|
#1
|
|||
|
|||
Đường lên Yên Thế - Kỳ Đồng
Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm (1875 - 1929), người làng Trung lập, phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên. Tên Kỳ Đồng là do vua Tự Đức ban cho cùng với lời phê "Thử hệ niên khinh, vị khả lục dụng, trước giao Hưng Yên tỉnh thần giáo dục, trừ vi quốc gia tha nhật chi dụng" (Tên này c̣n ít tuổi, chưa thể dùng được, nay giao cho tỉnh Hưng Yên dạy bảo, dành để cho đất nước dùng khi lớn).
Ông là người có chí khí, ham hoạt động. Các sĩ phu yêu nước đề cao Kỳ Đồng như một thần tượng cứu nước mới xuất hiện. Để đối phó, Pháp cấp học bổng cho Kỳ Đồng sang học ở Alger. Học mấy năm, ông lấy được tú tài khoa học kiêm văn chương. Ông ở Alger, sau đó sang Pháp. Sau gần 10 năm học tập, ông trở về nước 1896, Kỳ Đồng đă từ chối làm công chức, chỉ nhận lập đồn điền khai hoang ở Yên Thế, Bắc Giang. Kỳ Đồng nhen nhóm lực lượng chống Pháp trong những người lao động ở đồn điền và liên hệ với Đề Thám. Kỳ Đồng bị thực dân Pháp bắt và bị đưa đi đày ở Tahiti cho đến khi mất (17.7.1929). Kỳ Đồng để lại một số thơ, văn và một vở kịch ba hồi bằng tiếng Pháp "Những mối t́nh của người hoạ sĩ già trên đảo Mackidơ" viết về hoạ sĩ Pháp nổi tiếng Gôganh (P. Gauguin), người bạn vong niên trong thời gian ông bị đầy ở đảo Mackidơ (Marquises). |
#2
|
|||
|
|||
Đường lên Yên Thế*
Hà sự phân vân thuyết lộ ki Kỵ lô tương cố một tương tuỳ Tuy tường thiên nhận, do ngu nạn Nan ngụ cô sơn tác trụ tŕ Trị trù thả học Y tiên giác Giang tiết nan phù Hán cố ky Kư cô thác tích canh sừ hạ Hà sự phân vân thuyết lộ ki! Kỳ Đồng Bài thơ không rơ tên, do Lương y Đỗ Quang Liên sưu tầm. |
|
|