|
#1
|
||||
|
||||
Tôi Viết Văn
Lời nói đầu:
Câu truyện này HM viết khoảng 9 năm trước, truyện vẫn c̣n trong dạng bản thảo chi chít những ḍng chữ nguệch ngoạc & bôi xóa. Hơn năm trước HM phải mất hơn tuần lễ để đánh máy và chỉnh sửa, v́ câu truyện hơi dài nên HM phải chia ra làm nhiều đoạn. TÔI VIẾT VĂN (Truyện ngắn đầu tay) CHƯƠNG MỘT: Có một lư do mà có lẽ từ nay cho đến cuối đời tôi sẽ chẳng bao giờ có can đảm cầm bút để sáng tác "một tác phẩm để đời", đồng thời giấc mơ trở thành nhà văn nổi tiếng như cồn của tôi cũng tan theo mây khói sau cái tai họa nghề nghiệp đến với tôi từ một năm trước... Không biết ư nghĩ muốn trở thành nhà văn đến với tôi từ hồi nào, h́nh thành ra sao, chỉ biết trước đó vài tuần mong ước đó cứ ám ảnh, lởn vởn trong đầu tôi không lúc nào nguôi. Luôn mấy tuần liền tôi xao lăng cả việc ăn uống, tâm trí cứ để tận đâu đâu. Ban đêm tôi thao thức, trằn trọc đến hai ba giờ sáng khiến có đêm vợ tôi cằn nhằn: "Sao anh cứ trở ḿnh làm em mất ngủ luôn" Tôi vội trớ đi: "Chả hiểu sao dạo này anh hay tiểu đêm quá" Vợ tôi lẩm bẩm thêm vài câu nghe không rơ rồi nàng lại lăn quay ra ngáy tiếp, tiếng nàng ngáy tuy không lớn lắm nhưng giữa đêm khuya thanh vắng lại mất ngủ nên tôi nghe rơ mồn một... Nhưng rồi sự việc đă không qua khỏi cặp mắt "cú vọ" của vợ tôi . Một hôm đang ngồi ăn cơm tối nàng chợt hỏi: "Dạo này anh sao ấy, đầu óc cứ để tận đâu đâu. Anh có ǵ giấu em phải không?" "Làm ǵ có chứ. Anh...anh đâu có ǵ" Tôi ú ớ trả lời. Vợ tôi liếc xéo đôi mắt sắc như dao: "Anh có con nào phải không thành thật khai báo đi th́ họa may em sẽ tha cho bằng không th́ anh ch..í.ttt" Cùng với thanh âm chữ chết kéo dài, tay nàng véo vào bắp đùi tôi một phát đau điếng và dứ dứ như muốn tiếp tục véo cái nữa. "Á..á" Tôi lạng người sang một bên để tránh và chối: "Để từ từ anh nói, em đừng véo nữa, á... đau quá!" "Nào bây giờ anh nói đi mà phải nói thiệt à nhe, nếu không em sẽ không tha anh đâu" Thấy t́nh h́nh chiến tranh có vẻ căng thẳng, tôi thành thực: "Anh nào có con nào đâu. Em nghĩ thử coi, tan sở là anh về ngay nhà, cuối tuần shopping hoặc đi ăn lúc nào chả có em kè kè ở bên. Hơn nữa tiền bạc em giữ hết chỉ phát cho anh tuần có 30 đô đổ xăng th́ lấy đâu để bao mèo bao mỡ kia chứ!" Vợ tôi gật gù ra chiều thông cảm nhưng vẫn hỏi tới: "Vậy sao dạo này anh kỳ cục ghê! Hồn cứ như ở trên mây vậy đó, lại nữa anh chả hề để ư, hỏi han hay âu yếm em như lúc trước, anh giải thích đi" Tôi ngập ngừng: "Anh...anh muốn viết văn" "Viết văn?" Vợ tôi lập lại rồi đăm đăm ngó vào mặt tôi vẻ như quan sát, đă lỡ lên lưng cọp nên tôi được thể ngẩng cao đầu, mặt hếch lên xem nàng coi tôi có giống như một văn sĩ không. Sau vài giây im lặng chợt vợ tôi phá lên cười, giọng cười nàng nắc nẻ, ṛn vang và thoải mái như chưa từng bao giờ được cười vậy đến nỗi nước mắt chảy quanh. Một tay nàng đưa lên quệt nước mắt trong khi tay kia ôm bụng để chặn bớt tiếng cười vẫn c̣n đang muốn thoát ra lồng ngực. "Em cười ǵ cơ chứ?" Tôi ngơ ngác. Nàng bước đến đưa tay xoa đầu tôi vào vùng trán hói bóng lưỡng chỉ c̣n lưa thưa vài sợi tóc. "Anh coi anh đây nè, đầu hói gần hết..." Vừa nói nàng vừa di chuyển bàn tay bóp nhẹ vào bả vai tôi "... Vai u thịt bắp như anh chỉ thích hợp với mấy cái nghề lao động tay chân thôi. Theo em mấy ông văn sĩ phải có vóc dáng nghệ sĩ, tóc bềnh bồng, mặt xương xương phong trần, c̣n anh..." "Anh không đồng ư. Thơ văn là chuyện không ăn nhập ǵ với vóc dáng bên ngoài" Tôi ngắt lời nàng. Vợ tôi nhỏ nhẹ nói: "Lời anh nói không sai em cũng chỉ giỡn với anh thôi. Nhưng xét về phương diện đầu óc, sống với anh hơn chục năm nay chả lẽ em không hiểu anh sao, anh đâu có khiếu viết văn" "Sao em biết anh không có?" Tôi gân cổ căi: "Hồi mới quen nhau anh có làm mấy bài thơ tặng em cũng ướt át lắm chứ bộ" Vợ tôi lại cười, giọng cười cố hữu tôi nghe mà ứa cả tâm gan. "Mấy bài thơ đó hả - À, em nhớ rồi có phải bài thơ có mấy câu như vầy: Anh chỉ có một t́nh yêu thứ nhất Anh cho em kèm với một lá thơ Em không lấy và t́nh anh đă mất T́nh đă cho không lấy lại bao giờ..." "Đúng, đúng. Anh phục em thật đă hơn chục năm mà em c̣n..." Nàng ngắt lời: "Thôi đi ông ơi! Ông cóp thơ của Xuân Diệu ai mà chả biết, lúc đó sợ anh quê nên em mới làm như thơ ngây không biết đó thôi" "Em...em cũng...có đọc thơ t́nh của Xuân Diệu à!" Tôi lắp bắp. "Không, nhưng hồi em học trung học mấy nhỏ bạn có chép một số bài thơ t́nh của mấy ông thi sĩ như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận. Tụi nó chép đầy trong các cuốn vở gọi là "Lưu bút ngày xanh" rồi chuyền tay nhau xem nên em có đọc qua" Nghiêm mặt, nàng tiếp: "Sắp đói mà không lo, ở đó mà văn với thơ. Kinh tế Mỹ sau vụ khủng bố 11/9 xuống dốc thê thảm, anh không biết à! Vài tuần nữa hăng em có đợt lay-off em c̣n đang lo mất việc đây" Thấy đuối lư tôi gượng cười vả lả: "Th́ anh nói vậy thôi chứ nào đă viết được chữ nào đâu" Nói vậy để vợ an ḷng chứ trong ḷng tôi vẫn toan tính thực hiện giấc mộng "vá trời lấp biển" của ḿnh, nhưng cũng từ đó tôi tỏ ra thận trọng hơn. Trước mặt vợ tôi b́nh thản cười cười nói nói không dám biểu lộ cảm xúc như trước. Đêm tôi đi ngủ sớm, ân cần săn sóc nàng nhiều hơn, do vậy vợ tôi cũng không c̣n để ư và thẩm vấn tôi nữa, có lẽ nàng nghĩ rằng sau khi dạy tôi bài học khôn để đời, tôi đă bỏ qua ư định ngông cuồng, dại dột, cũng có thể nàng nghĩ lời tôi chỉ là lời nói đùa hoặc ư nghĩ thoảng qua như cơn gió mùa thu. Vợ tôi có biết đâu rằng với cái bản chất gan lỳ, bướng bỉnh của tôi dễ dàng ǵ tôi bỏ cuộc bởi dăm ba câu nói của nàng, lẽ ra nàng phải hiểu được chồng ḿnh chứ! Nhờ tính lỳ lợm ấy, tôi mới cưới được nàng v́ tôi rất xí trai, c̣n vợ tôi tuy cũng không sắc nước hương trời nhưng được cái dáng dấp mi-nhon và ăn nói rất có duyên nên lúc nào cũng có vài "cây si" vây quanh, mấy tay này mặc dù chẳng đẹp trai ǵ mấy nhưng bộ vó so với tôi đủ ăn đứt. Do vậy tôi phải dùng chiến thuật lỳ "đẹp trai không bằng chai mặt" và cũng chơi đ̣n du kích thay v́ để ư, săn sóc nàng như mấy thằng kép khờ kia tôi lại chinh phục và vuốt ve bà... nhạc mẫu (Câu chuyện t́nh duyên của tôi sau này có dịp tôi sẽ kể cho các bạn tường tận hơn nhé). Để rồi cuối cùng một ngày đẹp trời kia nàng đành gạt lệ v́ chữ hiếu nghe lời mẹ để đưa tôi về dinh... sư tử cái, tôi thật ngu lúc đó cứ tưởng nàng hiền như "ma-sơ"... Huyền Minh Lần sửa cuối bởi Huyền Minh; 21-02-16 lúc 02:35 PM |
#2
|
||||
|
||||
TÔI VIẾT VĂN
CHƯƠNG HAI: Luôn mấy tuần lễ trôi qua, mặc dù vẫn bị ám ảnh bởi một tác phẩm không tên, tôi cũng chẳng biết sáng tác như thế nào, cốt truyện ra sao, bắt đầu từ đâu, rồi c̣n xây dựng nhân vật, diễn tiến và kết cuộc phải thật hấp dẫn "lâm ly bi đát" để lôi cuốn độc giả nữa chứ! Ôi thôi! .... Bao thứ rắc rối cuộc đời vây quanh tâm trí khiến tôi muốn phát điên. Xấp bản thảo dày cộm để sẵn trong pḥng học của thằng con hơn tháng nay nằm đóng bụi mà tôi vẫn chưa rặn được một chữ. Nhiều hôm ngồi hàng giờ trước đống giấy ngổn ngang, tôi thả hồn mộng mơ hi vọng nắm bắt được chút tư tưởng lớn, nhưng đầu óc vẫn bưng bít, khô khan nặng trĩu như ḥn đá, tôi nguệch ngoạc vài nét vẽ nghịch ngợm, thô sơ lên giấy rồi lại ṿ nát trong ḷng bàn tay kệch cỡm (vợ tôi vẫn hay chê đôi bàn tay tôi thô, quê mùa) ném vào sọt rác. Viết đến đây tôi bỗng thấy khâm phục các nhà văn lớn như: Mai Thảo, Duyên Anh, Nguyễn Ngọc Ngạn... quá xá. Họ viết thật dễ dàng hết truyện này đến truyện kia. Có những truyện dài đến 300, 400 trăm trang, lúc đọc đôi khi ngỡ như ḿnh chính là nhân vật đang sống vào không gian, thời gian ấy. À, tôi quên kể thêm vài chi tiết mà tôi nghĩ có liên quan tí đỉnh đến cuộc đời viết văn của tôi. Từ nhỏ chẳng những dở văn mà chữ viết tôi c̣n xấu tệ, thế mà trời xui đất khiến thế nào ba tôi đặt cho tôi một cái tên khá mỹ miều là Trần Tài Văn. Sau này khi lớn lên theo lời má tôi kể, tôi mới biết rằng sở dĩ tôi có cái tên "Tài Văn" là v́ ba tôi rất mê viết văn, một khi đă ngồi xuống bàn là ông ngồi suốt ba bốn tiếng đồng hồ liền quên hết mọi chuyện chung quanh. Công việc chính của ông là thư kư cho một ṭa báo lớn ở Sài G̣n nhưng thỉnh thoảng có lẽ v́ thiếu người, ông được kiêm luôn làm phóng viên đi công tác xa vài ba ngày ở các tỉnh như Quy Nhơn, Bà Rịa, Vũng Tàu, có khi xa hơn ra tận miền Trung để viết bài về các vụ lũ lụt. Những lần như vậy ông đi hơn tuần lễ mới về nhà. Má tôi kể: "Hồi mới lấy nhau, ba con rất yêu thương má, có điều má rất bực ḿnh ba con ở cái tật mê văn hơn mê vợ, mà phải chi ông có văn tài chi cho cam, má đọc vài truyện ngắn của ba con đâu thấy hay ho ǵ, ông gởi truyện cho nhiều nơi nhưng duy nhất chỉ được đăng trong nhật báo Xă Luận nơi ba con làm, có thể ông chủ nể nang ba con làm việc đắc lực đó thôi. Ở với ba con được một năm th́ má sinh con. Tối má chuyển dạ đau đẻ, ba con c̣n cặm cụi viết trong pḥng, má rên la gọi măi ba con cũng vờ như chả nghe, cuối cùng má phải nhờ người hàng xóm gọi xích lô đưa má vào bảo sanh viện Từ Dũ. Gần sáng má sinh con c̣n chưa thấy mặt mũi ổng đâu, cô y tá chăm sóc má c̣n tưởng là má chửa hoang nữa đấy, má xấu hổ và giận ba con hết sức. Măi đến trưa mới thấy ổng ḷ ḍ bước vào, mặt mũi bơ phờ, hốc hác, mặc kệ ổng tíu tít hỏi thăm má cứ im, sau đó ba con làm giấy tờ khai sinh cho con đặt tên là Tài Văn, má càng giận v́ cái tên ấy càng chứng tỏ ông không hiểu ǵ tâm trạng má. Hôm sau xuất viện má bồng con về nhà ông bà ngoại và ở đó suốt cả tháng, sau ba con làm lành, năn nỉ hứa với má sẽ gác bút quy ẩn, má mới chịu theo ổng về". Tuy thường xuyên than phiền về chuyện văn chương của ba tôi nhưng riêng những lá thư t́nh (vỏn vẹn dăm bảy lá) ba viết cho má hồi chưa lấy nhau th́ bà rất quư xem như báu vật và cất kỹ trong một cái rương để dưới gầm đi-văng nơi bà nằm, thỉnh thoảng bà lại lấy ra xem rồi tủm tỉm cười. Có mấy tối bà gọi tôi vào pḥng trịnh trọng mang cái rương ra, ngồi cạnh thành giường bà ôm tôi vào ḷng rồi chọn một trong vài lá thư trải ra trước mặt tôi. Ôi! tờ giấy theo thời gian ngả màu vàng hoen ố kể cả những ḍng chữ cũng nhạt nḥa khó mà đọc được nhưng điều này chả làm khó má tôi, bà đă thuộc từng câu từng chữ như cháo rồi, tôi đoán má cầm thư cho có h́nh thức vậy thôi. Trước khi đọc má hắng giọng mấy cái, giọng bà trầm ấm, ngân nga như cầu kinh, tôi mơ mơ màng màng nghe tai này lọt tai kia rồi ngủ gà ngủ gật khiến có lần má phải bế tôi về pḥng ngủ. Tôi c̣n nhớ mang máng mấy câu ba viết cho má rất cải lương đại loại như: Em là viên ngọc trắng trong anh luôn nâng niu, ǵn giữ hoặc Không có em trong cuộc đời chắc anh không sống nổi... Những lần như vậy đối với tôi là một cực h́nh, tôi chỉ muốn vuột khỏi ḷng má chạy lên pḥng khách để xem những chương tŕnh ca nhạc trên TV mà không dám. Một hôm má đọc thư có đoạn ba viết: "Mấy ngày không gặp em, anh nhớ lắm, nhớ sao gương mặt trái soan, đôi mắt bồ câu, sóng mũi dọc dừa, miệng trái tim..." Tôi buộc miệng: "Má ơi! Con thấy mặt má tṛn chứ đâu phải trái soan, mắt má con đâu thấy giống bồ câu, c̣n..." Má tôi ngắt lời: "Quỷ nè! Chuyện người lớn mày biết ǵ" Vừa nói bà vừa cốc vào đầu tôi một cái đau điếng. Nhưng có lẽ nhờ vậy mà từ đó má không c̣n lôi tôi vào pḥng nghe bà đọc thư ba nữa, thế là tôi được thoát nợ. Huyền Minh Lần sửa cuối bởi Huyền Minh; 21-02-16 lúc 02:37 PM |
#3
|
||||
|
||||
TÔI VIẾT VĂN
CHƯƠNG BA Năm lên tám, nhận thấy chữ tôi quá xấu, mỗi tối ba tôi bắt tôi ngồi hàng giờ nắn nót 24 mẫu tự trong gần năm trời. "Trăm hay không bằng tay quen" ông thường nói vậy và áp dụng câu đó vào trường hợp tôi, nhưng thời gian dần khiến ông thất vọng, mặc dù tôi đă hết sức cố gắng thực thi lời ông dạy. Thảo nào khi mới quen, vợ tôi sau lần nhận lá thư xanh t́nh ái của tôi, nàng than: "Chữ anh rối như tơ ṿ ấy ! Đọc 10 chữ em không hiểu đến 6 chỉ c̣n cách phải đoán ṃ xem anh muốn nói ǵ" Điều này đă có lần khiến vợ tôi ngộ nhận hết sức tai hại. Một hôm tôi viết thư cho nàng: "Anh yêu em, ngày nào c̣n sống anh nguyện kư thác trọn đời trong ṿng tay em" Hôm sau nàng hớt ha hớt hải chạy đến nhà tôi vừa thở vừa nói: "Bộ anh điên à! Có ǵ từ từ giải quyết chứ sao anh lại đ̣i tự tử. Đó là dấu hiệu của sự hèn nhát yếu đuối, anh biết không?" Tôi ngẩn ngơ: "Ủa, em nói ǵ kỳ vậy. Anh định tự tử hồi nào, sao em nghĩ vậy?" Nàng đáp tỉnh bơ: "Th́ thư anh viết đây này, sống thác vẫn ở măi trong em. Hôm trước ḿnh giận nhau lỗi tại em, chưa kịp xin lỗi th́ nhỏ em đưa thư anh cho em, đọc xong em rụng rời tay chân sợ anh giận hờn nghĩ quẩn nên vội vă chạy ngay đến đây. Nhỏ em c̣n nói lúc đưa thư mặt anh rầu rĩ như đưa đám nên em tưởng ..." Tôi đưa hai tay lên cao: "Trời ạ! Làm ǵ có chuyện đó. Người ta chỉ muốn xin trái tim ch́ của em thôi hà" Nàng tát yêu vào má tôi: "Khỉ gió! Làm người ta hết hồn" Tôi ghẹo: "Th́ anh thật đang muốn chết trong ṿng tay em nè" Vừa nói tôi vừa kéo nàng ngả dài trên sofa hôn tới tấp lên mắt môi nàng. "Đừng... anh, em nhột" Nàng đấm thùm thụp vào lưng tôi, hai tay đẩy vai tôi ra để ngồi dậy. Chúng tôi ôm nhau cười ngặt nghẽo. Năm lớp hai tôi học với thầy Thịnh, giờ Việt văn với tôi thật chán, nhất là phải ngồi bó gối hàng giờ trong lớp viết luận văn, dù thông thường chỉ cần vài ḍng tả đồ vật đơn giản như: cái bàn, cái ghế... Có lần nản quá, tôi trốn học cùng mấy đứa bạn hàng xóm đánh đáo, thả diều hoặc đi hái trộm ổi, mận ở vườn nhà bác Năm cách vài dăy phố. Nhưng rồi chuyện cũng đổ bể, nguyên do thầy Thịnh thấy tôi vắng mặt luôn vài bữa tưởng tôi đau ốm nên t́m đến nhà thăm hỏi. Chiều hôm ấy sau khi chơi đă với chúng bạn, tôi canh me tới giờ tan học lững thững cuốc bộ về nhà, đến đầu ngơ tôi hoảng hốt thấy ba tôi cầm roi mây chờ sẵn, ông nhéo tai tôi lôi vô nhà bắt nằm sấp trên đi-văng dần một trận phỏng đít, may nhờ má can ngăn nên tôi không phải chịu đ̣n nhiều, thế mà mông vẫn sưng và đỏ ửng, má tôi phải xát muối trong ba ngày liền mới hết. Từ đó tôi không dám cúp cua nữa, nhưng mỗi khi đến giờ luận văn ḷng luôn mang nặng tâm trạng phập phồng, lo sợ. Năm lớp bốn, cô giáo dạy tôi tên Hương rất trẻ đẹp. Trong kư ức tôi không c̣n h́nh dung được mặt mũi cô ra sao sau bao năm xa cách, nhưng lúc bấy giờ trong trí óc non nớt của tôi cô xinh đẹp như một nàng tiên. Cô thường mặc áo dài trắng hoặc xanh da trời đi dạy nên lúc nào trông cô cũng thướt tha, dịu hiền. Trông hiền vậy nhưng cô rất ư nghiêm khắc, nhất là đối với đám học tṛ ngổ ngáo, phá phách, cô sẵn sàng dùng nhiều h́nh thức kỷ luật như: quỳ gối trước lớp, dùng thước kẻ đánh vào mông hay ḷng bàn tay. Có lần do không thuộc bài, cô bắt tôi giơ thẳng ḷng bàn tay ra phía trước rồi lấy thước kẻ đánh năm cái, v́ không kinh nghiệm tôi rút vội tay hai lần, thước trượt vào mấy ngón tay càng đau hơn mà cô không tính, đánh bù thêm hai cái đau điếng. Trong các môn học tôi dở nhất là môn văn, bài luận nào cũng đứng gần chót lớp, may những môn khác tôi đều khá nên tuy không xuất sắc tôi vẫn thường là top ten trong lớp. Dẫu không được nhất nh́ nhưng có lẽ thấy tôi trội toán nên cô Hương thương, người thứ hai cô thương là thằng Toàn học giỏi nhất lớp, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Tan học cô thường dặn hai đứa tôi ở lại dọn dẹp sách vở giúp cô, nhiều hôm bài vở nhiều cô nhờ hai thằng đưa cô về, tôi khệ nệ mang đống sách vở, c̣n thằng Toàn, chắc được cô ưu ái hơn, ôm cho cô cái túi xách da lớn đựng đủ thứ lỉnh kỉnh trong đó. Nhà cô gần trường, đi bộ dăm phút là đến, cô ở một ḿnh nên căn nhà tuy nhỏ nhưng đồ đạc ngăn nắp, sạch sẽ. Thuở ấy c̣n con nít tôi chả hề bận tâm thắc mắc về gia cảnh cô, chỉ biết cô c̣n độc thân thế thôi. Một hôm gần cuối niên học, chuông vừa reng báo hiệu giờ ra chơi, học tṛ ùn ùn kéo ra sân, tôi lật đật thu dọn "băi chiến trường" dợm bước theo chúng bạn chợt nghe cô gọi: "Tṛ Văn ở lại, lên cô hỏi chuyện" Tôi khép nép bước lên bục gỗ chỗ cô ngồi, ṿng tay trước ngực mà trống ngực đập th́nh thịch, sợ ḿnh phạm lỗi lầm ǵ để cô trách phạt. "Thưa cô gọi em" Tôi lễ phép. Như hiểu được tâm trạng tôi, cô trấn an: "Không có ǵ đâu, em đừng ngại" Ánh mắt cô nh́n tôi vô cùng tŕu mến, chậm răi cô nói: "Cô nhận thấy em là một học sinh khá trong lớp, môn nào cũng vượt trội, có điều..." Cô ngừng nói mắt vẫn chăm chú nh́n tôi, tay phải cô với cốc trà cạnh bàn thong thả nhấp một hớp cô đằng hắng tiếp: "...có điều môn luận văn em kém quá, chỉ c̣n hai tuần nữa là đến kỳ thi lên lớp, cô không muốn em rớt môn này. Văn à ! Cố gắng lên. Bây giờ cô cho em mượn cuốn Quốc Văn Toàn Thư này..." Vừa nói cô vừa nghiêng người về bên trái lấy ra một cuốn sách nhỏ trong đống sách giáo khoa đưa cho tôi: "... mỗi ngày em chịu khó bỏ ra một tiếng đọc nó, hi vọng ít nhiều sẽ giúp em trong kỳ thi. Ngoài ra cô bật mí chút xíu, đề thi sẽ tả về nhân vật, không khó lắm đâu, em ráng lên. Đó là tất cả những ǵ cô có thể làm được cho em, chúc em may mắn" Tôi mừng rơn vội cất sách vào trong cặp rồi ṿng tay thưa: "Dạ em ghi nhớ lời cô, cám ơn cô" Nhờ có chuẩn bị trước, đến ngày thi luận văn tôi không run lắm, lúc nhận đề thi tôi càng sung sướng hơn khi đề bài như sau: "Viết về bà nội hoặc bà ngoại, cảm nghĩ cũng như nhận xét của em về bà". Hi..hi.. tôi trúng tủ rồi, trong cuốn Quốc Văn Toàn Thư cô cho mượn có bài tả ông nội tôi thuộc ḷng, chỉ cần khôn khéo thay đổi chút đỉnh chi tiết về thời gian cùng lối sinh hoạt về bà nội, thế là xong. Không cần suy nghĩ nhiều tôi cắm cúi viết, nộp bài trước nhất các bạn dư tới nửa tiếng, cô Hương nh́n tôi nở nụ cười tươi có vẻ hài ḷng, trông cô thiệt đẹp. Trên đường về nhà tôi tạt vào xe đá đậu bên đường tự thưởng cho ḿnh một ly chè đậu đỏ, ḷng hân hoan phơi phới, tin chắc ḿnh sẽ được điểm cao, có khi chiếm "bảng vàng" cũng nên. Hôm trả lại bài thi, cô Hương, sau khi đọc bài văn xuất sắc nhất lớp của Toàn, đọc tên từng đứa lên nhận bài. Tôi khấp khởi chờ cô gọi tên ḿnh, chờ măi cho đến khi thằng B́nh là đứa cuối nhận bài mà cô vẫn chưa đọc tên tôi, không để tôi phải ngạc nhiên lâu, cô Hương nói: "Cô rất vui, nói chung hầu hết các em đều làm bài khá, không em nào dưới điểm trung b́nh để phải thi lại, tuy nhiên cô giữ bài em Văn v́ bài em viết hơi đặc biệt để cô đọc cho cả lớp nghe nhé!" Nói rồi cô quắc mắt nh́n quanh lớp một ṿng để chắc rằng bọn học tṛ im lặng lắng nghe, ánh mắt cô dừng lại nơi tôi một thoáng, cô mỉm cười hé lộ cái răng khểnh dễ thương, cùng lúc giọng nói ấm cúng của cô đều đều vang vọng trong cái không gian im lặng như tờ: "Bà nội em già lắm, già đến mức em không biết bà bao nhiêu tuổi. Da nhăn, má hóp, tóc bà rụng gần hết chỉ c̣n lưa thưa vài sợi bạc trắng phau, miệng bà móm, răng chỉ c̣n ba cái, lúc nào bà cũng nhai trầu bỏm bẻm... Thường tối tối bà có thói quen đọc sách, gặp đoạn hay bà nhướng nhướng đôi mắt dưới tṛng kính lăo cười khà khà rồi đưa tay vuốt cḥm râu bạc phơ ra chiều đắc ư..." Cô đọc đến đây th́ có vài tiếng cười khúc khích ở cuối lớp và giây lát sau cả lớp không nhịn được cười ồ, có tên vừa cười hô hố vừa đập bàn rầm rầm, cô Hương cũng không nhịn được cười nắc nẻ. Trong khoảnh khắc quang cảnh lớp học như chợ vỡ, riêng tôi đỏ mặt tía tai chỉ muốn chui xuống gầm bàn trốn cho đỡ ngượng. Tuy nhiên bài luận tôi vẫn được cô cho điểm 6 với lời phê "Có chút tiến bộ" và cuối năm ấy tôi được xếp hạng tám trong lớp. Huyền Minh Lần sửa cuối bởi Huyền Minh; 21-02-16 lúc 02:38 PM |
#4
|
||||
|
||||
TÔI VIẾT VĂN
CHƯƠNG KẾT Trở lại câu chuyện viết văn. Lâu dần tôi cũng nản v́ chẳng thai nghén được điều chi bổ ích khả dĩ thực hiện được mộng ước xa vời. Thậm chí tôi c̣n cho rằng vợ tôi nói đúng, tôi không có khiếu viết văn thật. Đời sống tôi gần như trở lại b́nh thường, thiếu điều quên bẵng ḿnh đă từng mơ mộng cho ra đời một tác phẩm văn chương nổi tiếng khắp thiên hạ, nếu không có chuyện xảy ra sau: Tôi làm nghề thợ tiện, hăng nhỏ trên dưới chỉ độ mươi người, đa số là Mỹ đen, vài người Mễ, duy nhất tôi là Việt Nam. Thằng John, Mỹ đen, chạy máy cạnh tôi tướng tá cao lớn, cồng kềnh, mỗi khi có dịp nói chuyện tôi phải ngước cổ lên mới trông rơ mặt mũi nó. John làm việc thâm niên hơn tôi năm năm và cũng là xếp trực tiếp dù sau mười năm kinh nghiệm tôi c̣n biết việc giỏi hơn nó. Hôm đầu tiên đi làm, John đến lân la tṛ chuyện: "What's your name?" Đang bận chỉnh máy, tôi trả lời cộc lốc: "Van" "Tao hỏi tên chứ không hỏi mày đi xe ǵ, OK?" "Oh, I know but my name is Van" Nó cười ha hả rồi nói: "Tên mày thật dễ nhớ. Tao cả đời chạy xe van, nh́n xe tao sẽ nhớ đến mày ngay" Tôi thấy ấm ức v́ nó dám compare tôi với cái xe tồi tàn, cũ rích của nó, tuy nhiên là lính mới nên tôi đành cam phận ngậm miệng. John cởi mở, vui tánh và nói nhiều mà chả cần biết đối tượng có nghe hay không. Làm cạnh bên nên chúng tôi tương đối gần gũi, bất cứ chuyện gia đ́nh, thiên hạ John đều lải nhải cho tôi nghe. Sáng ấy khi vừa lên ca John đến gần tôi bỏ nhỏ: "Hey Van, tao có chuyện hay lắm, chút nữa tao kể mày nghe" Nói xong nó cười nham nhở nhe hai hàm răng trắng nhởn, râu ria xồm xoàm rung rinh theo bộ mặt bành bạnh, ám khói, chưa kể cái mũi nó to như mũi lân, tôi đoán bàn tay năm ngón kiêu sa của vợ tôi giá đút vào chắc cũng lọt. Mải mê với công việc, tôi không để ư đến lời John nói. Đến giờ lunch, lúc tôi vừa kịp để ổ bánh ḿ vào ḷ nướng, John hồng hộc chạy đến, tay cầm tờ báo Houston Chronicle dí dí vào mặt tôi: "Van, sáng nay báo chạy tin mới, hấp dẫn và tếu lắm, ra đây tao kể nghe" "Từ từ John, đợi tao lấy ổ bánh ḿ đă" Tôi khua tay nói. Một phút sau khi chúng tôi an tọa trên dăy bàn dài ăn lunch, John ch́a tờ báo ra, tay trỏ nó búng búng vào mặt báo nói: "Van, mày biết không, báo vừa đăng tải tên Bobbitt bợm nhậu nhiều lần say sưa quá chén cưỡng dâm vợ bị bả xẻo chim đấy" Thế là nó bi bô đọc bản tin giựt gân cho tôi nghe. Thú thật, mới đầu câu chuyện này cũng chả có ǵ gay cấn, hấp dẫn tôi. Ở cái xứ Mỹ tự do, phóng túng này chuyện ghê gớm gấp mấy vẫn có thể xảy ra như cơm bữa, có ǵ ầm ĩ đâu. Tan sở, trên đường lái xe về nhà, nghĩ đến chuyện thằng John kể, tôi thấy nước Mỹ thật kỳ, văn minh cho lắm vào mà vẫn đầy rẫy những chuyện tréo cẳng ngỗng, vợ thiến chồng được tha bổng c̣n ông chồng, nạn nhân của sự đâm chém dă man, bay mất của quư lại nằm tù mút chỉ cà tha. Tự nhiên tôi đâm lo, tuy không có tật nhậu nhẹt say sưa be bét nhưng vài lần do không kiềm chế nổi con lợn ḷng, tôi đè vợ lên giường làm láng, nàng có giăy nảy kêu la cũng vô ích, với sức nặng chưa đến trăm pounds của nàng sao chống nổi thân h́nh mập mạp, ú nu của tôi, biết đâu chừng có ngày nàng nổi cơn tam bành mần thịt tôi th́ nguy to. Thời phong kiến, mấy ông thái giám uy quyền ngất ngưởng chỉ mỗi tội không làm ăn ǵ được. Ngày nay, thiếu của quư th́ miếng đă không mà tiếng cũng tiêu tùng mây khói. Nhưng rồi tôi cũng tạm an tâm với ư nghĩ vợ Việt Nam phải khác chứ, chắc không đến nỗi... Hơn nữa, sau những đêm như vậy, sáng ra vợ tôi vẫn tỉnh bơ, chả có dấu hiệu ǵ tỏ ra bực ḿnh tôi cả, ngược lại nàng c̣n có vẻ săn sóc, dịu dàng hơn. Đàn bà thật phức tạp và tôi nghiệm ra rằng tâm hồn họ tựa như vũ trụ bao la, huyền bí khó mà thấu hiểu được. Xe gần đến nhà bỗng có một tia sáng cuối đường hầm loé lên trong đầu óc tôi, tôi vội ngừng xe bên khu chợ Kroger cạnh ngă tư mua tờ báo (cả đời đây là lần đầu tiên tôi mua một tờ báo Mỹ). Về nhà tôi cất ngay báo vào hộc tủ ở garage để vợ tôi không thắc mắc rồi chờ dịp thi thố tài năng ḿnh. Dịp may đă đến với tôi. Một ngày cuối thu vợ tôi khăn gói đem đứa con trai đi California thăm chị Lan - chị Lan là chị ruột vợ tôi định cư ở Cali hơn chục năm nay. Trước đó nàng có rủ tôi cùng đi, tôi viện cớ hết vacation và hăng xưởng bận nhiều việc để từ chối. Chiều thứ sáu hôm ấy, sau khi đưa vợ con ra phi trường về, việc đầu tiên tôi làm là đem ngay tờ báo cũ vất xó gần ba tháng nay vào pḥng, không quên mang theo cuốn tự điển Anh-Việt dày cộm của Lê Bá Kông để bắt đầu công việc chuyển ngữ (vụ này sao thấy quen quen, giông giống hồi năm lớp bốn làm bài luận về bà nội..hi..hi..). Cốt truyện tôi đă có, chỉ thay đổi tên nhân vật bằng tiếng Việt, riêng phần kết cuộc tôi vẽ ra h́nh ảnh con chó hàng xóm háu ăn tưởng của quư anh Bobbitt là hot dog nên gặm tuốt. Hoàn thành tác phẩm trước kỳ hạn vợ về hai ngày, tôi hoan hỉ xoa tay đem gần chục bản copy gởi đến các ṭa báo lớn nhỏ địa phương cùng lời yêu cầu cho tiền nhuận bút, để chắc ăn tôi c̣n gởi truyện đến báo Sóng Thần chưa tên tuổi, mới ra ḷ được hai số. Hơn tháng sau vào một buổi chiều đông lạnh lẽo, tôi nhận được xấp phong b́ lớn dày cui, trên địa chỉ ghi rơ từ tuần báo Sóng Thần. "Có thế chứ!" Tôi nhủ thầm "...cuối cùng cũng có chỗ biết được văn tài của Trần Tài Văn này". Sung sướng lẫn hồi hộp tôi run run mở b́ thư, bên cạnh bài báo Tự Do số đặc biệt mừng Christmas là lá thư của ông chủ bút Sóng Thần với lời lẽ lịch lăm sau: "Cậu Văn mến, Cám ơn cậu đă gởi truyện ngắn Sư Tử Cái cho chúng tôi. Văn tài cậu khá lắm, rất tiếc cốt truyện đă được đăng tải nhiều lần qua các tin tức của những tờ báo địa phương. Rất mong cậu gởi bài khác và tiếp tục hợp tác với chúng tôi. Kư tên Nguyễn Hữu Phương Chủ báo Sóng Thần TB: Tiện đây tôi gởi cậu tờ báo Tự Do, trong mục "Thiên Hạ Sự" bài viết Quốc Trinh na ná như truyện cậu nhưng văn chương bóng bẩy, dí dỏm hơn nhiều" Huyền Minh Lần sửa cuối bởi Huyền Minh; 21-02-16 lúc 02:38 PM |
|
|