NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Thư gởi các bạn ham làm thơ đường luật - Quách Tấn

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 12-07-10, 10:43 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Thư gởi các bạn ham làm thơ đường luật - Quách Tấn

Bức thư thứ nhất

Các bạn thân mến,

Thấy các bạn ham làm thơ đường luật mà chưa nắm vững nguyên tắc cơ bản, tôi xin viết gởi các bạn những lời sau đây, tuy không phải khuôn vàng thước ngọc, nhưng cũng có thể làm những mũi tên chỉ đường cho các bạn khi bước vào cửa làng thơ hôm nay đă vắng người qua lại.

Các bạn vốn đă biết thơ có nhiều thể. Thể nào cũng có ưu điểm, khuyết hoặc nhược điểm. Không thể nào hơn thể nào. Cũng như tôi, các bạn lựa thể đường luật là v́ thể này thích hợp với tâm hồn các bạn. Thể thơ này đă bị các nhà Thơ Mới đả kích dữ dội ngót 10 năm, từ 1932 đến 1941. Bị công kích, đả đảo, là v́ thể thơ có khuyết điểm. Những khuyết điểm ấy, ngay khi thể thơ mới ra đời, đă bị một số danh gia, như Lư Thái Bạch, Hàn Sơn...chỉ trích nặng lời, chớ chẳng đơi đến các thi nhân sanh sau hàng ngh́n năm. Bị đả kích mà vẫn tồn tại, tồn tại là v́ bên cạnh những khuyết điểm dễ khắc phục, có những ưu điểm, trừ những kẻ thiên kiến, những người không độ lượng, không ai phủ nhận, không ai nỡ hủy diệt, trái lại c̣n rủ ḷng ấp ủ nâng niu.

Ở đây, tôi không đề cập đến những ưu khuyết điểm của thể thơ. Tôi chỉ nói đại khái những ǵ có thể giúp các bạn làm thơ cho đúng cách, trúng điệu mà thôi.

Trước hết tôi xin nói về THI ĐỀ.
Trả lời với trích dẫn
The Following 15 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Bóng Đêm (09-11-10), Cá chuồn (12-07-10), CM4Q (14-08-11), hamy (06-10-10), hoatigon208410 (01-08-11), LAO HAC (13-07-10), LonelyStar (13-07-10), MoonRiver (17-11-10), Nguyễn Thị AP (26-08-10), Phidiep5 (22-01-13), Thảo Nguyên Xanh (13-07-10), Thành Phạm (31-07-14), Trần Thành (30-05-21), tra sua (29-03-11), viet tam (12-07-10)
  #2  
Cũ 13-07-10, 05:59 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Thơ có HỮU ĐỀ THI, tức là thơ có đề, và VÔ ĐỀ THI, tức là thơ không đề.

Thơ không đề dễ làm mà khó hay. Thơ có đề khó làm mà dễ hay.

Khó làm là v́ bị đề thơ bó buộc, ng̣i bút không thể tung hoành được tự do. Dễ hay v́ đường lối đă có sẵn, người làm thơ chỉ cố gắng là có thể đi đến chỗ thành công.

C̣n dễ làm là v́ không lệ thuộc vào đầu đề, t́nh ư dễ dàng tuôn trào theo nguồn cảm hứng như gió đồng rộng, nước nguồn cao. Nhưng khó hay là v́ thi nhân phải tự vạch cho ḿnh đường đi nước bước thích hợp mà phi kẻ tài cao không dễ ǵ ḿnh tự làm chủ lấy ḿnh.

Cổ hiền phương Tây có câu: "Nghệ thuật sanh nhờ cưỡng bách, chết v́ tự do" là vậy đó.

Cho nên chúng ta nên làm thơ có đề trước.

Nhưng không phải dạng đề thơ nào cũng cố gắng phí công sức làm. Phải lựa chọn. Chúng ta nên tránh những đề mục thông thường, có tánh cách xă giao như thơ chơi Tết, thơ mừng thọ, thơ mừng cưới hỏi... Những đề tài ấy, đối với những người đă rành nghề, là những đề tài rất khó khăn. Bởi người trước đă làm nhiều lắm rồi, chúng ta làm nữa cũng không sao tránh khỏi lặp lại những t́nh ư người trước đă nói, trừ những bậc tài cao bút luyện, khó t́m ra những từ, tứ tân kỳ. Cũng không nên chọn những vấn đề rộng lớn như thân phận con người, hồn dân tộc, t́nh nhân loại, thơ muôn thuở...V́ ng̣i bút dù tài t́nh đến đâu cũng không thể diễn tả nỗi trong phạm vi 8 câu 7 chữ.

Chúng ta chỉ nên chọn những chủ đề mà đời sống thường ngày cống hiến cho chúng ta. Chúng ta hăy nói lên những nỗi buồn, những niềm vui, những khát vọng, những tư tưởng...thoáng hiện trong tâm hồn, những vẻ đẹp nh́n thấy trước mắt, nhớ lại trong kư ức, trông thấy trong mơ mộng... Hăy nói lên những cái đó với ḷng chân thành thắm thiết. Những vật chung quanh ḿnh, những sự việc xảy ra trước mắt ḿnh đều là những đề tài nên thơ, nếu chúng ta ḥa ḷng chúng ta vào sự vật, nếu chúng ta biết cách dùng những sự vật để tự diễn đạt ḿnh, diễn đạt những h́nh ảnh của mộng mị, của những kỷ niệm xa xưa...Nhưng xin nhắc lại một lần nữa, phải cố tránh những đề tài người ta đă dùng đi dùng lại nhiều quá, nếu chúng ta không khám thêm được những ǵ tân kỳ, độc đáo...

Lần sửa cuối bởi phale; 13-07-10 lúc 06:11 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 14 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Bóng Đêm (09-11-10), Cá chuồn (17-11-10), CM4Q (14-08-11), hamy (06-10-10), LAO HAC (13-07-10), LonelyStar (13-07-10), MoonRiver (13-07-10), Nguyễn Thị AP (26-08-10), Phidiep5 (22-01-13), Thảo Nguyên Xanh (13-07-10), Thành Phạm (31-07-14), Trần Thành (30-05-21), tra sua (29-03-11), viet tam (13-07-10)
  #3  
Cũ 17-11-10, 07:52 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Một khi đă có đề rồi th́ chúng ta lo lập ư, cấu tứ.

Nhưng trước khi lập ư, cấu tứ, chúng ta phải xét kỹ chủ đề.

Nếu là đề do chúng ta chọn th́ dễ khai triển, v́ chính chúng ta đă sẵn có ư trước rồi mới có đề. Nhưng nếu là đề của người khác ra, th́ chúng ta phải cần phân tách kỹ lưỡng để cho dễ lập ư, cấu tứ và dễ cho t́nh ư ḿnh phô diễn không bị lệch lạc, không xuất đề, không phản đề.

Ví dụ đề mục của CỬA BIỂN QUY NHƠN, BÀN THÀNH HOÀI CỔ ... chúng ta nhận thấy trong mỗi đề mục có hai thành phần : Cửa biển và Quy Nhơn, Đồ Bàn và Hoài cổ. Chúng ta phải nhận định xem thành phần nào chính, thành phần nào thứ. Đề mục trước thuộc về cảnh, đề mục sau thuộc về t́nh. Như vậy th́ trong đề mục trước. Cửa biển là chính, đề mục sau Hoài cổ là chính. Nhưng cái ǵ làm cho Cửa biển chúng ta toan tả đây, mọi Hoài cổ chúng ta toan nói đây, khác với các Cửa biển khác, khác với mối cảm hoài khác ? Chính là Quy Nhơn, chính là Bàn Thành. Chúng ta có thể nói rằng trong đề mục trước, Cửa biển là thân xác, Quy Nhơn là tâm hồn; trong đề mục sau, Hoài cổ là cốt cách, Bàn Thành là tinh thần. Quy Nhơn thêm sắc thái cho Cửa biển, Bàn Thành gây hương vị cho Hoài cổ. Đối với thơ, chính tâm hồn, tinh thần, sắc thái, hương vị mới thật là quư. Cái đáng quư lại để xuống hàng thứ yếu, là nghĩa làm sao ? Nghĩa là thành phần thứ yếu nép ở sau, núp ở trong để làm cho thành phần chính yếu nổi bật. Nói một cách khác, thành phần chính là vua, thành phần thứ là quân sư; thành phần chính là Chủ tịch Chánh phủ, thành phần thứ là Thủ tướng ... Địa vị của quân sư của thủ tướng thấp hơn, nhưng nhiệm vụ lại nặng hơn vua, hơn chủ tịch.

Khán đề xong, chúng ta mới lập ư, rồi cấu tứ, bố cục. Bài bố phân phối t́nh ư đâu đó cho chu đáo rồi, chúng ta mới hành văn. Có làm như vậy, bài thơ mới ăn đề, ư tứ mới khỏi lộn xộn, rời rạc, đầu đuôi mới tránh khỏi nạn voi chuột giao duyên ...

Có dịp tôi sẽ nói thêm về các điểm ấy. Bây giờ chúng ta nên trở lại với Thi Đề.

Chúng ta thấy có nhiều bài thơ được truyền tụng, thân bài không mấy phù hợp với đề bài. Ví dụ bài :

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gơ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ ở Chương đài người lữ thư,
Lấy ai mà giải nỗi hàn ôn.


Đó là tác phẩm của bà Huyện Thanh Quan, một giai thoại được phần đông tao khách tán thưởng. Đề mục, sách nầy chép là CẢNH CHIỀU HÔM, sách khác lại chép là CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ.

Cả hai thi đề đều không thích đáng. Bởi trong toàn bài gồm có hai ư quan trọng là "giữa đường xa" và "ngày sắp hết". Ông Hư Chu tác giả tập khảo luận "Để hiểu thơ Đường luật", đề nghị gọi là ĐƯỜNG CHIỀU. Tôi đồng ư cùng ông ấy.
V́ sao lại có t́nh trạng như thế ? Là v́ cổ nhân ít thích đặt thi đề. Thường thường hễ hứng đến th́ thơ ra. Thơ hoàn chỉnh rồi mới coi mặt đặt tên. Để tiện việc kêu gọi, nhiều khi lấy một vài chữ trong bài mà mệnh danh. Cũng lắm khi thơ được làm mà không được gọi, rồi người sau muốn dễ gọi mới đặt tên theo ư ḿnh. Bài trên đây của bà Huyện Thanh Quan là một bằng chứng cụ thể. Bài nầy bà đă làm trong lúc vào Huế dạy các cung phi theo lệnh vua Tự Đức.
Có nhiều bài thơ rất hay mà đề không được ổn đáng, như Thăng Long Thành Hoài Cổ của bà Huyện Thanh Quan, Thu Điếu, Thu Ẩm ... của Nguyễn Khuyến v.v... cần phải chỉnh danh cho hợp lư.
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Cá chuồn (17-11-10), CM4Q (14-08-11), Phidiep5 (22-01-13), Thành Phạm (31-07-14), tra sua (29-03-11)
  #4  
Cũ 17-11-10, 08:34 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Nhưng công việc chỉnh danh xin để lại cho những nhà soạn sách thi tuyển. Chúng ta thử nêu đôi luật mà đầu đề và thân bài khắng khít nhau, để làm mẫu.

QUA PHÚ YÊN TỨC CẢNH

Ḱa đảnh Cù Mông nọ Vũng Ṛ (tức Vũng Rô)
Con đường thiên lư chạy quanh co.
Vườn dừa mé biển tung đuôi phụng,
Rẫy bắp sườn non thẳng cánh c̣.
Núi Nhạn chuông ngân trời bảng lảng,
Biển Hồ sen nở gió thơm tho.
Đá Bia tích cũ mây dù lấp,
Qua lại c̣n nghe khách chuyện tṛ.
(Một tấm ḷng)


Trong bài, những ư qua, Phú Yên và tức cảnh điều được diễn đạt. Đọc bài thơ, chúng ta thấy lần lược bày ra trước mắt phong cảnh Phú Yên từ Cù Mông đến Vũng Rô. Nếu đề bài nầy là CẢNH PHÚ YÊN th́ bài thơ hỏng, v́ những cảnh vật trong bài chỉ là những cảnh vật ở hai bên đường khi tác giả đi ngang qua, chớ đâu phải phong cảnh toàn tỉnh Phú Yên. Những ‚tiếng chuông ngân lúc trời chạng vạng‛, ‚hơi gió thơm tho do sen nở nơi hồ rộng dưới chân ḥn Bi Sơn‛, không phải lúc nào cũng có. Cả đến vườn dừa luôn luôn hiện hữu, cũng chỉ tung đuôi phụng những lúc có gió biển thổi vào, và những khoảnh rẫy ở sườn non bất di bất diệt cũng chỉ có bắp theo mùa... Những cảnh kia, những vật kia, khi đi qua th́ có đó, nhưng khi trở lại chắc ǵ vẫn c̣n y. Muốn thích thực đề Cảnh Phú Yên phải chọn những cảnh vật đặc biệt và thường hiện hữu của Phú Yên, những cảnh vật mà riêng Phú Yên mới có, hoặc có nhiều hơn các tỉnh khác. Đề ra là CẢNH PHÚ YÊN tức là bảo chúng ta vịnh hay tả cảnh trí Phú Yên, chớ không phải nói về phong cảnh ở trước mắt khi đi ngang qua Phú Yên.

Xem đó, chúng ta thấy việc phân tách đầu đề cho kỹ lưỡng là việc rất cần.

Bài nầy đưa ra làm mẫu là đứng trên phương diện ‚ăn nề‛ mà thôi. Tản Đà tiên sinh khen là một bài thơ tả cảnh hay song không rung cảm ḷng người v́ thiếu t́nh. Nhưng đây lại là một vấn đề khác, có dịp chúng ta sẽ bàn nhiều. Bây giờ thử đưa ra một bài thơ t́nh nữa cho đủ đôi :

KHÓC QUAN PHỦ VĨNH TƯỜNG

Trăm năm quan Phủ Vĩnh Tường ơi
Tuổi chửa ba mươi cũng một đời
Chôn chặt văn chương ba thước đất
Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
Nắm xương dưới ván chau mày khóc
Ḥn máu trên tay mỉm miệng cười
Hăm bảy tháng trời là mấy chốc
Trăm năm quan Phủ Vĩnh Tường ơi.


Trong đề thơ, Quan Phủ Vĩnh Tường thành phần chính yếu, Khóc là thành phần thứ yếu. Nhưng Khóc lại là thần, c̣n quan Phủ Vĩnh tường chỉ là cây đa. Và quan Phủ Vĩnh Tường là thân thế, Khóc là ân t́nh. Thiếu ân t́nh, thân thế, quan phủ Vĩnh Tường nằm lạnh trong xác chết. Song thiếu xác chết, lấy ǵ để khóc kể nỗi ân t́nh dở dang. Cũng như không có thần th́ cây đa lấy ǵ mà thiêng, c̣n không có cây đa, thần lấy chi mà nương tựa. Phải có cây đa để thần nương tựa, phải có thần để cây đa được linh thiêng. Phải có thân thế, phải có ân t́nh, phải có hồn, phải có xác. Hồn xác quấn quít lấy nhau, thân thế ân t́nh ôm ấp lấy nhau th́ bài thơ mới sống. Bởi hồn ẩn trong xác, thần ẩn trong cây đa, nên mới đặt quan Phủ Vĩnh Tường làm chính, Khóc là thứ. Nhưng đóng vai chính, cây đa không ăn hiếp thần. Đóng vai thứ, ân t́nh vẫn lai láng trên thân thế.

Thân thế quan Phủ Vĩnh Tường đă thể hiện trong trạng huống đau thương: tài cao, chí cả mà mạng lại yểu, cho nên hồn không thể yên vui. Hồn không yên vui, chẳng những v́ bởi tài chưa kịp dùng, chí chưa được toại; không yên vui c̣n v́ con mới sanh c̣n đỏ ối mà đă phải chịu cảnh mồ côi, vợ mới đồng sàng trong 27 tháng mà đă phải chịu đơn chiếc chốn pḥng sương ... Cuộc đời trăm năm bị thâu ngắn c̣n không đầy ba mươi năm. Duyên hương lửa trăm năm bị cắt đứt sau một thời gian ấm nồng ngắn ngủi. Đó là nguyên nhân của bao nhiêu nỗi bất hạnh cho gia đ́nh ... T́nh cảnh bi ai đă phát nên những lời thống thiết, và tiếng khóc âm thầm, khi năo nùng khi tấm tức, làm nát ruột khách bàng quang.

Đề tài Khóc Quan Phủ Vĩnh Tường cũng như đề tài Qua Phú Yên Tức Cảnh đă được tác giả khai triển một cách thận trọng và chu đáo.

Các bạn nên t́m thêm, trong số thơ được truyền tụng, những bài có đầu đề thích đáng để nghiên cứu và học tập cho thật thấm nhuần, th́ mới mong làm thơ luật đúng cách.

Quách Tấn
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Cá chuồn (09-08-12), CM4Q (14-08-11), MoonRiver (17-11-10), Phidiep5 (22-01-13), Thành Phạm (31-07-14), tra sua (29-03-11)
  #5  
Cũ 20-04-11, 09:26 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Bức Thư thứ Ba

Thi luật xuất phát từ đời nhà Đường bên Trung Quốc cho nên gọi là đường luật.

Đường Luật không phải do một cá nhân hay một nhóm thi nhân cao hứng đặt ra theo sở kiến, sở thích của ḿnh, mà chính là sự đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đă thành công, và điển chế những thành công ấy làm khuôn phép chung cho làng thơ ....

Thật như vậy: từ đời Xuân Thu đến đời nhà Đường, trên 1000 năm, thơ Trung Quốc lần lần biến chuyển từ giản dị đến phức tạp, từ tự do đến câu thúc. Thơ trong bộ Kinh Thi do Khổng Phu Tử san định thời Xuân Thu (722- 479) trước Kỷ nguyên Thiên Chúa, số câu trong mỗi thiên, số chữ trong mỗi câu, đều không nhất định, cách hạ vần cũng tùy nghi. Đến đời Tấn (265-420), thơ mới bắt đầu khép vào khuôn là mỗi câu 5 chữ, nhưng số câu th́ dài ngắn tùy hứng tùy thích của thi nhân. Sang đời Lục Triều (420- 621), thi nhân lại t́m thêm một khuôn nữa là mỗi câu 7 chữ. Thời ấy văn học lại xu hướng thể biền ngẫu. Thẩm Ước lại xướng thiết tứ thanh, bát thể (bát bệnh) đem áp dụng vào thơ ngũ ngôn. Từ ấy, thi nhân phải theo những quy tắc về âm thanh về đối ngẫu; nhưng quy tắc không mấy chặt chẽ, ng̣i bút vẫn tung hoành được tự do. Thi sĩ đời Đường (618-907) phát huy phép đối ngẫu và thuyết thanh bệnh của Thẩm Ước. Âm vận và cách luật được giảng cầu tinh tường: Thi Luật được sáng chế và được phần đông thi nhân hoan nghênh. Người có công lớn trong việc chỉnh đốn Thi Luật là Tống Chi vấn và Thẩm Thuyên Kỳ thời Sơ Đường. Rồi từ đời Đường đến đời Thanh (1616- 1911), trên 1.000 năm, thể thơ Đường luật rất được phần đông thi nhân ưa chuộng.

Nước Việt Nam chúng ta có thơ từ ngh́n xưa. Và thể thơ thông dụng nhất lá thể Lục Bát và Thể Vè 3, 4 và 5 chữ giản dị và tự do . Măi đến đời nhà Trần (1225-1400), Hàn Thuyên mới dùng thể Đường luật để làm thơ Nôm. Thi nhân đương thời nhiệt liệt hưởng ứng và từ đời Trần, sang đời Lê đến đời Nguyễn, thể Đường luật được thịnh hành trong làng thơ Quốc âm, cũng như trong làng thơ chữ Hán và trong trường khoa củ. Thơ quốc âm, cũng như trong làng thơ chữ Hán và trong trường khoa cử. Thơ quốc âm làm theo thể Đường luật, cổ nhân gọi là thơ Hàn Luật.

Và để phân biệt với thơ có trước đời Đường, thơ Cổ Thể, người ta gọi thơ làm theo thể Đường luật là thơ Cận Thể.

Quy tắc thơ Cận Thể rất tinh mật. Muốn sử dụng thể Đường luật được hữu hiệu, tưởng chúng ta nên biết rơ mọi chi tiết, ít nhất là phải rành những điểm cốt yếu, về chương pháp, về cú pháp, về hài ngẫu, thanh điệu...

Chương pháp là phép tắc trong toàn bài.

Như trên đă nói, phép tắc thơ Cận Thể, tức thơ Đường luật, rất chặt chẽ. Mỗi thiên có định số câu, mỗi câu có định số chữ, mỗi chữ có định tiếng bằng Trắc, và câu nào đối với câu nào, câu nào niêm với câu nào v. v... người làm thơ phải tuân thủ nghiêm chỉnh.

Luật thi lấy tám câu làm chính. Mỗi câu gồm có hoặc 5 chữ hoặc 7 chữ . Thơ 7 chữ 8 câu gọi là Thất Ngôn Bát Cú, hay là Thất Ngôn Luật Thi, gọi tắt là Thất Luật . Thơ 5 chữ 8 câu gọi là Ngũ Ngôn Bát Cú, hay Ngũ Ngôn Luật Thi, gọi tắt là Ngũ Luật.

Khi Luật thơ mới ra đời, các câu thơ trong bài không có tên. Đường nhân chỉ gọi là câu NHẤT NHỊ, câu TAM TỨ, câu NGŨ LỤC, câu THẤT BÁT mà thôi. Đến đời Tống (960 - 1297), Nghiêm Vũ mới đặt tên: câu Nhất Nhị gọi là Khởi Liên hay Phát Cú (cũng gọi là Phát Đoan), câu Tam Tứ gọi là Hạm Liên, câu Ngũ Lục gọi là Cảnh Liên, câu Thất bát gọi là Lạc Cú hay Kiết Cú . Qua đời Nguyên (1234 - 1368), Dương Tải đổi tên câu nhất nhị gọi là Phá Đề và chia bài thơ làm 4 phần là Khởi (hay Khai), Thừa, Chuyển, Hiệp (*) và dạy: “Khởi như mở cửa thấy núi, đột ngột tranh vanh, hoặc như mây nhàn từ trong hố bay ra, nhẹ nhàng thong thả. Thừa như con rắn cỏ, sợi dây chuyền, chẳng đứt chẳng rời. Chuyển như sóng lớn muôn khoảnh, tất có nguồn cao đổ xuống . Hiệp như gió quanh khí tụ, ngậm chứa sâu thẳm. (Khởi như khai môn kiến sơn, đột ngột tranh vanh, hoặc như nhàn vân suất hát, khinh vật tự tại, Thừa xứ như thảo xà trắc tuyến, bất tức bất ly. Chuyển xứ như hồng ba vạn khoảnh, tất hữu cao nguyên. Hiệp xứ như phong hồi khí tụ, huyên vịnh hàm súc). Vương Ngư Dương thời Thanh (1634 - 1711) nói rơ thêm rằng: Khởi, Thừa, Chuyển, Hiệp là phép chung trong việc làm văn. Trong một câu có khởi thừa chuyển hiệp của câu, trong một thủ có khởi thừa chuyển hiệp của thủ, trong 10 thủ có khởi thừa chuyển hiệp của 10 thủ, chớ không thể ấn định câu thứ mấy, đối thứ mấy là khởi thừa là chuyển là hiệp. Tức là Vương Ngư Dương không muốn người làm thơ phải ép ḿnh trong sự phân chia cứng nhắc. Nhưng một khi luật được đem vào trường thi để làm khuôn thước chọn nhân tài, th́ khuôn khổ bài thơ luật lại chặt chẽ thêm một bậc nữa. Tên của các câu thơ trong bài đều được thay đổi. Câu Thứ nhất gọi là Phá Đề, câu nh́ gọi là Thừa Đề, cặp tam tứ gọi là Thích Thực hay Trạng, cặp ngũ lục gọi là Dẫn Luận hay Bồi Thấm, câu bảy gọi Thúc Kiết hay Chuyển, câu tám gọi là Hoàn Kiết hay Kết.

Những câu 1- (Đề) và 7- 8 (Kết) không phải đối nhau. Chỉ có cặp 3 - 4 (Trạng) và cặp 5 - 6 (Luận) là phải đối nhau, cặp nào đối với cặp nấy, và phải niêm với nhau: câu 1 với câu 8, câu 2 với câu 3, câu 4 với câu 5, câu 6 với câu 7. Đó là luật nhất định.

Nhưng từ khởi thủy, thi nhân mới định vị cho các câu trong bài chớ chưa phân nhiệm cho từng câu. Nguồn thơ theo nguồn hứng mà đi, không cần phải sắp xếp ư nào trước ư nào sau, miễn sao cho nhất khí quán hạ, cho thủ vỹ tương ứng, miễn sao mạch lạc được liên tiếp, ư tứ đừng trùng điệp ... là hay. Khi đă dùng vào trường thi, th́ nhiệm vụ của Đề, Trạng, Luận, Kết đều được ấn định rơ ràng. Quy tắc phải được sĩ tử tuân thủ triệt để . Đó là luật thơ cử nghiệp.

Về vấn đề này cũng như các vấn đề về luật bằng và Trắc trong câu, phép đối ngẫu ... tôi sẽ nói rơ trong khi bàn về Cú pháp.

Tôi xin nói tiếp về Chương.

Chương dùng ở đây là bài thơ, chớ không phải một bộ phận trong bài văn, lớn hơn tiết. Nói một chương tức là một thủ, và thủ cũng thường gọi là Thiên. Nhưng Thiên trong thơ Liên Hoàn, lại dùng để gọi cả nhóm hoặc 10 thủ, hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn .C̣n chỉ để chỉ từng bài một th́ dùng tiếng Chương hay Thủ. Cùng một đề mục mà phải dùng nhiều bài nối nhau để diễn đạt cho hết ư , mà không theo lối liên hoàn (nối nhau bằng ư chớ không bằng lời) th́ cả nhóm cũng gọi là Thiên, từng bài một th́ gọi là Chương, là Thủ, như trong thơ liên hoàn. Song đó là danh xưng chớ không phải là quy tắc.

Để làm mẫu về chương pháp, xin dẫn một trong những bài thơ được truyền tụng, bài GỞI PHAN SÀO NAM của Trần Kế Xương :

Mấy năm vượt bể lại trèo non
Em hỏi thăm qua bác hăy c̣n
Mái tóc Giáp Th́n đà nhuốm tuyết
Điểm đầu Canh Tư chửa phai son
Vá trời gặp hội mây năm vẻ
Lấp bể ra công đá một ḥn
Có phải như ai mà chẳng chết
Dang tay chống vững cột càn khôn


Bài thơ nhất khí quán hạ. Nêm luật chặt chẽ sít sao.

Nhưng đúng pháp thơ cử nghiệp, nghĩa là trạng, luận thật phân minh, th́ bài VỊNH TRÂU GIÀ của Đặng Đức Siêu sau đây có thể dùng làm kiểu mẫu:

Một nắm xương khô một nắm da
Bao nhiêu cái ách cổ từng qua
Đuôi cùn biếng vẫy Điền Đan hỏa
Tai nặng buồn nghe Ninh Thích ca
Nương bóng rừng đào nơi lểu lảo
Nh́n gương cung quế thở ph́ phà
Bôi chuông nhớ thuở thân gần lụy
Ơn đội Tề vương mạng được tha.


Mới học làm thơ, các bạn nên học tập lối làm thơ cử trước. Tôi sẽ nói kỹ hơn sau khi đă lược giảng xong những điều thiết yếu . Và trong bước đầu của bạn, tôi chú trong đến thơ Thất Luật . Bởi kinh nghiệm bản thân cho thấy rằng một khi chân đă vững vàng trên đường thơ cử nghiệp rồi th́ bước sang thơ tài tử rất dễ dàng, và hễ thơ bảy chữ đă thạo rồi th́ thơ năm chữ không c̣n thấy bỡ ngỡ.

Và thơ Ngũ Ngôn cũng như thơ Thất Ngôn, đều lấy 8 câu làm luật. Nhưng phần đông thi nhân vẫn coi thơ Tứ Tuyệt là luật thi, bởi Tuyệt Cú là cắt luật thơ ra làm đôi mà lấy nửa. Phàm trong một bài tuyệt cú mà hai câu sau đối nhau, đó là cắt lấy 4 câu trước - cổ nhân gọi là tiền giải - của bài thơ luật; nếu hai câu trước đối nhau là cắt lấy phần hậu giải; bốn câu đều đối nhau là cắt lấy 4 câu giữa; c̣n toàn bài không có đối, là cắt lấy hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ luật mà hợp lại. Số câu tuy có khác nhưng cách bố trí vẫn không khác nhau, cũng khởi, thừa, chuyển, hiệp , một bên từng cặp, một bên từng câu, mạch văn vẫn tiếp, khí văn vẫn nổi, không dứt không ngừng. Và tuy có 4 câu nhưng ư tứ phải sung măn như 8 câu th́ mới xứng danh là Tuyệt Cú, là Tứ Tuyệt. Bởi Tuyệt vừa có nghĩa là Tiệt (cắt) vừa có nghĩa là tuyệt diệu.

Xin cử mỗi loại một tuyệt để làm mẫu:

Hai câu đối nhau như bài DỆT CỬI của Lê Thánh Tông:

Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương
Vậy phải lên ngôi gỡ mối giường
Tay ngọc đẩy đưa thoi nhật nguyệt
Gót vàng dậm đạp máy âm dương


Hai câu đối nhau như bài SONG CHIỀU của TX:

Ngày trôi chậm chậm sông đưa lá
Thoi liệng xa xa én dệt mù
Mở rộng song thơ chờ ánh nguyệt
Nửa ḷng xuân sắc nửa ḷng thu


Bốn câu đều đối như bài TỨC CẢNH của Nguyễn Tư Giản làm lúc đi sứ sang Trung Hoa thời Tự Đức:

Gió đưa dương liễu cành cành nguyệt
Khói tỏa ngô đồng khóm khóm sương
Thuyền mọn năm canh người Bích Hán
Địch đài một tiếng khách tầm dương


Bốn câu đều không có đối như bài MỜI TRẦU của Hồ Xuân Hương:

Quả cau nho nhỏ miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thời thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.


Chỉ có 4 câu mà ư tứ phải đầy đủ, phải trọn vẹn th́ bài thơ mới thật hoàn hảo. Bằng c̣n có thể thêm thắt, th́ đó là một bài bát cú mới làm nửa chừng, Ví dụ bài DỆT CỬI của Lê Thánh Tông, đọc lên chúng ta cảm thấy thiêu thiếu như xem chưa hết lớp tuồng mà đă bị hạ màn. Do đó đời sau, nhiều người đă thêm hững câu sau thành một bài bát cú, như Tôn Thọ Tường là một:

Thấy dân rét mướt chạnh mà thương
Phải bước lên khung sửa mối giường
Tay ngọc lẹ đưa thoi nhật nguyệt
Gót son lần đạp máy âm dương
Xuân riêng hoa liễu canh dàn cuốn
Ư hiệp rồng mây chỉ vấn vương
Dâng gấm sân chầu mong có thuở
Sánh bường Tô Huệ bức văn chương.


Sửa đổi một vài chữ rồi thêm vào bốn câu thành một bài bát cú lời đẹp ư giàu, lại nói lên được chút tâm sự thầm kín.

Những bài Tứ Tuyệt có đối thường bị nối đuôi hoặc nối đầu, để ngầm bảo rằng chưa phải thơ Tuyệt Cú. Nhưng nếu ư tứ trong bài không được phong phú, th́ loại không có đối cũng dễ biến thành thơ bát cú. Ví dụ bài VẤN NGUYỆT sau đây, tương truyền là của Hồ Xuân Hương:

Hỏi chị Hằng Nga đă mấy con
Cớ sao khi khuyết lại khi tṛn
Ba mươi mồng một đi đâu vắng
Hay có t́nh riêng với nước non


Cụ Tú Nguyễn Khuê đă biến thành một bài bát cú rất được thưởng thức:

D́ Nguyệt ḿnh ơi ! Tớ hỏi đon:
Cớ sao khi khuyết lại khi tṛn
Hỏi con ngọc thố chừng bao tuổi
Hỏi chị Hằng Nga đă mấy con
Đêm vắng cớ chi soi gác tía
Ngày xanh lại thẹn với vầng son
Ba mươi mồng một đi đâu vắng
Hay có t́nh riêng với nước non.


Bài VẤN NGUYỆT của cụ Tú cũng như bài DỆT CỬI của ông Tôn, tuy là thơ chắp nối, song theo đúng khuôn phép. Ư tứ trong toàn bài luôn luôn đi sát đầu đề. Những câu Đề, Trạng, Luận, Kết, câu nào cương vị nấy, nhiệm vụ nấy, không chút sai lệch. Mạch thơ khí thơ, như nước suối cao, gió đồng rộng, không bị gián đoạn hay ngưng trệ. Nếu đi thi th́ quan trường dù khắt khe đến đâu cũng không thể đánh hỏng.

Hai bài đó, nếu các bạn xem xét kỹ, sẽ giúp các bạn nắm vững thêm về Chương Pháp.
Con đường đưa đến diệu xứ của Thơ c̣n xa lắm.

Nhưng trong BẰNG HỮU KIM KƯ của Nguyễn Đôn Phục có câu :

Đất đă đắp cho nên núi, chín chày phải gắng công lao;
Đường dù đi đi dốc đến nơi, ngh́n dặm chi nài khó nhọc.

Mong các bạn đừng chán nản!

Lần sửa cuối bởi phale; 20-04-11 lúc 09:30 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Cá chuồn (09-08-12), CM4Q (09-08-12), kehotro (09-08-12), Phidiep5 (22-01-13), Sa Thạch (09-08-12), Thành Phạm (31-07-14)
  #6  
Cũ 09-08-12, 02:00 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Bức thư thứ tư

Các bạn thân mến!

THƠ khác với VĂN chẳng những ở điểm chương cú của thơ ngắn gọn, mà c̣n ở điểm thơ giàu nhạc. Thơ không nhạc là văn, văn có nhạc là thơ. Cổ nhân luận rằng “Thơ đời Tống trong thơ có văn, Văn đời hán trong văn có thơ”, là nói về nhạc trong thơ văn, và ngụ ư chê thơ Tống kém nhạc, khen văn Hán có nhạc. Văn đời Hán có nhạc, thơ đời Đường giàu nhạc. Chính nhờ có nhạc, mà văn Hán thơ Đường được học giả khen là “Nhân gian tuyệt phẩm”. (Đường thi, Tấn tự, Hán văn chương, nhân gian tuyệt phẩm). Thơ Tống không phải không hay, nhưng v́ kém nhạc nên phải đứng sau thơ Đường.

Như vậy Nhạc là một yếu tố rất quan trọng trong văn chương, nhất là trong Thơ.

Muốn có nhạc, bài thơ cần phải điều chỉnh theo ba yếu tố: Thanh, Vận, Điệu.

Vận thuộc về Chương Pháp. Thanh thuộc về Cú Pháp. Điệu thuộc về vừa Cú Pháp vừa Chương Pháp.

Đáng lẽ phải nói về Vận trước để bức thư này liền mạch với bức thư thứ 3 nói về quy tắc trong 1 chương. Nhưng chưa nói rơ về Thanh mà đă nói đến Vận th́ lời nói khó trôi chảy, e các bạn lănh hội không được thoải mái.

Cho nên xin nói về THANH trước.

Mà muôn nói về THANH được rơ ràng th́ không thể không nói về ÂM mà trong các sách nói về việc làm thơ xưa nay ít đề cập tới. Do đó có lắm người không phân biệt được Âm và Thanh. Có người hỏi Viên Mai, một thi hào đời Thanh, th́ Viên Mai đáp: “Thanh thành văn vị chi âm”, nghĩa là “Thanh thành văn rồi th́ gọi là âm”. Tôi không hiểu nổi lời giải thích đó, và liên tưởng đến lời nói của một nhà Tây triết: “Giải nghĩa là một cách làm cho tối nghĩa thêm”. Nhưng rồi nghĩ lại: “Người Tàu giải nghĩa chữ Tàu bằng tiếng Tàu nên ḿnh không lănh hội được”, tôi bèn lật các bộ Hán Việt từ điển, và thấy giải Âm là Tiếng mà Thanh cũng là Tiếng. Như thế Âm cũng như Thanh, Thanh cũng như Âm sao?

Vâng, tuy hai nhưng một, tuy một nhưng hai.

Tôi xin nói rơ:

- Âm là tiếng gốc, giọng bằng phẳng, không xuống, không lên, không cao, không thấp.

- Thanh là giọng cao thấp, xuống lên của Âm, là cung bậc của tiếng gốc.

Âm mà phát ra được là nhờ cơ quan phát âm là lỗ miệng mà các bộ phận chính là Hầu (họng), Thiệt (lưỡi), Xỉ (răng), Thần (môi). Phải đủ bốn bộ phận chính ấy, âm phát ra mới được trọn vẹn. Nhưng âm chịu ảnh hưởng khi th́ bộ phận này nhiều hơn các bộ phận kia, khi th́ các bộ phận kia nhiều hơn các bộ phận này. Dựa trên mức độ ảnh hưởng ở họng hay ở lưỡi, ở răng hay ở môi… mà chia âm ra làm bốn loại chính, mỗi âm lại chia ra hai hay ba bốn âm nữa:

- Hầu âm (tiếng họng) th́ có thâm hầu (họng trong) và thiển hầu (họng ngoài). Ví dụ: A, ê, ô, ơ, ư,… (thâm hầu), e, I, o, u (thiển hầu).
- Thiệt âm (tiếng lưỡi) th́ có thượng thiệt và đầu thiệt. Ví dụ: da, danh, cây, cung… dung, danh, dang… khang, khôn, lân, lương… (Thượng thiệt); đa, đôn, đương…liên, nang, ra, ranh… tha, thiên…tre, trinh (Đầu thiệt).
- Xỉ âm (tiếng răng) chia làm chính xỉ và bán xỉ. Ví dụ: Sa, sanh, siêng… (bán xỉ); Xa, xanh, xiêng (chính xỉ).
- Thần âm (tiếng môi) chia làm khinh thần và trọng thần. Ví dụ: ba, bưng…qua, quanh (khinh thần); Ma, minh… pha, phiên… va, vâng… (trọng thần).

Nói tóm lại là khi phát âm, chúng ta nhận thấy phải dùng bộ phận nào nhiều hơn hết th́ âm ấy thuộc bộ phận ấy. Và ta nhận thấy những chữ nguyên âm a, e, i, o, u, ê, ô, ơ, ư đều thuộc về hầu âm; những tiếng khởi đầu bằng những phụ âm c, d, đ, g, h, kh, l, n, r, t, th, tr đều thuộc về thiệt âm; những tiếng khởi đầu bằng phụ âm s, x thuộc về xỉ âm; những tiếng khởi đầu bằng phụ âm b, m, qu, ph, v thuộc về thần âm.

Và nh́n trên mặt chữ, chúng ta nhận thấy Âm là những tiếng không có dấu. V́ không có dấu nên không có cung bậc lên, xuống, thấp, cao.

Thêm những dấu huyền, sắc, nặng, hỏi, ngă vào th́ Âm trở thành Thanh có giọng thấp, giọng cao, giọng lên, giọng xuống.

V́ có 5 dấu, và v́ một khi âm trở thành thanh th́ tiếng gốc không dấu đó được coi là một thanh, cho nên mỗi âm chia làm 6 thanh độ:
- Thượng b́nh thanh, gồm những tiếng không dấu
- Hạ b́nh thanh gồm những tiếng có dấu huyền
- Thượng thượng thanh gồm những tiếng có dấu hỏi
- Hạ thượng thanh gồm những tiếng có dấu ngă
- Thượng khứ thanh gồm những tiếng có dấu sắc
- Hạ khứ thanh gồm những tiếng có dấu nặng

Chữ Hán không có dấu nên khách làng thơ Hán tự, bên Việt Nam cũng như bên Trung Hoa chia thanh ra làm bốn độ gọi là Tứ Thanh, gồm có:

- B́nh thanh
- Thượng thanh
- Khứ thanh
- Nhập thanh

Làng thơ Quốc âm lấy nhập thanh đem chia làm 2 độ Thượng, Hạ để nhập vào 6 thanh B́nh, Thượn, Khứ thành 8 thanh độ:

- Thượng nhập thanh gồm những tiếng có dấu sắc và có hậu phụ âm là t, p, c, ch
- Hạ nhập thanh gồm những tiếng có dấu nặng và có hậu phụ âm là t, p, c, ch

Có người chê là đa sự, chỉ gây thêm phiền phức chứ không có ích ǵ cho thơ.

Chê như thế là chưa nhập điệu. Thử hỏi t́m hiểu thanh độ của Âm làm ǵ, nếu chẳng phải để tạo thi nhạc khi điều chỉnh âm thanh. Cũng như âm giai trong môn nhạc. Thanh độ nhiều bao nhiêu th́ thi nhạc giàu bấy nhiêu. Cũng như trên đă nói, Nhạc là một yếu tố quan trọng của thơ. Như vậy “gây phiền phức” để làm giàu cho thơ, sao gọi là “đa sự”, sao bảo là “vô ích”? Như vậy, làng thơ Việt Nam thêm 2 thanh độ nữa thành 8 thanh độ, chẳng những không đáng chê mà c̣n đáng khen.

Và, như đă nói trên đây, một khi Âm đă chuyển thành Thanh th́ tiếng gốc không dấu đă ḥa ḿnh vào tiếng gốc có dấu thành 8 thanh độ, th́ Âm trên danh nghĩa này vẫn c̣n. Cho nên cổ nhân hợp Âm và Thanh làm một, và gọi là Âm hay là Thanh, th́ tùy nghi chứ không cố chấp. Cũng do đó mà các sách bàn về thơ Đường nói đến Thanh chứ ít khi nói đến Âm.

(C̣n tiếp)
Trả lời với trích dẫn
The Following 9 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Cá chuồn (09-08-12), CM4Q (09-08-12), kehotro (09-08-12), Lữ Khách (09-08-12), Nhím con (09-08-12), Phidiep5 (22-01-13), Sa Thạch (09-08-12), Thành Phạm (31-07-14), VỀ MIỀN TRUNG (09-08-12)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:49 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.