một nhân vật đầy danh vọng. Kim Dung vẫn thường có những khám phá bất ngờ khi mở ra, trong những ngóc ngách u tối của chiều sâu tâm lư nhân vật, những điều mà ta chỉ thường gặp khi đọc Dostoieski hoặc Shakespeare. Càng ngày, Thủy Sinh lại phát hiện tên “tiểu dâm tăng” cục mịch kia là một người thuần hậu, c̣n Hoa Thiết Can - người anh kết nghĩa của cha nàng – chỉ là một kẻ bỉ ổi táng tận lương tâm. Khi tuyết tan, Hoa Thiết Can đă nhanh chóng dẫn quần hùng vào hang đá t́m giết hai kẻ “gian phu dâm phụ” kia, ḥng che giấu những việc làm ti bỉ của ḿnh. Y đă đánh một đ̣n tâm lư sâu sắc là bịa đặt những điều nhơ bẩn để vu cáo Thủy Sinh trước khi nàng kịp mở miệng. Khi người ta đă có định kiến về một người rồi th́ tiếng nói của người ấy sẽ không c̣n giá trị nữa. Đây cũng là một chiến thuật mà các luật sư trong Dostoievski hay dùng để “khóa miệng” các nhân chứng trước ṭa. Ai c̣n thèm nghe anh nữa khi nhân cách anh đă “có vấn đề”? Tên lưu manh Hoa Thiết Can trở thành người hùng. Thủy Sinh lại bị mọi người khinh bỉ, người yêu ngờ vực. Thị phi trong cuộc sống lắm khi bị đảo lộn, trắng đen bị đánh tráo mà con người, do ngu dốt hoặc bị bưng bít, vẫn cứ vô t́nh chấp nhận. Khi quay về nhà, Địch Vân lại có dịp hiểu thêm bao sự thật phủ phàng nữa về sư phụ và các vị sư bá. Cả ba đều là những tên học tṛ tham lam bất nghĩa, v́ hám lợi đă âm mưu giết thầy để đoạt Liên thành quyết. Anh muốn giết Vạn Khuê để trả thù nhưng không nỡ. Thích Phương lại bị Vạn Khuê giết chết, bỏ lại cô bé Không Tâm Thái. Địch Vân càng kinh hoàng hơn khi chứng kiến cảnh từ khách giang hồ đến tri thức, từ bọn phú hào đến quan lại đều điên cuống cấu xé, chém giết nhau để tranh giành pho tượng Phật bằng vàng. Thich Trường Phát ám toán Địch Vân nhưng không thành, v́ y không tin rằng trên cơi đời lại có người không cuồng điên v́ châu báu, để rồi y cũng chết theo những người khác v́ chất độc trong pho tượng Phật. Vàng và Máu. Ở cái thế giới điên đảo này th́ hai từ đó sẽ măi măi đi chung. Sống trong một xă hội mà tri thức th́ thô bỉ, kẻ có tiền của th́ lưu manh, quan lại th́ tham lam, thầy tu th́ dâm đăng, sư phụ th́ lọc lừa thủ đoạn, anh chàng “Hai Lúa” Địch Vân chỉ là một kẻ lữ hành cô độc. Anh không thể hiểu nổi và ḥa nhập nổi vào cái thế giới đó, cũng như anh chàng Charlot đôn hậu cứ măi măi đứng bên lề của xă hội công nghiệp tất bật chỉ biết tôn vinh vật chất. Tâm hồn chất phác của Địch Vân sẽ măi măi ngỡ ngàng trước những tấn tuống nhơ bẩn của cuộc đời. Người nông dân phương Đông vẫn luôn mang tâm hồn đôn hậu chất phác mà sống giữa cơi tự nhiên. Điều đáng buồn cười là nền đạo lư – mà chúng ta thường dùng ngôn ngữ bác học để nghiên cứu, và trịnh trọng tranh biện nhau ḥng khoe khoang kiến thức – lại chỉ được ǵn giữ bởi những người dân quê hiền lành ít học. Nếu không có những người mà chúng ta gọi là “Hai Lúa” đó, th́ nền đạo lư con người sẽ có nguy cơ bị đổ vỡ bởi thói ma mảnh trong cuộc sống “văn minh”. |
#28
|
||||
|
||||
ĐỊCH VÂN
CUỐI Tất cả đều đổ vỡ tan hoang trong tâm hồn anh “Hai Lúa” Địch Vân. Sau khi hợp táng nắm tro của Đinh Điển vào nấm mộ của Lăng Sương Hoa để hoàn thành tâm nguyện của một cặp Romeo và Juiliette phương Đông, Địch Vân quyết định dẫn bé Không Tâm Thái quay về hang núi cũ để làm lại cuộc đời mới, như anh nông dân Jean Valjean dẫn cô bé Cosette đi trốn, trong tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victor Hugo. Trái tim thuần lương của anh không t́m ra chỗ trú giữa một xă hội đê tiện và bẩn thỉu. Giữa những cảnh lọc lừa thủ đoạn được che đậy dưới lớp áo phù hoa, sự ngây ngô chân chất của Địch Vân nổi bật lên như sự tương phản gay gắt trong một bức tranh biếm họa. Điều bất ngờ và cảm động nhất là khi quay về chỗ cũ, Địch Vân được bỗng gặp lại Thủy Sinh đang đứng chờ ngoài cửa động, cười mà nói “ Muội chờ đại ca ở đây đă lâu rồi! Muội biết thế nào đại ca cũng trở lại mà”. (Ngă đẳng liễu nễ giá ma cửu! Ngă tri đạo nễ chung vu hội hồi lai đích). Ắt hẳn khi cùng đoàn người quay về, Thủy Sinh cũng đă phải đối đầu với bao sự ngộ nhận, và ắt hẳn sự thô bỉ từ những người mà nàng tôn kính đă đẩy nàng vào sự cô độc. Chính trong tâm trạng đó Thủy Sinh mới thông cảm thêm sự cô độc của Địch Vân. Những con người biết tự trọng như nàng hoặc đôn hậu như Địch Vân sẽ không bao giờ t́m thấy hạnh phúc trong một xă hội tồn tại trên sự lọc lừa và man trá. Cái hang đá cũ là chỗ quay về tất yếu cho cả hai người. Những lời nói đơn giản mà thắm thiết của Thủy Sinh đă kết thúc tác phẩm, nhưng nó lại mở ra một chân trời bao la cho những kẻ lữ hành cô độc… ĐỊCH VÂN |
#30
|
||||
|
||||
6.
NỖI L̉NG A TỬ 1 J’ai rêvé j’allais t’épouser si jort que rien, rien ne pourrait nous séparer – que la mort Je pense qu’elle peut rapprocher, au contraire… oui, rapprocher ce qui a été séparé pendant la vie (-Anh mơ thấy anh sẽ cưới em, ước mơ mănh liệt đến nỗi không có ǵ có thể ngăn cách được chúng ta – trừ cái chết. -Em th́ nghĩ ngược lại rằng, chính cái chết mới có thể nối kết, vâng, nối kết được những ǵ đă bị cách ngăn trong cuộc sống) André Gide – La porte étroite Trên đây là lời đối thoại giữa Jérôme và Alissa, hai nhân vật chính trong tác phầm nổi tiếng La porte étroite của André Gide. Tác phẩm này đă được ng̣i bút tài hoa của nhà thơ Bùi Giáng chuyển sang tiếng Việt với tựa đề “Khung cửa hẹp”. Alisa yêu Jérôme nhưng cô biết em gái ḿnh là Juliette cũng yêu Jérôme, nên cô đă khước từ t́nh yêu để t́m đến Đấng Tối Cao qua “khung cửa hẹp” theo lời gọi thiêng liêng của tôn giáo. Cô đă đem cả tuổi xuân để làm chất phân bón cho loài cây chỉ nở những cành hoa cô liêu giữa vùng trời sa mạc, với ước vọng điên rồ rằng, cánh hoa của sự hy sinh sẽ tỏa hương thơm vào cơi Vĩnh Hằng huyền hoặc. Có lẽ cô tin sẽ t́m lại được Jérôme trong cơi chết – nơi mà những cặp t́nh nhân sẽ gặp lại nhau để nối lại những cung đàn dang dở. Juliette lập gia đ́nh, Alissa qua đời, để lại nhân vật Jérôme cô liêu trong ngậm ngùi bi hận. Nào đâu là mộng hoài tuổi thanh niên, nào đâu là mùi hương xuân sắc, tất cà đều tan tác trong cơn lốc lặng lẽ của t́nh yêu ngang trái. |
|
|