|
|
Thông Báo |
#1
|
|||
|
|||
GS Trần Văn Khê ngâm thơ ngày ra mắt tự truyện
GS Trần Văn Khê ngâm thơ ngày ra mắt tự truyện
Ở tuổi 90, vị giáo sư âm nhạc dân tộc nổi tiếng vẫn giữ được phong thái ung dung, mẫn tuệ. Chiều 13/7, tại nhà riêng ở TP HCM, ông không chỉ giới thiệu nội dung cuốn sách mới của ḿnh mà c̣n đàn, hát, đánh trống, ngâm thơ trong sự cổ vũ của khán giả. Cầm trên tay cuốn tự truyện Những câu chuyện từ trái tim, GS - TS Trần Văn Khê không giấu được xúc động cho biết, ở độ tuổi này mà viết được một cuốn sách tâm t́nh với giới trẻ như thế, ông cảm thấy măn nguyện vô cùng. Cuốn sách mới về Giáo sư Khê được nhà báo Đào Trung Uyên chấp bút, viết lại dựa trên lời kể của giáo sư về các kinh nghiệm sống, những bài học cuộc đời mà ông tự đúc rút để bản thân vượt qua khó khăn t́m đường đến thành công trên bước đường sự nghiệp, cũng như an tịnh trong tâm hồn. Từ thưở nhỏ, Giáo sư Khê đă biết t́m cách Vượt khỏi bóng mây buồn tuổi thơ mồ côi (tên một bài viết trong cuốn sách), khi ông mồ côi mẹ năm 9 tuổi và mất cha năm 10 tuổi. Ông đă sớm biết biến hoàn cảnh "mồ côi đáng thương" thành "cơ hội đáng quư" để tôi luyện bản thân sự tự lực cánh sinh. Từ trái qua: nhà báo Đào Trung Uyên, GS Trần Văn Khê và ông Nguyễn Văn Phước, giám đốc công ty Trí Việt - First News, đơn vị phối hợp với NXB Trẻ thực hiện cuốn tự truyện "Những câu chuyện từ trái tim". Không chỉ vậy, Giáo sư Khê c̣n làm nhiều người ngạc nhiên khi tiết lộ ông vốn mang trong người rất nhiều căn bệnh, thế nhưng, do biết luyện tập, kiên nhẫn, luôn giữ tinh thần lạc quan, lối sống điều độ và hiểu rơ bệnh để pḥng và trị bệnh đúng cách, đến tuổi 90, ông vẫn giữ được một sức khỏe tốt, một trí nhớ dai mà đến người trẻ tuổi cũng phải nể phục. Một điều thú vị là Giáo sư Khê thuộc rất nhiều thơ và rất thích làm thơ. Lúc vui cũng như khi buồn, lúc trải qua những cơn bạo bệnh hay khi muốn chia sẻ với bạn bè một tâm t́nh, nhà nghiên cứu âm nhạc này nhờ đến thơ ca như tiếng ḷng của ḿnh. Như khi nằm viện để trị bệnh lao màng ruột vào năm 1952, buồn v́ cảnh bệnh tật ông viết bài thơ, trong đó có đoạn: "... Trong giây phút bướm ngừng bay... lá rụng Chim không hót, hoa không cười, người không hy vọng Bốn tường vôi trắng xóa một màu tang Nh́n cảnh buồn dạ khúc cũng bàng hoàng Chiều im lặng. Trăng gần lên. Lá rụng!" Nhưng thơ ca với Giáo sư Khê hiếm khi là nơi để than văn như thế, mà ngược lại, ông dùng thơ để tự cổ vũ tinh thần mỗi lúc muốn chống lại bệnh tật. Đây là bài thơ ông sáng tác để chống lại căn bệnh thấp khớp toàn thân và lệch cột sống: "Ta tự căng cột sống Sắp lại các đốt xương Thần kinh thông bất thống Ta đi đứng như thường" Ở tuổi 90, ông cho biết, ḿnh vẫn đang đối diện hàng ngày với những căn bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ... Mỗi ngày từ sáng đến tối ông phải uống 12 lần thuốc, và mỗi lần uống ông đều đọc bài thơ do ḿnh tự trào: "Thuốc này thuốc để hạ đường Trợ tim nên thấy t́nh thương dạt dào Uống vào mắt sáng như sao Lưu thông huyết quản ai nào dám quên" Không chỉ gây ấn tượng với một nghị lực trong việc ứng phó với bệnh tật, rủi ro trong cuộc sống, trong Những câu chuyện từ trái tim, Giáo sư Trần Văn Khê c̣n tâm t́nh với bạn trẻ về bước đường tự học suốt đời. Chân t́nh trong cách kể truyện, Giáo sư Khê cho rằng, việc xác định được mục tiêu và phương pháp của việc học, ư thức được vai tṛ của sự học sẽ dẫn dắt người trẻ đến những thành tựu theo đúng khả năng mà họ có. Từ việc sáng tạo ra cách để ghi nhớ các sự kiện lịch sử Việt Nam, Thế giới, đến việc đọc sách có hệ thống, có phương pháp, học ngoại ngữ một cách thông minh gắn liền với thực hành thường xuyên... đều được Giáo sư Khê chia sẻ theo một cách thức dí dỏm, dễ hiểu và gần gũi qua từng trang viết. Ngoài những tâm sự về kinh nghiệm sống và học tập, một điều hấp dẫn ở cuốn tự truyện mới của Giáo sư Trần Văn Khê là trong cuốn sách này, ông không ngần ngại bộc lộ những điểm yếu cũng như "tật xấu" của bản thân. Ông kể, có một thời ông cũng từng là một người trẻ nóng tính, hay giận dữ và nhiều nông nổi, thế nhưng do biết sớm nhận ra khuyết điểm của bản thân để tu thân, ông dần khắc phục được những điều không hay này. "Có lần tôi dạy con v́ giận quá mà đấm vỡ nát một chiếc tủ cổ. Sau này, tôi học cách chế ngự bản thân, mỗi khi giận ai th́ hít vào thở ra đều đặn rồi uống vài cốc nước, rồi nhoẻn miệng cười... và hết giận", ông nói. Giáo sư Trần Văn Khê hài ḷng với cuốn sách mới ra mắt v́ theo ông người chấp bút đă chuyển tải được đúng giọng điệu miền Nam mà ông thể hiện. Vị giáo sư âm nhạc 90 tuổi cũng không ngần ngại bộc lộ những quan điểm của ông về t́nh yêu và phụ nữ. "... Tôi là người không ghen nên không thích ai ghen. Phần nhiều những phụ nữ yêu tôi đều có tánh ghen. Thí dụ như khi khán giả bày tỏ t́nh cảm với tôi, ôm tôi, tôi đáp lại bằng cái ôm, đó là một phép lịch sự, là t́nh đáp lại t́nh. Ghen v́ điều đó th́ tôi cho rằng quá hẹp ḥi... Người t́nh lư tưởng của tôi là người thông cảm với những cái tôi ưa... ", ông chia sẻ khi được hỏi về mẫu h́nh người phụ nữ của ông trong bài phỏng vấn đăng ở tự truyện. "Nguyên tắc của tôi từ trước đến nay là không bao giờ để cho nỗi buồn xâm lấn tôi quá 5 phút", "đờn và thơ giúp tôi vơi nhẹ nỗi ḷng"... là những bộc bạch đáng quư về nghệ thuật sống của nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc ở tuổi "thất thập cổ lai hy". Dù không dày dặn như bộ Hồi kư Trần Văn Khê (công ty Phương Nam và NXB Trẻ xuất bản và tái bản khá nhiều lần), cuốn Những câu chuyện từ trái tim lại dường như là những lời gửi gắm ư nhị, chắt lọc và sâu sắc nhất của nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng dành cho thế hệ trẻ. Chi Mai |
|
|