NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này SỰ KHÁC NHAU giữa Thơ Đường và Thơ Đường luật

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 11-11-11, 08:51 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định SỰ KHÁC NHAU giữa Thơ Đường và Thơ Đường luật

SỰ KHÁC NHAU
GIỮA
THƠ ĐƯỜNG VÀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT


(SƯU TẦM & BIÊN KHẢO)


1. Thơ Đường tức là Đường Thi:

Là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.

Đă có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số c̣n lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường th́ phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung Hoa nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.

2. Thơ Đường Luật:

C̣n gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, g̣ bó.

Về h́nh thức chữ, câu th́ Thơ Đường Luật có:

a. Theo số chữ trong câu:

- Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.
- Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.

b. Theo số câu trong bài:

-Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.
- Bát Cú: mỗi bài tám câu.

Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.

Thơ Đường Luật có những luật lệ bắt buộc rất khắt khe về:

- Vận (cách gieo vần).
- Đối (đặt hai câu đi sóng đôi với nhau sao cho ư và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, gồm cả đối ư lẫn đối chữ).
- Luật (cách sắp đặt tiếng bằng, trắc trong từng câu của một bài thơ).
- Niêm (nghĩa là dính) tức là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài Thơ Đường Luật. Hai câu thơ gọi là niêm với nhau khi nào chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc).
- Bố cục (cấu trúc bài thơ phải làm theo một trật tự bắt buộc):

* Đề: câu 1-2 (nhập bài, mở đầu).
* Trạng hay Thực: câu 3-4 (giải thích).
* Luận: câu 5-6 (b́nh luận, bàn bạc).
* Kết: câu 7-8 (tóm tắt toàn bài).


Đường Luật Chính Thể chỉ có Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng mà thôi.


3. Một sự lạm dụng và ngộ nhận:

Thuật ngữ Thơ Đường hay Đường Thi đă bị lạm dụng, hiểu lầm, thiết nghĩ cần nói lại cho rơ.

Thơ Đường là loại thơ do các thi nhân đời nhà Đường bên Trung Hoa sáng tác, hoàn toàn không có các tác giả đời khác, ngoài các thi sĩ đời Đường.

Các thi sĩ Việt Nam trước đây (thường gọi là các nhà thơ cổ điển) chủ yếu làm theo thể Thơ Đường Luật. Họ sáng tác bằng Hán văn, gọi là thơ Hán văn (thí dụ thơ Hán văn của Nguyễn Du...). C̣n nếu họ sáng tác bằng chữ Nôm, gọi là thơ Nôm. Như thơ của Bà Hồ Xuân Hương chẳng hạn, được người đời sau tôn xưng Bà là bà chúa thơ Nôm.
Không ai gọi thơ Hán văn của Nguyễn Du là Thơ Đường cả. Cũng không ai gọi Bà Hồ Xuân Hương là bà chúa Thơ Đường cả.

Tóm lại, các thi gia từ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Kỷ, Trần Tế Xương, Tản Đả, Nguyễn Khuyến ... trở về trước, người ta thường không nói là họ làm Thơ Đường, mà chỉ phân biệt Thơ Hán (Hán văn) và Thơ Nôm (chữ Nôm) thôi, với hiểu ngầm là Thơ Đường Luật chữ Hán hoặc Thơ Đường Luật chữ Nôm. Gọi tắt là Thơ Hán Đường Luật và Thơ Nôm Đường Luật.

Đến khi phong trào thơ mới xuất hiện, có một trào lưu bài xích Thơ Đường Luật, đứng đầu là Phan Khôi, v́ họ cho đó là loại thơ khắt khe, cứng ngắc, bó buộc, chật hẹp, không đủ cho để diễn tả cảm xúc bao la, dào dạt, bay bổng của các nhà thơ mới.

Một cuộc bút chiến giữa hai trường phái thơ cổ điển và thơ mới diễn ra gay gắt suốt cả thập niên 1930 của thế kỷ trước. Kết thúc là sự thắng thế (một cách tương đối) của các nhà thơ mới.

Nói là thắng thế một cách tương đối, v́ trong các nhà thơ mới, nhiều người vẫn sáng tác Thơ Đường Luật, điển h́nh là Hàn Mặc Tử.

Nhưng đó là Thơ Đường Luật của Hàn Mặc Tử. Không ai gọi đó là Thơ Đường cả.
Quách Tấn, bạn thân của Hàn Mặc Tử, điển h́nh của thi sĩ chủ trương thơ cổ điển, ghét thơ mới, suốt đời chỉ làm Thơ Đường Luật, nhưng đó là thơ Quách Tấn, không phải Thơ Đường.

Hiện nay nhiều người làm Thơ Đường Luật lại gọi đó là Thơ Đường.
Thật là là một sự ngộ nhận đáng tiếc, cần được đính chính lại.

Các bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt ... gọi chung là thể Thơ Đường Luật không phải Thơ Đường.

Hăy v́ sự tự trọng và tự hào của một thi nhân chân chính, không nên xưng là tôi sáng tác Thơ Đường. Mà nên nói, tôi làm thơ theo luật thơ của thể Thơ Đường Luật.

Có người thanh minh rằng Thơ Đường Việt Nam phải hiểu là Thơ Đường do người Việt Nam sáng tác. Cách nói đó là không đúng mà lại rất hàm hồ. Người Việt không thể làm ra Thơ Đường, mà chỉ làm thơ theo thể thơ Đường Luật mà thôi.

Mấy năm nay, có rất nhiều "nhà thơ" làm thơ danh xưng là Thơ Đường hay Đường Thi (nhưng thực chất là Thơ Đường Luật). Cái tên này là mạo nhận, không chính xác, v́ chỉ có các ông như Lư Bạch, Đỗ Phủ... mới đủ tư cách xưng là Thơ Đường.

Cần hiểu là nếu bỏ đi một chữ (chữ LUẬT trong nhóm chữ Đường Luật) là ư nghĩa của từ ngữ bị thay đổi hẳn.

Lại có người phát động phong trào gọi là "Thắp sáng Đường Thi" !!!
Thắp sáng Đường Thi là công việc của người Trung Hoa, không mắc mớ ǵ đến chúng ta. Hơn nữa, Thơ Đường đă sáng cả ngàn năm nay rồi, không ai cần chúng ta thắp sáng. Làm thế chẳng khác nào quá tự phụ, ngộ nhận sao?

HOÀNG THỨ LANG


Lần sửa cuối bởi Hansy; 11-11-11 lúc 08:53 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Cá chuồn (11-11-11), CM4Q (11-11-11), hoatigon208410 (12-11-11), phale (12-11-11), pumanew (11-11-11), Thành Phạm (31-07-14)
  #2  
Cũ 12-11-11, 05:55 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định

Hoàng Thứ Lang, PL nghe tiếng mà chưa được diện kiến. Nghe nói cũng nổi tiếng trên thi đàn mạng lắm.
Cảm ơn Hansy đă sưu tầm nhé.
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Hansy (12-11-11), hoatigon208410 (12-11-11)
  #3  
Cũ 12-11-11, 03:06 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi phale Xem bài viết
Hoàng Thứ Lang, PL nghe tiếng mà chưa được diện kiến. Nghe nói cũng nổi tiếng trên thi đàn mạng lắm.
Cảm ơn Hansy đă sưu tầm nhé.
Chào tỷ Phale
Cám ơn tỷ đă quan tâm.

Hansy quan niệm rằng, trời cho ḿnh đôi tai là để nghe được cả 2 phía: bạn và thù, đôi mắt là để nh́n được 2 mặt: trái và phải. Chính nhờ nghe và nh́n trong tâm thế như vậy, chúng ta gần được khách quan hơn khi xét đoán, ít sai sót hơn khi kết luận (hoặc khẳng định) và tiệm cận chân lư hơn.

Hansy thích những bài viết mang nặng tính chất học thuật.
Và rất thích trang web nào có một chuyên mục như chuyên mục THƯ QUÁN này.

Ở quán, có đủ vấn đề - từ hợp đến không hợp với ta - được đưa ra, có đủ hạng người bàn góp.
Mà vấn đề liên quan đến con người th́ vô cùng - ngay chỉ trong lĩnh vực THƠ.
Và người đồng lẫn bất đồng chính kiến với ta ở quán cũng không ít.

Hansy cũng chỉ giới thiệu nhiều quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó để chúng ta có được cái nh́n toàn cục hơn, tránh thiên kiến, bảo thủ... là những thứ làm cho tư tưởng của nhân loại tŕ trệ.

Xin cám ơn tất cả.
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Cá chuồn (13-11-11), Nhím con (14-11-11), phale (12-11-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:49 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.