NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Nghệ Thuật Sống
Nạp lại trang này Đọt chuối non (Tư duy tích cực) - Trần Đ́nh Hoành

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 20-07-10, 02:29 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định Đọt chuối non (Tư duy tích cực) - Trần Đ́nh Hoành

Nửa ly nước

Các bạn mến,

Hôm nay bên hội hoa xuân, nam thanh nữ tú dập dìu, cười nói xôn xao. Nhưng ai đó lầm lũi giữa dòng người, nhìn những cánh hoa muôn sắc mà nghe lòng tê tái: “Hoa ơi, sao ngươi cứ vô tình?”

Hôm qua trời mưa, những em bé tắm mưa cười đùa trong hẻm nhỏ, đôi tình nhân ôm nhau che dù bước trong mưa. Nhưng người cô phụ chờ chồng nhìn những dòng mưa như những dòng nước mắt.

Vậy thì mưa buồn hay vui? Hoa vô tình hay hữu ư?

Mưa chỉ là mưa. Hoa chỉ là hoa. Hoa đâu có ý tình, mưa đâu có buồn vui. Chẳng qua chỉ vì lòng người xuống lên, bập bềnh, trôi nổi.

Tất cả những hiện tượng bên ngoài, đều không có ý nghĩa gì tự chúng cả; các ý nghĩa đều từ tư duy của ta mà sinh ra. Mưa chỉ là mưa; nếu ta cho là mưa buồn thì mưa buồn, nếu ta cho là mưa vui thì mưa vui. Nắng chỉ là nắng; nếu ta cho là nắng đẹp thì nắng đẹp, nếu ta cho là nắng chói thì nắng chói.

Tất cả các tình cảm–vui, buồn, giận, ghét, yêu, thích–chỉ là phản ứng của ta đối với sự việc bên ngoài. Nếu chàng trễ hẹn mà ta cau có phàn nàn thì cũng phải, hoặc ta cười vui vì kẹt xe thế mà chàng cũng đến cho bằng được thì cũng phải. Trễ hẹn chỉ là trễ hẹn. Đó chẳng phải là chuyện vui hay buồn, tốt hay xấu. Vui buồn chỉ là phản ứng của ta đối với việc trễ hẹn thôi.

Nửa ly nước, nếu nói là đầy nửa ly thì cũng đúng, mà cạn nửa ly thì cũng đúng. Đằng nào cũng đúng. Tất cả chỉ tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta thôi. Ta muốn tư duy tích cực, yêu đời, mạnh mẽ? Hay là muốn làm kẻ phàn nàn, người thua cuộc?

Vui buồn, yêu ghét, tích cực tiêu cực, không phải từ ngoài đến. Cũng không phải là bẩm tính trời sinh. Chúng chỉ là thói quen của ta phản ứng lại với các tác nhân bên ngoài. Nếu ta quen càu nhàu, phàn nàn, tiêu cực, thì cả đời ta luôn luôn càu nhàu, phàn nàn, tiêu cực. (Và có lẽ là cũng sẽ kết hôn với người càu nhàu, phàn nàn, tiêu cực. Nồi nào vung nấy). Nếu ta quen mỉm cười, vui vẻ, nồng nhiệt, thì cả đời ta luôn luôn mỉm cười, vui vẻ, nồng nhiệt.

Và trong hai loại người này, bạn biết là ai sẽ thành công trong đời, phải không?

Bạn mới mua một chiếc xe máy, đi được vài hôm đã bị tai nạn, chiếc xe nát bấy, vậy là xui hay hên? Nếu chiếc xe nát bấy mà giờ nầy bạn còn ngồi nói chuyện được, thì đó là xui hay hên vậy?

Nếu bạn thi hỏng, không vào đại học ưu tiên một được, thì đó là việc tốt hay xấu?

Nếu không vào được trường y nhưng lại vào trường luật, biết đâu đó lại chẳng là dấu hiệu bạn hợp nghề luật hơn và sau này sẽ thành công lớn trong nghề luật.

Nếu chẳng có đại học nào nhận bạn cả, có lẽ đó là dấu hiệu bạn sẽ phải theo con đường làm ăn của Bill Gates.

Có thể là mỗi người chúng ta có một tí di truyền từ bố mẹ. Nhưng nếu mình không chịu tập tư duy tích cực rồi cứ đổ lỗi cho bố mẹ về tính tiêu cực muôn năm của mình, thì rất là bất công cho bố mẹ, và bất công cho cả ông trời nữa đó. Muốn biết làm toán thì chỉ có cách là đi học toán mà thôi.

Nhưng làm thế nào để tập được một tư duy tích cực?

Thứ nhất, mỉm cười cả ngày, nhất là khi nói chuyện với ai.

Thứ hai, gặp bất kỳ chuyện gì, dù xem ra có vẻ xấu cách mấy, ta cũng phải hỏi: “Chuyện này có gì hay? Có gì tốt?” Nếu bạn tìm không ra câu trả lời, hỏi tiếp cho đến khi thấy câu trả lời.

Thứ ba, bạn sẽ không tìm ra câu trả lời nếu bạn nổi nóng, mất bình tĩnh, than khóc, phàn nàn. Trí óc con người không thể làm việc tốt trong những điều kiện khó khăn như thế. Vì vậy, uống vài ngụm nước, ngân nga một bản nhạc, đi bộ vài ba vòng, trước và trong khi hỏi.

Thứ tư, luôn luôn để tâm đến cái tốt, cái hay, cái đáng thông cảm của người khác, và đừng cứ chú tâm vào cái xấu, cái đáng ghét của họ. Ai cũng có một cái gì đó đáng cho mình thích, đáng cho mình thông cảm. Nếu bạn không thấy được điểm nào đáng yêu, đáng phục, đáng cảm thông trong một người nào đó, thì nhất định là đầu óc của bạn có vấn đề, chưa biết cách suy nghĩ chính xác.

Chỉ giản dị thế thôi. Và “luyện tập sẽ đưa đến toàn thiện” (practice makes perfect). Cứ tập hoài thì một lúc nào đó bạn chỉ có thể tư duy tích cực, và đầu óc của bạn mất cả khả năng tư duy tiêu cực. Lúc đó là lúc đại công cáo thành.

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Trần Đ́nh Hoành
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Bụi đường (20-07-10), hoatigon208410 (10-01-11)
  #2  
Cũ 20-07-10, 02:33 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Yêu mình

Chào các bạn,

Nếu ta muốn yêu thương tích cực với thế giới và đời sống này, trước hết ta phải thương yêu chính mình. Nếu mình không yêu thương quý mến chính mình thì làm sao mình có thể yêu thương quý mến người khác được?

Mỗi người chúng ta là một chủ thể đặc biệt, với hình dáng, cá tính và tâm tình đặc biệt. Trong gần 7 tỉ người trên thế giới, không ai giống ta cả. Trong các thử nghiệm về DNA, chỉ ít hơn 1% của một genome được thử nghiệm, nhưng kết quả từ các thử nghiệm này cũng cho thấy cơ hội để hai người trên thế giới có DNA giống nhau là dưới 1 phần triệu. Nếu toàn genome được thử nghiệm thì xác xuất này còn giảm xuống ít nhất là 100 lần, tức là 1 phần trăm triệu. (Đó là tính theo đường thẳng, nếu phải tính theo cấp số nhân thì xác suất đó có thể nhỏ đến mức không thể tưởng tượng). Và đó chỉ là nói đến DNA, nếu thêm vào đó kinh nghiệm, tâm tính và tình cảm của mỗi người, thì cơ hội để hai người trên thế giới hoàn toàn giống nhau là zero.

Tất cả các tôn giáo đều nâng niu tôn trọng đời sống con người. Trong các tôn giáo thuộc truyền thống Moses (Do thái giáo, Thiên chúa giáo, và Hồi giáo), con người được thượng đế tạo ra theo hình ảnh của ngài. Trong Phật giáo, “được làm người khó như một con rùa chột mắt, cứ mỗi trăm năm mới ngóc đầu lên khỏi mặt biển một lần, và t́m cách chui đầu vào lỗ nhỏ của một khúc gỗ trôi lềnh bềnh trên mặt nước, bị gió Đông, gió Tây, gió Nam, gió Bắc thổi trôi dạt hết phương này đến phương khác.”

Được làm người là một vinh dự khó có như vậy, được làm chính mình lại là một vinh dự càng hiếm có hơn. Vậy thì sao mình lại chẳng vui mừng về chính mình? Tại sao mình lại chẳng vui mừng về đời sống của mình? Tại sao mình lại chẳng yêu thương chính mình?

Ta không thể yêu thương và quý trọng người khác nếu ta không yêu thương và quý trọng chính mình. Muốn yêu người khác, ta phải yêu ta trước. Từ bi hỉ xả là tình yêu của ta đối với người khác, nhưng để thực hành, ta phải “phát lòng từ” về chính ta trước, sau đó mới mang lòng từ đến được với mọi người. Và yêu người thì “yêu như chính mình ta vậy.”

Nhưng yêu mình là yêu thế nào?

À, cách dễ nhất là bạn hãy nghĩ đến một người mà bạn yêu nhất trong gia đình—bố, mẹ, anh, chị, em—hay là cô hàng xóm cũng được, nếu bạn mới bị tiếng sét ái tình ngày hôm qua. Người mà bạn yêu thương nhất đó, bạn muốn người ấy làm gì cho chính mình? Bạn muốn người ấy:

Vui vẻ tươi cười (hay nhăn nhó phàn nàn) cả ngày?
Nói chuyện lúc nào cũng khen (hay lúc nào cũng chê)?
Yêu đời (hay thấy đời là đày đọa)?
Nói chuyện về hôm nay và ngày mai (hay cứ lãi nhãi chuyện 30 năm về trước mỗi ngày)?
Thấy mình có lợi ích cho những người chung quanh, ít ra là những người thân trong gia đình, (hay thấy đời mình vô nghĩa lý)?
Giữ gìn sức khỏe (hay ăn chơi vô độ)?
Hoạt động (hay để thân thể ù lì ứ đọng)?
Ăn uống cẩn thận (hay cứ đưa mọi thứ vào miệng mà không cần biết chúng sẽ làm gì cho thân thể)?

Mỗi người chúng ta có những ý thích khác nhau và có lẽ là cũng yêu hơi khác nhau một tí. Nhưng có lẽ bạn đã hiểu ý? Cứ những gì mình muốn thấy nơi người mình yêu, thì hãy tự làm trước đi đã. Biết đâu vì mình cứ làm, mà người kia lại chẳng làm theo? Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Chúng ta hay nói tôi yêu bố mẹ anh em, tôi yêu gia đình, tôi yêu thầy cô, tôi yêu đồng bào, tôi yêu đất nước. Nhưng có bao giờ bạn nói “Tôi yêu chính tôi” không? Chúng ta sẽ không bao giờ đi đến đích nếu chúng ta không biết điểm khởi hành.

Và yêu không phải chỉ là lời nói. Cũng không phải chỉ là cảm tính. Phần lớn nhất của tình yêu là hành động đó bạn ạ.

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Mến,

Trần Đ́nh Hoành
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Bụi đường (20-07-10), hoatigon208410 (10-01-11)
  #3  
Cũ 20-07-10, 02:37 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Biết mình

Các bạn mến,

Bốn trăm năm trước công nguyên, Socrates để lại hai từ bất tử, vọng vang suốt mấy ngàn năm lịch sử triết lý tây phương: “Biết mình” (gnōthi seauton, know thyself). Biết về chính mình tức là biết về con người, tức là biết vể đời sống và ý nghĩa của nó. Binh pháp Tôn gia nói: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng.” Nhưng nếu ta thực sự biết rõ về ta, thì có lẽ là ta cũng đã biết gần hết về người rồi, vì người với ta có lẽ giống nhau khoảng 90 phần trăm và chỉ 10 phần trăm là khác nhau.

Nhưng biết mình không phải là việc dễ. Benjamin Franklin viết: “Có ba điều cứng/khó-khăn (hard) nhất—thép, kim cương, và biết chính mình.” Đôi khi ta có cảm tưởng là ta biết rất rõ về chính mình. Tuy nhiên, “biết” có nghĩa là kiểm soát được. Nếu ta biết chú trộm sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào, đương nhiên là ta không thể bị trộm. Nhưng đã bao nhiêu lần bà hàng xóm chỉ nói một câu nghe hơi chanh chua là ta đã bốc lửa hừng hực tức thì, trước khi kịp suy nghĩ “Nên nổi giận không?” Đã bao nhiêu lần ta biết là nên làm hòa với hắn, nhưng hễ thấy mặt hắn thì ta lại chỉ muốn tát cho hắn một cái, thế là ta lại bước sang hướng khác? Đã bao nhiêu lần ta biết khoe khoang là không hay, nhưng vẫn tiếp tục khoe khoang?

Hê thần kinh, hệ suy tưởng của chúng ta, được lập trình theo thói quen. Cứ thế mà chạy, không cần ta điều khiển, mà thường thì cũng không cho ta điều khiển. Một số các thói quen này ta có thể thấy được. Một số thói quen khác, nhất là thói quen về cảm tính, ta chỉ làm theo mà không biết. Chẳng hạn, nói láo thì tim đập khác đi một tí, hoăc nghe điều gì làm ta lo lắng thì lại tái mặt, đổ mồ hôi. Hoặc là, nói về mình thì cứ tự nhiên thêm thắt một tí.

Cung cách suy nghĩ và hành động của mỗi người chúng ta đã được lập trình bằng quá nhiều điều: Hệ thống tâm sinh lý tự nhiên, di truyền, thói quen học được từ bố mẹ anh em, giáo dục, kinh nghiệm, v.v… Tất cả những điều này tạo nên cá tính của ta. Cá tính là tổng hợp của tất cả các thói quen ta có. Và các thói quen này vừa tạo nên cá tính, vừa là những bức màn che ta trong bóng tối của chính mình.

Biết được chính mình tức là biết được tất cả những thói quen gì đang xảy ra trong mình, đang hành động trong mình, và tìm cách điều khiển chúng, không để cho chúng điều khiển mình. Biết mình tức là làm chủ được chính mình.

Nhưng làm thế nào để biết mình?

Cách tự nhiên là mình phải lặng yên để quan sát mình. Muốn biết về con ve, cái kiến, hay bất điều gì đó, thì chỉ có cách là quan sát thật kỹ thôi. Muốn biết về chính mình cũng thế, ta cứ phải quan sát chính mình. Và nếu không thể vừa quan sát con kiến vừa nhảy rock and roll, thì ta cũng chỉ có thể quan sát chính mình trong yên lặng.

Yên lặng là điều kiện cần thiết để quan sát. Và bởi vì yên lặng quá hiếm hoi trong thời đại chạy đua ồn ào của chúng ta, quan sát chính mình trở thành quá khó khăn, vì vậy nhiều người không có cơ hội thấy được mình một cách rõ ràng. Đây là điều mà nhà Phật gọi là vô minh, và môt số triết gia và xã hội học gia tây phương gọi là “vong thân” (alienation).

Vậy thì điều đầu tiên bạn phải làm là tìm một tí yên lặng mỗi ngày để quan sát mình. Ngồi yên trong một góc công viên thanh vắng, hay đóng cửa phòng ngủ và tắt nhạc, đương nhiên là bớt đi được một tí ồn ào, nhưng chưa chắc như vậy đã là yên lặng. Bởi vì trong đầu chúng ta thường có nhiều “tiếng động”, như là bận rộn suy tính công việc, lo lắng, giận ai đó, bực mình điều gì đó. Chỉ khi nào các tiếng động này lắng xuống, lúc đó ta mới có được yên lặng. Đó cũng chính là lý do mà các nhà đạo học đông phương thường dạy người ta xếp bằng và tập trung tư tưởng vào việc theo dõi hơi thở. Kinh nghiệm cho thấy đây là cách hữu hiệu nhất để làm cho các tiếng động trong đầu mình lắng xuống. Các tôn giáo tây phương thường tìm sự tĩnh lặng trong cầu nguyện. Đó cũng là một cách rất hay.

Bạn có thể tìm bất kỳ cách nào hợp với bạn. Điều cốt yếu là tĩnh lặng. Nếu bạn tập trung tư tưởng vào việc quan sát một bông hoa đẹp chẳng hạn, quan sát màu sắc, cách hoa, nhụy hoa, các kết cấu của hoa, cũng có thể làm cho các “tiếng động” khác biến dần đi. Hay là nghe nhạc nhẹ và để tâm vào nhạc một tí.

Khi đã có yên lặng rồi, bắt đầu quan sát mình. Có hai cách quan sát.

1. Quan sát quá khứ: Nhìn lại mọi việc mình làm, mọi câu mình nói, mọi suy nghĩ mình có trong ngày. Quan sát xem mình đã làm điều gì không nên làm, và cần thay đổi phong cách và thái độ trong tương lai không. Đây chỉ là cách rất sơ đẳng.

2. Quan sát mình trong hiện tại: Có ba giai đoạn quan sát — quan sát thân thể, quan sát cảm giác, và quan sát tư tưởng.

Quan sát thân thể là nhắm mắt, dùng trí óc để “nhìn” thân thể mình, nhìn thế ngồi hay thế nằm của mình, nhìn tay chân, mặt mũi, tóc tai của mình.

Sau đó quan sát cảm giác, bắt đầu là cảm giác trong thân thể như tê tay, ngứa chân, rồi đến các cảm giác trong đầu óc như buồn, vui, giận, bực mình, trống không, v.v… Kế đó quan sát cả lý do mà mình có những cảm giác đó, như là ai đó hồi chiều nói một câu mà tối nay mình còn cảm thấy buồn buồn.

Giai đoạn cuối cùng là quan sát tư tưởng, “nhìn” xem cái đầu mình đang suy tư điều gì, như là “mình đang bực mình vì cô này và đang ước ao được mắng cô ta một trận”, hay “mình đang nghĩ đến việc phải viết xong tờ trình ngày mai.”

Chỉ giản dị vậy thôi. Nếu ngày nào trước khi ngủ ta cũng có khoảng 10 phút tập như thế, thì ta sẽ luyện cho hệ thần kinh của mình nhận diện các cảm xúc và tư tưởng của mình mỗi khi chúng xuất hiện. Và đã nhận diện được tức là có thể kiểm soát được. Thông thường việc nhận diện tự nó có hiệu quả ngăn ngừa, cũng như kẻ trộm tự động ngưng trộm khi hắn biết là người ta đã nhận diện được hắn là tên trộm.

Các thực tập trên đây dựa một tí theo thiền Tứ Niệm Xứ của phật giáo nguyên thủy. Thiền này có bốn quan sát: Thân thể, cảm giác, tư tưởng và vũ trụ. Ở đây ta chỉ cần dùng 3 bước đầu về mình mà thôi. Hơn nữa, các vị sư thường ngồi xếp bằng để thiền định. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi xếp bằng mà trong lòng thì cứ tương tư đến giường nệm và gối ôm, thôi thì lên giường nằm ôm gối cho được việc. Điều quan trọng là tĩnh lặng và quan sát, chứ không nhất thiết là ngồi, nằm hay đi.

Bạn chỉ cần tập quan sát chính mình như thế, một lúc nào đó bạn sẽ thấy được những gì xảy ra trong mình mỗi khi chúng đến và bạn có thể làm chủ chính mình—không dễ nổi nóng, không dễ lo sợ, không dễ mất bình tĩnh. Lúc nào cũng tĩnh lặng và chủ động. Và nếu có ai thấy bạn nổi nóng, đó không phải là vì bạn “bị” nổi nóng mà bạn cố tình ra vẻ nổi nóng, vì làm như thế thì người kia mới chịu nghe.

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Mến,
Trần Đ́nh Hoành
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Bụi đường (20-07-10), hoatigon208410 (10-01-11), LonelyStar (20-07-10)
  #4  
Cũ 21-07-10, 08:32 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Ở đây lúc này

Chào các bạn,

Người lớn tuổi th́ hay sống bằng quá khứ–những tháng ngày thân thương xa xôi ấy–người trẻ tuổi th́ hay sống bằng tương lai—những ước mơ, những mục tiêu của đời ḿnh. Chẳng mấy ai trong chúng ta sống với hiện tại. Nhưng nếu suy nghĩ cho cùng tận th́ ta chỉ có một thời điểm để sống, đó là lúc này, và một nơi để sống, đó là nơi này. Năm phút trước đă là quá khứ, tức là chỉ một tư tưởng trong tâm ta. Năm phút sắp tới th́ chưa đến, lại cũng chỉ là một tư tưởng. Chỉ có lúc này là thật. Vậy th́ chỉ có một cách sống thật mà thôi. Đó là sống lúc này, ở ngay đây.

Nói đến đây chắc chắn là vài bạn sẽ thắc mắc ngay: “Vậy chứ hôm nay nàng rủ đi chơi mà phải đau khổ từ chối, v́ c̣n phải lo làm bài, vậy chẳng phải là học cho tương lai sao? Ai lại chả biết đi xi nê với nàng th́ sướng hơn là làm người hùng cô đơn với mấy quyển sách.” Dĩ nhiên là đúng, và hầu như ai trong chúng ta cũng phải lo cho tương lai như thế, không những là tương lai của ḿnh mà c̣n là tương lai của những người thân, của các em, của vợ con, trong gia đ́nh. Tuy nhiên, kế hoạch cho tương lai chỉ là một dự tính, một tư tưởng trong đầu óc. Để thực hiện kế hoạch tương lai, chỉ có một cách duy nhất là sống và thực hiện nó trong hiện tại, vào lúc này, tại nơi đây. Abraham Lincohn nói: “Điều hay nhất của tương lai là tương lai chỉ đến một ngày một lần.” Và ngày đó là ngày hôm nay.

Hôm nay có rất nhiều điều trong đời sống ḿnh. Nếu bạn dự định tốt nghiệp trong năm năm, th́ ngày hôm nay chỉ có 1 phần 1825, tức là khoảng 0,55 phần ngàn của kế hoạch “tốt nghiệp năm năm.” Bên cạnh đó c̣n các việc khác hôm nay, như liên hệ với người trong gia đ́nh, tập thể thao, làm việc từ thiện, nghĩ ngơi, v.v… Nếu ḿnh gạt tất cả mọi sự qua một bên và chỉ chú tâm vào mấy quyển sách cho kế hoạch tốt nghiệp, tức là ḿnh đă không sống cho ngày hôm nay. Nếu c̣n đi học th́ có thể là bạn không thấy được tai hại rơ ràng như những người đă lập gia đ́nh. Bao nhiêu phụ nữ tâm sự rằng ông chồng tổng giám đốc của ḿnh măi ham mê công việc mà không hề ngó ngàng ǵ đến vợ con? Bao nhiêu gia đ́nh đă đổ vỡ? Và nếu nói đến sinh viên, th́ bao nhiêu giáo sư đại học và lănh đạo công ty đă phàn nàn là sinh viên ra trường nhưng chẳng biết ǵ ngoài mấy quyển sách?

Đó là chưa nói đến stress. Những cố gắng thường xuyên quá mức, thiếu nghỉ ngơi, sẽ tạo ra stress thường xuyên, làm cho người ta thay đổi tâm tính qua hướng lạnh lùng hấp tấp, và trong trường kỳ gây ra nhiều bệnh chết người. Trong thập niên 1980, ở Mỹ ai cũng ca tụng “cá tính hạng A” (type A personality). Đây là loại người thông minh và chạy với vận tốc Apollo. Họ là những người thành công nhất trong thời đó. Tuy nhiên sang đến thập niên 2K này, loại người type A ngă chết, bị đột quỵ, bị bệnh tim, cũng như các loại bệnh hiểm nghèo khác, nhiều hơn các loại người khác rất nhiều. Vậy th́ …?

Nhưng sống hôm nay, ngay ở đây, có nghĩa là ǵ?

Có nghĩa là (1) để tâm dến những ǵ quanh ḿnh, và (2) làm điều ǵ th́ để tâm đến điều đó.

Để tâm đến những ǵ quanh ḿnh nghĩa là, nếu ngồi trong nhà, bên cạnh là vợ và đứa con gái, th́ đừng có quên mất vợ con, mà chỉ quan tâm đến tin tức trên TV hay công việc cho ngày mai. Nếu có người bạn bị bệnh, đến nhà thăm một tí và ngồi nói chuyện một hồi, thay v́ chỉ tử thủ trong thư viện. Bước ra đường, để ư đến con đường ḿnh đang đi, đến ṿm cây bụi cỏ, ánh nắng, và tận hưởng cái đẹp, cái sức sống, của phố phường ngập nắng.

Làm điều ǵ để tâm đến điều đó nghĩa là nếu gặp ai, cười chào và hỏi “Sao, lúc này khỏe không?” th́ chú tâm vào câu hỏi, và lắng nghe câu trả lời. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đă quá quen thuộc đến các câu chào hỏi xă giao mà, nh́n phong cách người hỏi, ḿnh cũng biết là chàng ta chẳng hề quan tâm đến câu hỏi của chàng cũng như câu trả lời của ta. Trong một buổi tiệc đông người, gặp một người bắt tay chào hỏi làm quen, th́ chú tâm vào câu chuyện với người đó, thật sự lắng nghe những ǵ họ nói, thật sự tṛ chuyện, thay v́ cặp mắt láo liên, liên tục quét ṿng ṿng quanh pḥng tiệc, để xem có ai đó ḿnh cần phải chạy lại bắt tay để network không. Có lẽ ai trong cũng ta cũng đă thấy loại tác phong này luôn luôn hiện diện trong các buổi liên hoan của các chuyên gia và doanh nhân. Sống như vậy thật là quá hời hợt. Và điều mà họ không biết là sống như vậy th́ cũng chẳng mang đến thành công ǵ được.

Chậm lại một tí, quan tâm đến môi trường chung quanh, quan tâm đến giao tiếp với người chung quanh, sống thực bằng quả tim và tâm trí của ḿnh, dù chỉ là trong những câu xă giao b́nh thường. Đó là sống lúc này, ở đây. Lối sống này rất lư thú các bạn a. Thứ nhất, ḿnh hưởng thụ sự sống trong từng giây phút trong ngày. Thứ hai, ḿnh không nhiều stress. Thứ ba, đầu óc ḿnh sáng suốt hơn người b́nh thường, tính đâu trúng đó. Thứ tư, ḿnh có liên hệ sâu đậm với nhiều người chung quanh, có nhiều bạn bè yêu quư, mà càng nhiều bạn quư th́ càng nhiều thành công trong đời. Thứ năm, con đường đến tương lai chỉ là một chuỗi của những “ngày hôm nay.” Nếu mỗi “ngày hôm nay” được ta sống tận tâm, th́ con đường đến tương lai mới được xây dựng thật là chắc chắn. Thứ sáu, ba mươi năm sau ḿnh sẽ không nói: “Phải chi…”

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Mến,
Trần Đ́nh Hoành
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (10-01-11)
  #5  
Cũ 21-07-10, 09:16 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

T́nh Yêu

Chào các bạn,

Nhân dịp Ngày Valentine, ḿnh xin chia sẻ với các bạn ba câu nói về t́nh yêu mà, theo thiển ư của ḿnh, là ba trong những câu nói về t́nh yêu sâu sắc và mạnh mẽ nhất, nếu không phải là ba câu sâu sắc và mạnh mẽ nhất, trong kho tàng văn hóa thế giới.

Chúc các bạn một Ngày T́nh Yêu dịu ngọt.

***

Thượng đế là t́nh yêu. 1 John 4:8

***

Không có t́nh yêu nào lớn hơn t́nh yêu này, đó là hy sinh thân mạng của ḿnh cho bạn ḿnh. John 15:13

***

Nếu tôi nói được mọi ngôn ngữ của loài người và của các thiên thần, nhưng không có t́nh yêu, tôi chỉ là cái cồng vang dội hay cái chiêng ồn ào.

Nếu tôi có tài tiên tri và có thể quán thông mọi huyền nhiệm và mọi tri thức, và nếu tôi có đức tin có thể chuyển dời núi non, nhưng không có t́nh yêu, tôi chẳng là ǵ cả.

Nếu tôi tặng hết tài sản cho người nghèo và xả thân trên dàn hỏa, nhưng không có t́nh yêu, tôi chẳng được ǵ cả.

T́nh yêu là kiên nhẫn, t́nh yêu là dịu dàng.

T́nh yêu không ghen ti, không khoe khoang, không kiêu hănh.

T́nh yêu không khiếm nhă, không vị kỷ, không nhạy giận, không chấp trước.

T́nh yêu không vui sướng trong tội lỗi, nhưng hân hoan với sự thật.

T́nh yêu luôn luôn bảo vệ, luôn luôn tin tưởng, luôn luôn hy vọng, luôn luôn kiên tŕ.

T́nh yêu không bao giờ thất bại.

1 Corinthians 13: 1-8

Nhân đây ḿnh xin phép các bạn cho ḿnh làm một viêc có tính cách cá nhân một tí. Thông thường là ḿnh hay t́m cách làm quà tặng, thay v́ mua quà tặng (Đó là tính tần tiện học được từ mẹ hồi c̣n nhỏ ). Hôm nay dịch mấy câu này về t́nh yêu, ḿnh muốn mang ra làm quà Valentine cho bà đầm (Phượng) ở đây. Mong các bạn cùng hoan hỉ với ḿnh.

Cả ba câu này đều nằm trong Thánh Kinh (Bible). Ḿnh dịch từ bản New International Version. Nếu bạn nào thấy được câu nào ở đâu đó sâu sắc và mạnh mẽ hơn th́ xin chia sẻ với mọi người, bằng cách comment ở đây. Xin muôn vàn cảm tạ.

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Happy Valentine’s!

Trần Đ́nh Hoành
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (10-01-11)
  #6  
Cũ 22-07-10, 10:56 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Sức mạnh của tư tưởng

Chào các bạn,

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đă nghe rất nhiều chuyện về những người được lành bệnh một cách kỳ lạ, hoặc là “phép lạ” do cầu nguyện, hoặc là tin rằng ḿnh uống “thuốc thần” trong các trắc nghiệm về tâm lư. Tư tưởng tích cực có khả năng tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn nhiểm, đôi khi đến mức trở thành phép lạ. V́ vậy, ngày nay bác sĩ thường khuyến khích các bệnh nhân nên cầu nguyện (nếu họ có ḷng tin tôn giáo), và khuyến khích thân nhân người bệnh nên chăm nom, làm cho họ yêu đời, để chống bệnh. Cũng v́ vậy mà thỉnh thoảng ta vẫn thấy có người làm chứng rất thành thật rằng “Thầy Năm Ngải này đă chữa tôi lành bệnh kinh niên, 20 năm nay không ai chữa hết,” mặc dù là điều tra ra th́ thầy chỉ có một cách chữa cho mọi bệnh nhân là phun nước lă vào người của họ. Hôm nay, chúng ta sẽ nói đến việc sử dụng sức mạnh phi thường này của tư tưởng vào cuộc sống hằng ngày để tạo nên thành công trong cuộc sống.

I. Tư tưởng có thể ảnh hưởng đến đời sống và thành công (hay thất bại) của ta trên rất nhiều cấp độ khác nhau. Cấp đầu tiên là tư tưởng ảnh hưởng hết mức độ tập trung năng lực của ḿnh. Nếu cậu học tṛ tin rằng ḿnh sẽ thi đậu, quyết tâm thi đậu, th́ đương nhiên là cậu ta học hành chăm chỉ hơn cậu học tṛ cứ tin là ḿnh sẽ rớt. Một người tin rằng ḿnh có nhiều cái hay, cái giỏi, và chắc chắn là sẽ thành công trong đời, th́ họ sẽ có thái độ tích cực, vui vẻ, yêu đời mỗi ngày. Điều này làm chính họ năng động hơn và người khác cũng thích thú họ hơn—người vui vẻ tích cực luôn luôn hấp dẫn người khác, dù là cùng phái hay khác phái—v́ vậy, họ đương nhiên là sẽ nhiều cơ hội thành công trong đời.

Tại đây ta có thể nghe một thắc mắc quen thuộc: “Mấy đứa người mẫu, trời sinh chúng nó đẹp, cho nên dù dốt hay giỏi th́ vẫn thành công, c̣n em th́ cái ǵ cũng trung b́nh hay dưới trung b́nh, làm sao mà b́ được?” Dĩ nhiên rồi, làm sao mà b́ được? Ở đời không nên so b́ với người khác, v́ mỗi người chúng ta là một chủ thể đặc biệt, với một con đường sống đặc biệt. So b́ với người khác th́ chẳng khác nào so sánh quả cam với quả táo. Thành công của người khác không phải là thành công của ḿnh. Hơn nữa, ngay cả từ “thành công” cũng rất là tương đối về ư nghĩa. Thông thường người ta nghĩ rằng tiền bạc, địa vị, tên tuổi là thành công. Nhưng nếu hỏi các vị tài tử nổi tiếng đă tự tử chết, và nếu có thể mấp máy được vài câu bây giờ, có lẽ là chẳng vị nào đồng ư với định nghĩa thành công đó.

Mỗi người chúng ta có một mục đích trong đời sống, như thành bác sĩ giải phẩu, làm chủ một tiệm phở, thành người mẫu, v.v… Đạt được mục đích đó th́ tạm gọi là thành công. Nhưng đó chỉ là “tạm” thôi, v́ một lúc nào đó, có thể là sau bao năm tranh đấu trên đường đời, ta sẽ thấy rằng mục đích thật mà ai cũng muốn là “hạnh phúc,” mà hạnh phúc không phải từ đâu ra cả, hạnh phúc chỉ là một trạng thái b́nh an trong tâm tưởng. Chúng ta sẽ nói thêm về hạnh phúc trong những dịp khác, hôm nay ta chỉ nhắc đến một tí để nói rằng “thành công” là một ư niệm rất tương đối, đừng có so b́ ḿnh với thành công của người khác, đó là một so sánh cực kỳ sai lầm.

Và so b́ rằng cái ǵ của ḿnh—từ sắc đẹp đến giọng hát đến trí thông ḿnh—đều trung b́nh hay dưới trung b́nh, cho nên khó mà thành công, th́ lại là một sai lầm rất lớn khác. Ông trời rất công b́nh, đa số mọi người trên thế giới đều sàn sàn như nhau, chẳng ai thực sự trội hơn người khác, được cái này mất cái kia. Bạn có thể có năng khiếu nào đó hơn người mà chưa khám phá ra thôi. Ở đời có cả ngh́n công việc khác nhau, chứ đâu chỉ có một hai nghề. Hơn nữa, một vị tướng tài vẫn có thể điều khiển một đoàn quân chỉ toàn là người trung b́nh thành một đoàn quân bách chiến bách thắng. Những thứ trung b́nh có thể được tổng hợp thành một tổng hợp phi thường nếu ta biết tổng hợp. Tất cả các món ăn tuyệt hảo bạn thấy trong tiệm chung qui cũng chỉ là mắm muối tiêu tỏi ai cũng biết, nhưng các bác đầu bếp biết cách tổng hợp mà ta không biết. Vậy thôi.

Mỗi người chúng ta được tạo ra với một số vốn liếng thể chất và tinh thần. Nhiệm vụ của ta là dùng vốn liếng đó một cách thông minh để sinh lời. Nếu người đi buôn mà cứ cho rằng vốn liếng ḿnh không đủ để làm ăn, th́ đó là “chưa đánh đă thua”, làm sao mà làm ăn ǵ được? Đa số các đại gia thương măi đều kể cho bạn rằng lúc khởi đầu họ chẳng có một tí vốn liếng nào cả.

II. Tư duy tích cực làm cho chính ḿnh trở thành vui vẻ, tích cực, năng động. Từ đó ḿnh có năng lực tự nhiên làm cho người khác tin tưởng và cảm phục, và họ sẽ mang đến công việc và cơ hội cho ḿnh. Nhưng, tư duy tích cực cũng có nhiều cấp độ. Ta cần phải biết ḿnh đang ở cấp nào, và cố gắng đến cấp cao hơn. Ví dụ: “Tôi không muốn nghèo” th́ không tích cực bằng “tôi muốn giàu.” “Tôi không muốn béo” th́ không tích cực bằng “tôi muốn người thon thả.” “Tôi không muốn nóng giận” th́ không tích cực bằng “tôi muốn luôn luôn dịu dàng.”

Trong các ví dụ trên đây, mỗi câu có hai vế. Vế đầu tiên là vế tiêu cực v́ dùng thể phủ định (“không”) và những chữ tiêu cực, tức là chữ chỉ đến “cái ta không muốn” (nghèo, béo, nóng giận). Ngược lại, vế sau của mỗi câu rất tích cực v́ dùng thể xác định (“muốn”) và những chữ tích tực, tức là chữ chỉ đến “cái ta muốn” (giàu, thon thả, dịu dàng). Nếu bạn cứ tự bảo ḿnh “tôi không muốn béo” có thể là bạn sẽ c̣n béo rất lâu, v́ tiềm thức bạn cứ bị nhồi vào chữ “béo”, từ đó tiềm thức cứ hoạt động theo lối “béo”, làm cho bạn không đủ hăng hái và nghị lực để đi hướng “thon”. “Không muốn nghèo” hay “không muốn nóng giận” cũng thế. Chữ nào ta nhồi vào tiềm thức (béo, nghèo, nóng giận), th́ tiềm thức cứ theo hướng đó mà làm.

V́ vậy, tất cả mọi suy tư, mọi chữ dùng trong cách suy nghĩ, mọi định luật văn phạm trong những câu nói âm thầm trong đầu ḿnh, đều phải tích cực. Thể xác định là thể tích cực nhất, ví dụ thường xuyên nhất là “Tôi muốn…” Và chữ nào xác định cái ta muốn là chữ tích cực nhất, ví dụ, giàu, thon thả, dịu dàng. Khi tiềm thức nhận các chữ này thường xuyên, tiềm thức cứ theo hướng đó mà đi, và tự nhiên là ta sẽ thấy hăng hái vui sướng đi theo hướng đó.

III. Tư duy tích cực c̣n đi xa hơn nửa và cho rằng tương lai vẫn c̣n rất yếu so với hiện tại, v́ hiện tại thường là những ǵ ta sờ mó được. V́ vậy, “tôi muốn giàu” (tương lai) vẫn chưa đủ tích cực, ta phải nghĩ rằng “tôi đang giàu” (hiện tại) th́ mới đủ mạnh mẽ. “Cư xử như một bà hoàng, và người ta sẽ cư xử với bạn như một bà hoàng.” Có nghĩa là, cứ nghĩ rằng ḿnh là người đă thành công, ăn nói đi đứng suy tư như người đă thành công, rồi tự nhiên cuộc đời sẽ mang đến thành công cho ḿnh.

Điều này mới nói ra nghe có vẻ hơi lạ lùng. Tuy nhiên, trong thực tế nó lại cực kỳ hiệu quả. Ví dụ: Thay v́ ngồi đọc sách quản lư cả đời để hy vọng “sẽ” thành nhà lănh đạo giỏi, ngày hôm nay bạn cứ đứng ra mời gọi bạn bè tổ chức một CLB ǵ đó, đương nhiên bạn thành người lănh đạo “hôm nay” của nhóm (dù trên thực tế chức danh đó là ǵ, kể cả chức danh “chạy lăng xăng đủ chuyện”). Việc tự đặt trên vai ḿnh gánh nặng người xây dựng nhóm sẽ biến bạn thành một lănh đạo tài ba một ngày nào đó, mà nếu có đọc sách 50 năm th́ cũng không làm được.

Ở đây ta thấy tiến tŕnh tập luyên đă qua một bước nhảy vọt rất lớn. Từ việc tập trung tư tưởng tích cực về “tôi muốn …” trong tương lai, ta đổi tư duy thành “tôi đang…” trong hiện tại, và “tôi đang…” tự nhiên thúc đẩy ta đến hành động ngay. Từ tư duy đến hành đông là một bước nhảy, xem ra rất giản dị với một số người, nhưng đối với nhiều người, đó là bước nhảy mà cả đời họ, cho đến khi nhắm mắt, họ vẫn không dám làm.

Nếu bạn có ḷng tin nhỏ chỉ bằng một hạt cải, bạn có thể bảo ngọn núi này dời đi nơi khác, và nó sẽ dời đi. Bạn nghe câu này có quen thuộc không? Bạn có tin vào chính ḿnh, dù với ḷng tin chỉ bằng một hạt cải không?

Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Mến,

Trần Đ́nh Hoành
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (10-01-11)
  #7  
Cũ 22-07-10, 11:40 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Xắn tay áo

Chào các bạn,

Tử hồi con bé ta được bố mẹ bảo học hành để lớn lên làm việc này, việc nọ. Trong trí óc trẻ thơ, cuộc đời chia thành hai phần rơ rệt: nhỏ đi học, lớn làm việc. Khi không c̣n bé nữa, tiếc thay, ta lại quá quen với công thức suy tư “hai thời” như vậy, và nhiều người trong chúng ta hầu như không bao giờ thoát ra khỏi ṿng kềm kẹp của công thức—đối với nhiều vấn đề trong cuộc sống, ta luôn luôn ngồi học, và không bao giờ thấy ḿnh đủ kiến thức để làm.

Dĩ nhiên đó là một suy tư rất sai lầm, ít ra là đối với người lớn, v́ thực ra học và làm là một. Cuộc đời thật không chia thành học và làm. Có con th́ làm bố, và làm bố là làm bố chứ chẳng phải học làm bố, và học làm bố thực sự là làm bố. Dĩ nhiên, ta có thể vào một lớp “học làm bố” vài ba tiếng, nhưng mấy lớp đó thật là chẳng nghĩa lư ǵ cả. Bất kỳ người vào đă có con cũng đều xác nhận là lúc làm bố là lúc học làm bố, và ngày nào c̣n làm bố là ngày đó c̣n học làm bố, kể cả khi con ḿnh đă trưởng thành và đă làm bố–lúc đó ḿnh vẫn c̣n phải học làm bố của một người bố. Làm quản lí cũng vậy. Lúc bắt đầu làm quản lí là lúc thực sự học làm quản lí, và ḿnh cứ từ từ tăng cấp làm quản lí và học làm quản lí hằng ngày. Bất cứ việc làm nào trên đời cũng là việc học—làm một tí là học thêm một tí kinh nghiệm, một tí kiến thức.

Điều này có nghĩa là ǵ? Thưa, có nghĩa là, sống là hành động. Sống không có nghĩa là ngồi lư thuyết cho đến lúc thấy ḿnh đủ năng lực rồi mới làm. Thực ra nếu không làm th́ chẳng bao giờ đủ năng lực, mà nếu làm th́ khi nào cũng đủ năng lực. Ngay cả trẻ con học nói, chẳng có đứa bé nào “học nói” cho đến lúc “biết nói” rồi mới bắt đầu “nói”—học nói, biết nói và nói chỉ là một việc. Đó là công thức đương nhiên của cuộc sống. Học yêu, biết yêu, và yêu, là một. Học làm, biết làm, và làm, là một. Không làm là không học, không biết, và không sống.

Bên cạnh việc “ngồi học cho đến khi biết đủ”, nhiều người trong chúng ta c̣n có thói quen xem các vấn đề xă hội chung quanh là “việc của chúng nó.” Chúng nó nào? Xă hội ta đang sống là việc của mỗi người chúng ta. Chẳng có chúng nó nào từ một hành tinh khác chịu trách nhiệm về xă hội của ta cả. Ngay cả khi ta chỉ vào chính quyền và nói “chúng nó”, th́ chẳng khác nào chỉ ngón tay vào một người anh trong gia đ́nh và đổ lỗi “chính hắn”, cứ như là các vấn đề trong gia đ́nh chỉ một người chịu trách nhiệm c̣n những anh chị em khác th́ vô can. Einstein nói: “Thế giới là một nơi đầy nguy hiểm, không phải v́ những kẻ làm ác, mà v́ những kẻ đứng nh́n và chẳng làm ǵ cả.” Triết gia Anh Edmund Burke nói: “Điều cần thiết duy nhất để tội ác chiến thắng là những người tốt chẳng làm ǵ cả.” Im lặng là đồng lơa với tội ác. Không làm ǵ để giải quyết vấn đề là đồng lơa với vấn đề.

Đôi khi ta muốn làm ǵ đó để giúp giải quyết một vấn đề xă hội nào đó, câu “khuyến khích” ta có thể được nghe ngay lập tức là “Một con én không làm được mùa xuân.” A! Thái độ “chưa đánh đă thua” đó mà cũng đáng cho chúng ta tốn thời giờ bàn luận đến sao? Đa số các cuộc cách mạng–tư tưởng, kinh tế, thương mại, chính trị–trong lịch sử con người bắt đầu với chỉ một người. Nhà thuyết giảng Mỹ Edward Everett Hale nói: “Tôi chỉ là một, nhưng tôi vẫn là một. Tôi không thể làm được tất cả, nhưng tôi vẫn có thể làm được việc ǵ đó; và bởi v́ tôi không thể làm được tất cả, tôi sẽ không từ chối việc ǵ đó mà tôi có thể làm.”

Goethe nói: “Cuộc đời không biết ngừng trong tiến hóa và phát triển, và luôn buông lời nguyền rủa sự bất động.” Ta làm việc ǵ là v́ việc đó nên làm, như đói th́ ăn, không cần phải đợi có người ăn cùng. Hữu xạ tự nhiên hương; ngưu tầm ngưu, mă tầm mă. Cứ bắt đầu hăng hái một ḿnh, từ từ sẽ có hai ḿnh, ba ḿnh, và nhiều ḿnh.

Và khi hành động th́ ta thường nghe: “Thất bại là mẹ thành công.” Câu này cũng có một tí tính tích cực, và nghe qua th́ rất có lư, nhưng nếu bạn đă là người hành động tích cực nhiều kinh nghiệm th́ lại thấy là câu này sai từ trong căn bản, bởi v́ từ “thất bại” không đúng. Thất bại là ǵ? Ta cứ tạm thời dùng định nghĩa thông thường—thất bại là không đạt được mục tiêu đề ra. Giả sử hai vơ sĩ đấu đài, người thua trận gọi là người thất bại sao? Nếu bạn xem đấu vơ thường xuyên th́ bạn thấy các vơ sĩ thua trận thường nói “Tôi không thắng,” chứ hầu như chẳng ai nói “Tôi thất bại.” Tại sao? V́ mục đích đầu tiên của các vơ sĩ (và các vận động viên) luôn luôn là tự thắng ḿnh. Mục đích thứ hai là cố gắng hết sức v́ nghệ thuật. Đấu vơ là v́ hai mục đích đó. Hơn thua là chuyện thường t́nh, chẳng ai đặt nó lên hàng đầu. Hơn thua cũng chỉ là một trong những phương cách để tự thắng chính ḿnh thôi. V́ vậy, dù là thua cuộc th́ hai mục tiêu hàng đầu là tự thắng và phục vụ nghệ thuật vẫn luôn luôn đạt được. Sao có thể gọi đó là thất bại? V́ vậy, ta thấy các vơ sĩ thua cuộc thường cũng rất vui vẻ, ôm hôn kẻ chiến thắng rất thân ái, v́ thực ra họ là chiến hữu với nhau.

Tất cả mọi hoạt động của chúng ta trên đời cũng có ư nghĩa như vậy. Mở một công ty dịch vụ văn pḥng chẳng hạn. Tất cả những người làm thương măi đều nói với bạn rằng lư do quan trọng nhất mà họ mở công ty là để làm cho đời sống của họ có nhiều thử thách hơn và họ cảm thấy “tṛn đầy” hơn. Dĩ nhiên làm ra tiền thường là lư do sau đó. Nhưng nếu v́ t́nh trạng suy thoái kinh tế mà họ phải đóng cửa công ty, chắc chẳng ai cho đó là thất bại. Và dù có đóng cửa, th́ những vui thích khi được làm chủ chính ḿnh, cũng như những kinh nghiệm vô giá đă gặt được, cũng đă rất đáng đồng tiền bát gạo. Chẳng mấy chủ công ty gọi đó là “thất bại.” Cho nên, nếu chúng ta suy nghĩ sâu xa về các họat động của ḿnh trên đời, một cách tích cực, th́ thực sự chẳng hề có cái gọi là “thất bại”. Chỉ có thành công nhiều hay thành công ít mà thôi. Nghĩa là nếu hành động với một tâm tư tích cực, ta luôn luôn thành công, hoặc it hoặc nhiều. Từ “thất bại” không có trong tự điển của ta.

Helen Keller, người câm điếc Mỹ đầu tiên đạt được bằng cử nhân năm 1904 và sau đó thành một nhà hoạt động chính trị xă hội nỗi tiếng của Mỹ, nói: “An ninh thường là chuyện mê tín. An ninh không có thật trong đời sống tự nhiên, và loài người nói chung không chứng nghiệm an ninh. Trong trường kỳ, chạy trốn hiểm nguy cũng chẳng khá hơn là cứ đối diện hiểm nguy thẳng mặt. Sống là phiêu lưu táo bạo, hay chẳng là ǵ cả.”

Một trong những lỗi lầm người ta hay gặp phải khi bắt đầu một dự án là bắt đầu quá lớn và quá xa vời với thực tế. Hăy mơ đến cả bầu trời, nhưng bắt đầu bằng từng bước chân. Think globally, work locally. Nếu bạn chưa làm nhà hàng bao giờ, đừng bỏ hết vốn liếng, vay mượn ngân hàng, để mở một quán phở có 500 chỗ ngồi. Làm một chỗ 30 chỗ ngồi trước đi. Nếu thành th́ từ từ tăng diện tích, có mất mát ǵ đâu? Việc ǵ mà phải gia tăng may rủi một cách không cần thiết ngay từ đầu?

Bắt đầu nhỏ, nếu không thành th́ cũng chẳng mất mát nhiều, coi như đó là bỏ tiền học kinh nghiệm. Những người bắt đầu quá lớn (so với kinh nghiệm của ḿnh), thường bị tật háo danh chi phối. Không thích làm cái ǵ nhỏ. Dĩ nhiên ta luôn luôn nên “think big”, nhưng nên “start little”. Bạn có thể mơ ước đến một đám cưới to nhất nước, nhưng ngay lúc này th́ bắt buộc phải chịu khó làm các việc lặt vặt như là ngồi đợi nàng trước cửa trường hằng ngày. Chẳng có cách nào khác. Hơn nữa, như Helen Keller nói: “Tôi muốn làm được những chuyện vĩ đại và cao quí, nhưng nhiệm vụ chính của tôi là làm những việc khiêm tốn cứ như chúng là những việc vĩ đại và cao quí. Thế giới chuyển động, không phải chỉ nhờ những cú tống đạp của các anh hùng, mà c̣n nhờ tổng hợp những đùn đẩy nhỏ bé của mỗi người lao đông chân chất.”

Thế giới thực sự không thể tự nó mà tiến hóa. Thế giới tiến hóa là v́ những cá nhân trong thế giới tiến hóa. Một con kiến thợ th́ nhỏ xíu. Nhưng đàn kiến tiến hóa là nhờ mọi kiến thợ. Và kiến thợ sinh ra chỉ để chạy tới chạy lui làm việc. Suy nghĩ cho cùng, chúng ta sinh ra cũng chỉ để làm cho thế giới con người tiến hóa. Ngoài mục đích này th́ chẳng c̣n ǵ khác để làm cho đời sống con người có ư nghĩa. Và đă là kiến thợ th́ hăy xắn tay áo lên. Vào cuộc!

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Mến

Trần Đ́nh Hoành
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (10-01-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:19 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.