|
|
Thông Báo |
#1
|
|||
|
|||
Việt Nam Văn Học Sử Yếu - Dương Quảng Hàm
Biên tập đại ư Quyển này gồm có hai phần: 1) Phần lược khảo về văn học lịch sử nước Việt Nam nhan là “Việt Nam văn học sử yếu” 2) Phần trích lục những bài thơ văn cổ kim viết bằng Việt văn để dùng trong khoa giảng văn , nhan đề là “Việt Nam thi văn hợp tuyển” Việc khảo cứu về văn học lịch sử nước Nam. Ai cũng biết rằng hiện nay không có quyền sách nào chép về văn học lịch sử nước ta, không nói ǵ những sách tham khảo tinh thường cho các học giả dùng, ngay đến những sách tóm tắt các đại cương cho học sinh dùng cũng không có. Gần đây, các báo chi, thỉnh thoảng có những bài nghiên cứu về một tác giả, một tác phẩm hoặc một vấn đề thuộc về văn học sử của ta. Lại có mâư nhà khảo cứu người Pháp đă dịch những tác phẩm của ta sang Pháp văn hoặc theo các tài liệu trong sử sách của ta mà viết những thiên chuyên khảo về văn tịch nước ta. Nhưng các bài khảo cứu ấy c̣n tản mạn ở các sách, các báo và chưa thành hệ thống ǵ. Lại có nhiều vấn đề v́ c̣n thiếu tài liệu để kê cứu nên chưa thể giải quyết được. Nay chúng tôi lấy tài sơ học thiển soạn ra quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu nầy, cũng tự biết là làm một việc quá bạo và chắc rằng tác phẩm của chúng tôi c̣n nhiều điều thiếu thốn, phải đợi công cuộc khảo cứu tra tầm của các học giả sau nầy mà bổ khuyết dần. Dù sao chăng nữa, trong việc biên tập, chúng tôi đă hết sức cẩn thận. Khi xét về vấn đề nào trước hết sưu tập các tài liệu tản mạn ở các sách các báo, rồi khảo sát, suy nghĩ: điều ǵ xác thực chắc chắn mới chép, điều ǵ c̣n hồ nghi th́ để huyền, điều ǵ có nhiều thuyết tương đương th́ giải bày rơ ràng để sau nầy có thể nghiên cứu thêm mà quyết định. Tóm lại, chúng tôi lấy sự thực làm trọng; không khi nào dám lấy ư riêng mà giải quyết một nghi vấn theo cách vơ đoán, cũng không hấp tấp theo liêù những ư kiến thông thường nhiêù khi sai lầm hoặc thiên lệch. Bởi thế, mỗi việc quan trọng kể ra, mỗi cái chứng cớ dẫn ra, thường có chưa rơ xuất xứ. Cuối mỗi chương, đều có kể rơ các tác phẩm để kê cứu và các bản in, bản dịch để độc giả có thể theo đó mà kiểm điểm những điều đă chép ở trên. Về mỗi tác giả nói đến trong sách (trừ những tác giả c̣n sống) , chúng tôi có kèm theo một cái tiểu truyện: những điều nói trong tiểu truyện nầy (năm sinh, năm mất, năm thi đỗ, quê quán v.v...) chúng tôi đă kê cứu cẩn thận ở các sử kư liệt truyên đăng khoa lục, v.v. .. Cuối mỗi chương, thường có các bài đọc thêm, hoặc trích ở những tác phẩm đă xuất bản, hoặc tự chúng tôi biên dịch ra để độc giả được hiểu rơ một vấn đề quan trọng đă nói đến ở trong chương. Ở cuối sách, có một bản liệt kê tên các tác giả và các tác phẩm theo thứ tự A B C; sau mỗi tên có chứa số trang trong sách đă nói đến tác giả hoặc tác phẩm ấy để độc giả tiện sự tra cứu. Việc sắp đặt và lựa chọn các thơ văn trích lục Việc học văn học sử phải căn cứ vào các tác phẩm: học tṛ không những cần biết những điều cốt yếu về thân thế và văn nghiệp của mỗi tác giả, lại cần đọc nhiều thơ văn của tác giả ấy mới có thể lĩnh hội được cái khuynh hướng về tư tưởng và cái đặc sắc về văn từ của tác giả ấy. Bởi thế phần thứ nh́ quyển nầy, “Việt Nam thi văn hợp tuyển vừa là một tập hợp những bài thơ văn hay để dùng trong khoa giảng quốc văn, vừa là một tập khảo chứng cốt làm tỏ rơ những điều đă nói trong phần “Văn Học Sử Yếu”. Nên, muốn cho tiện việc đối chiếu, chúng tôi hợp các bài cùng một tác giả lại với nhau và sắp đặt các tác giả theo thứ tự thời gian, trừ các ca dao và các tác phẩm vô danh để lên đầu sách. Trong việc lựa chọn, chúng tôi chú ư đến những bài không những có giá trị về đường tư tưởng và đường văn từ mà lại có thể làm tiêu biểu cho công tŕnh trứ thuật của tác giả. Việc khảo sát, dẫn giải, chú thích các thơ văn trích lục Trước khi trích lục một tác phẩm trường thiên nào, chúng tôi có tóm tắt đại ư và lược thuật các t́nh tiết trong tác phẩm ấy để học tṛ được biết ư nghĩa của toàn thiên mới hiểu rơ các đoạn trích lục ở sau. Các bản in quốc ngữ những thơ văn cổ (trừ những bản đứng đắn do các học giả chủ trương) thường có nhiều chỗ sai lầm làm mất cả ư nghĩa nguyên văn, nên chúng tôi đă so sánh các bản và nhiều khi phải tra ở các bản Nôm cũ để khảo sát lại, rồi lựa bản nào xét ra đúng hơn cả in vào trong bài làm bản chính, c̣n các bản chép khác đều in ở dưới bài để tiện việc khảo cứu, trừ những bản hiển nhiên là sai lầm (hoặc in sai, hoặc phiên âm sai) không kể; ở một vài chỗ chúng tôi lại giải rơ cái lẽ sỡ dĩ đă chọn lấy một chữ khác với chữ vẫn thường thấy. Trong nguyên văn ,thứ nhất là trong các thơ văn cổ có những điển tích hoặc chữ khó nào, đều có chú thích kỹ lưỡng. Những từ ngữ gốc ở Hán tự, đều có chữ Nho bên cạnh và giảng nghĩa đen từng chữ để học tṛ được hiểu rơ. Đó là những phép tắc chúng tôi đă theo để soạn thành quyển sách nầy. C̣n về việc ghi chép, chúng tôi lấy sự minh bạch làm trọng: đoạn mạch cốt sắp đặt rơ ràng, lời văn vụ b́nh thường giản dị, dù vậy quyển sách nầy có nhiều chỗ thiếu thốn sơ lược, sau nầy cần phải bổ khuyết hoặc giải thích thêm, chúng tôi cũng mong rằng quyển sách nầy sẽ là một bức bản đồ giản ước theo đó các bạn thanh niên biết được phương hướng và đường lối chính để đi vào khu vườn văn học của nước ta, ngơ hầu một ngày kia t́m thấy những hoa lạ, quả quư hiện nay c̣n ẩn khuất trong đám cành lá rậm rạp, th́ thật là hân hạnh cho chúng tôi lắm. . Hà nội, tháng sáu tây năm 1941. . Dương Quảng Hàm Lần sửa cuối bởi phale; 18-03-11 lúc 10:47 AM |
The Following 3 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
#2
|
|||
|
|||
Chương dẫn đầu Văn chương b́nh dân. Ở nước ta, cũng như ở các nước khác, trước khi các nhà học thức viết những bài văn theo khuôn phép hẳn hỏi, th́ người b́nh dân trong nước đă biết đem tư tưởng tính t́nh mà diễn thành những câu tục ngữ, những bài ca dao theo giọng điệu tự nhiên. Văn chương b́nh dân ấy tuy không theo phép tắc nhất định như văn chương bác học , nhưng cũng có nhiều áng hay, đời đời do sự khẩu truyền mà lưu lại đến nay, rất phong phú; lại biểu lộ tính t́nh phong tục của dân ta một cách chất phác, chân thực; thật là một cái kho tài liệu quí hóa cho ta. Vậy ta phải xét trước tiên nền văn chương b́nh dân ấy (chương thứ 1) Ảnh hưởng của người Tàu – Dân tộc ta, sau khi chiếm lĩnh đất Bắc kỳ và phía bắc Trung kỳ và tự tổ chức thành xă hội – lúc ấy dân ta c̣n ở trong tŕnh độ bán khai – th́ bị nước Tàu chinh phục và đô hộ trong hơn một ngh́n năm (từ 207 tr,Tây lịch đến 939 s. TL) Trong thời kỳ ấy, dân ta chịu ảnh hưởng của người Tàu về cả các phương diện: chính trị, xă hội. luân lư, tôn giáo, phong tục. Riêng về đường văn học, dân ta học chữ Nho, theo đạo Nho, thâu thập dần tư tưởng và học thuật của người Tàu. Bởi thế ta phải xét đến cái ảnh hưởng ấy và những duyên do khiến cho văn học Tàu truyền sang nước ta; đó là chủ địch các chương thứ II, III, IV, V và VI. Các chế độ: phép hịch, phép thi – Các ảnh hưởng của người Tàu rất là sâu xa, nên sau này tuy dân ta lấy lại được nền tự chủ về đường chánh trị mà về đường tinh thần, thứ nhất là đường văn học, dân ta vẫn phụ thuộc vào nước Tàu. Trong non một ngàn năm (từ năm 939 đến cuối thế kỷ thứ XIX) trải mấy triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lư Trần, Hậu Lê và Nguyễn, chữ Nho vẫn được coi làm chữ của chánh phủ dùng: học hành, thi cử, luật lệ, dụ sắc, giấy tờ việc qua đều dùng chữ nho; các sĩ phu trong nước vẫn học các kinh truyện, sử sách của Tàu, đọc các thơ văn, tác phẩm của Tàu, rồi đến lúc ngâm vịnh, trứ thuật cũng viết bằng chữ Nho. Bởi vậy ta phải xét các chế độ do các triều vua đặt ra để qui định việc học, việc thi, và khuyến khích việc văn học trong nước thế nào; đó là chủ đích các chướng thứ VII, VIII, IX và X. Các thể văn – Tuy các sĩ phu học chữ Nho, thi chữ nho, viết văn chữ nho, nhưng một đôi khi, do cái bản tính thiên nhiên, cũng nhớ đến tiếng Nam là thứ tiếng hàng ngày vẫn và vẫn nghe, mà đem giải bày tư tưởng, tính t́nh bằng tiếng ấy, thứ nhất là những khi có mối cảm xúc băn khoăn ở trong ḷng. Bởi thế, dù tiếng Nam không được Triều đ́nh săn sóc đến. lại nhiêù khi bị phái nhà Nho khinh bỉ coi là “nôm na mách qué” mà vẫn sản xuất ra văn chương; không những thư văn b́nh dân như trên đă nói, mà từ khi Hàn Thuyên (hạ bán thế kỷ thứ XIII) biết phỏng theo Đường luật làm thơ phú bằng tiếng Nam, th́ các học giả theo gương ông mà kế tiếp viết nhiều bài văn Nôm. Thành ra, không kể những tác phẩm viết bằng Hán văn, nay ta c̣n có nhiêù tác phẩm viết bằng Việt văn của các tiền nhân để lại. Tuy nhiên, ngay trong những tác phẩm viết bằng Việt văn ấy, các tác giả cũng vẫn không thoát ly ảnh hưởng của văn chương Tàu. Trừ mấy thể riêng của ta, phần nhiều các thể văn lắp phỏng theo của Tàu … Đề mục, văn liệu, điển tích phần nhiều cũng mượn của Tàu. Ngay thứ chữ dùng để viết văn tiếng nam ấy cũng do sự ghép các bộ phận của chữ Nho mà đặt ra: tục là chữ Nôm. Vậy ta phải xét các thể văn, hoặc mượn của Tàu, hoặc tự ta đặt ra mà các nhà làm văn nước ta đă viết bằng chữ Nôm: đó là chủ đích các chương XI, xIII, XIV, XV, XVI và XVII. Ảnh hưởng của người Pháp – Dân tộc ta chịu ảnh hưởng duy nhất của người Tàu măi đến thế kỷ thứ XVII là lúc những người châu Âu sang nước ta hoặc để buôn bán, hoặc để truyền giáo, trong số các giáo sĩ, phải kể ông cố đạo người Pháp tên là Alexandre de Rhodes là người thông thạo ngôn ngữ, phong tục, lịch sử của nước ta lắm. Các giáo sĩ ấy đă mượn những tự mẫu La Mă đặt ra một thứ chữ để viết tiếng ta một cách giản tiện : tức là chữ Quốc ngữ. Nhờ có sự sáng tác ấy, dân ta có một thứ chữ có quy cũ để viết tiếng Nam và cũng nhờ đó mà nền quốc văn gần đây mới thành lập được. Bởi thế ta phải xét vấn đề đó trong chương thứ XVII. Vấn đề ngôn ngữ văn tự. - Nay người nước Nam ta cũng biết lấy tiếng nước Nam làm trọng, ai cũng mong cho quốc văn một ngày một phát đạt, vậy ta phải xét đến vấn đề ngôn ngữ văn tự của ta, thứ nhất là sự khác nhau của tiếng Bắc , tiếng Nam, để nhận rơ nguyên do, thể cách sự khác nhau ấy và t́m phương bổ cứu, ngơ hầu một ngày kia tiếng ta thành nhất trí và có chuẩn đích, khiến có thể trở nên một thứ văn tự hoàn toàn được. Đó là chủ địch chương thứ XIX. |
The Following 3 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
#3
|
|||
|
|||
Chương 1
Văn chương truyền khẩu – Như chương dẫn đầu đă nói, ở nước ta, trước khi có văn chương bác học, đă có một nền văn chương b́nh dân truyền khẩu. Văn chương truyền khẩu ấy là tục ngữ và ca dao. Vậy ta phải xét nền văn ấy trước. 1. Tục ngữ Định nghĩa những chữ tục ngữ, ngạn ngữ, và phương ngôn. - tục ngữ (tục: thói quen có đă lâu đời ngữ: lời noí) là những câu nói gọn ghẽ và có ư nghĩa lưu hành tự đời xưa, rồi do cửa miệng người đời truyền đi. Tục ngữ c̣n gọi là ngạn ngữ ngữ , v́ chữ ngạn nghiă là lời nói của người xưa truyền lại. C̣n phương ngôn (phương; địa phương, vùng) là những câu tục ngữ chỉ thông dụng trong một vùng chứ không lưu hành khắp trong nước. Nguồn gốc của tục ngữ :- Xét về nguồn gốc, ta có thể chia tục ngữ ra làm hai loại: 1) Những câu vốn là tục ngữ, tức là những câu nói thường, lúc ban đầu chắc cũng do một người phát ra trước tiên, rồi v́ ư nó xác đáng, lời nó gọn ghẽ, người khác nghe đến nhớ ngay, sau cứ thế nhắc lại mà truyền tới bây giờ, đến nay ta không biết tác giả là ai nữa. Những câu về loại này chiếm phần nhiều nhất. 2) Những câu vốn là thơ ca mà sau biến thành tục ngữ. Những câu nguyên ở trong một bài thơ hoặc một bài ca của một tác giả nào, nhưng v́ ư đúng, lời hay, nên người ta truyền tụng đi mà làm thành một câu tục ngữ. Thí dụ: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” vốn là một câu trong tập Gia huấn ca của Nguyễn Trăi. H́nh thức của tục ngữ: -xét về h́nh thức, tục ngữ có thể chia ra làm hai loại. 1) Những câu không vần, có ít. Những câu này có hai cách đặt: a) Hoặc đặt lấy đối: một câu chia làm hai đoạn đối nhau. Thí dụ: “Giơ cao đánh sẽ”- “No nên bụt, đói nên ma”. b) Hoặc đặt không đối, chỉ cốt ư đúng lời gọn thôi. Thí dụ: “Mật ngọt chết ruồi”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 2) Những câu có vần, rất nhiều. Vần trong các câu tục ngữ thường là yêu vận (yêu:lưng) nghĩa là vần ở lưng chừng câu, thỉnh thoảng mới có cước vận (cước: chân) nghĩa là vần ở cuối câu. Thí dụ: “Ăn cây nào, rào cây ấy” , “Nói ngọt lọt đến xương” – “Khôn cho người vái, dại cho người thương, dở dơ ương ương, tổ người ta ghét”. Ư nghĩa các câu tục ngữ - tục ngữ của nước ta rất nhiều mà mỗi câu mỗi ư. Tựu trung, ta cũng có thể chia làm mấy loại như sau: 1) Những câu thuộc về luân lư. Những câu nầy: a) Hoặc dạy đạo làm người. Thí dụ: “tốt danh hơn lành áo” – “Giấy rách giữ lấy lề”, “Sống đục sao bằng thác trong”. b) Hoặc cho ta biết những lư sự đương nhiên. Thí dụ “Khôn sống, mống chết” , -“Mạnh được, yếu thua”. Hoặc dạy khôn dạy ngoan. Thí dụ “Ăn cổ đi trước, lội nước đi sau”, “gửi lời th́ nói , gửi gói th́ mở” – “Ăn no nằm ngũ, chờ bàu chủ mà lo”. Nền luân lư trong tục ngữ là một nền luân lư b́nh thường, tuy không có tính cách cao siêu nhưng cũng đủ khiến cho người ta thành một người lương thiện và không đến nỗi khờ dại để người khác khác lường gạt được. 2) Những câu thuộc về tâm lư người đời. Những câu nầy là tả thế thái nhân t́nh, nhờ đó mà ta biết được tâm lư của người đời. Thí dụ “Của người bồ tát, của ḿnh lạt buộc”, “Vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy” ,”Yêu nên tốt, ghét nên xấu” , “Dao năng liếc th́ sắc, người năng chào th́ quen”. 3) Những câu thuộc về phong tục, nhờ đó mà ta biết các tập tục, tín ngưỡng ở nước ta. Thí dụ: “Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp”, “Vô vọng bất thành quan” , “ Cao nấm ấm mồ”, “Sống về mồ mả, không sống về cả bát cơm.” 4) Những câu thuộc về thường thức. Những câu nầy: a) Hoặc nói về thời tiết. Thí dụ: Chớp đông nhay nháy, gà gáy th́ mưa”, “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay th́ băo”. b) Hoặc nói về việc canh nông. Thí dụ: “Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa”. “Lúa giỗ, ngả mạ; vàng rạ th́ mạ xuống đồng”. c) Hoặc nói về thổ sản. Thí dụ: Dưa La (1), cà Láng (2), nem Báng (3) , tương Bần (4), nước mắm Vạn Vân (5), cá rô Đầm Sét (6). d) Hoặc nói về lễ phép, thù ứng. Thí dụ: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “ăn miếng chả, trả miếng nem”, “Có đi có lại, mới toại ḷng nhau” v.v.. (1) La: tức là tổng La nội, phủ Hoài đức, tỉnh Hà Đông. (2) Láng: tên nôm của làng Yên lăng, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà đông. (3) Báng có lẽ là làng Đ́nh bảng, phủ Từ sơn, tỉnh Bắc ninh. (4) Bần : tên nôm của làng Yên nhân, phủ Mỹ hào, tỉnh Hưng yên (5) Vạn Vân (vạn: làng bọn thuyền chài), tức là tổng Vân hải huyện Hoành hồ, tỉnh Quảng yên. (6) Đầm sét: tên nôm của làng Diêm khê, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà đông. Những câu nầy là do những điều kinh nghiệm của cổ nhân đă chung đúc lại, nhờ đấy mà người dân vô học cũng có một cái tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời. Thành ngữ: Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đă lập thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ư tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn. Trong những câu người ta thường gọi là tục ngữ, có rất nhiều câu chỉ là thành ngữ chứ không phải là tục ngữ thật. Thí dụ: “dốt đặc cán mai”, “Nói toạc móng heo”, “Miệng hùm nọc rắn”, “Tiền rừng bạc bể” . Sự khác nhau của tục ngữ và thành ngữ là ở chỗ nầy: một câu tục ngữ tự nó phải có một ư nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều ǵ ,c̣n như thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ư ǵ hoặc một trạng thái ǵ cho có màu mè. Câu ví: Trong số các thành ngữ của ta, có rất nhiều câu dùng để so sánh hai sự vật với nhau, thứ nhất là một ư nghĩ ở trong trí với một vật, hoặc một cảnh tượng ở ngoài: những câu ấy tức là câu ví. Thí dụ: “đắng như bồ ḥn”, “Trắng như trứng gà bóc”, “Lào nhào như cháo với cơm”, “Nhởn nhơ như con đĩ đánh bồng”, “Thẳng như ruột ngựa, “”Nói như đóng đanh vào cột”, “trông như trông mẹ về chợ." 2. Ca dao Định nghĩa : Ca dao (ca: hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính t́nh phong tục của người b́nh dân. Bởi thế ca dao cũng gọi là phong dao (phong: phong tục) nữa. Ca dao cũng như tục ngữ, không biết tác giả là ai ; chắc lúc ban đầu cũng do một người v́ có cảm xúc mà làm nên , rồi người sau nhớ lấy mà truyền tụng măi đến bây giờ. Thể văn: - Ca dao viết theo mấy thể văn nầy: 1) Thể lục bát chính thức (câu 6 câu 8 kế tiếp nhau, hoặc thể lục bát biến thức (thỉnh thoảng có xem những câu dài hơn 6 hoặc 8 chữ). Thí dụ: Thể lục bát chính thức: Ṭ ṿ mà nuôi con dện (nhện) Ngày sau nó lớn nó quến nhau đi Ṭ ṿ ngồi khóc tỉ ti: “Dện ơi! Dện hỡi ! Mầy đi đàng nào?” Thể lục bát biến thức: Công anh đắp nấm, trồng chanh Chẳng được ăn quả, vịn cành cho cam Xin đừng ra dạ bắc nam Nhất nhật bất kiến như tam thu hề Huống tam thu như bất kiến hề, Đường kia, nỗi nọ như chia mối sầu Chắc về đâu đă hẳn hơn đâu Cầu tre vững nhịp hơn cầu thượng gia. Bắc thang lên thử hỏi trăng già, Phải rằng phận gái hạt mưa sa giữa trời. May ra gặp được giếng khơi, Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn Chẳng may số phận gian nan. Lầm tham cũng chịu phàn nàn cùng ai. Đă yêu nhau, giá thú bất luận tài! 2) Thể song thất lục bát chính thức hoặc biến thức. Thí dụ: Thể song thất chính thức: Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc Con chàng c̣n trứng nước thơ ngây. Có hay chàng ở đâu đây Thiếp xin mượn cánh chắp bay theo chàng. Thể song thất biến thức : Tṛng trành như nón không quai, Như thuyền không lái như ai không chồng Gái có chồng như gông đeo cổ, Gái không chồng như phản gỗ long đanh. Phản long đanh anh c̣n chữa được, Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi. Không chồng khốn lắm, chị em ơi! 3) Thể nói lối: câu đặt thường bốn chữ, cứ chữ cuối câu trên vần với chữ thứ hai, hoặc chữ cuối câu dưới. Thí dụ: Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày Lấy bát cơm đầy Lấy khúc cá to. 4) Có khi một bài gồm hai hoặc ba thể trên. Thí dụ: Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân Nay anh học gần Mai anh học xa. Anh lấy em từ thuở mười ba, Đến năm mười tám thiếp đà năm con. Ra đường thiếp hăy c̣n son. Về nhà thiếp đă năm con cùng chàng. Cách kết cấu: a) Theo cách kết cấu (kết: tết lại; cấu: gày thành) nghĩa là cách sắp đặt các ư tứ cho thành một bài văn, th́ ca dao chia làm ba thể: 1/Thế phú: phú nghĩa là phô bày, mô tả; trong thể nầy, muốn nói về người nào, việc nào th́ nói thẳng ngay về người ấy, việc ấy. Thí dụ: Ngang lưng th́ thắt bao vàng, Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài Một tay th́ cắp hỏa mai, Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền Thùng thùng trống đánh ngũ liên, Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa. Hoặc: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ Ai vô xứ Nghệ th́ vô. 2/ Thể tỉ: tỉ nghĩa là ví, so sánh; trong thể này, muốn nói ǵ, không nói thẳng ra, lại mượn một sự vật ở ngoài làm tỉ ngữ để người nghe ngẫm nghĩ mà hiểu lấy cái ư ngụ ở trong. Thí dụ: Bài “Ṭ ṿ mà nuôi con dện: đă dẫn ở trên. Hoặc : Bầu ơi ! thương lâư bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 3/ Thể hứng: hứng là nổi lên, đây nói về t́nh của người ta nhân cảm xúc v́ vật ngoài mà phát ra. Trong thể nầy, trước tả một vật ǵ làm câu khai mào, rồi mượn đấy mà tiếp tục xuống ư ḿnh muốn nói. Thí dụ: Bài “quả cau nho nhỏ” đă dẫn ở trên. Hoặc: Trên trời có đám mây xanh, Ở giữa mây trắng ,chung quanh mây vàng. Ước ǵ anh lấy được nàng, Thời anh mua gạch Bát tràng về xây. Xây dọc, rồi lại xây ngang. Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân. B) cũng có khi một bài kiêm nhiêù thể, như 1/ Phú và tỉ. Thí dụ: Trong đầm ǵ đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Bài này vừa tả hoa sen (phú), vừa ví người quân tử với hoa sen (tỉ) . 2/ Phú và hứng. Thí dụ; Qua cầu ngả nón trông cầu, Câù bao nhiêu dịp (nhịp), em sầu bấy nhiêu. Bài này vừa tả cái câầ (phú), vừa mượn cảnh cái cầu mà nói nỗi sầu của ḿnh (hứng) 3/ Hứng và tỉ. Thí dụ; Dao vàng bỏ đẫy kim nhung, Biết rằng quân tử có dùng ta chăng? Trong bài này, có mượn cao dao vàng để nói đến t́nh ḿnh (hứng), vừa ví ḿnh như con dao vàng (tỉ). 4/ Phú, hứng và tỉ. Thí dụ: Sơn b́nh Kẻ Gốm không xa, Cách một cái quán ,với ba quăng đồng. Bên dưới có sông, Bên trên có chợ. Ta lấy ḿnh làm vợ nên chăng? Tre già để gốc cho măng. Toàn bài là thể hứng: bốn câu đầu là thể phú; câu cuối là thể tỉ. Ư nghĩa: Ca dao nước ta thật là phong phú và diễn tả đủ các t́nh ư trong ḷng người và các trạng thái xă hội. Ta có thể chia làm mấy loại như sau: A) Các bài hát của trẻ con (đồng dao). Thí dụ bài “Thằng Bờm (xem phần thư hai, bài số 2) B) Các bài hát ru trẻ. Thí dụ: Bài “Bao giờ cho đến tháng ba ..” (Xem phần thứ hai, bài số 3) . Trong các bài về hai loại trên nầy, có nhiều bài xét toàn thiên không có ư nghĩa ǵ, chỉ là một mớ chữ sắp thành câu có vần và cũng khiến cho trẻ con thuộc được ít nhiêù danh từ về các vật thường dùng. Thí dụ: Ông giẳng ông giăng Xuống chơi với tôi Có bầu có bạn Có ván cơm xôi Có nồi cơm nếp Có nệp bánh chưng, Có lưng hũ rượu, Có chiếu bám đu, Thằng cu xí xoá, Bắt trai bỏ giỏ, Cái đỏ ẳm em, Đi xem đánh cá Có ra vo gạo, Có gào múc nước Có lược chải đâù Có trâu cày ruộng. Có muống thả ao, Ông sao trên trời. .. C) Các bài hát của con nhà nghề. Các người lao động, những lúc làm ăn vất vả, cất tiếng hát một vài câu th́ dễ quên nỗi mệt nhọc và được vui vẻ mà làm ăn. Bởi thế, những người cày ruộng, cấy mạ, gặt lúa, hái dâu thường một đôi khi nghêu ngao những câu hát. Lại có nhiêù việc như chèo thuyền, đẩy xe, kéo gỗ, có nhiều người cùng làm với nhau cần phải mượn câu hát để lấy nhịp mà cùng làm cho đều tay. V́ vậy, nên có những bài hát của con nhà nghề. Thí dụ: 1/ Bài hát của người thợ cấy: Người ta đi cấy lấy công, Tôi đây đi cấy c̣n trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, Trời trong, biển lặng mới yên tấm ḷng. 2/ Bài hát của người chèo đ̣ (Xem phần thứ hai, bài số 4) 3/ Bài hát của người tiêù phu (Xem phần thứ hai, bài số 5), v.v. .. D) Các bài thuộc về luân lư. Thí dụ: Xem phần thứ hai, bài số 6,7,8. E) Các bài tả tâm lư người đời. Những bài này: 1/ hoặc tả thế thái, nhân t́nh. Thí dụ: Xem phần thứ hai, bài số 9.10 . 2/ Hoặc ta tư cách các hạng người. a) Bậc quân tử. Thí dụ bài : “Trong đầm ǵ đẹp bằng sen .. .” đă dẫn ở trên. b) Bậc anh hùng. Thí dụ: Làm trai cho đáng nên trai, Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan. c) Bậc nhân tản. Thí dụ: Nghêu ngao vui thú yên hà, Mai là bạn vũ, hạc là người quen. d) Người biết tự lập. Thí dụ: Làm trai có chí lập thân, Rồi ra gặp hội phong vân cũng vừa. Nên ra tay kiếm, tay cờ, Chẳng nên th́ chớ, chẳng nhờ tay ai. e) Người khôn. Thí dụ: Người không đón trước rào sau, để cho người dại biết đâu mà ḍ. f) kẻ lười. Thí dụ: Chửa tối đă vội đi nằm, Em coi giấc ngủ đáng trăm quan tiền. g) người ăn chơi. Thí dụ: Ăn được ngủ được là tiên, Không ăn không ngủ là tiền vất đi. h) kẻ nói khoác. Thí dụ: Ở đâu mà chẳng biết ta, Ta con ông Sấm, cháu bà Thiên lôi. Xưa kia ta ở trên trời, Đứt dây rơi xuống làm người thế gian. v.v. F) các bài có tính cách xă hội. Những bài nầy: 1/ Hoặc tả t́nh cảnh các hạng người trong xă hội, thứ nhất là người đàn bà và người nhà quê. Thí dụ: Xem Phần thứ hai, bài số 11,12. 2/ hoặc ta các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, dị đoan của người b́nh dân nước ta. Thí dụ: Đàn ông quan tắt th́ chầy, Đàn bà quan tắt nửa ngày nên quan. Mồng bốn cá đi ăn thề Mồng tám cá về, cá vượt vũ môn. Chẳng thiêng ai gọi là Thần, Lối ngang đường tắt, chẳng gần ai đi? Mồng năm, mười bốn, hăm ba (7) Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn. G) Các bài dạy những điều thưởng thức. Những bài nầy nói về: 1/ Canh nông. Thí dụ: xem phần thứ hai, số 13. 2/ Sản vật. Thí dụ: Ai lên Đồng tỉnh, Huê cầu (8) Đồng tỉnh bán thuốc, Huê cầu nhuộm thâm. Dù ai đi chợ Thanh Lâm. (9) Mua anh một áo vải thâm hạt rền. ---------- (7) Ba ngày ấy, trong lịch Tàu gọi là “nguyệt kỵ” nghĩa là ngày phải kiêng trong một tháng. (8) Đồng tỉnh: tên một làng thuộc huyện Văn giang, tỉnh Bắc Ninh – Huê Cầu: tên cũ của làng Xuân cầu, cũng thuộc huyện ấy. (9) Thanh lâm: tên một làng thuộc huyện Lang tài, tỉnh Bắc Ninh. ---------- 3/ Thiên văn. Thí dụ: Mồng một lưỡi trai (hoặc: không trăng) Mồng hai lá lúa (hoặc: không trăng ) Mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm, Mồng năm liềm giật, Mồng sáu thật trăng Mười rằm trang nâu, Mười sáu trăng treo, Mười bảy sẩy giường chiêú, Mười tám trăng lẹm, Mười chín dụn dịn, Hai mươi giấc tốt, Hăm mốt nửa đêm, Hăm hai bằng đầu Hăm ba bằng tai, Hăm bốn ở đâu (hoặc: bằng râu) Hăm nhăm ở đấy (hoặc: bằng cầm) Hăm sáu đă vày, Hăm bảy làm sao Hăm tám thể nào, Hăm chín thế ấy, Ba mươi không trăng. 4/ Thời tiết. Thí dụ: Thâm đông, hồng tây, dựng may (10) Ai ơi, ở lại ba ngày hẳng đi. 5/ Sông núi. Thí dụ: Đi bộ th́ khiếp Ải Vân (11) Đi thuyền th́ sợ sóng thần hang Dơi (12) -- (10) phương đông th́ đen, phương tây th́ đỏ, gió may bắt đầu thổi; ta cho đó là triệu chứng trời sắp mưa to gió lớn. (11) Ải vân: tức là đèo Hải Vân, ởchỗ giáp giới tỉnh Thừa Thiên và tỉnh Quảng Nam. (12) Sóng thần hang Dơi: Phía bắc chân núi Hải vân sát tới bể có Bức cốc (Hang Dơi) hoặc gọi là Tiên Châu (Băi Chuối). Tương truyền khi xưa chỗ âư có sóng thần, thuyền đi qua đó, ch́m đắm nhiêù lắm (Đại Nam nhất thống chí) -- 6/ Tướng người. Thí dụ: Những người ti hí mắt lươn, Trai th́ trộm cướp, gái buôn chồng người. H) Các bài hát phong t́nh, nghĩa là những bài tả những cuộc t́nh duyên của trai gái: từ lúc mới gặp nhau ngỏ lời nói ướm, đến khi thề nguyền gắn bó, dạm hỏi cưới xin, rồi những cảnh nhớ mong, chờ đợi, đoàn tụ, biệt ly, những nỗi trái duyên, bội ước, quá lứa, lỡ th́, ở trong ca dao đều tả cả. Phần nầy là phần giàu nhất trong ca dao mà cũng là phần có văn chương lư thú nhất. Thí dụ: Xem phần thứ hai bài số 15,16,17,18,19. LỜI CHÚ. Chính những bài hát phong t́nh này đă dùng làm tài liệu cho các cuộc hát trống quân và hát quan họ hoặc hát đúm (13) 1/ Các bài hát liên lạc đến lịch sử. Có nhiều bài ca dao ám chỉ đến một việc trong lịch sử, hoặc nhân một việc trong lịch sử đă xảy ra mà làm nên. Thí dụ: Nhớ em anh cũng muốn vô, Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang (14) Phá Tam giang ngày rày đă cạn, Truông nhà Hồ, Nội tán cấm nghiêm. (13) cuộc hát trống quân thường tổ chức ở các vùng nhà quê về dịp tết Trung thu, do các người đàn anh trong làng treo giải. Một người con trai và một người con gái ngồi đối diện nhau, vừa hát vừa gỏ vào một cái dây để lấy nhịp (dây này căng thẳng, trong khoảng hai cái cọc ở giữa buộc vào một tấm ván hoặc một cái thùng sắt tây chôn xuống đất để lấy tiếng vang). Hai bên đối đáp, mượn những câu hát có sẵn mà biến báo thay đổi cho hợp vớ it́nh ư ḿnh: đến khi nào một bên không hát được nữa là thua, bên kia sẽ được lĩnh giải. - Tục hát quan họ thịnh hành ở vùng Bắc Ninh (các huyện Vơ giàng, Tiên du, Yên phong) và Bắc Giang (huyện Việt yên) nhân các ngày hội chùa, trai gái mấy vùng ấy họp thành từng bọn (lúc đương cuộc, họ xưng hô với nhau là anh Hai, anh Ba, chị Hai, chị Ba, v.v. coi nhau như người cùng một họ, bởi thế mới gọi là hát quan họ), rồi bọn con trái hát lối đáp với bạn con gái khác ở trước sân chùa hoặc trên những đồi núi đồng ruộng gần chùa hoặc có khi mời nhau về nhà hát. (14) Truông nghĩa là rừng. Truông nhà Hồ tức là HỒ xá lâm ở huyện Vĩnh linh, tỉnh Quảng trị; vùng này xưa lắm giặc cướp, ai đi qua đấy cũng sợ. Phá nghĩa là lạch biển. Tam giang là ba con sông. Phá tam giang là cái lạch biển ở huyện Quảng Điên2 ,tỉnh Thừa Thiên, về phía tây nam có ba ngọn sông (Tả giang, Hữu giang, Trung giang) chảy vào . rồi đổ ra cửa bể Thuận an. Vùng ấy xưa nhiêù sóng lớn, thuyền bè qua đây rất sợ. Sau phá ấy cạn đi, nên tên chữ cũng gọi là Hạc hải (bể cạn). (Theo Đại Nam nhất thống chí) ----- Bài này ám chỉ ông Nguyễn khoa Đăng, làm Nội tán đời chúa Hiến tôn (191-1725), đă dẹp yên giặc cướp ở vùng Truông nhà Hồ. Câu đố. Trong số các bài ca dao, có nhiêù bài là những câu đố, hoặc tả một người, một vật ǵ để người nghe đoán ra hoặc đặt thành những câu hỏi liên tiếp đố nhau về nhiều việc. Thí dụ: Ngă lưng cho thế gian nhờ, Vừa êm, vừa ấm lại ngờ bất trung. Tức là cái phản. Bài hát đố: Xem phần thứ hai Bài số 20. Kết luận. Tóm lại mà nói, th́ tục ngữ ca dao chiếm một địa vị quan trọng trong văn học giới nước ta, v́ đó là một cái kho tài liệu để ta khảo cứu tính t́nh, phong tục, ngôn ngữ của người nước ta và là một mền văn rất phong phú trong đó có đủ cả các kỹ thuật về khua từ như (nói ví ư nầy ư kia; thí dụ: “cả vú lấp miệng em”. – “có bột mới gột nên hồ”; Phản ngữ nói trái lại ư ḿnh muốn nói; thí dụ: Ở đời Kiệt , Trụ (15) sướng sao! Có rừng nem béo, có ao rượu đầy. Ở đời Nghiêu, Thuấn (16) khổ thay ! Giếng đào mà uống, ruộng cày mà ăn) điển tích (đặt những chữ có ám chỉ đến một việc xưa, một sự tích xưa; thí dụ :Ai về nhắn họ Hi, Ḥa (17). Nhuận năm sao chẳng nhuận và trống canh) lông ngữ (bỡn chữ; thí dụ: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già. Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non”, nhân hóa (làm cho các vật vô tri có tính cách như người; thí dụ “cơm tẻ, mẹ ruột” , “của đau con xót”, cụ thể hoá (làm cho các ư trừu tượng hóa thành vật có h́nh thể; thí dụ:”Miệng mật, ḷng dao” “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”. v.v. (15) Kiệt (1818-1783) , Trụ (1154-1122) là hai ông vua nước Tàu có tiếng là dâm bôn, tàn bạo. (16) Nghiêu (2357-2257), Thuấn (2255-2207) là hai bậc thánh quân ở bên Tàu. (17) Hi – Ḥa : vua Nghêu sai hai họ này làm lịch, đặt ra tháng nhuận và định bốn mùa. Các tác phẩm để kê cứu 1) Phạm Quynh, tục ngữ ca dao. 2) Phan Khôi, Tục ngữ phong dao và địa vị của nó trong văn học. Tao đàn tạp chí. 3) Hoàng Ngọc Phách. Xét tâm lư người thôn quê bằng những câu hát. 4) Minh Trúc, Hát quan họ, Trung Bắc Tân văn . 5) Nguyễn Văn Huyên, Chants alternés des garcons et des filles en Annam, Paris, Geuthner. 6) G. Gordier, Essai sur la littérature annamite; La chanson, La Revue Indochinoise 1920, Hanoi. 7) Phạm Quỳnh, Le paysan tonkinois à travers le parler populaire, Nam Phong tùng thơ, Đông kinh ấn quán, Hà nội. |
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (19-03-11),
Nắng Xuân (03-09-11)
|
#4
|
|||
|
|||
Chương 2 Những điều giản - yếu về các sách giáo khoa cũ để học chữ Nho (Thứ nhất là cuốn Tam Tự kinh) Như chương dẫn đầu đă nói, xưa kia, ở nước ta, chữ Nho là thứ chữ dùng trong việc học việc thi. Trước khi học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử, Cổ văn, th́ người học chữ Nho phải học qua các sách giáo khoa thông thường để có được cái học lực kha khá mà đọc các sách kia. Vậy ta phải xét các sách ấy, trước khi nói đến kinh, truyện. Mục đích và phương pháp sự học chữ Nho. Trước hết ta nên nhận rằng mục đích sự học chữ Nho của ta ngày xưa không những là học chữ Nho thông hiểu văn tự, mà thứ nhất là học cương thường đại nghĩa. Ta đă có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn (Trước hẳn học lễ phép, sau mới học văn chương) đủ chứng rơ cái khuynh hướng của sự học ấy. Bởi cái mục đích chú trọng về luân lư ấy, nên cách dạy không vụ sự mẫn tiệp, khiến cho người học chóng biết dùng chữ đặt câu, không theo những phương pháp sư phạm như “do thiển nhập thâm”, nghĩa là dạy từ điều dễ đến điều khó. Bất kỳ bài học nào cũng là bài học luân lư, mà dạy một câu là dạy một điều đạo nghĩa, cương thường, nên không kể ǵ tuổi và tŕnh độ của học tṛ mà có khi đem những chữ rất khó, những nghĩa lư rất cao dạy ngay những trẻ mới vỡ ḷng. Như mấy câu đầu trong cuốn Tam tự kinh đă nói đến thiên tính người ta là một vấn đề triết học rất cao mà hiện nay các nhà tư tưởng c̣n tranh luận chưa ngă ngũ ra sao. Chữ Nho vốn là thứ chữ “tượng h́nh” mỗi chữ là một h́nh vẽ có nhiêù nét mà không h́nh nào giống h́nh nào: học thứ chữ ấy cho thuộc được mặt chữ để đọc và viết đă cần nhiều trí nhớ lắm rồi. Lại thêm cách dạy của ta xưa không theo thứ tự từ dễ đến khó, không dùng phép phân tích (phân: chia, tích: chẻ; chia tách ra từng phần) để giúp cho sự hiểu biết của học tṛ. Nhất nhất cái ǵ cũng học thuộc ḷng thành ra phải dùng đến trí nhớ nhiêù quá. Có lẽ cũng v́ thế mà ở phần nhiều người nước ta khiếu nhớ rất mở mang mà trí phán đoán, phê b́nh có kém, và trong nền học thuật của ta, phần “hấp thụ” của người th́ nhiều mà phần “sáng tạo” của ḿnh th́ rất ít. Âu cũng là một cái kết quả không hay của phương pháp dạy học của ta ngày trước. I. Sách của người nước Nam làm. Trong các sách xưa dùng dạy chữ nho, có thứ do người nước ta làm, có thứ của người Tàu làm. Sách của ta làm có mấy cuốn sau này: Nhất thiên tự: Tên sách nghĩa là “một ngh́n chữ”, nhưng thực ra có 1015 chữ đặt theo thể ca lục bát, cứ một chữ Nho th́ tiếp theo nghĩa của chữ ấy. Các chữ sắp đặt không theo thứ tự ǵ và các câu không có ư nghĩa ǵ. Trích lục mấy câu đầu: Thiên trời, địa đất, vân mây, vũ mưa, phong gió, trú ngày, dạ đêm, tinh sao, lộ móc, tường diềm , hưu lành, khánh phúc, tăng thêm, đa nhiều… Tam Thiên tự: Tên sách đặt thế, v́ cuốn ấy có “ba ngh́n chữ” Chữ và nhĩa kế tiếp nhau thành từng đoạn hai tiéng một, cứ tiếng cuối đoạn trên ăn vần với tiếng cuối đoạn dười. Các chữ sắp đặt không thành loại mục, ư nghĩa ǵ. Trích lục một đoạn đầu: Thiên trời, địa đất, cử cất, tồn c̣n, tử con, tôn cháu, lục sáu, tam ba, gia nhà, quốc nước. Ngũ thiên tự. Cuốn này, theo như tên đặt, có “năm ngh́a chữ”. Chữ và nghĩa ghép lại theo thể ca lục bát như cuốn Nhất thiên tự, nhưng các chữ đêù sắp thành từng mục như những mục thiên văn, địa lư, quốc chính, luân thường, tứ dân, ẩm thực v.v.. . Trích lục mấy câu đầu: Thừa nhân, nhân vằng, hạ rồi. Càn trời, khôn đất, tài bồi trồng vun. Tích xưa, tự chữ, do c̣n. Quan xem, soạn soạn, viên tṛn, thiên thiên. . . Sơ học vấn tân. Nhan sách nhĩa là “bắt đầu học hỏi bến” (hỏi bến nghĩa bóng là hỏi đường lối về việc học) Sách gồm có 270 câu bốn chữ. Câu đặt không có vần, nhiều câu cũng không đối. Chia làm ba phần: a) Phần thứ nhất (130 câu) : tóm tắt lịch sử nước Tàu từ đầu đến đời Đạo Quang (1821-1850) nhà Thanh. b) Phần thứ hai (64 câu): tóm tắt lịch sử nước Nam từ đời Hồng Bàng đến triều Nguyễn. c) Phần thứ ba (76 câu): lời khuyên học tṛ về việc học và cách xử thế. Trích lục mấy câu ở phần thứ hai : Âm. Kỳ tại quốc bản, cổ hiệu việt thường; Đường cải An nam, Hàn xưng Nam Việt, Thần nông tứ thế, thứ tử phân phong; viết Kinh Dương Vương, hiệu Hồng Bàng thị. Nghĩa. Ở nước ta, xưa gọi là Việt Thường; nhà Đường đổi làm An nam, nhà Hán gọi là Nam Việt. Cháu bốn đời vua Thần nông , (vốn là) con thứ được phong (làm vua ở xứ ta) gọi là vua Kinh Dương hiệu là Hồng Bàng. Ấn học ngũ ngôn thi. Nhan sách nghĩa là “thơ năm tiếng (để) trẻ học”. Sách gồm có 278 câu thơ ngủ ngôn, đại ư nói về lạc thú và kết quả của sự học và tả cái mộng tưởng của một người học tṛ mong thi đậu trạng nguyên. Bởi thế cuốn ấy cũng gọi là Trạng nguyên thi. Trích lục một đoạn: Âm. Di tử kim măn doanh, hàn hư giáo nhất kinh. Tinh danh thư quế tịch, chu tử liệt triều khanh. Dưỡng tử giáo độc thư, thư trung hữu kim ngọc, Nhất tử thụ hoàng ân, toàn gia thực thiên lộc. Nghĩa. Để cho c̣n đầy ḥm vàng, sao bằng dạy con một quyển sách. Họ tên chép vào sổ quế (sổ người được đỗ vi th́ đỗ thường gọi là bẻ quế), mặc màu đỏ tiá (màu áo đại trào) đứng gnang hàng các bậc công khanh trong triều. Nuôi con mà dạy con đọc sách, (tức là) trong sách có vàng ngọc. Một người con được chịu ơn vua, cả nhà được ăn lộc trời. 2. Sách của người Tàu làm Những sách của người Tàu làm mà xưa ta dùng để học chữ Nho th́ có cuốn Thiên tự vạn (1) trong có một ngh́n chữ đặt thành những câu bốn chữ có vần, cuốn Hiêu kinh của Tăng tử chép (2) lời đức Khổng tử dạy về đạo hiếu; nhưng thông dụng hơn cả là những cuốn Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn và thứ nhất là cuốn Tam tự kinh. (1) Cuốn này do Chu Hưng Tự làm quan đời nhà Lương soạn ra. (2) Tăng Tử: tên là Sâm tự là Tử dư học tṛ đức Khổng tử. Minh tâm bảo giám . Nhan sách nghĩa là “tấm gương báu soi sáng cơi ḷng” Sách này sưu tập các câu cách ngôn của các bậc thánh hiền đời xưa chép trong kinh truyện và các sách để dạy người ta sửa tâm rèn tính cho ngày một hay lên. Sách chia làm 20 thiên. Trích lục mấy câu trong thiên thứ nhất là thiên “Kế thiện” Âm: Tử viết: Vi thiện giả, thiên báo chi dĩ phúc (phước); vi bất thiện giả, thiên bào chi dĩ họa. Nghĩa: Đức Khổng tử nói rằng: “Người làm điều lành th́ trời lấy phúc mà báo cho; người làm điêù chẳng lành th́ trời lấy vạ mà báo cho”. Âm: Thượng thư vân: Tác thiện giáng chi bách trường, tác bất thiện giáng chi bách ương. Nghĩa: Sách Thượng thư chép rằng: “ai làm điêù lành trời giáng cho trăm điều phúc, ai làm điều chẳng lành, trời giáng cho trăm điều vạ.” Âm: Trang tử viết: “Nhất nhật bất niệm thiện, chư ác giai tự khởi” Nghĩa: Ông Trang tử nói rằng : “Một ngày không nghĩ đến điều thiện, th́ mọi điều ác đều tự dấy lên” Minh đạo gia huấn. Nhan sách nghĩa là “sách dạy trong nhà của Minh đạo”. Minh đạo tức là Trinh hiệu(3), một bậc danh nho đời Tống. Sách gồm có 500 câu thơ tứ ngôn, hoặc mỗi câu mỗi gieo vầ, hoặc cách một câu mới có vần. Các câu ấy đều là những lời khuyên răn về luân thường đạo lư và chỉ bảo về cách tu thân xử thế. Có nhiều câu lời gọn ư hay đă thành những câu cách ngôn được người ta truyền tụng. (3) Trinh Hiệu: tự Bá Thuần, anh Trinh di, học tṛ Chu Đôn Di, đổ Tiến sĩ, làm quan về đời Tống Thần Tôn (1068-1086) có soạn những sách Định tính và Thái cực đồ thuyết . Đến lúc mất, Văn Ngạn Bác để ở mộ, gọi là Minh đạo tiên sinh, bởi thế người đời sau vẫn danh hiệu ấy để gọi ông. Thí dụ: Khai quyển hữu ích. Chi giả cành thành (câu 71-72) (Mở sách có ích. Người có tri th́ nên) Tích cốc pḥng cơ; tích y pḥng hàn (Trữ thóc pḥng đói, trữ áo pḥng rét) Giáo phụ sơ lai; giáo tử anh hài (Dạy vợ lúc mới về; dạy con lúc c̣n thơ) Nữ vật tham tài; nam vật tham sắc. (Gái chớ tham của; trai chớ tham sắc.) Bần nhi vô xiểm; phú nhi vô kiêu (Nghèo mà không nịnh; giàu mà không kiêu) Nhân tham tài tử; điểu tham thực vong. (Người tham của th́ chết; chim tham ăn th́ mất) Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ (Đói rét thiết đến thân, không đoái tới liêm sỉ ) Tự tiên trách kỷ, nhi hậu trách nhân. (Trước tự trách ḿnh, rồi sau trách người) Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngă khẩu (Ngậm máu phun người, trước bẩn miệng ta) Tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác (Trữ thiện gặp thiện, trữ ác gặp ác) Cận chân giả xích, cận mặc giả hắc (Gần son th́ đỏ, gần mực th́ đen. ) Đăn hoạn vô tài, bất hoạn vô dụng (chỉ lo không có tài, chẳng lo không được dùng) Tam tự kinh. Nhan sách nghĩa là “sách ba chữ” v́ các câu trong cuốn âư đều có ba chữ. Các chữ cuối câu chẵn đều có vần, và cứ hai vần trắc lại đổi sang hai vần bằng. Sách ấy vẫn truyền là do vương Ứng Lân, người đời nhà Tống soạn ra. (4). Vương Ứng Lân, tự là Bá Hậu, người đời Khánh nguyên, nhà Tống (1105-1201)- Đến đời nhà Thanh, Vương Tấn Thăng có làm bài giải thích sách Tam tự kinh, nhan là Tam tự kinh huấn hỗ trong bài tựa đề năm Bính ngọ niên hiệu Khang Hi (1666), cũng nói là sách ấy do vương Bá Hậu soạn ra. những các nhà khảo cứu gần đây lại cho sách ấy là do Khu Thích tử, người cuối đời Tống làm ra. Sách có 358 câu, chia làm bảy đoạn đại ư như sau: 1) Đoạn thứ I : Nói về t́nh người và sự dạy dỗ. 2) 2) Đoạn thứ II: Lễ nghi, hiểu để, bổn phận của trẻ con 3) Đoạn III: Các điều thường thức: kể rơ các số mục giải thích thế nào là tam tài (trời, đất, người), tam quang (mặt trời, mặt trăng, sao), tam cương (ba giềng: vua tôi, cha con, vợ chồng), tứ thời (bốn mùa), tứ phương (bốn phương), ngủ hành (năm hành :thủy, hỏa,mộc, kim, thổ) , ngũ thường (năm nết thường: nhân, nghĩa, lể trí, tín), lục cốc (sáu giống lúa) lục súc (sáu giống vật nuôi), thất t́nh (bảy mối t́nh trong ḷng người), bát âm (tám thứ tiếng trong âm nhạc), cửu tộc (chín đời trong họ.), thập nghĩa (mười điều nghĩa). 4) Đoạn thứ IV: Các sách học : Hiếu kinh (sách dạy về đạo hiếu), Tứ thư (bốn cuốn sách gốc trong đạo Nho), Ngủ kinh (Năm cuốn sách chính trong đạo Nho), ngủ tử (năm nhà triết học) chư sử (các sách sử) 5) Đoạn thứ V: Kể các triều vua trong lịch sử nước Tàu từ đâù đến đời Nam Bắc triều; 6) Đoạn thứ VI: Kể gương của người chăm học đời xưa để khuyến khích học tṛ. 7) Đoạn VII:Mấy lời khuyên trẻ con nên chăm học để sau này được hiển vinh. 8) Trích lục một đoạn: Âm: dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi nọa. Tử bất học, phi sở nghị. Áu bất học, lăo hà vi. Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri lư Nghĩa: Nuôi mà chẳng dạy là lỗi của người cha. Dạy mà chẳng nghiêm, do sự lười của ông thâỳ .Người con mà không học là lỗi đạo làm con. Bé không học, già làm ǵ. Ḥn ngọc không giũa không thành được đồ dùng. Người ta không học, không biết được lẽ phải. Kết luận. Tất cả các sách kể trên này, xét về phương diện sư phạm, đều không hợp với tŕnh độ trẻ con, v́ quyển nào cũng ngay tự chỗ bắt đầu, dùng những chữ khó hoặc về ư nghĩa, hoặc về mặt chữ. Nhưng ta cũng phải nhận rằng ,trừ ba quyển trên chỉ là những sách dạy tiếng một đặt thành câu có vần cho dễ nhớ không kể, c̣n các quyển dưới đều có chủ ư dạy trẻ biết luân thường đạo nghĩa, lại phần nhiều đặt theo lối văn vần, thành ra trẻ con học thuộc những câu ấy, tuy lúc nhỏ chưa hiểu rơ nghĩa lư, nhưng đến lúc lớn, nhớ ra, ôn lại, thời dần dần cũng vỡ vạc thấm thía các nghĩa lư ấy mà coi những câu ấy như những câu châm ngôn để tu thân xử thế, thật rất có ảnh hửởng về đường tinh thần luân lư vậy. |
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (19-03-11)
|
#5
|
|||
|
|||
Chương 3 Công dụng của văn học Tàu. Như Chương dẫn đâù đă nói ,dân tộc Việt Nam, ngày từ khi thành lập đă chịu ảnh hưởng của văn hóa Tàu. Cái văn hóa ấy truyền sang nhước ta tuy do nhiều cách, nhưng thứ nhất là do văn học, tức là nhờ sự học chữ Nho và các sách chữ Nho của người Tàu đem sang. Chính cái văn học của người Tàu ấy đă chi phối tư tưởng, học thuật, luân lư, chánh trị, phong tục của dân tộc ta. Trong các trào lưu tư tưởng của người Tàu tràn sang bên ta, có ảnh hưởng sâu xa đến dân tộc ta nhất là Nho giáo. Các sách làm gốc cho Nho giáo là Tứ thư và Ngũ kinh; các sách ấy vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ ở nước Tàu. Vậy ta phải xét những bộ sách ấy trước. Thoạt tiên xét về bộ Tự thư (bốn sách) gồm có Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử. Đại học A) Cuốn nầy là sách của bậc “đại học” cốt dạy cái đạo của người quân tử. Sách chia làm hai phần: 1) Phần trên gọi là kinh, chếp lời đức Khổng tử. (1) có I chương. -- (1) Khổng tử (551-479) , chính tên là Khưu, người nước Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn đông) trước làm quan Đại tư khấu, (coi việc h́nh ở nước Lỗ, sau được cất lên nhiếp tường sự. Sau v́ vua Lỗ không muốn dùng ngài, ngài đi chu du các nước chư hầu (Vệ, Tống, Trần v.v. .. ) trong 14 năm, nhưng không ông vua nào biết dùng ngài. Ngài bèn trở về nước lỗ dạy học tṛ, san định các Kinh, làm sách Xuâ Thu để bày tỏ cái đạo của Ngài. Tuy ngài không phải là người sánglập ra Nho giáo v́ như ngài đă nói: “Thuật nhi bất tác, ngài chỉ thuật lại đạo giáo của cổ nhân mà không sáng tác ra ǵ, nhưngngài đă có công lớn đem cái đạo của thánh hiền thời thượng cổ mà phát huy ra và lập thành hệ thống để truyền cho đời sau; bởi thế ngài vẫn được coi là ông tổ của Nho giáo. -- 2) Phần dưới, gọi là Truyện, là lời giảng giải của Tăng tử (2) là môn đệ của Khổng tử có 10 chương. Mục đích bậc đại học hay cái tôn chỉ của người quân tử, đă tóm ở câu đầu sách là: “Đại học chi đạo, tại minh chi đức, tại thân dân, tại chỉ ư chi thiện. Nghĩa là: Cái đạo của người theo bậc đại học là cốt làm sáng cái đức (đức tốt) của ḿnh, cốt làm mới (ư nói cải hóa) người dân, cốt dừng lại ở cơi chí thiện. Vậy người quân tử trước phải sửa sang đức tính ḿnh cho hay, rồi lo dạy người khác nên hay, và lấy sự chí thiện làm cứu cánh. C) Mục đích đă như vậy, phương pháp phải thế nào? Phải sửa ḿnh trước (tu thân), rồi mới chỉnh đốn việc nhà (tề gia), cai trị việc nước (trị quốc) và làm cho cả thiên hạ được b́nh yên (b́nh thiên hạ). Cái phương pháp ấy là tuần tự mà tiến, tự ḿnh đến người ngoài, mà điều cốt yếu nhất là việc sửa ḿnh, nên trong Đại học có câu:”Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản, nghĩa là: Từ ông vua đến kẻ thường dân, ai nấy đều lấy việc sửa ḿnh làm gốc. -- (2) Tăng tử: xem lời chú số (2) ở chương thứ hai. -- D) Nay muốn sửa ḿnh, phải thực hành theo cách nào? Trước hết phải cách vật nghĩa là thấu lẽ mọi sự vật, rồi phải trí tri, nghĩa là biết cho đến cùng cực, thành ư: nghĩa là ư phải thành thực, chánh tâm, nghĩa là ḷng phải cho ngay thẳng. Bốn điều ấy phải theo htứ tự kể trên mà tiến hành, có làm được điều trên mới làm được điều dưới. Làm được bốn điều áy th́ th́ sẽ tu được thân, rồi tề được nhà, trị được nước và b́nh được thiên hạ, mà làm trọn được cái đạo của người quân tử. Trung Dung. Cuốn này là gồm những lời tâm pháp của đứcKhổng tử do học tṛ ngài truyền lại, rồi sau Tử tư là cháu ngài chép thành sách, gồm có 33 chương. “Ông Tử Tư dẫn những lời của Khổng Phu tử đă giảng về đạo trung dung. Ngài nói rằng: Trung ḥa là cái tính t́nh tự nhiên của trời đất, mà trung dung là cái đức hạnh của người ta. Trung là giữa, không lệch về bên nào: dung là thường, nghĩa là dùng đạo trung làm đạo thương (4). đạo trung dung th́ ai ai cũng có thể theo được, thế mà không mấy người chịu theo. Khác nào như ai cũng ăn uống cả, nhưng ít người ăn mà biết rơ mùi vậy. Chỉ có thánh nhân mới theo được mà thôi, v́ theo đạo ấy cốt phải có ba cái đạt đức là trí, nhân và dũng. Trí là để biết rơ các sự lư, nhân là để hiều điều lành mà làm, dũng là để có cái khí cường kiện mà theo làm điều lành cho đến cùng. “Ông Tử tư lại dẫn lời đứcKhổng Phu tử nói về chữ thành, “Thành là đạo Trời, học cho đến bậc thành là đạo người” Đạo người là phải cố gắng hết sức để cho đến bậc chí thành. Phải học cho rộng, xét hỏi cho kỹ, nghĩ ngợi cho sâu, biện biệt điều phải trái cho rơ, và dốc ḷng làm điều thiện cho đến cùng. Hể ai làm được như thế th́ rồi ngu thành sáng, yếu thành ra mạnh, tức là dần dần lên đến bậc chí thành. Ở trong thiên hạ duy có bậc chí thành tức là bậcthánh, th́ mới biết rơ cái tính của Trời; biết rơ cái tính của trời th́ biết rơ cái t́nh của người; biết rơ cái t́nh của người, th́ biết được cái tính của vạn vật; biết rơ cái tính của ạn vật th́ khả dĩ giúp được sự hóa dục của trời đất và có công ngang với trời đất vậy … -- (3) Tâm pháp (tâm: ḷng; pháp: phép) là những điều đạo giáo thày tṛ dạy bảo truyền thụ cho nhau. (4) Trung dung là đạo người quân tử ăn ở đúng mực, không thái qua, không bất cập. chữ dung ở đây nghĩa là không thay đổi. (5) Trung dung XX. -- “Sách Trung dung nói cái đạo của thánh nhân căn bản ở Trời, rồi giải diễn ra hết mọi lẽ, khiến người ta phải giữ ḿnh cho kính cẩn trong khi hành động và khi im lặng một ḿnh. Suy cái lư ấy ra cho đến sự nhân nghĩa, để khiến cho thiên hạ được b́nh trị và lại tán dương cái công hiệu linh diệu của đạo ấy cho đến chỗ tinh thần vô thanh, vô sắc mới thôi. Thật là một quyển sách triết lư rất cao” (Trần Trọng Kim, Nho giáo, q1, tr.279-285) Luận ngữ. A) Luận ngữ (nghĩa đen là bàn nói) là cuốn sách chép các lời đức Khổng tử khuyên dạy học tṛ hoặc các câu chuyện ngài nói với những người đương thời về nhiều vấn đề (luân lư, triết lư, chánh trị, học thuật) do các môn đệ ngài sưu tập lại. Sách ấy chia làm hai quyển (thượng, hạ) gồm có 20 thiên (mỗi thiên lâư hai chữ đầu đặt tên). Các chương không có liên lạc thống hệ ǵ với nhau. B) Sách luận ngữ cho ta biết những điều ǵ? – Sách Luận ngữ có thể coi là cuốn sách dạy đạo người quân tử một cách thực tiễn và mô tả t́nh t́nh, cử chỉ, đức độ của đức Khổng tử như phác họa ra một cái mẫu mực hoạt động cho người đời sau theo. Xem sách ấy ta có thể biết được: 1) Nhiều câu cách ngôn xác đáng về đạo người quân tử. 2) Phẩm cách cao thượng (hồn hậu, thành thực, khiêm cung, khoái hoạt) của đức Khổng tử biểu lộ ra trong những chuyện ngài nói với học tṛ. 3) Cảm t́nh phong phú và ḷng ái mỹ của ngài. 4) Khoa sư phạm của ngài. Trong các lời khuyên dạy chuyện tṛ với học tṛ, ngài tỏ ra là một ông thầy hiểu thấu tâm lư học tṛ và khéo làm cho lời dạy bảo của ḿnh thích hợp với tŕnh độ cảnh ngộ của mỗi người. có khi cùng là một câu hỏi mà ngài trả lời khác, tùy theo tư chất và chí hướng của từng người (Xem bài đọc thêm số 1) Mạnh tử. A) Đó là tên cuốn sách của Mạnh tử (6) viết ra. Sách gồm có 7 thiên. Các chương trong mỗi thiên thường có liên lạc với nhau và cùng bàn về một vấn đề. B) Tư tưởng của Mạnh tử . Xem sách ấy, ta có thể nhận được tư tưởng của mạnh tử về các vấn đề sau này: 1) Về luân lư. a) Ông xướng lên cái thuyết tính thiện để đánh đổ cái thuyết của người đương thời (như Cáo Tử) cho rằng tính người không thiện không ác. Theo ư ông, th́ thiên tính người ta vốn thiện, ví như tính nước vốn chảy xuống chỗ thấp; sở dĩ thành ác là v́ làm trái thiên tính đi, ví như ngăn nước cho nó phải lên chỗ cao vậy (xem bài dọc thêm số 2). b) Tính người vốn thiện, nhưng v́ tập quan, v́ hoàn cảnh v́ vật dục làm sai lạc đi, hư hỏng đi, vậy cần phải có giáo dục để muôi lấy ḷng thiện, giữa lấy bản tính. Mấy điều cốt yếu trong việc giáo dục ấy là: dưỡng tính (giữ lấy thiện tính), tồn tâm (giữa lấy ḷng lành), tŕ chí (cầm lấy chí hướng cho vững), dưỡng khí (nuôi lấy khí phách cho mạnh). -- (6) Mạnh Tử (372-289) tên là Kha, người đất Châu (nay thuộc tỉnh Sơn đông), ở về đời Chiến quốc, học tṛ Tử tư cháu đích tôn Khổng tử) Ông hiểu rơ đạo của Khổng tự, lại có tài hùng biện, thường đi du lịch các nước chư hầu (Tề, lương, Tống, đằng), muốn đem cái đạo của thánh nhân ra cứu đời, nhưng không được ông vua nào biết dùng. Sau lúc gần già thấy cái đạo ấy không thể thực hành được, ông về nhà dạy học tṛ và soạn ra sách Mạnh tử. Ông là người có công to nhất trong việc làm sáng tỏ đạo lư Nho giáo và bệnh vực đạo ấy để chống với các học thuyết khác về đời Chiến quốc, nên vẫn được coi là bậc á thánh (gần bậc thánh) -- c) Ông thường nói đến phẩm cách của người quân tử mà ông gọi là đại trượng phu hoặc đại nhân: bậc ấy phải có đủ bốn điêù là : nhân, nghĩa, lễ, và trí. 2. Về chính trị. Ông nói bậc làm vua trị dân phải trọng nhân nghĩa chớ đừng trọng tài lợi th́ mới tránh được sự biến loạn và việc chiến tranh (Xem bài đọc thêm số 3) 2) Ông cũng lưu tâm đến vấn đề kinh tế lắm. Ông nói: Người ta có hằng sản, rồi mới có hằng tâm, nghĩa là người ta có của cải đủ sống một cách sung túc th́ mới sinh ra có ḷng tốt muốn làm điêù thiện. Vậy bổn phận kẻ bề trên làp hải trù tính sao cho tài sản củadân được phong phú rồi mới nghĩ đến điều dạy dân và bặt dân làm điều hay được. Ông lại chỉ các phương lược mà các bậc vua chúa phải theo để làm cho việc canh nông, mục súc, công nghệ của dân được phát đạt. C) Văn trừ trong sách Mạnh tử.Mạnh tử không những là một nhà tư tưởng lỗi lạc, lại là một vậc văn gia đại tài. Văn ông rất hùng hồn, và khúc triết: ông nói điều ǵ, căi lẽ ǵ, thật là rạch ṛi, góc cạnh. Ông hay nói thí dụ: muốn cho ai hiểu điều ǵ, muốn bắt ai chịu phục lẽ ǵ, ông thường dẫn các thí dụ mượn ở sự vật cho người ta dễ nhận xét. Ông lại hay dùng thể ngụ ngôn hoặc kể những câu chuyện ngắn để diễn đạt tư tưởng cho người nghe vui thích và dễ nhận cái thâm ư của ông (Xem bài đọc thêm số 4). Kết luận. - Bộ Tứ thư là bộ sách gồm những điều cốt yêu của Nho giáo, ai muốn hiểu rơ đạo giáo ấy tất phải nghiên cứu bộ ấy. Trong bộ ấy, có nhiều câu cách ngôn xác đáng, nhiều chân lư đương nhiên đáng để cho chúng ta, bất kỳ là người nước nào, ở thời đại nào, ngẫm nghĩ suy xét và rất có bổ ích về đường tinh thần, đức hạnh của ta vậy. |
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (19-03-11)
|
#6
|
|||
|
|||
Các bài đọc thêm 1. Thế nào là hiếu? Mạnh Tử (7) hỏi thờ đáng thân thế nào gọi là hiếu? Đức Khổng nói rằng: “Thờ đấng thân mà không ngang trái là hiếu” Thầy Phàn Tŕ (8) ngự xe cho đức Khổng, đức Khổng bảo cho rằng: “Họ Mạnh tôn (8) hỏi ta điều hiếu ,ta thưa rằng: “Không ngang trái” Thầy Phàn Tŕ hỏi rằng: “Lời ấy là ư bảo thế nào?” Đức Khổng nói rằng: “Ta nói không ngang trái là không ngang trái với lẽ phải. Người con thờ đấng thân, khi đấng thân c̣n th́ phụng dưỡng cho phải lễ; khi đấng thân mất th́ tống táng cho phải lễ; khí tế đáng thân th́ tế cho phải lễ” Mạnh Vũ Bá (9) hỏi điều hiêú. Đức Khổng nói rằng: “Cha mẹ chị chăm lo về tật bệnh người con” Thầy Tử Du (10) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói rằng: “đời nay chỉ bảo rằng nuôi được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến loài hèn như khuyển mă, cũng c̣n nuôi nó cả. Nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính, th́ có khác ǵ!” Tử Hạ (11) hỏi điều hiếu, Đức Khổng nói rằng: “Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét mặt ḥa vui. Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ huynh, và có rượu cơm mời ngài xơi, những điều ấy có kể là hiếu đâu!” Luận ngữ (Thiên vi chính thứ hai, chương V – VIII) Nguyễn Hữu tiến và Nguyễn Đôn Phục dịch. Luận ngữ quốc văn giải thích (Đông kinh ấn quán, Hà Nội). 2.- Cái thuyết “tính thiện” của Mạnh tử. Cáo tử (12) nói rằng: Tính người ta cũng như nước chảy quanh vậy; khơi sang phương đông th́ chảy phương đông, khơi sang phương tây th́ chảy phương tây; tính người không phân biệt thiện với bất thiên, cũng như nước không phân biệt phương đông với phương tây vậy”. Thầy Mạnh nói rằng: “Nước đành là không phân biệt phương đông phương tây, nhưng lại không phân biệt chỗ cao chỗ thấp đấy ư? Tính người ta vốn thiện, cũng như nước vốn chảy chỗ thấp; tính người ta không có người nào là chẳng thiện, nước không có nước nào là chẳng chảy chỗ thấp. Nay nước kia đập mà cho bắn lên, có thể khiến vọt qua tràn; ngăn mà cho đi ngược, có thể khiến tràn đến núi; ấy há phải cái nguyên tính của nước thế đâu, v́ cái thế nó bị đập, bị ngăn th́ nó mới thế vậy; người ta mà khá khiến làm điều bất thiện, v́ cái tính nó bị vật dục che lấp cũng như nước bị người đập hay ngăn đi vậy. Mạnh tử (Thiên Cáo tử thượng, Chương 11) Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Đôn Phục dịch. Mạnh tử uqốc văn giải thích (Trung Bắc tân văn Hà Nội xuất bản) -- (7) Mạnh Ư tử : quan đại phu nước Lỗ, họ Trọng tôn, tên là Hà Kỵ. (8) Phàn Tŕ: học tṛ 9ức Không, tên là Tu, Mạnh tôn: tức : Trọng Tôn. (9) Mạnh Vũ Bá: con Mạnh Ư tử, tên là Trệ. (10) Tử Du: học tṛ đứcKhông, họ Ngôn, tên là Yến. (11) Tử Hạ: học tṛ đức Khổng, họ là Bốc, tên là Thương (12) Cáo tử: người đồng thời với thâỳ Mạnh. -- 3. Ông vua phải lấy nhân nghĩa làm đầu Thầy Mạnh yết kiến vua Huệ vương nước Lương. Vua hỏi: “cụ chẳng quản xa xôi ngh́n dặm mà đến đây, chừng cũng có thuật ǵ làm lợi cho nước tôi chẳng?” Thầy Mạnh thưa: “Nhà vua hà tất phải nói đến lợi, chỉ nên nói nhân nghĩa mà thôi. Nếu vua lên mà nói rằng làm thế nào có lợi cho nước ta, thời các quan Đại phu cũng bắt chước mà nói rằng làm thế nào lợi cho nhà ta; kẻ trên người dưới giao nhau tranh lợi, thời nước nguy mất! Rồ́ th́ có cái kẻ giết vua nước vạn thặng đó, tất là cái nhà thiên thặng; cái kẻ giết vua thiên thặng đó, tất là cái nhà bách thặng. Khi xưa đấng tiên vương chia đất: trong phần vạn, quan Công Khanh đă được phần thiên; trong hần thiên, quan Đại phu đă được phần bách; được thế cũng đă nhiêù lắm rồi, nếu lại cho nghĩa là hoăn mà bỏ lại sau, cho lợi là kíp mà xướng lên trước, thời cứ như cái ḷng tham lợi ấy, không cướp được của nhau, không biết thế nào là đủ. Chửa thấy kẻ có nhân mà bỏ cha mẹ ḿnh bao giờ; chửa thấy kẻ có nghĩa mà trễ nải việc vua ḿnh bao giờ. Vua cũng chỉ nên nói nhân nghĩa mà thôi, hà tất phải nói đến lợi. !” Mạnh tử (Thiên Lương Huệ vương, thượng. Chương 1) Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Đôn Phục dịch (Sách đă kể trước). 4. Vợ chồng người nước Tề. Một người nước Tề cùng ở một nhà với hai vợ. Người ấy cứ ngày ngày đi đâu về cũng thấy no say. Người vợ cả hỏi đi ăn uống với ai, th́ người ấy nói đi ăn uống rặt với những người sang giàu cả. Người vợ cả bảo người vợ lẽ rằng: “chồng ta đi đâu th́ cũng ăn uống no say rồi mới về. Hỏi th́ nói rằng: “Đi ăn uống với những người sang giàu hết cả. Thế mà ta chưa thấy ai là người sang trọng đến nhà ta. Ta sẽ ḍ xem chồng ta đi những đâu”. Ngày hôm sau, sáng dậy, người vợ cả lẻn đi theo chồng. Đi khắp mọi nơi, không thấy ai đứng nói chuyện với chồng ḿnh. Sau thấy người chồng đi đến xóm đông, chỗ có người đang cải mả, xin những đồ người ta cúng lễ xong mà ăn, ăn chưa đủ, lại nghễnh lên trông xem có chỗ nào lại đi đến xin ăn nữa. Ấy là cái cách của người ấy làm cho được no say là thế. Người vợ cả nói với người vợ lẽ rằng: “Người chồng là người của ta trông cậy suốt đời, nay đê hạ như thế đấy”. Người vợ cả nói cái xấu xa của chồng với người vợ lẽ, rồi cả hai cùng khóc ở giữa sân. Người chồng về không biết, hớn hở đi từ ngoài vào, lên mặt với hai vợ. Cứ người quân tử xét ra, th́ người cầu phú quư lợi đạt, mà thê thiếp không xấu hổ và khóc với nhau, là ít có vậy. Mạnh tử (Thiên Ly Lâu hạ, Chương XXXII) Lệ Thần Trần Trọng Kim dịch; Nho giáo quyển 1 (Trung Bắc tân văn Hà Nội) CÁC TÁC PHẨM KÊ ĐỂ KÊ CỨU 1) Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo, Etudes sur la littérature sinoannamite, Hanoi. Editions du Trung Bắc tân văn 1930. 2) Phạm Quỳnh, L’idéal du Sage dans la philosophie confucéenne (cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng) avec traduction annamite. Nam phong tùng thư, Hanoi, Đông kinh ấn quán x.b.1928. 3) Lệ Thần Trần Trọng Kim, Nho giáo, Quyển 1. Hanoi. Editions du Trung Bắc tân văn, 1930. 4) Nguyễn Hữu Tiến, Học thuyết thầy Mạnh, N.P.t.XXXII. số 133 tr. 340-350. |
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (19-03-11)
|
#7
|
|||
|
|||
Chương 4 Nói qua về ngũ Kinh A) Ngũ kinh (năm cuốn sách) ũng như Tứ thư, là những sách gốc của Nho giao. Nguyên trước có sau kinh, nhưng v́ sự đốt sách của Tần Thủy hoàng (246-209). một kinh kinh là Kinh Nhạc (am nhạc) mất đi (1) B) Ngũ kinh là: 1) Thi (thơ), do đức Khổng tử sưu tập và lựa chọn, sẽ nói rơ về sau. 2) Thư (nghĩa đen là ghi chép) , do đức Không tử sưu tập, trong chếp điển, mô, huấn, cáo, thệt, mệnh (2) của các vua tôi bên Tàu tự đời Nghiêu, Thuấn đến đời Đông Chu (tự năm 2357 đến năm 77t tr. T.L) 3) Dịch (nghĩa đen là thay đổi) là cuốn sách sách tượng số dùng về việc bói toán và sách lư học cốt giải thích lẽ biến hoá của trời đất và sự hành 9dộng của muôn vậ.t Nguyên vưa Phục HI (4480-4365) đặt ra bát quái (tám quẻ, tức là tám h́nh vẽ),tám quẻ ấy lại lần lượt đặt trồng lên nhau thành ra 64 trùng quái (quẻ kép); mỗi trùng quái có sáu nét vạch (hoặc vạch liền biểu thị lẽ dương, hoặc vạch đứt biểu thị lẽ âm gọi là hào, thành ra 384 hào. 4) Lễ kư (chép về lễ) là sách chép các lễ nghị trong gia đ́nh, hương đảng và triều đ́nh. Hiện cuốn Lễ kư c̣n truyền lại đến giờ phần nhiêù là văn của Hán nho, chứ chính văn do đức Khổng tử san định về đời Xuân thu không c̣n mấy. 5) Xuân thu (mua xuân và mùa thu), nguyên là sử kư nước Lỗ, do đức Khổng tử san định lại, chép công việc theo thể biên niên tự năm đầu đời Lỗ Ẩn công đến năm thứ 15 đời Lỗ Ai công (tự 722 đến năm 481 tr. T.L) cộng là 243 năm. Lược sử kinh Thi. A) Kinh Thi vốn là những bài ca dao ở nơi thôn quê và nhạc chương ở nơi triều miếu của nước Tàu về đời thượng cổ. Các thiên trong “Thương tụng” (Xem ở dưới) có lẽ làm tự đời nhà Thương (1783-1135), c̣n các thiên khác đều làm về đời nhà Chu, tự thế kỷ thứ XII đến thế kỷ thứ VI. Các bài ấy do các nhạc sư sưu tập và đem hát trong khi có yến tiệc và tế lễ. B) Nguyên trước có đến gần ba ngàn thiên, sau Đức Khổng tử lựa chọn lấy hơn ba trăm thiên và theo ư nghĩa các thiên sắp đặt thành bốn phần. C) Đến đời Tần Thủy hoàng, Kinh Thi, cũng như các kinh khác bị đốt, nhưng có nhiều nhà Nho c̣n nhớ. D) Đến thế kỷ thứ II tr. TL về đời nhà Hán, có bốn bản kinh Thi xuất hiện, đại thể giống nhau, duy chữ viết có khác. Truyền lại đến nay là bản của Mao Công (tức Mao Trường) Nội dung của kinh Thi. Kinh Thi có bốn phần gồm 305 thiên (bài thơ) . Trong đó có 6 thiên chỉ truyền lại đề mục mà không c̣n bài. Mỗi thiên lấy vài chữ chính trong thiên làm đề mục và chia ra làm nhiều chương. Bốn phần trong kinh thi là : Quốc phong, Tiểu nhă, Đại nhă và Tụng. A) Quốc Phong - Quốc nghĩa làn ước (đây là các nước chư hầu về đời nhà Chu) phong nghĩa đen là gió; ư nói các bài hát có thể cảm người ta như gió làm rung động các vật. Vậy quốc phong là những bàica dao của dân các nước chư hầu mà đă được nhạc quan của nhà vua sưu tập lại. Quốc Phong chia làm 15 quyển, mỗi quyển là một nước, gồm có: 1) Chính phong (hai quyển Chu nam và Thiệu nam) (3) gồm những bài hát tự trong cung điện nhà vua truyền ra khắp thiên hạ. 2) Biến phong , gồm những bài hát của 13 nước chư hầu khác. B) Tiểu nhă. Nhă nghĩa là chính đính, gồm những bài hát dùng ở nơi triều đ́nh. Tiểu nhă chỉ những bài dùng trong những trường hợp thường như khi có yến tiệc. Tiểu nhă gồm có 8 thập, mỗi thập có 10 thiên. C) Đại nhă.- Đại nhă chỉ những bài hát dùng trong những trường hợp quan trọng như khi thiên tử họp các vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường. Đại nhă gồm cỏ thập, mỗi thập 10 thiên, trừ thập thứ ba có 11 thiên. D) Tụng.- Tùng nghĩa là khen, gồm những bài ngợi khen các vua đời trước và dùng để hát ở nơi miếu đường. Tụng có 5 quyển gồm 40 thiên, chia ra làm: 1) Chu tụng: 31 thiên (3 quyêể đâầ) 2) Lỗ tụng : 4 thiên (quyển thứ 4) 3) Thương tụng: 5 thiên (quyển thứ 5). Thể văn trong Kinh Thi.- A) Các bài trong Kinh Thi viết theo thể thơ 4 chữ (thỉnh thoảng có câu 3 chữ hoặc 5 chữ. B) Cách kết cầu các bài làm theo ba thể: 1) Thể phú (xem bài đọc thêm số 1) 2) Thể tỷ (Xem bài đọc thêm số 2) 3) Thể hứng (xem bài đọc thêm số 3) Ba thể ấy đă giải thích rơ trong chương thứ I (mục nói về Ba thể văn trong ca dao). Luân lư trong Kinh Thi.- A) Đức Khổng tử đă nói: “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: Tư vô tà. , nghĩa là: Cả ba trăm thiên Kinh Thi, chỉ một câu có thể chùm được, là: Không nghĩ bậy. (Luận ngữ: Vi chính II). Vậy người đọc Kinh Thi phải làm thế nào cho ḷng ḿnh không nghĩ đến điều sằn bậy, dâm tà để có được tính t́nh trong sạch; đó là bài học luân lư của sách ấy, mà cũng là chủ ư của đức Không tử khi ngài san định kinh ấy. B) Ngài lại nói: “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán, nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa chi ư điểu thú, thảo mộc chi danh. , nghĩa là: Xem kinh Thi, có thể phấn khởi được ư chí, xem xét được việc hay dở, ḥa hợp với mọi người, bầy tỏ nỗi sầu oán, gần th́ học việc thờ cha, xa th́ học việc thờ vua, lại biết được nhiều tên chim muông cỏ cây. (Luận ngữ: Dương Hoá, XVII). Đó là sự ích lợi của việc đọc kinh Thi. Đọc kinh Thi, biết được những điều ǵ? đọc kinh Thi, ta biết được tính t́nh, phong tục của người dân và chánh trị các đời vua cùng các nước chư hầu ở nước Tàu về đời Thượng cổ. Thí dụ: Đọc Mân phong, ta biết được tục cần kiệm của người dân nước ấy. Đọc Vệ phong, ta biết được tục dâm bôn của người dân nước âư. Đọc Tần phong, ta biết được sự hối quá của người dân nước ấy. Đọc Đại nhă, Tiểu nhă, ta biết được chánh trị của nhà Chu thịnh suy thế nào. Ảnh hưởng kinh Thi đối với văn chương nước Tàu và nước Nam. A) Kinh Thi là một cái nguồn thi hứng các thi sĩ thường mượn đề mục ở đâư. B) Kinh Thi lại là một cái kho điển tích: các nhà làm văn hay lấy điển hoặc lấy chữ ở đấy. Ta cứ đọc Truyền Kiều th́ thấy rất nhiều điển và chữ mượn ở Kinh Thi. Kết luận. Kinh thi, cũng như ca dao của ta, là cái nền thơ lối cổ của nước Tàu, trong đó có nhiêù bài mô tả tính t́nh, phong tục dân Tàu một cách chất phác, hồn nhiên, thật là một cái kho tài liệu cho ta khảo cứu vậy. CÁC BÀI ĐỌC THÊM Rau quyền nghiêng giỏ c̣n vơi, Hái rau ḷng những nhớ người nẻo xa. Nhớ ai thơ thẩn ḷng ta, Giỏ rau đặt xuống bên kia vệ đường. Lên g̣, lên núi, ta lên đồi; Ngựa chồn, tớ mệt ta ngồi nghỉ ngơi. Chén vàng rót rượu đầy vơi, Cho khuây khỏa nỗi ngậm ngùi nhớ thương. Thơ nầy là bà Hậu phi (vợ Chu Văn Vương) tự làm ra, xem mà cũng đủ thấy cái tính t́nh trinh tĩnh và chuyên nhất. Ấy hoặc là đương những khi Văn đi chầu, đi hội, đi đáp dẹp các hơi, hay trong lúc phải ngồi ở Dữu lư (4) mà bà Phi ở nhà làm ra chăng? Nhưng không thể xét được vậy. Thi kinh (Quốc Phong, Chu Nam, Quyển nh́) Nguyễn Khắc Hiếu, Nghiêm Thượng Văn Đặng đức Tộ cùng dịch Kinh Thi, Quyển thứ nhất (Nghiêm Hàm ấn quán, Hà nội). Gió đông hong Gió ḥa mưa thuận Dốc một ḷng Có giận nhau chi! Ḱa như phong phỉ rau kia Hái rau sao có kể ǵ cuống rau. Tiếng tăm trong sạch trước sau. Sống cùng nhau, thác cùng nhau với mầy. Đây là thể tỷ - Rau phong, rau phỉ, ngọn và cuống đều ăn được cả mà cuống nó thời có lúc ngon, có lúc không ngon. Người đàn bà bị chồng bỏ, cho nên làm ra thơ nầy, để kể những t́nh thương nỗi oán. Nói âm dương ḥa mà rồi mới có mưa thuận, vợ chồng ḥa mà rồi mới nên cửa nhà, cho nên trong đạo vợ chồng, nên rằng gắng gượng để cùng ḷng với nhau mà không nên đến có sự giận dữ. Lại nói như hái rau phong, rau phỉ, không nến thấy v́ cái cuống nó không ngon mà bỏ cả cây rau: vợ chồng với nhau, không nên v́ nhan sức kém xưa mà phụ nhau vậy. Tiếng tăm giữ được trong sạch thời cũng đáng cùng mầy cho đến thác, chớ sao. Thi kinh (Quốc phong, Bội Phong, Cốc phong. Chương thứ I ) Nguyễn Khắc Hiếu, Nghiêm thượng Văn, , Đặng Đức Tô cùng dịch (sách đă kể trên). Kià trông con én nó bay Nó sa cành nầy, nó liệng cánh kia, Gă kia bước chân ra về, Ta tiễn ḿnh về, đến quăng đồng không. Trông theo nào thấy mà trông, Nước mắt ta khóc ṛng ṛng như mưa. Đây là thể hứng. Gă kia là nói vào nàng Đái Vỹ. Về là về hẳn nhà bố mẹ đẻ. Bà Trang Khương không có con, lấy con của nàng Đái Vỹ (người con gái của nước Trần, cũng lấy vua Trang công) để ra, tên là Hoàn, làm con ḿnh. Vua Trang công mất. Hoàn lên ngôi, bị Châu Hu (con của một người thiếp yêu) giết chết. Vậy nên Đái Vỹ về hẳn nhà (nước Trần) mà Trang Khương đi tiện làm ra bài thơ nầy. Kià trông con én nó bay, Bay bổng nơi nầy, bay xuống nơi kia. Gă kia bước chân ra về Ta tiễn ḿnh về, chẳng quản đường xa. Trông theo nào thấy đâu mà Một ḿnh thơ thẩn đứng mà khóc thương. Đây là thể hứng. Ḱa trông con én nó bay. Kêu lên tiếng nầy, kêu xuống tiếng kia. Gă kia bước chân ra về. Ta tiễn ḿnh về , xa tiễn sang nam. Ḷng ta vơ vẩn ai làm. Trông theo chẳng thấy cho thêm nhọc ḷng. Đây là thể hứng. Tiễn sang nam là v́ nước Trần ở phía nam nước Vệ. Thi Kinh (quốc Phong, Hội phong, Yến-yến. chươngI, II, II) Nguyễn Khắc Hiếu, Nghiêm Thượng Văn, Đặng Đức Tô cùng dịch. (Sách đă kể trên) (1) chỉ c̣n lại một thiên, sau đem vào sách Lễ kư, đặt là thiên nhạc kư. (2) Điển là phép tắc: mô: mưu bàn, kế sách; huấn : lời dạy dỗ; cáo: lời truyền bảo, thệ: lời răn bảo tướng sĩ; mệnh: mệnh lệnh. (3) Chu nam, Thiệu nam: Chu và Thiệu là tên đất (nay là đất huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây; nam là nước chư hầu ở phương nam. Đất chu, đất Thiệu nguyên là cố ấp của nhà Chu. đến đời chu Văn Vương mới chia cho 2 người con là Đán và Thích: Đán được ăn phần đất Chu nên gọi là Chu công, Thích được ăn phần đất Thiệu nên gọi là Thiệu công. (4) Hữu lư là chỗ vua Trụ giam vua Văn phải ngồi tù ở đó (lời chú của dịch giả) Lần sửa cuối bởi phale; 18-03-11 lúc 11:19 AM |
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (19-03-11)
|
#8
|
|||
|
|||
Chương 5 Sự truyền bá Hán học ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Từ khi nước ta nội thuộc nước Tàu (111 tr.TL) chữ Nho cùng Hán học dần dần truyền bá sang nước ta. Sự truyền bá ấy nhờ mấy duyên cớ naỳ: A) Các lương lại Tàu đă có bụng tốt mở mang việc học trong xứ ta. Trong số ấy, sử c̣n ghi tên những ông sau này: 1. Tích Quang, làm thái thú quận Giao chỉ về đờ Hán B́nh đế, dạy dân lấy điêù lễ nghĩa (CM. tiền biên, q.2, tờ 9b) 2. Nhâm Diên làm thái thú quận Cửu chân từ năm 29 đến năm 33, dạy dân lễ giá thú (CM. tiền biên q.2 tờ 9a) 3. Sĩ Nhiếp làm thái thú quận Giao chỉ từ năm 187 đến năm 226. Ông là một người có văn học, lại chăm mở mang việc học, nên vẫn được suy tôn là “Nam bang học tổ". (Ông tổ việc học ở nước Nam). Nhưng ta không nên lầm tưởng ông là người đầu tiên đem chữ Nho sang dạy dân ta; ông chỉ là một người có công to trong việc truyền bá Hán học ở xứ ta thôi. 4. Đỗ Tuệ Độ làm thứ sử Giao châu về cuối đời nhà Tấn (đầu thế kỷ thứ V) , chăm việc mở trường dạy dân học (CM. tiền biên, q.3, tờ 24b). B) Các sĩ phu Tàu chạy loạn sang nước ta. 1. Về thời Vương Măng (1) (8-23), có nhiều quan lại và sĩ phu nhà Hán, không muốn thờ kẻ tiếm nghịch, chạy sang đất Giao chỉ theo Tích Quang , rồi khuyến khích và giúp đỡ quan Thái thú trong việc truyền bá văn hóa Tàu ở xứ ta. (Theo H. Maspèro, BEFEO, XVIII, số 3, tr.12) 2. Lại sau khi vua Hán Linh đế mất (189) nước Tàu rối loạn, chỉ có đất Giao chỉ là yên ổn, bởi thế bấy giờ có nhiều người danh vọng ở bên Tàu chạy sang ở bên ta (Theo P.Pélliot, T’oungpao, 1918-1919, tr.273) Xem hai việc ấy đủ biết trong khi nước ta nội thuộc nước Tàu, có nhiều bậc học thức người Tàu sang ở bên ta, rồi truyền bá Hán học ở đấy. C) Các nhà sư Tàu (sẽ nói rơ trong Chương sau). D) Các học sinh người Nam sang du học ở Tàu: đó là vấn đề ta sẽ xét ở đoạn dưới. Học sinh người Nam sang du học ở Tàu. A) Nguyên nhân.- tuy các nhà cầm quyền người Tàu có lo đến việc dạy dân ta học chữ Nho thật. Nhưng nền học ấy vẫn ở một cái tŕnh độ thiển cận: mục đích chỉ cốt luyện lấy người dùng làm lại thuộc ở các ty, các nha, chứ không phải là đào tạo nhân tài. V́ thế những người tuấn tú trong nước ta muốn học cho thành tài tất phải sang bên Tàu. B) Các người hiển đạt và nổi tiếng. – Trong số các người sang du học ở bên Tàu, sử sách c̣n ghi tên mấy người hiền đạt và nổi tiếng là những người nầy: 1. Trương Trọng đi du học ở đất Lạc dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam) về đời Hán Minh đế (58-75), sau được bổ làm quan thái thú ở Kim thành (tên quận, nay thuộc tỉnh Cam túc) (theo Chu bội Liên, tựa sách Thánh mô hiền phạm của Lê Quư Đôn) . 2. Lư Tiến được bổ làm thứ sử ở Giao chỉ năm 187 (Hán Linh đế, Trung b́nh thứ 4). Ông có dâng sớ xin cho người Giao chỉ được bổ làm quan như người ở trung châu bên Tàu. Vua Tàu chỉ cho những người đỗ mậu tài (2) hoặc hiếu liêm (3) được làm lại thuộc ở trong xứ, chứ không được làm quan ở trung châu. 3. Lư Cầm làm túc vệ trong điện vua nhà Hán lúc bấy giờ, thấy việc của Lư Tiến xin không được, mới rủ mấy người đồng hương ra cùng kêu xin. Vua nhà Hán bèn bộ một người Giao chỉ đổ mậu tài làm quan lệnh ở Hạ dương, và một người đổ hiếu liêm làm quan lệnh ở Lục Hợp . Sau Lư Cầm làm quan đến Tư lệ hiệu úy (CM, tiền biên, q.2. tờ 26) 4. Khương Công Phụ ở về đời Đường Đức Tôn (78-804), đậu tiến sĩ, làm quan đến chức b́nh chương (An nam chí nguyên, bản in PQVĐHX, tr.178-180) Ảnh hưởng về việc học sinh ta sang du học bên Tàu. Việc học sinh ta sang du học ở Tàu có ảnh hưởng đến sự truyền bá Hán học ở nước ta. Cái ảnh hưởng ấy phát triển ra có hai cách: a) Các học sinh thành tài về nước đem những điều ḿnh đă học được mà truyền dạy cho người đồng bang. b) Cái gương các học sinh thành tài được hiển đạt, vinh dự làm cho các người trong nước nức ḷng mà chăm chỉ học tập, nhờ đó mà Hán học càng ngày càng lan rộng trong nhân gian. Các tác phẩm kê cứu. (1) Nguyễn Bá Trác, Bàn về Hán học, N.P.VII , số 10 tr.324-336 (2) Lê Thước. L’Enseignement des caractères chinois: Ext. de la Revue indochinoise, 1921, Hanoi, Imp, d’Extrème-Orient. -- Chú thích : (1) Vương Măng: nguyên làm quan với nhà Hán, rồi giết vua B́nh đế mà tiếm ngôi vua sau bị vua Hán Quang Vũ giết chết. (2) Mậu tài: tức là tú tài. Sau v́ vua Hán Quang Vũ tên là Tú, nên đỗi chữ tú là chữ mậu. (3) Hiếu liêm: vua Hán Vũ đế bắt đâù truyền lệnh cho mỗi quận trong nước cử một hiếu liêm; các đời sau cũng theo lệ ấy: châu thi cử tú tài, quận thi cử hiếu liêm. |
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (19-03-11)
|
#9
|
|||
|
|||
Chương 6 Trong hai chương thứ ba và thứ tư, ta đă xét qua hai bộ Tứ thư và Ngũ kinh nói về học thuyết Nho giáo là cái đạo giáo được Việt Nam tôn sùng nhất. Nhưng trừ Nho giáo ra, người nước ta c̣n chịu ảnh hưởng của hai tôn giáo khác nữa là Phật giáo và Đạo giáo, mà cả hai tôn giáo ấy cũng từ nước Tàu, hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp, truyền sang ta. Vậy ta phải xét quả chủ nghĩa hai tôn giáo và sự truyền bá hai tôn giáo ấy trong nước ta như thế nào ? Phật giáo. Phật tổ. Người sáng lập ra Phật giáo (hoặc Thích giáo là Tất Đạt Đa, họ Cồ Đàm (Gotama), thuộc ḍng Thích ca hoặc Thích già (Sakya); bởi thế ta thường gọi ngài là Thích ca mâu ni (Sakya Muni) (mâuni: tịch mịch, lặng lẽ). Ngài sinh ở thành Ca-tỳ-la (Kapilavastu) ở phía bắc Ấn độ, vào thế kỷ thứ VI và mất vào khoảng năm 480 tr.T.L nghĩa là ở đồng thời với Đức Khổng tử. Ngài là con một nhà quí tộc, có vợ con, nhưng thấy sự khổ sở của người đời, bỏ cả quyền vị phú quí, đi tu trong sáu năm, sau ngài tỉnh ngộ, tự xưng là Như lai (1), rồi đi thuyết pháp các nơi để truyền đạo giáo của ngài. Đời sau gọi ngài là Phật (2) và tôn ngài là ông tổ Phật giáo. -- (1) Như lai: Bậc giác vi như, kim giác vi lại, nghĩa là: vốn biết là như, nay biết là lai (đạo viên tập) (2) Phật , hoặc Phật đà hoặc Bồ đề (chữ Phạn là Bouddha) nghĩa là giác (biết): một là tự giác (tự ḿnh tỉnh ngộ), hai là giác tha (thuyết pháp để cứu độ người khác), ba là giác hành viên măn (sự biết và làm đều trọn vẹn) -- Chủ nghĩa của đức Thích ca. A) Đức Thích ca nhận thấy cuộc đời là khổ ải tức là biển khổ (sinh, lăo, bệnh, tử, v.v.) mà người ta bị trầm luân nghĩa là ch́m đắm trong đó. Sự khổ ấy, không phải một kiếp nầy phải chịu mà hết kiếp nầy sang kiếp khác, cứ sinh tử, tử sinh măi mà chịu nỗi khổ ấy không bao giờ thôi: tức là người ta phải ở trong ṿng luân hồi nghĩa là cái bánh xe xoay hết ṿng lại trở lại măi. Cái nghiệp ta chịu kiếp nầy là cái quả của công việc ta về kiếp trước mà những công việc của ta về kiếp nầy lại là cái nhân của nghiệp ta về kiếp sau, thế là ta cứ phải chịu sự nghiệp báo (karma) ấy măi. B) Cái nguyên nhân của sự khổ là ǵ? Chính là ḷng tham muốn của người ta: tham sống, tham sướng, tham mạnh. C) Vậy muốn diệt khổ nghĩa là dứt hết nổi khổ năo th́ phải tiêu trừ ḷng ham muốn không để cho c̣n một chút nào. Muốn thế, phải dốc chí tu hành, chánh tâm theo đạo để cắt đứt những cái nhân duyên nó ràng buộc ḿnh ở trần thế. Khi đă diệt được sự khổ rồi, tức là được giải thoát, nghĩa là ra khỏi ṿng luân hồi, nghiệp báo, không sinh không tử nữa mà tới cơi Niết bàn (Nirvana). Tóm lại, đức Phật cho đời người là khổ và mục đích lập giáo của ngài là cứu độ chúng sinh cho thoát nỗi khổ năo (Xem bài đọc thêm số 1 và số 2) Sự bành trướng của Phật giáo. – Sau khi Phật tổ mất, Phật giáo dần dần lan rộng: A) Trong nước Ấn độ, thoạt tiên ở khu vực sông Hằng Hà (Gange) là nơi sinh trưởng của Phật tổ rồi đến khắp cả nước Ấn Độ (thế kỷ thứ III tr.T.L) B) Ra các nước ngoài do hai đường: 1) Do đường bộ, sang các nước Trung hoa (thế kỷ thứ I, về đời nhà Hán), Cao ly (thế kỷ thứ IV), Nhật Bản (thế kỷ thứ VI), các xứ ở Trung Á như Tây Tạng, Mông Cổ (thế kỷ thứ VII). 2) Do đường thủy sang đảo Tích Lan (Sri Lanka), Nam dương quần đảo (Indes Néerlandaises)v.v. Sự truyền bá Phật giáo ở nước Nam. - Phật giáo truyền sang nước ta do hai cách: A) Nhờ các vị sư Tàu sang tránh nạn ở Bắc kỳ, sau khi vua Hán Linh đế mất (189) trong khi nước Tàu có nội loạn (cuối thế kỷ thứ II và đầu thế kỷ thứ III): B) Nhờ các vị sư người Thiên trúc : Khang cư, Nguyệt thị, Indoseythe (4) sang ở nước ta, hoặc đi qua nước ta để sang Tàu trong thế kỷ thứ III. Xem thế th́ biết Phật giáo sang ta hoặc theo cách trực tiếp từ Ấn độ sang, hoặc theo cách gián tiếp tự bên Tàu sang. Nhưng về sau cái ảnh hưởng Phật giáo Tàu mạnh hơn nên nay Phật giáo ở bên ta cũng theo phái Đại thừa (5) như ở bên Tàu vậy. Lịch sử Phật giáo ở nước Nam. Có thể chia ra làm ba thời kỳ: A) Thời kỳ truyền bá (từ cuối thế kỷ thứ II đến cuối thế kỷ thứ VI, tự lúc nội thuộc nhà Hán đến hết đời Nam Bắc triều): nhờ các vị sư Tàu và thứ nhất là các vị sư Ấn độ mà Phật giáo dần dần truyền trong dân gian, nhưng chưa có tổ chức ǵ. B) Thời kỳ phát đạt: (tự thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV , từ lúc nội thuộc nhà Tùy đến cuối đời nhà Trần): trong thời kỳ này, có ba Thiền phái (6) kế tiếp nhau thịnh đạt ở nước ta. 1) Tự năm 580, vị sư người Tây trúc tên là TiniĐaLưuChi, đến ở chùa Pháp vân (nay thuộc tỉnh Bắc ninh) lập một Thiền phái thứ nhất ở nước Nam truyền được 19 đời (680-1216) trong các vị Pháp Hiền (+626), Đỗ Pháp Thuận (+990+, Vạn Hạnh (+1018), Từ Đạo Hạnh (+1122). 2) Tự năm 820, vị sư người Tàu tên là Vô Ngôn Thông đến ở chùa Kiến sơ (ở làng PHù đổng, huyện Tiên du, tỉnh Bắc ninh) lập một Thiền phái thứ hai truyền được 14 đời (820-1221) trong có các vị sư Ngô Chân Lưu (+1011) và vua Lư Thái Tôn (1000-1054) . 3) Đến thế kỷ thứ XI, vị sư Tàu tên là Thảo Đường được phong làm quốc sư lập một Thiền phái thứ ba truyền được 5 đời (1069-1205), trong các vị vua nhà Lư: Thánh tôn (1023-1072), Anh Tôn (1136-1175), Cao tôn (1173-1210) Trong thời kỳ nầy, đạo Phật ở nước ta rất thịnh, hầu được coi như quốc giáo: triểu đ́nh đặt chức quốc sư, mở khoa thi tam giáo (Nho, Phật, Lăo); nhiêù ông vua nhà Lư, nhà Trần đi tu sau khi thoái vị và chùa chiền dựng lên ở trong nước rất nhiều. C) Thời kỳ suy đồi (từ thế kỷ thứ XV tức là tự đời Hậu Lê trở về sau): Phật giáo bị phái Nho công kích không được nhà vua săn sóc đến nữa, lâu dần thành một tôn giáo của dân chúng, không có tổ chức thống hệ ǵ nữa. Các tăng ni phần nhiều là người vô học thức bày ra các mối dị đoạn, các lễ nghi phiền phức để cho bọn hạ lưu (thứ nhất là đàn bà) dua theo c̣n các giáo lư cao thâm của đạo Phật ít người hiểu nữa. -- (3) Khang cư (Sogdiane): tên cũ một xứ ở Châu Á, nay là xứ Boukhara thuộc Turkestan russe. (4) Nguyệt thị (Indescythe): giống người ở phía bắc Ấn độ, phía trên sông Indus bây giờ. (5) Vào khoảng thế kỷ thứ II sau T.L, Phật giáo chia làm hai phái: một là Tiểu thừa (nghĩa đen là xe nhỏ: chữ phạn là Hinayâna) về giáo lư th́ Tiểu thừa được giữ chính truyền của Phật tổ hơn. Về sau các nước thuộc về Nam tôn (như Tích lan, Xiêm la, Miến điện, Cao Miên) theo phái Tiểu thừa, cón các nước htuộc về Bắc tôn (như Tây tạng, Trung Hoa, Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam ) theo phái đại thừa. (6) Thiền phái hoặc thiền tôn: Một phái của Phật giáo do ông tổ thứ 28 là Bồ đề đạt ma (Bodhidharma - mất năm 528) người Thiên trúc, sang đất Quảng Châu bên tàu về đời nhà Lương lập ra. Thiền nghĩa là thanh tĩnh; phái này cốt đem ḷng thanh tĩnh để tu luyện cho thành Phật, không cần văn tự nên cơng bọi là “tâm tôn”. -- 2. Đạo giáo Lăo tử.- Người sáng lập ra Đạo giáo là Lăo Tử (hai chữ này chỉ là danh hiệu và nghĩa là “ông thầy già”, nhưng thân thế của ông ,ta không biết rơ. Theo sách Sử kư của Tư mă Thiên (7) th́ ông họ là Lư, tên là Nhĩ tự là Bá dương thụy là Đam người huyện Hỗ thuộc nước Sở (nay thuộc tỉnh Anh huy) không rơ sinh và mất năm nào (có sách cho là sinh năm 570 và mất năm 490 tr.TL(nhưng cũng ở đồng thời với đức Khổng tử, nghĩa là vào thế kỷ thứ VI tr.T.L v́ sử chép rằng năm 522, Khổng tử có một lần đến hỏi lễ ở ông. Ông có làm quan trụ hạ sử (quan giữa công văn) nhà Chu. Sau ông bỏ đi về phía tây (Cam túc), không biết rồi ra thế nào. Nhưng có người lại bác cái thuyết ấy, cho rằng Lăo tử chính tên là Dương Bá Phú ở vào thế kỷ thứ VIII tr.TL chứ không phải là Lăo Đam ở đời Xuân thu nói trên. Dù sao chăng nữa, ông có viết ra Đạo đức kinh (hai thiên, 81 chương, hơn năm ngàn lời nói) để bày tỏ cái tôn chỉ của ông, bởi thế mới gọi cái đạo của ông sáng lập là đạo giáo. Về sau lại có Liệt tử và Trang Tử cũng làm sách để diễn giải và truyền bá cái tôn chỉ của ông và bài bác các học thuyết khác, thứ nhất là Nho giáo. -- (7) Tư Mă Thiên: Một đại sử gia nước Tàu vào thế kỷ thứ I tr. T.L về đời nhà Hán. (8) Liệt tử: Họ Liệt, tên là Ngự Khấu người nước trịnh (nay thuộc tỉnh Hà Nam) ở về đời Chiến Quốc, vào quảng thế kỷ thứ V, thứ IV tr. TL . Các môn đệ của ông chép những lời ông dạy thành chữ Liệt Tử gồm có 8 thiên. (9) Trang Tử: tên là Chu, người đất Mông (nay thuộc tỉnh An Huy) ở về đời Chiến quốc, vào thế kỷ thứ IV tr. TL soạn ra sách Trang tử gồm hơn mươi vạn lời nói. -- Tôn chỉ của Lăo tử A) Về triết lư.- Lăo tử cho Đạo là một nguyên lư rất huyền diệu do đấy mà sinh ra trời đất và vạn vật. Đạo vốn là đơn nhất, sinh ra âm dương; âm dương sinh ra trời, đất và khí; trời, đất và khi sinh ra muôn vật, muôn vật sinh ra khắp cả thế gian, rồi quay trở về Đạo. Trở về Đạo,rồi lại hóa ra vạn vất, cứ đi đi về về măi thế, tức là cái cuộc biến cải sống chết ở đời, mà là cái cuộc tuần hoàn theo lẽ tự nhiên. B) Về Luân lư.- Người ta muốn theo đạo th́ nên thanh tĩnh vô vi. Nghĩa là phải tuyệt hết cái bụng nghĩ ngợi, ham muốn và quên cả h́nh hài đi để được trong sạch yên lặng mà không hành động ǵ cả, cứ phó mặc tự nhiên không phải nhọc trí nhọc sức. Sở dĩ người ta phải khổ sở, lo nghĩ là v́ phải hành động mà nguồn gốc của sự hành động là dục t́nh; bởi thế, nếu dứt hết dục t́nh th́ không hải hành động, không phải lo nghĩ khổ sở mà ḷng được thư thái, thân được an nhàn. Cho nên trong nhân loại kẻ gần Đạo nhất là đứa anh nhi mà người có nhiều đức cũng hồn nhiên như đứa bé con vậy. Đạo giáo biến đổi thế nào? – tư tưởng của Lăo tử là một nền triết học cao thâm quá, người thường không hiểu, nên không bao lâu đạo ấy biến đổi đi mà thành một tôn giáo có nhiều dị đoan và ảo thuật. Người ta tôn Lăo tử làm Thái thượng Lăo quân và bày ra thuật tu tiên, luyện đan (luyện thuốc tràng sinh bất tử), thuật số, phù thủy v.v. .. Sự truyền bá Đạo giáo sang nước ta. Đạo giáo truyền sang ta từ đời Bắc thuộc, những không có môn phái thống hệ ǵ. Bậc thượng lưu học thức xem sách của Lăo tử và của các môn đồ Đạo giáo như Liệt tử, Trang tử th́ nhiễm những tư tưởng tiêu diêu phóng khoáng, chán đường công danh phú quư, cần sự an nhàn tự do. C̣n thường dân th́ tin các dị đoan về thần tiên, về phù thủy và theo các ảo thuật như bùa bèn, ấn quyết v.v.. Ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo đối với văn chương của ta.- Không kể phương diện tín ngưỡng và dị đoan, Phật giáo và Đạo giáo rất có ảnh hưởng đến văn chương nước ta. Trong tác phẩm cũ của ta, bao nhiêu những tư tưởng phóng khoáng, nhàn tản, yếm thế là do ở đạo giáo mà ra. Thí dụ, trong tập thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và trong tập hát nói của Nguyễn Công Trứ, những bài vịnh cảnh nhàn đêù là chịu ảnh hưởng của Đạo giáo cả. C̣n những tư tưởng về khổ ải, trầm luân, nhân quả, nghiệp báo, là do Phật giáo mà ra cả. Ta cứ xem khúc Cung oán (đoạn nói về cuộc đời khổ sở) và Truyện Kiều th́ thấy nhiều ư tưởng đă thoát thai ở Phật giáo mà ra. Các bài đọc thêm. 1) Phật thuyết pháp lần thứ nhất về “tứ diệu đề” “Nầy các thầy sa môn, ở đời có hai sự thái quá, người tu đạo phải lánh xa. Hai sự thái quá là ǵ? Một là đam mê trong ṿng sắc dục : như thế th́ hèn xâú, trái với đạo lư, uổng công không đáng. Này các thầy sa môn, hai sự thái quá ấy , Như lai đều phải lánh xa cả. Như lai đă t́m được con đường đi giữa, để mở mặt, mở trí cho người ta, khiến cho tinh thần được b́nh tĩnh, được thông tỏ, được sáng suốt, được tới cơi nát bàn. Vậy các thấy có biết con đường giữa mà như lai đă t́m được ấy, con đường đểm ở mắt mở trí cho người ta, khiến cho tinh thần được b́nh tĩnh, được thông tỏ, được sáng suốt, đươc tới cơi nát bàn ấy, là ǵ không? Con đường thần diệu ấy gọi là đường bát chính: 1) Chính kiến (samyaksadrsti), nghĩa là thành thực mà tin đạo; 2) Chính tư duy (samyaksankalpa) , nghĩa là thành thực mà suy xét; 3) chính ngữ (samyaksarmaunta), nghĩa là thành thực mà làm việc; 5) Chính mệnh (samyabjvara), nghĩa là thành thực mà mưu sinh; 6) Chính tinh tiến ( sayakvyâma), nghĩa là thành thực mà mong tới; 7) Chính niệm (samyaksmarti) nghĩa là thành thực mà tưởng nhớ ; 8) Chính định (samyaksamạdhi) , nghĩa là thành thực mà ngẫm nghĩ. Nầy các thầy sa môn, ấy đó là con đường trung đạo. Như Lai đă phát minh ra được, để mở mắt mở trí cho người ta, khiến cho tinh thần được b́nh tĩnh, được sáng suốt, được tới cơi niết bàn. “ Nầy các thầy sa môn, đây là phép mầu về sự khổ: sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cái ǵ không ưa mà phải hợp là khổ, cái ǵ ưa mà phải dời là khổ, cái ǵ muốn mà không được là khổ, nói tóm lại triền miên trong ngũ trọc là khổ (10) . “Nầy các thầy sa môn, đây là phép mầu về nguyên nhân sự khổ: nguyên nhân sự khổ là ḷng tham sống, v́ tham sống mà phải luân hồi sinh tử, càng tham càng muốn, càng được càng tham, tham sống, tham sưóng, tham mạnh (11) “Nầy các thầy sa môn, đây là phép mầu về sự diệt khổ, diệt khổ phải tiêu trừ ḷng tham dục, phải giải thoát chi hết ḷng tham dục, không để cho c̣n một chút nào. (12) “Nầy các thầy sa môn, đây là phép mầu về sự diệt khổ, đạo diệt khổ tức là đạo bát chính: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định (13)” Phạm Quỳnh Phật giáo lược khảo (Nam phong tạp chí, t.VII số 40, tháng 10-1920) -- (10) Đây tức là đệ nhất diệu đề.- “Ngũ trọc” hay là “ngũ uẩn” (panchaskandha) là năm cái nguyên tố họp lại làm thành ra thân thể tâm thần người ta: 1: sắc uẩn (rupaskhandha) là h́nh thể người; 2. thụ uẫn (vedaskandha), là sự cảm giác; 3 tưởng uẩn (sanjnaskandha), là sự tưởng tượng; 4: hành uẩn (sanskaraskandha) là sự hành vi, 5: thức uẩn (vijnânaskandha, là sự ư thức. (11) đệ nhị diệu đề (12) đệ tam diệu đề. (13) Đệ tứ diệu đề - Bốn diệu đề trong sách Tàu thường nói tóm lại bốn chữ là khổ tập, diệt đạo -- 2. Nát bàn là ǵ? Thuộc về Nát bàn, các học giả Âu châu nghị luận cũng đă nhiều, nhiều người lấy cái lư tưởng riêng của Âu châu mà b́nh phẩm, đại khái trách đạo Phật rằng lấy sự hư vô tịch diệt làm cứu cánh cho đời, một tôn giáo như thế thời không những không bổ ích ǵ cho quần sinh, mà lại có thể di hại cho xă hội. Nay không muốn nối gót các học giả Âu châu mà phẩm b́nh bao biếm đạo Phật, nhưng phải biết rằng đạo Phật đă lấy sự “khổ” làm tiền để thời phải lấy sự “diệt” làm hậu kết, đă cho rằng người ta có thên là có khổ thời muốn hết khổ tất phải diệt thân, trước sau thật là duy nhất, lư luận không có mâu thuẫn. Vậy rút lại vấn đề chỉ ở một câu, ở đời có khổ hay không? Câu hỏi đó , thiết tưởng không ai là không trả lời rằng có, không ai là không cùng phật công nhận rằng sống là khổ, và nước ở đời ví đem tích lại thời sánh với nước mặn bể khơi cũng chưa thấm vào đâu.Sự khổ đă có, th́ phải t́m đường thoát khổ, muốn thoát khổ thời phải diệt khổ, nhưng khổ là liền với thân, khổ là một với sống, diệt khổ tức là diệt thân, diệt sống, tự diệt vậy. Song người đời vẫn lấy sự hư vô làm sợ; nếu măn kiếp tu hành, hết sức học đạo mà cứu cánh chỉ đến tiêu nhập vào chốn hư vô, thời kinh hải biết dường nào ! Phật cũng biết thế, nên Phật đối với vấn đề cứu cánh cũng giữ một thái độ như khổng phu tử đối với qủy thần vậy; không hề nói rơ bao giờ, mỗi khi đề cập đến, vẫn có ư thoái thác. Khổng tử thời môn đệ hỏi đến việc qủy thần, đến sự chết, trả lời rằng: “Các anh chưa biết việc đời người đă hỏi việc qủy thần làm chi, các anh chưa biết sự sống đă hỏi sự chết làm ǵ?” Phật tổ thời đệ tử hỏi cứu cánh có phải là cơi hư vô không, và khi linh hồn đến khi nhập nát bàn c̣n ǵ nữa không, bèn dùng cách tỉ dụ mà hỏi lạirằng: “Ta hỏi : nay có một người bệnh thập tử nhất sinh, có kẻ đem thuốc lại cứu cho khỏi chết, người ấy có chịu uống ngay không, hay là c̣n hỏi thuốc kia ở đâu mà lại, thuốc kia làm bằng vật ǵ? Như lai thấy chúng sinh trầm luân trong bể khổn, muốn ra tay tế độ cho siêu thoát, khác nào như kẻ cho thuốc người bệnhh bệnh nặng, thuốc ẳsn, cứ việc uống c̣n hỏi ǵ?” – Xưa nay những bậc triết nhân quân tử đă sáng suốt muôn lẽ, đă thấu hiểu mọi sự, muốn ra tay tế độ cho quần sinh thường có nhiều điều tự ḿnh biết mà không thể truyền bá ra được cũng tức như ông thầy thuốc biết là bệnh trạng nguy mà không dám nói rơ cho bệnh nhân biết vậy. Phật tổ cũng vậy; chắc trong ư riêng vẫn biết rằng linh hồn sau khi tịch diệt rồi là vào cơi tịch mịch hư vô, chớ chẳng phải nơi thiên đàng cực lạc ǵ; nhưng không hề thuyết minh cho ai biết bao giờ, là sự có kẻ chưa thoát sạch trần tục, nhân thế mà ngă ḷng tu đạo chăng? V́ những sự biết như thế là sự biết “chết người” vậy. Bởi thế nên dầu các nhà bác học t́m khắp trong kinh sách, cũng không hề giải được nát bàn là thế nào. Ông Oldengerg đă phải chịu thú thật rằng: “Chúng tôi đă hết sức nghiên cứu mà kết quả cũng lạ thay: chỉ có hai thuyết, không ra ngoài được, một rằng nát bàn là cơi hư vô, hai rằng nát bàn là nơi cực lạc, thời rút cục lại chẳng thuyết nào đúng hẳn” (14) Phạm Quỳnh Phật giáo lược khảo. -- (14) “Le résultar deces recherches est d’ailleurs assez singulier; les deux alternatives qui formaient, semble-t-il, un véritable dilemme, à savoir que dans ;’ancienne communauté, le nirvâna devait être concu soit comme le néant, soit comme la beatitude suprême, it s’est trouvé que ni l’une ni l’autre n’avait tout à fait raison” Oldengerg, P.274, Tự số 910 đến 14): (Lời chú thích của tác giả) -- 3. Đạo là ǵ? Đạo là ǵ mà tự đâu sinh ra? Lăo tử cho là thoạt kỳ thủy th́ không có ǵ cả (15), bởi cái không mà thành ra cái có, rồi do cái có đó mà thành ra muôn vật, nghĩa là trước hết là không, rồi tự nhiên thành ra một vật độc nhất trong khoảng không gian: do vật độc nhất ấy mà sinh muôn vật trong thiên hạ. Vật độc nhất đó gọi là ǵ? Không biết gọi tên là ǵ, nhưng ta đặt tên là chữ đạo (16). Đạo là một chữ đặt ra để có tên mà gọi cho dễ, chứ kỳ thực th́ không sao mà tả rơ ra được, v́ rằng: (17) cái đạo mà đă nói rơ ra được th́ không phải cái thuờng bao giờ cũng có nữa mà một vật đă có thể gọi tên ra được th́ cũng không phải cái vật thường vẫn có ấy nữa. Đạo là một vật tự nhiên hỗn thành ra trước khi có trời đất, mờ mờ mịt mịt, im lặng một ḿnh trong khoảng không gian ở đâu cũng có, mà bao giờ cũng thế, không suy suyển chút nào mà muôn vật trong vũ trụ cũng bởi đó mà sinh ra cả. Đạo lại là một giống rất to, mà không có h́nh thể ǵ cả. (19) Trông không trông thấy được, nghe không nghe thấy được, sờ không sờ thấy được, mênh mông, lờ mờ, dẫu muốn suy diễn đến đâu cũng không xiết được, mà bao giờ các toàn thể của Đạo vẫn là đơn nhất, nghĩa là chỉ có một mà thôi, chứ không có hai ba nào cả. Nhân có cái tính đơn nhất ấy mà thành ra có trời đất và muôn vật, nghĩa là do cái tính đơn nhất của Đạo mà sinh ra âm dương , tức là trời đất, trời đất cùng với khí sinh ra vạn vật. Với tính đơn nhất ấy thực là linh hoạt. Trời có được cái tính đơn nhất ấy mới sáng, đất có nó mới vững, thần có nó mới thiêng, muôn vật có nó mới sinh sản măi măi. (22) Trần Trọng Kim Đạo giáo (Nam Phong tạp chí t.XII, số 57 tháng giêng 1923) 4. Lẽ sinh tử theo Trang tử. Người ta sinh ra ở trong khoảng trời đất này chẳng khác ǵ cái bóng mặt trời thoáng qua trước cái khe cửa. Đường sin htử là cái lối đi ra đi vào của vạn vật. Sự đi lại ấy thật là nhẹ nhàng, dễ dàng, ai ai cũng thế, chứ không ai khác ai. V́ sự hóa mà sinh, rồi lại v́ sự hóa mà tử, vậy th́ việc ǵ mà ta lo, ta buồn. Những người lấy sự sống chết làm lo làm buồn là người không biết ǵ, khác nào như muốn đem cất cai cung của trời, thắt cái túi áo của trời, làm trái với mệnh trời th́ làm sao được. Ta nên để mặc cái cung trời lúc dương lúc trùng, cái túi áo trời lúc mở lúc xếp, cứ biết rằng cái lẽ sống chết là một lẽ thay đổi, vừa liên tiếp, vừa thong thả, khi hồn phách ở th́ thân ḿnh ở, khi hồn phách đi th́ thân ḿnh đi theo, cũng về cả trong quăng thái hư mà thôi (23) Sự sống chết là thế th́ việc ǵ mà lo sợ. Chẳng qua ḿnh lo sợ cái ḿnh chưa biết ra thế nào, chứ biết đâu sự thay đổi của tạo hóa là một sự hay. “Ngày xưa, người con gái đẹp đất Lệ sang lấy vua nước Tấn, lúc ở nhà đi ra th́ kêu khóc. Đến lúc về ở với vua được đủ mọi điều sung sướng, lúc ấy mới hối sự ḿnh kêu khóc”. Thế th́ biết đâu người chết rồi lại không hối lúc trước ḿnh đă cầu sống. thường đêm nằm chiêm bao uống rượu thấy sáng dây có sự buồn rầu, hoặc đêm nằm chiêm bao thấy sự buồn rầu, sáng dậy có sự vui vẻ, nghĩa là sự chiêm và sự thực không giống nhau. Đương lúc ḿnh chiêm bao ḿnh không biết là chiêm bao, mà trong lúc chiêm bao ḿnh vẫn đoán việc chiêm bao, măi đến khi tỉnh dậy mới biết là chiêm bao thật. Chỉ có bậc đại giác th́ mới biết được cuộc đời là một giấc chiêm bao lớn mà thôi, con người ngu th́ chiêm bao vẫn cho là tỉnh, rồi tưởng ḿnh chủ tể được cái tâm trí ấy (24) Thường giấc mộng mơ màng là cuộc sống ở đời, mà lúc tỉnh dậy là sự chết đó thôi. Bởi vậy cho nên những bậc “chân nhân” cứ tự nhiên nhi nhiên, hễ gặp vào lúc sống mà sống là hợp thời, gặp lúc nào chết mà chết là thuận cảnh, hợp thời và thuận cảnh, th́ c̣n có việc ǵ mà buồn hay vui? Người ta lúc sống chẳng qua cũng như bị cái dây nó treo ḿnh ở trong khoảng không gian, lúc chết cổi cái dây ấy mà xuống. Cũng thí dụ như củi với lửa: Củi là h́nh hài, lửa lái tinh thần, lửa bén vào củi, rồi củi hết là lửa tắt. nhưng kỳ thực là ta biết thế nào là lửa hết được: lửa tắt là v́ hết củi đó thôi (25) Trần Trọng Kim Đạo giáo II (Nam phong tạp chí t.XII, số 58, tháng hai 1923) -- (15) Đạo đức kinh chương thứ 40 (16) Đạo đức kinh chương thứ 25 (17) Đạo đức kinh chương thứ1 (18) Đạo đức kinh chương thứ 25 (19) Đạo đức kinh chương thứ 41 (20) Đạo đức kinh chương thứ 14 (21) Đạo đức kinh chương thứ 42 (22) Đạo đức kinh chương thứ 39 (23) Trang tử: Trí bắc du 24) Trang tử: Tế vật. --.( Các tác Phẩm để kê cứu 1. Phạm Quỳnh Phật giáo đại quan, Nam phong tùng thư, Hà Nội, Đông kinh ấn quán x.b 2. Trần Trọng Kim, Đạo giáo, Nam Phong tạp chí t.XII tr.12-32 và 103-113; tXIII, tr.113-127 và 197-209; Phật lục, Hanoi, Imp, du Nord 1940. 3. Đại nam cao tăng truyện , Nam phong tạp chí, t.XXI, Phần chữ Hán, trang 27-30, 41-44, 54-57. 4. Phật giáo nam lai khảo, Nam phong tạp chí t. XXII , Phần chữ Hán tr.45-48. 5. Trần văn Giáp , Le Bouddhisme en Annam, des origines au XIIIè siècle BEFEO. T.XXXII fase. L.pp.191.268 6. Oldengerg. Le Bouddha.Sa vie, sa doctrine, sa communauté, traduit de l’1allemand par A.Fourcher, Bibliothèque de philosophie contemporainee 3è édition francaise, Paris, Félix Alcan 1921. 7. Tené Grousset. Histoire de la philosophie orientale. Inde Chine Japon, Bibliothéque francaise de philosophie, Paris, Nouvelle Librair nationale, 1923. 8. Le P.Léon Qieger. Histoire des croyances religieuses et des opinions philosophiques en Chine depui l’origine jusqu’à nos jours. Hokien fou Imp. De la Misision catholique, 1917. 9. Le P. Léon Wieger, Textes philoshophiques. Sommaire des notions chinoises depuis ; l’origine jusqu’à nos jours. Hokien fou. Imp de la Mission catholique, 1906. |
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (19-03-11)
|
#10
|
|||
|
|||
Chương 7 1. Việc dùng chữ Nho làm quốc gia văn tự Dân tộc ta, trước khi nội thuộc nước Tàu có thứ chữ riêng để viết tiếng ta hay không? Đó là một vấn đề hiện nay không thể giải quyết được, v́ không có di tích, tài liệu mà khảo cứu. Duy từ khi nước ta tự chủ (939) cho đến khi nước Pháp sang bảo hộ, th́ trong khoảng hơn chín thế thể kỷ ấy, triều đ́nh vẫn lấy chữ Nho làm quốc gia văn tự: các luật lệ, dụ chỉ của nhà vua, công văn, án từ của các quan, việc học, việc thi, đều dùng chữ Nho cả. Trong dân gian, các khế ước, chúc thư, khoán lệ, sổ sách cũng dùng chữ nho. Chỉ có hồi đức Nguyễn Ánh c̣n xưng vương, chưa b́nh định xong Nam Bắc, là có dùng tiếng Nôm làm các dụ sắc và công văn, v́ bấy giờ trong nước loạn lạc, việc học, việc thi chữ nho khoáng phế đă lâu, không có người văn học để dùng; vả các tướng tá, quân nhân cũng ít người biết chữ nên phải dùng tiếng Nôm cho tiện. Hiện nay c̣n truyền lại một tập công văn viết bằng tiếng Nôm về hồi ấy (Xem bài đọc số 1) Vậy ta phải xét cách tổ chức việc chọc chữ nho ở nước ta trong các triều vua thế nào. 2) Cách tổ chức việc học chữ Nho Xét về vấn đề này, ta có thể phân biệt ra hai thời kỳ: Việc học chữ Nho trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lư sơ (từ đầu thế kỷ thứ X đến giữa thế kỷ thứ XI)- Mấy triều Ngô, Đinh và Tiền Lê, phần v́ ngắn ngủi, phần v́ các vua c̣n phải lo việc chống nhau với nước Tàu để làm cho nền tự chủ được vững, nên chưa có th́ giờ tổ chức việc học chữ Nho. Trong thời kỳ ấy, việc dạy chữ Nho phần nhiều do các nhà sư đảm nhận, v́ Phật giáo bâư giờ đương thịnh và các vị sư đều thâm Hán học cả. Xem như năm 986 (Thiên Phúc thứ 7), có xứ nhà Tống sang, vua Lê Đại Hành sai ông sư Đỗ PHáp Thuận đi đón, lại sai ông sư Ngô Chân Lưu làm bài từ để tiển sứ Taù; lại xen như Sử chép vua Lư Thái Tổ thuở nhỏ học ông Sư Vạn Hạnh th́ đủ biết các vị sư bấy giờ nhiêù người giỏi chữ Nho và dự một phần lớn trong việc truyền bá Hán học. Việc học chữ Nho trong các triều Lư, Trnần, Kê, Nguyễn (từ giữa thế kỷ thứ XI đến cuối thế kỷ XX) – Trong thời kỳ này, việc học chữ Nho đă được triều đ́nh tổ chức để các sỹ phu có nơi học tập. A) Lư- Năm 1070, vua Lư Thánh Tôn dựng văn miếu ở Thăng Long (nay là văn miếu Hà Nội để thờ đức Khổng tử và các vị tiên hiền ,tỏ ra rằng nhà vua tôn sùng Nho giáo. Ngài lại sai Hoàng tử đến học ở đấy. Năm 1076, vua Lư Nhân Tôn đặt ra Quốc Tử giám chọn các quan có văn học bổ vào đấy coi việc giảng dạy. B) Trần- Năm 1236, vua Trần Thánh Tôn đặt ra Để điệu Quốc tử viện để cho con em các quan văn vào đấy học. Năm 1243, ngài sai làm lại Quốc tử giám. Năm 1252, ngài cho con thường dân người nào tuấn tú được theo học với con các quan ở Quốc tử giám. Năm 1253, ngài lập Quốc học viện để giảng Tứ thu, Ngũ kinh. Năm 1237, về đời vưa Trần Thuận Tôn, Hồ Qúi Ly thấy việc học trong nước, trừ kinh đô ra, c̣n ngoài chưa hề tổ chức, bèn hạ lệnh đặt ở các lộ, phủ, châu các học quan coi việc dạy dỗ và cấp ruộng cho các viên ấy. C)Lê – Vua Lê Thái tổ, sau khi ngài lên ngôi, liền lưu ư đến việc học. Năm 1428, ngài lập Quốc tử giám ở kinh đô để dạy con cháu các quan và các người tuấn tú trong dân gian; c̣n ở ngoại th́ đặt nhà Lộ học chọn con em các lương gia trong dân sung làm Lộ hiệu sinh và bổ thày để dạy dỗ. Năm 1483. vua Lê Thánh tôn mở rộng thêm nhà Thái học (tức là Quốc tử giám), làm các pḥng cho các sinh viên ở và kho Bí thư để chứa sách. Sau khi nhà Lê trung hưng, th́ việc cũng phỏng theo đời Tiền Lê. Ở Quốc tử giám th́ đặt quan tế tửu và quan tư nghiệp để làm giảng quan, mỗi tháng một lần tiểu tập, ba tháng một lần đại tập. Năm 1734, đời vua Thuận Tôn, Trịnh Giang lại sai khắc in các sách Kinh Truyện phát ra mọi nơi để khỏi phải mua sách in ở bên Tàu. D) Nguyễn. – Năm 1803, vua Gia Long dựng nhà Quốc học ở kinh đô (Huế). Ngài lại đặt chức đốc học ở các trấn , giáo thụ, huấn đạo ở các phủ, huyện để coi việc dạy học . Năm 1821, vua Minh Mệnh đổi tên nhà Quốc học gọi là Quốc tử giám, dựng thêm một giảng đường, một Di luân đường cùng hai học xá ở bên tả, bên hữu. Năm 1826, lại dựng thêm học pḥng bên tả, bên hữu mỗi bên mười chính gian để làm chỗ sinh viên học tập. Cách học tập ở các trường công hồi xưa.- Cách học tập ở các trường công ngày xưa thường tổ chức như sau: A) Sự giảng sách.- Mỗi tháng định mấy kỳ giảng sách. Những hôm ấy, các học tṛ tề tựu ở học đường, rồi các quan đốc học, giáo huấn giảng nghĩa các kinh truyện cho học tṛ nghe. B) Sự tập văn.- Mỗi tháng lại định những kỳ làm văn. Đến hôm ấy, các giáo quan ra đầu bài cho học tṛ đem về nhà làm; cũng có khi làm ở trường trong một ngày phải xong (cách ấy gọi là làm văn nhật khắc). Học tṛ làm xong văn nộp quyển; học quan, khi đă điểm duyệt xong, họp các sinh viên lại mà b́nh các quyển văn hay. Một đôi khi cũng phát ra những giải thưởng nữa (1) Kết luận:- Trong cách tổ chức việc học ở nước ta hồi xưa. Triều đ́nh chỉ chú trọng đến một trường đại học ở kinh đô và đặt các giáo chức ở lộ, phủ để cho các học tṛ lớn cố chỗ học tập mà dự khoa thi. C̣n việc học ở dân gian như nay gọi là bậc “tiểu học” th́ Triều đ́nh không tổ chức, cứ để các tư gia đón thầy dạy lấy con cháu. Tuy vậy, việc học của b́nh dân cũng được phồ cập, v́ các trường tư mở ra rất nhiều và các “ông đồ” trong có các bậc hưu quan, các nhà khoa mục, được người trong nước một ḷng tôn trọng. -- (1) Trên đây là nói về việc học chữ Hán ở nước ta trước khi nước Pháp can thiệp. Sau khi nước Pháp lấy xứ Nam kỳ (1892 và 1867) th́ băi việc học việc thi chữ Nho ở trong ấy mà tổ chức nền học Pháp Việt. C̣n ở Trung, Bắc kỳ th́ chính phủ bảo hộ trước vẫn để nguyên như cũ, sau mới thương lượng với Nam triều lập ra Hội đồng cải lương học vụ để sửa đổi lại phép học, phép thi. Ngày 31 tháng năm năm 1906, chính phủ ban hành một đạo vụ về việc ấy. Về phép học th́ chia làm ba bậc: 1) Ấu học: dạy ở các trường tổng sư và lấy bằng tuyển sinh làm tốt nghiệp; 2) Tiểu học dạy ở các trường phủ, huyện (giáo thụ, huấn đạo) và các trường qui thức ở tỉnh lỵ, lấy bằng khoá sinh làm tốt nghiệp. 3) Trung học dạy ở các trường tỉnh (đốc học) để luyện học tṛ thi Hương. Chương tŕnh học vẫn lấy chữ Nho làm gốc, nhưng có học thêm các khoa cách trí, sử kư, địa dư, toán pháp bằng chữ quốc ngữ và một ít chữ Pháp. CÁC BÀI ĐỌC THÊM 1. Một đạo dụ viết bằng quốc văn về đời đức Nguyễn Ánh. Lời dụ ban cho tướng sĩ trong khi duyệt binh ở Gia Định ngày 26 tháng ba năm Canh thân (1800) “Cơn bát loạn chẳng lo sao đặng, năm sáu phen đăng định , dễ muốn chi qua giáp biền đê; hội trung hưng phải quyết mới xong, muốn ngh́n dặm thu công, bao nỡ để sinh linh đồ thán. “thời dĩ chí, khá rằng vội tưởng: cơ khá thừa, vậy phải sớm toan. Ta nay: gặp hội trung vi, dựng nền tái tạo. Tám chín phủ gian sơn đồ sộ, đặng chỗ này lo chỗ khác, thù tổ tôn đâu dám nguôi ḷng, mười ba thu tướng sĩ nhọc nhằn, đánh trận nọ qua trận kia, đạo thần tử trước đà gắng sức . Vậy năm ngoái thu thành B́nh định, rất đỗi cần lao; tưởng năm nay nghỉ chốn Đồng nai, yên bề hưu tức. song liệu chừng thế nó, tướng phẫn binh tàn, hạ lăng, thượng phế, dù chẳng đánh cũng hư; nhân tính lại việc ta đồn quân , tích tướng, trữ súng, tăng thuyền, phải sắm thêm mới mạnh. “Nên nỗi: theo đường phú liễn, nặng việc công sưu. Dân thời cung cống lương tiền, nhịn mặc, nhịn ăn, tật khổ ta đâu không rơ; quân thời tân cần chinh địch, gắng công gắng sức huân lao ta vốn không quên. “Trước tuy nhật xúc kinh doanh, rày đă sẵn rồi chiến cụ. Cũng muốn dưỡng uy súc nhuệ, trời Gia định nghỉ nhơi cho khoẻ, ngơ chư hầu đều được lạc sinh; nào ngờ cùng khấu xương cuồng, lũy Bàn xà đến rấn vào vậy, bởi nghịctặc tư lai tống tử. “Huống nó, em phản anh, tôi phản chúa, lại thêm ngoại viện tàng sư, trường thành thất hiểm, tai phần sào đă quyết từ nay; mà ta lương th́ đủ, quân th́ ṛng, sẳn có tướng tài quy phụ, chư quốc liên binh, thế phà trúc chờ bao thuở nữa. “Cứ ấy: vội vàng trục bắc, hăm hở b́nh tây. Trước là lo tôn xă mà phục thù, kẻo lăng tẩm một trời man mác; sau là bị thần dân mà tiếc phẫn, kẻo thương sanh khắp chốn than van. Cơ hội này ai nỡ đặng thôi; công danh ấy người âu phải gắng. “Rày mới vui ḷng sư lữ, mở tiệc cảo lao. Muốn cho đặng tấm ḷng chung, tôn ti nhất thể; vậy phải phô bày lời thật, minh thệ tam quân. Quân thời nợ nước lo đền, khoán thiết thơ son đành tạc đó; quân th́ thù trai dóc trả, cung dâu tên cỏ phỉ nguyện xưa (Liễn (những) người tiến kiến hướng minh, chót đă lập công, chớ đển Trần B́nh riêng thuở Hán; những kẻ hậu lại qui thuận đều cho báo hiệu, mữa nhường Kính Đức ngợi đời Đường. Phép vô tư chẳng khuất một ai, dầu bộ khúc thiên ty, có công ắt thưởng ; quyền tất phạt không riêng nửa mảy, tuy huân thần qui thích, phạm tội nào dung. Trên dưới tua dọc chí cần vương; tướng hiệu cũng một ḷng địch khái. Thành Quy nhơn chỉ bắc, đạp phá trùng vi: đô Thuận hóa rung cờ ,dẹp yên đảng nguỵ. Công tru bạo gắng rố một thuở, phúc thái b́nh đều hưởng ngh́n năm. Ai tưởng câu chủ qui thần vinh mà phụng tại triều, quan ắt đặt tên đề trúc bạch, ai muốn chữ công thành thân tạo mà qui hưu tại dă, quân thời xá thuế lính chinh diêu. Trên đă bày lời, dưới tua tỏ ư. “Khâm tai sắc dụ” An Khê sao lục (Nam phong tạp chí, t XIV số 80, Février 1924) 2) Vua Lê Thánh tôn sử lại nhà Thái học: Lúc buổi đâù Quốc triều (tức là nhà Lê) nhà Thái học vẫn theo phép cũ của nhà Trần, qui chế c̣n nhiêù điều thiếu thốn. Đến khi ấy (tháng giêng năm Hồng Đức thứ 14, 1483), vua sai mở rộng ra; trước nhà Đại học, dựng điện Đại thành của văn miếu để thờ tiên thánh, đông vu, tây vu để chia thờ các bậc tiên hiền, tiên nho, điện Canh phục (thay đồ mặc) để làm chỗ túc trực, một kho chứa đồ tế và một buồng bếp. Đằng sau, dựng cửa nhà Thái học, Minh luân đường, Đông Tây giảng đường để dạy học tṛ. Lại đặt thêm kho Bí Thư để chứa các ván in sách. Phiá đông, phía tây đều có 3 dăy nhà ở có 3 hạng “xá sinh (2), mỗi dăy có 25 gian. Phía đông, phía tây đêù có một cái nhà bia. Qui mô thực là to tát rộng răi. Dương Quảng Hàm dịch (Theo Khâm định Việt sử thông giám chương mục, q.23, tr.38b-39a) -- (2) Xá sinh : Về đời vua Lê Thánh Tôn, các giám sinh ở Quốc tử giám họp lại thi. Ai trúng tam trường được sung “thượng xá sinh”, ai trúng nhị trường được sung “trung xá sinh, ai trúng nhất trường được sung “hạ xá sinh”, mỗi xá lấy 100 tên, tiền lương tháng th́ thượng xá sinh được cấp một quan, trung xá sinh được 9 tiền, hạ xá sinh được 8 tiền (theo C.M 23, tr.39h-40a) -- Các Tác Phẩm kê cứu 1) Nguyễn Bá Trác, Bàn về Hán học N.P, tvII số 40, tr. 324-336 2) Lê Thước, L’enseignement des caractères chinois, Ext. de la Revue Indochinoise; 1921, Hanoi, Imp. D’Extrème Orient. 3) Aurousseau. Le Temple de la littérature de Hanoi, Revue Indochinoise, nouvelle série; t.XX, juillet – Decebrre 1913, pp.1.12. 4) Quốc tử giám khảo, N.P,t.X.số 39, phần chữ Hán tr.172-176. |
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (19-03-11)
|
|
|