|
#1
|
|||
|
|||
Những món ăn… kỵ nhau
H́nh thức truyền thông hấp dẫn nhất với phụ nữ cho đến nay, có lẽ vẫn là h́nh thức cổ điển nhất: truyền miệng và rỉ tai.
Trong ẩm thực, sự truyền miệng và rỉ tai này không ít lần đă gây ra chuyện cười ra nước mắt. Chắc nhiều người c̣n nhớ những giai thoại về chuyện chết người nếu ăn măng cụt chấm đường, nướng cá lóc bằng cây chùm ruột… Thật ra, dù không đến nỗi gây chết người như thế, nhưng khoa học dinh dưỡng hiện đại cũng đă xác nhận được việc phối hợp thức ăn không đúng cách trong bữa ăn có thể mang đến những hậu quả lớn nhỏ khác nhau. Những chất dinh dưỡng khác nhau trong bữa ăn có thể đố kỵ nhau đến mức… không thèm nh́n mặt nhau đă đành, lại c̣n “chơi xỏ” bằng cách ngăn cản sự hấp thu hay thậm chí làm cho chất dinh dưỡng của “đối phương” bị hủy hoại. Thử điểm danh những kẻ đố kỵ nhất trong làng dinh dưỡng: Tanin trong các loại thực vật có vị chát như trà, ổi… ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… V́ vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng như hải sản, rong biển, thịt đỏ… ít nhất hai giờ. Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa. Phytate trong tinh bột và oxalate trong các loại rau cải chưa nấu chín làm giảm hấp thu iốt trong hải sản và muối biển. Không ít người trộn gỏi cá, gỏi rong biển với các loại cải bắp, cải xanh, bông cải sống. Điều này không nên, v́ lượng iốt quư giá sẽ “không cánh mà bay”. Nếu thích trộn với các loại rau này th́ hăy trụng qua nước sôi, hoặc ngâm chua. Chất đạm: với một số lượng cân đối và vừa phải chất đạm, canxi sẽ được hấp thu và sử dụng tốt hơn. Thế nhưng, nếu có quá nhiều đạm hiện diện cùng lúc với canxi trong ḷng ruột, sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời có hiện tượng tăng thải canxi qua thận. Ví dụ trong sữa, lượng đạm và lượng canxi ở mức cân đối để canxi hấp thu tốt nhất. Như vậy, những ai muốn giữ ǵn canxi cho cơ thể không bị loăng xương th́ không ăn thịt cá và uống sữa gần nhau. Tập thói quen dùng sữa và những món ăn nhẹ vào những bữa xế khoảng 9g sáng và 3g chiều. Phốt-pho: hiện diện nhiều trong thịt đỏ (heo, ḅ, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là một phốt-pho/hai canxi. Phốt-pho tăng hoặc giảm hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi. Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho c̣n có nhiều trong các nước uống công nghiệp. V́ vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai giờ. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên v́ sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa c̣n có nhiều kali, sắt…gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nhiều người còn cho rằng không nên uống sữa lúc đói v́ có hại cho dạ dày. Điều này hoàn toàn không đúng. BS Đào Thị Yến Phi (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM) |
The Following 5 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
CM4Q (06-12-11),
hoatigon208410 (16-11-11),
Nhím con (16-11-11),
pumanew (16-11-11),
Sa Thạch (18-11-11)
|
|
|