NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Truyện Sưu Tầm > Tiểu Thuyết
Nạp lại trang này Rừng Nauy__ Haruki Murakami

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 21-12-10, 12:36 PM
Người Nhà Quê Người Nhà Quê đang ẩn
Banned
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Đến từ: ราชอาณาจักรᅪ
Bài gửi: 37
Thanks: 44
Thanked 137 Times in 32 Posts
Mặc định Rừng Nauy__ Haruki Murakami

Lời nói đầu.


Dịch giả: Trịnh Lữ


Tên nguyên gốc của tác phẩm, Noruwei no mori, là cách dịch tiêu chuẩn trong tiếng Nhật cho tựa bài hát Norwegian Wood được John Lennon viết khi c̣n trong nhóm The Beatles (và cũng thường được nhắc đến trong cốt truyện); đây là cách dịch sai, v́ mori là wood với nghĩa "rừng", không phải là "gỗ" vốn được đề cập trong bài hát.
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Người Nhà Quê For This Useful Post:
Hạ Phượng (19-08-11), hoatigon208410 (07-01-11)
  #2  
Cũ 21-12-10, 12:36 PM
Người Nhà Quê Người Nhà Quê đang ẩn
Banned
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Đến từ: ราชอาณาจักรᅪ
Bài gửi: 37
Thanks: 44
Thanked 137 Times in 32 Posts
Mặc định

Chương 1.

Lúc ấy tôi đă ba mươi bảy tuổi, đang ngồi thắt chặt dây an toàn khi chiếc 747 kềnh càng nhào xuống qua tầng mây dày đặc về phía sân bay Hamburg. Những trận mưa tháng Mười một lạnh lẽo thấm đẫm mặt đất, khiến mọi vật ảm đạm như trong một bức tranh phong cảnh Hà Lan ngày xưa: đám nhân viên mặt đất trùm áo mưa, mảnh cờ ủ rũ trên nóc một toà nhà vuông vức trong sân bay, một tấm biển quảng cáo xe BMW. Chao ôi, lại nước Đức đây rồi.

Khi máy bay đang lăn bánh trên mặt đất, tiếng nhạc nhè nhẹ bắt đầu trôi ra từ hệ thống loa trên trần: một bản hoà tấu không lời ca khúc "Rừng Na-uy" của nhóm Beatles. Giai điệu ấy bao giờ cũng khiến toàn thân tôi run rẩy, nhưng lần này, nó làm tôi choáng váng hơn bao giờ hết.

Tôi cúi xuống, hai tay ôm mặt, cố giữ cho đầu ḿnh khỏi nứt ra. Chẳng mấy chốc một chiêu đăi viên người Đức đến hỏi bằng tiếng Anh xem tôi có sao không.

"Không sao," tôi nói, "tôi chỉ hơi chóng mặt."

"Ông chắc vậy không?"

"Vâng, chỉ vậy thôi. Cám ơn cô."

Cô ta mỉm cười bỏ đi, và âm nhạc chuyển sang một điệu hát của Billy Joel. Tôi ngồi thẳng lên và nh́n qua cửa sổ về phía những đám mây đen đang lơ lửng trên Biển Bắc, nghĩ đến những mất mát trong cuộc đời ḿnh: những thời đă qua không bao giờ trở lại, những bạn bè đă chết hoặc biệt vô âm tín, những cảm xúc măi măi không c̣n nữa.

Máy bay đă đến cửa lên xuống. Người ta bắt đầu tháo dây an toàn và kéo hành lư xuống từ khoang trên ghế ngồi, trong khi đó tôi chỉ thấy ḿnh ngoài đồng cỏ. Tôi ngửi thấy cả mùi cỏ, cảm thấy gió mơn man trên mặt, nghe thấy tiếng chim kêu. Mùa thu 1969, lúc ấy tôi sắp hai mươi.

Cô chiêu đăi viên trở lại. Lần này th́ cô ngồi xuống cạnh tôi và hỏi xem tôi có ổn cả không.

"Tôi không sao, cám ơn cô," tôi nói và mỉm cười. "Chỉ thấy hơi bâng khuâng vậy thôi."

"Tôi hiểu chuyện đó," cô nói. "Tôi cũng thế, lâu lâu lại bị một lần."

Cô đứng lên và mỉm cười với tôi, vẻ thật đáng yêu.

"Vậy nhé, xin chúc ông một chuyến đi tốt đẹp. Auf Wiedersehen"

"Auf Wiederseben." (Tạm biệt - tiếng Đức)

Mười tám năm đă trôi qua, nhưng tôi vẫn có thể nhớ lại từng chi tiết của ngày hôm đó trên đồng cỏ. Được tắm rửa sạch sẽ bởi những ngày mưa nhẹ nhàng mùa hạ, những rặng núi xanh thẳm như rơ ràng hẳn lên. Làn gió nhẹ tháng Mười thổi đung đưa những ngọn cỏ trắng cao lút đầu người. Một dải mây dài lửng lơ vắt ngang ṿm trời xanh im phăng phắc. Chỉ nh́n bầu trời thăm thắm ấy thôi cũng đă thấy nao núng cả cơi ḷng. Một cơn gió ào qua đồng cỏ, qua mái tóc nàng, rồi lẻn vào rừng khiến cây lá xào xạc và gửi lại những âm dội ngắn của tiếng chó sủa ở rất xa - một âm thanh lung linh mờ ảo có vẻ đă vọng đến chúng tôi từ ngưỡng cửa của một thế giới khác. Chúng tôi không gặp ai. Chỉ thấy hai con chim màu đỏ giật ḿnh nhảy lên từ giữa đồng cỏ và bay vụt vào rừng. Trong khi chúng tôi lững thững bên nhau, Naoko nói với tôi về những cái giếng.

Kư ức thật ngộ. Khi c̣n ở trong cảnh thực th́ tôi chẳng để ư ǵ đến nó. Không bao giờ tôi nghĩ đến nó như một cái ǵ đó sẽ để lại một ấn tượng lâu dài, và chắc chắn là không thể tưởng tượng rằng mười tám năm sau tôi sẽ nhớ lại nó đến từng chi tiết. Ngày hôm đó tôi không quan tâm ǵ đến cảnh vật xung quanh. Tôi c̣n nghĩ đến bản thân ḿnh, đến cô gái đẹp đang sánh bước với ḿnh. Tôi đang nghĩ đến chuyện hai đứa với nhau, rồi lại đến bản thân ḿnh. Tôi vẫn c̣n ở cái tuổi, ở cái đoạn của cuộc đời khi mọi cảnh trí, mọi cảm xúc, mọi ư nghĩ đều chỉ quay về chính bản thân ḿnh như một chiếc boomerang.

Và tệ hơn nữa, tôi đang yêu. Mối t́nh đầy khúc mắc. Đầu óc tôi không thể để ư đến cảnh vật xung quanh được.

Ấy vậy mà giờ đây cái đầu tiên trở lại với tôi lại là cảnh trí đồng cỏ ngày hôm đó. Mùi cỏ, cảm giác hơi giá lạnh của ngọn gió, đường viền của những dải đồi, tiếng sủa của một con chó: đó là những thứ đầu tiên, và chúng hiện ra cực ḱ rơ ràng, tưởng như tôi có thể giơ tay ra và vuốt ve chúng. Thế nhưng, cho dù cảnh trí có rơ ràng đến mấy, vẫn không có ai trong đó cả. Không ai hết. Naoko không có ở đó, và cả tôi cũng vậy. Chúng tôi có thể biến đi đâu được chứ? Làm sao chuyện đó có thể xảy ra được?

Tất cả những ǵ ngày đó c̣n có vẻ quan trọng - Naoko, cái bản ngă tôi có lúc bấy giờ, và cái thế giới tôi có lúc ấy: chúng có thể biến đi đâu được chứ? Thật sự là ngay cả gương mặt nàng tôi cũng không thể nhớ lại được - không ngay lập tức, ít nhất là thế. Tôi chỉ c̣n nắm giữ được một cái phông, đơn thuần cảnh trí, không có một người nào ở cận cảnh hết.

Nói thật là nếu có thời gian, tôi vẫn có thể nhớ lại gương mặt nàng. Tôi phải chắp nối các h́nh ảnh vào với nhau - bàn tay lạnh tí xíu của nàng; mái tóc đen và duỗi thẳng của nàng, sờ vào thật mịn và thật mát; một cái thuỳ châu tṛn trịa mềm mại và một nốt ruồi bé tí tẹo ngay bên dưới; chiếc áo khoác lông lạc đà nàng mặc mùa đông; thói quen nh́n thẳng vào mắt tôi mỗi khi nàng hỏi; giọng nói thỉnh thoầng lại hơi run run của nàng (như thể nàng đang nói trên một đỉnh đồi lộng gió) - và rồi gương mặt nàng bỗng ở đó, lúc nào cũng bắt đầu trong tư thế nh́n nghiêng, v́ Naoko với tôi luôn có lối sánh bước bên nhau. Rồi nàng sẽ quay sang tôi, mỉm cười, hơi nghiêng đầu một chút, bắt đầu nói, và nh́n sâu vào mắt tôi như đang cố dơi theo một con cá nhỏ vừa bơi vụt qua một vùng nước của một con suối trong vắt.

Dù sao, nhớ lại gương mặt Naoko là một việc mất thời gian. Và khi năm tháng cứ qua đi, quăng thời gian ấy cứ kéo dài măi ra. Sự thật đáng buồn là cái mà tôi có thể nhớ lại được trong năm giây chẳng mấy chốc đă phải mất mười, rồi ba mươi giây, rồi trọn cả một phút - giống như bóng đổ cứ dài măi ra cùng hoàng hôn vậy. Sẽ đến ngày, tôi nghĩ vậy, những bóng đổ ấy sẽ bị màn đêm nuốt chửng hết. Không có cách ǵ khác: kí ức tôi đang ngày càng xa cách cái điểm mà Naoko thường đứng - nơi cái bản ngă xưa cũ của tôi cũng thường ở đó. Và chỉ c̣n có cảnh trí, cái cảnh đồng cỏ tháng Mười ấy, là c̣n trơ lại với tôi, lần này qua lần khác, như khuôn h́nh tiêu biểu của một bộ phim. Mỗi lần xuất hiện, nó lại kích dộng một chỗ nào đó trong tâm trí tôi. Tỉnh dậy đi, nó nói, tôi vẫn ở đây mà. Hăy tỉnh dậy và suy nghĩ: Hăy nghĩ xem tại sao tôi vẫn ở đây. Những kích động ấy không bao giờ làm tôi đau đớn. Không có tí đau đớn nào. Chỉ có một âm thanh trống rỗng vọng lại từ mỗi lần kích động ấy. Và thậm chí cả cái đó nữa cũng sẽ phôi pha một ngày nào đó. Nhưng ở sân bay Hamburg, những kích động ấy lại mạnh hơn và lâu hơn thường lệ. Và đó chính là lư do tại sao tôi viết cuốn sách này. Để suy nghĩ. Để hiểu. Chẳng qua là cái tạng tôi nó thế. Tôi phải viết hết mọi thứ ra giấy để cảm thấy rằng ḿnh thực thấu hiểu chúng.

Bây giờ, hăy xem hôm đó Naoko đang nói những chuyện ǵ?

Phải rồi, chuyện "giếng đồng". Tôi chịu không thể biết liệu có một cái giếng như thế hay không. Có thể nó là một h́nh ảnh hoặc một dấu hiệu chỉ tồn tại trong con người Naoko, cũng như mọi thứ khác mà nàng thường thêu dệt thành sự thật trong tâm trí ḿnh trong suốt những tháng ngày đen tối ấy. Vậy mà một khi nàng đă tả nó cho tôi nghe, tôi không thể nghĩ đến cảnh trí đồng cỏ ấy mà không có cái giếng. Từ ngày ấy trở đi, h́nh ảnh của một thứ mà tôi chưa bao giờ nh́n thấy đă hoà quyện khăng khít với cảnh trí thực của cánh đồng nằm ngay trước mắt tôi. Tôi có thể mô tả cái giếng đến từng chi tiết nhỏ. Nó nằm ngay ở nơi đồng cỏ kết thúc và rừng cây bắt đầu một lỗ mở đen ng̣m vào ḷng đất, đường kính tới một thước, cỏ mọc che đầy. Chẳng có ǵ đánh dấu chu vi của nó - không hàng rào, không thành giếng bằng đá (ít nhất là không có thành xây cao lên khỏi mặt đất). Nó chỉ là một cái lỗ, một cái miệng rộng ngoác. Những phiến đá quanh miệng giếng đă bị thời gian bào ṃn, ngả một màu trắng nhem nhuốc lạ lùng. Chúng nứt nẻ, vỡ nát, và một con thằn lằn nhỏ xanh lét vừa trườn vào một kẽ nứt sâu hoắm. Ta có thể nghiêng người bên mép giếng và nh́n xuống để chẳng thấy ǵ hết. Điều duy nhất tôi biết về cái giếng là nó sâu khủng khiếp. Nó sâu đến độ không thể đo được, và đầy chặt bóng tối, như thể toàn bộ bóng tối của thế giới đă được nấu chảy và lèn vào đó đến tận cùng đậm đặc của chúng.

"Nó sâu lắm, thực vậy," Naoko nói, cẩn thận lựa từng lời. Đôi khi nàng nói kiểu đó, chậm hẳn lại để t́m từng lời chính xác ḿnh cần. "Nhưng không ai biết nó ở đâu," nàng nói tiếp. "Ḿnh chỉ biết chắc một điều là nó ở đâu đó quanh đây."

Hai tay đút sâu trong túi áo chen bằng vải tuưt, nàng mỉm cười với tôi như có ư "nói thật đấy!"

"Nếu vậy th́ nguy hiểm vô cùng." tôi nói. "Một cái giếng sâu, nhưng không ai biết nó ở đâu. Ta có thể ngă vào nó và thế là hết đời."

"Hết đời. Aaaaaaaaaaaaa! Tũm một cái. Hết chuyện!"

"Chuyện ấy chắc phải xảy ra rồi."

"Đúng thế, lâu lâu lại có một lần. Có thể hai hoặc ba năm một lần. Tự nhiên có người biến mất, và không thể t́m thấy ông ta. Và lúc ấy mọi người ở quanh đây lại bảo "Ồ, ông ấy ngă xuống giếng đồng rồi."

"Chết như thế thật chẳng ra sao cả," tôi nói.

"Đúng vậy, chết thế thật khủng khiếp," Naoko nói, tay phủi một đám hạt cỏ vương trên áo. "Tốt nhất là ḿnh gẫy cổ luôn, nhưng có thể ḿnh lại chỉ gẫy chân và không xoay xở ǵ được. Ḿnh kêu đến rách phổi nhưng không ai nghe thấy, và không thể hy vọng sẽ có ai t́m thấy ḿnh, rồi bọn nhện và rết sẽ ḅ lên khắp người ḿnh, xương của những nạn nhân trước lủng củng khắp xung quanh, rồi th́ tối ṃ và ướt lạnh, và măi tít trên đầu là cái chấm sáng tí ti như một mảnh trăng mùa đông. Ḿnh chết trong đó, ở ngay đâu đây, dần dà tí một, chỉ có một ḿnh."

"Khiếp! Chỉ nghĩ đến chuyện ấy thôi là ḿnh đă nổi da gà rồi," tôi nói. "Phải có ai t́m ra được cái của đó và xây một bức tường xung quanh nó."

"Nhưng không ai có thể t́m được nó. Tốt nhất là cậu đừng rời khỏi lối ṃn."

"Yên trí, ḿnh không làm thế đâu."

Naoko rút bàn tay trái ra khỏi túi áo và nắm chặt lấy tay tôi. "Cậu đừng lo," nàng nói. "Cậu sẽ ổn thôi. Cậu có thể chạy khắp quanh đây lúc nửa đêm mà cũng không bao giờ ngă xuống cái giếng đó. Cả ḿnh nữa, ḿnh sẽ không ngă xuống giếng chừng nào ḿnh c̣n ở bên cậu."

"Không bao giờ ư?"

"Không bao giờ!"

"Sao cậu chắc vậy?"

"Ḿnh biết vậy thôi," nàng nói, siết chặt tay tôi hơn và im lặng bước bên tôi. "Ḿnh biết những chuyện đó. Ḿnh luôn luôn đúng. Nó chẳng liên quan ǵ đến logic cả, ḿnh chỉ cảm thấy như thế thôi. Ví dụ nhé, khi ḿnh thực sự gần gũi cậu như thế này, ḿnh không sợ một tí ǵ hết. Chẳng có ǵ đen tối hoặc xấu xa có thể cám dỗ được ḿnh."

"Vậy th́ đó là giải pháp rồi," tôi nói. "Cậu chỉ cần luôn luôn ở bên cạnh ḿnh như thế này thôi."

"Cậu nói thật đấy chứ?"

"Tất nhiên rồi."

Naoko đứng dừng lại. Tôi cũng vậy. Nàng đặt hai tay lên vai tôi và nh́n vào mắt tôi. Sâu trong hai đồng tử nàng có một chất lỏng đen đặc đang xoáy tṛn như một luồng gió xoáy lạ kỳ. Cặp mắt đẹp đẽ của nàng nh́n sâu măi vào tôi một lúc lâu, rất lâu. Rồi nàng kiêng chân hết cớ và chạm má nàng vào má tôi. Cử chỉ ấm áp ḱ diệu ấy khiến con tim tôi ngừng đập trong khoảnh khắc.

"Cám ơn cậu."

"Không dám," tôi đáp.

"Ḿnh thật hạnh phúc v́ cậu đă nói thế. Thật sự hạnh phúc," nàng nói với một nụ cười buồn rầu. "Nhưng không thể được."

"Không thể được ư? Tại sao?"

"Chuyện đó sẽ không phải. Nó sẽ khủng khiếp lắm. Nó…"

Naoko bỗng ngậm miệng và lại bắt đầu bước đi. Tôi có thể thấy đủ mọi ư nghĩ đang quay cuồng trong đầu nàng, và thay v́ chen vào chúng, tôi chỉ giữ im lặng và sánh bước với nàng.

"Nó sẽ không phải - không phải với cậu, không phải với ḿnh," nàng nói sau một hồi lâu lặng lẽ.

"Không phải thế nào chứ?" tôi th́ thầm.

"Cậu không thấy sao? Không thể có chuyện một người cứ canh chừng một người khác măi măi và măi măi. Ḿnh muốn nói là, giả dụ chúng ḿnh lấy nhau. Cậu sẽ phải đi làm hàng ngày. Ai sẽ canh chừng ḿnh khi cậu đi làm? Liệu ḿnh có thể dính chặt với cậu từng phút từng giây trong suốt cả cuộc đời chúng ta chăng? B́nh đẳng ǵ mà như vậy? Thứ quan hệ ǵ đây? Chẳng chóng th́ chầy cậu sẽ phát ốm v́ ḿnh. Cậu sẽ tự hỏi cậu đang làm ǵ với cuộc đời của cậu, tại sao cậu phải dành hết thời gian của cậu để canh chừng người đàn bà này. Ḿnh sẽ không thể chịu được chuyện đó. Nó không thể giải quyết được bất ḱ vấn đề nào của ḿnh."

"Nhưng đến lúc ấy những vấn đề của cậu sẽ không c̣n nữa cơ mà?" tôi nói, tay vỗ nhẹ vào lưng nàng. "Cuối cùng chúng sẽ kết thúc. Và khi đó, chúng ta sẽ cùng nghĩ đến chuyện tiếp theo. Có khi cậu lại phải giúp ḿnh th́ sao. Chúng ta không sống theo nguyên tắc kế toán tài chính. Nếu cậu cần ḿnh, hăy cứ sử dụng ḿnh. Cậu hiểu không? Tại sao cậu phải cứng nhắc thế? Cậu hăy thoải mái đi nào, đừng cảnh giác nữa. Cậu căng thẳng quá nên lúc nào cũng chỉ sợ gặp chuyện tồi tệ. Thả lỏng người đi, và mọi thứ khác của cậu sẽ nhẹ nhàng hơn."

"Làm sao cậu có thể nói vậy được?" nàng hỏi với giọng đă cạn kiệt cảm xúc.

Giọng nói của Naoko đánh động rằng có thể tôi đă lỡ lời điều ǵ đó.

"Thử nói xem, làm sao cậu có thể nói như vậy được chứ," nàng nói, trân trối nh́n xuống mặt đất dưới chân ḿnh. "Cậu chẳng nói được điều ǵ mà ḿnh chưa biết. "Thả lỏng người đi, và mọi thứ khác của cậu sẽ nhẹ nhàng hơn." Nói thế với ḿnh th́ có nghĩa ǵ? Nếu ḿnh thả lỏng thân xác ḿnh bây giờ, ḿnh sẽ tan ră. Ḿnh đă luôn sống như thế này, và đó là cách sống duy nhất mà ḿnh biết. Nếu ḿnh thả lỏng trong một giây, ḿnh sẽ không thể t́m được đường về. Ḿnh sẽ tan thành từng mảnh, và những mảnh ấy sẽ bị thổi tung đi khắp nơi. Tại sao cậu không thấy được điều đó? Làm sao cậu có thể nói đến chuyện canh chừng cho ḿnh nếu như cậu không thể thấy được điều đó?"

Tôi nín lặng.

"Ḿnh hoang mang. Thực sự hoang mang. Và chuyện đó sâu sắc hơn cậu tưởng rất nhiều. Sâu hơn… đen tối hơn… lạnh lẽo hơn. Nhưng cậu hăy nói xem, làm sao mà cậu lại có thể ngủ với ḿnh lần ấy? Làm sao cậu có thể làm một chuyện như vậy được? Tại sao cậu lại không để cho ḿnh được yên thân một ḿnh?"

Bấy giờ chúng tôi đă đang bước đi trong cái yên ắng đáng sợ của một khu rừng thông. Xác những con ve đă chết khô từ dạo cuối hè rải rác khắp trên mặt lối đi, lạo xạo dưới gót giày. Như thể t́m kiếm một thứ ǵ mà chúng tôi đă đánh mất, Naoko và tôi tiếp tục chậm răi bước theo lối ṃn.

"Ḿnh xin lỗi," nàng nói, nắm lấy tay tôi và lắc đầu. "Ḿnh không định hành hạ cậu. Hăy cố đừng để những ǵ ḿnh nói làm cậu phiền ḷng. Ḿnh xin lỗi, thực ḷng xin lỗi. Ḿnh chỉ giận dữ với bản thân mà thôi."

"Có lẽ ḿnh chưa thực hiểu cậu," tôi nói. "Ḿnh không được thông minh lắm đâu. Chuyện ǵ cũng phải lâu lâu ḿnh mới hiểu ra. Nhưng nếu ḿnh thực sự có thời gian, ḿnh sẽ hiểu cậu bằng được - hơn bất ḱ ai khác trên thế gian này."

Chúng tôi dừng bước và đứng trong khu rừng yên ắng, lắng nghe. Tôi dùng múi giày nghịch những quả thông và xác ve sầu, rồi ngẩng nh́n những mảnh trời qua ṿm lá thông. Hai tay đút túi, Naoko đứng đó và suy nghĩ, mắt không nh́n vào đâu cụ thể.

"Hăy nói xem, Toru", nàng lên tiếng. "Cậu có yêu ḿnh không?"

"Cậu biết là ḿnh yêu cậu mà."

"Vậy cậu có thể giúp ḿnh hai việc không?"

"Xin thưa, quí cô có thể có những ba điều ước kia!"

Naoko mỉm cười và lắc đầu. "Không, hai là đủ rồi. Một là cậu hăy biết rằng ḿnh rất biết ơn cậu đă đến tận đây thăm ḿnh. Ḿnh hy vọng cậu sẽ hiểu là cậu đă làm cho ḿnh hạnh phúc biết bao nhiêu. Ḿnh biết rằng nếu có cái ǵ có thể cứu được ḿnh, th́ chính là niềm hạnh phúc này đây. Có thể ḿnh không biểu lộ được điều đó, nhưng thật là như vậy đấy."

"Ḿnh sẽ đến thăm cậu nữa mà," tôi nói. "Thế c̣n điều ước thứ hai?"

"Ḿnh muốn cậu luôn luôn nhớ đến ḿnh. Cậu sẽ nhớ rằng ḿnh đă tồn tại, rằng ḿnh đă đứng cạnh cậu ở đây như thế này chứ?"

"Lúc nào cũng vậy," tôi nói. "Ḿnh sẽ luôn luôn nhớ."

Nàng bước đi và không nói ǵ nữa. Những tia sáng mùa thu xiên qua cành lá nhảy nhót trên vai áo nàng. Một con chó lại cất tiếng sủa, nghe gần hơn trước. Naoko trèo lên một g̣ nhỏ, bước ra khỏi khu rừng và đi vội xuống một triền dốc thoai thoải. Tôi theo nàng cách hai ba bước chân.

"Lại đây nào," tôi gọi sau lưng nàng. "Cái giếng có thể ở đâu đó quanh đây." Naoko dừng lại và mỉm cười, rồi cầm lấy tay tôi. Chúng tôi đi nốt quăng đường, vai kề vai.

"Cậu thực sự hứa là sẽ không quên ḿnh chứ?" nàng hỏi gần như th́ thầm.

"Ḿnh sẽ không bao giờ quên cậu," tôi nói. "Không bao giờ ḿnh có thể quên cậu."

Vậy mà kư ức tôi đă ngày càng mờ nhạt đi, và tôi đă quên nhiều thứ mất rồi. Viết bằng hồi ức như thế này, tôi thường có những cơn sợ hăi đến thắt ḷng. Nếu tôi đă quên mất điều quan trọng nhất th́ sao? Chuyện ǵ sẽ xảy ra nếu ở đâu đó trong tôi có một bến lú tối tăm nơi tất cả những kư ức thực sự quan trọng bị chất đống lại và từ từ biến thành bùn đất?

Cho dù có như vậy đi nữa, đó là tất cả những ǵ tôi có. Gh́ chặt những kư ức không hoàn hảo, đang lu mờ và đă phôi pha ấy trên ngực, tôi tiếp tục viết cuốn sách này với toàn bộ sức căng tuyệt vọng của một người chết đói đang mút từng mẩu xương nhặt được. Đó là cách duy nhất tôi biết để giữ lời hứa với Naoko.

Một lần, lâu lắm rồi, khi tôi c̣n trẻ, khi kư ức tôi c̣n sống động hơn giờ đây rất nhiều, tôi thường cố viết về nàng. Nhưng tôi không thể viết được một ḍng nào.

Tôi biết rằng nếu cái ḍng đầu tiên ấy mà xong, phần c̣n lại sẽ tự nó trào ra mặt giấy, nhưng tôi không thể làm được điều đó. Mọi thứ c̣n quá sắc nét và rơ ràng, đến nỗi tôi không biết phải bắt đầu từ đâu - kiểu như một tấm bản đồ có quá nhiều chỉ dẫn đôi khi lại thành vô dụng.

Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng tất cả những ǵ ḿnh có thể chất lên con thuyền chữ nghĩa không hoàn hảo này chỉ là những kư ức không hoàn hảo và những ư nghĩ không hoàn hảo. Những kư ức về Naoko càng lu mờ trong tôi th́ tôi lại càng hiểu nàng sâu sắc hơn. Tôi cũng đă biết tại sao nàng xin tôi đừng quên nàng. Bản thân Naoko biết điều đó, tất nhiên rồi. Nàng biết rằng kư ức của tôi về nàng sẽ phôi pha. Và chính thế mà nàng xin tôi đừng bao giờ quên nàng, hăy nhớ rằng nàng đă từng tồn tại.

Ư nghĩ ấy xâm chiếm tôi với một nỗi đau tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi. Bởi lẽ Naoko chưa từng yêu tôi bao giờ.
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Người Nhà Quê For This Useful Post:
Hạ Phượng (19-08-11), hoatigon208410 (07-01-11)
  #3  
Cũ 06-01-11, 08:09 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Rừng Nauy
Haruki Murakami

Chương 2.

Đă có một thời, nhiều năm trước đây - đúng ra là hai mươi năm trước đây - tôi đă sống trong một khu học xá. Tôi mười tám tuổi và là sinh viên năm thứ nhất. Tôi mới đến Tokyo và chưa sống một ḿnh bao giờ nên cha mẹ tôi rất lo, và họ thu xếp cho tôi ở trong một khu học xá tư nhân chứ không thuê một căn pḥng riêng cho tôi như hầu hết các sinh viên khác. Khu học xá phục vụ cả ăn uống và nhiều tiện nghi khác nên có thể sẽ giúp đứa con mười tám tuổi đầu c̣n lớ ngớ của họ sống sót được. Và c̣n cả chuyện chi phí nữa. Ở khu học xá rẻ hơn nhiều so với thuê pḥng riêng. Chỉ cần chăn chiếu và một cái đèn thôi là đủ, không phải mua thêm đồ đạc ǵ nhiều. Riêng tôi vẫn muốn thuê một căn hộ và sống thoải mái một ḿnh, nhưng biết rằng cha mẹ c̣n phải trả tiền học và các thứ lệ phí khác cho cái trường đại học tư mà ḿnh đă đỗ vào, nên tôi không dám đ̣i hỏi ǵ thêm. Ngoài ra, thực t́nh tôi cũng chẳng mấy quan tâm đến nơi ăn chốn ở của ḿnh.

Nằm trên một quả đồi ở trung tâm thành phố với tầm nh́n rộng răi, khu học xá có một khuôn viên vuông vức và có tường bê-tông bao quanh. Một cái cây zelkova (Một loài cây thay lá, lá dài mép răng cưa và hoa nhỏ màu xanh, thuỷ tổ ở Trung Quốc, Nhật Bản và vùng núi Caucasus ở Nga - ND) khổng lồ cao vút mọc ngay ở sau chỗ cổng trước. Người ta nói nó đă một trăm năm mươi tuổi là ít. Đứng dưới gốc mà nh́n lên th́ những tán lá xanh dày đặc của nó che kín hết cả trời.

Lối đi lát gạch từ cổng vào chạy ṿng quanh cái cây ấy rồi tiếp tục thẳng tuột qua giữa khu đất vuông của khu học xá. Hai dăy nhà ba tầng bằng bê-tông nằm đối diện nhau qua lối đi ấy. Chúng to lừng lững với rất nhiều cửa sổ và làm người ta có ấn tượng như chúng là những toà chung cư được cải tạo thành nhà tù hoặc là nhà tù cải tạo thành khu chung cư. Tuy nhiên chúng không có vẻ ǵ là bẩn thỉu, mà cũng không gây cảm giác tăm tối. Có thể nghe thấy tiếng radio vọng ra từ những cửa sổ để mở, và tất cả cửa sổ đều mắc một loại rèm màu kem mà nắng không thể làm bạc thêm được nữa.

Qua khỏi hai dăy nhà đó, lối đi dẫn đến một toà nhà sinh hoạt chung có hai tầng, tầng dưới là nhà ăn và khu nhà tắm, tầng trên có một giảng đường, các pḥng họp, và bảy pḥng dành cho khách mà tôi không bao giờ biết họ là ai. Bên cạnh toà nhà sinh hoạt chung ấy lại là một khu nhà ở nữa, cũng ba tầng. Khắp khuôn viên vuông vức ấy phủ đầy những sân cỏ rộng răi, và nước phun từ các ṿi tưới xoay tṛn lấp loá dưới nắng trờỉ. Phía sau toà nhà sinh hoạt chung là một sân có dùng để chơi bóng chày và bóng bầu dục, và sáu sân bóng quần. Khu học xá có đủ thứ ta có thể cần đến.

Nó chỉ có mỗi một vấn đề: mùi vị chính trị của chính nó. Khu học xá được đặt dưới quyền của một kiểu tổ chức mờ ám xoay quanh một nhân vật cực hữu, và đối với tôi th́ có một cái ǵ đó rất xiên xẹo trong cách họ điều hành cơ sở này. Có thể thấy điều đó trong cuốn sách nhỏ họ phát cho sinh viên mới đến và trong cả nội quy của khu học xá. Họ tuyên bố rằng khu học xá được thành lập theo "tinh thần chủ đạo" là "nỗ lực bồi dưỡng nguồn nhân lực quốc dân thông qua chất lượng tối cao của những cơ sở giáo dục", và nhiều đại gia tài chính ủng hộ

"tinh thần" này đă đóng góp tiền riêng của họ vào việc xây dựng nó. Đó là bộ mặt công khai của dự án, mặc dù bên dưới đó là ǵ th́ c̣n cực kỳ mơ hồ. Có người nói đây là một kiểu công tŕnh trốn thuế, có người lại coi đây là một màn tŕnh diễn lấy danh tiếng của những nhân vật góp vốn, lại cũng có người nói rằng việc xây khu học xá chỉ là để che đậy hành vi chiếm đoạt một miếng gan miếng tiết của bất động sản công cộng. Nhưng có một chuyện chắc chắn là có thật: trong kí túc xá có một câu lạc bộ đặc tuyển gồm toàn những sinh viên thượng lưu từ nhiều trường đại học khác nhau. Họ lập ra nhưng "nhóm học tập" họp nhau nhiều lần một tháng với sự tham gia của cả nhiều sáng lập viên. Thành viên nào của câu lạc bộ này cũng chắc chắn sẽ có công ăn việc làm ngon lành sau khi tốt nghiệp. Tôi cũng chẳng biết trong những lư thuyết này, nếu có thể gọi thế, có cái nào đúng không, nhưng tất cả chúng đều có chung một giả định rằng có ǵ đó mờ ám về cơ sở này.

Dù sao, tôi cũng đă có hai năm - từ mùa xuân 1968 đến mùa xuân 1970 - sống trong cái khu học xá "mờ ám" ấy. Cũng không thể giải thích được tại sao tôi lại chịu đựng được nó lâu đến thế. Về mặt sinh hoạt hàng ngày th́ dù nó có là hữu khuynh hay tả khuynh hoặc ǵ ǵ đi nữa th́ cũng chẳng khác ǵ đối với tôi.

Ngày nào cũng khởi đầu bằng một lễ kéo cờ trịnh trọng. Họ chơi cả nhạc quốc thiều, tất nhiên rồi. Hai việc ấy không thể thiếu nhau được. Cột cờ trồng ở chính giữa khu học xá, có thể nh́n thấy từ cửa sổ của cả ba khu nhà ở.

Trưởng khu nhà ở phía đông (nơi tôi kí túc) là người phụ trách lá cờ. Ông ta cao lớn, mắt diều hâu, tuổi trạc già năm mươi non sáu mươi. Mớ tóc xù của ông đă điểm bạc, và cái cổ rám nắng của ông có một vết sẹo dài. Người ta kháo nhau rằng ông đă tốt nghiệp trường huấn luyện t́nh báo Nakano từ thời chiến tranh, nhưng không ai biết chắc cả. Đứng cạnh ông là một sinh viên trợ lí. Cả anh chàng này cũng không ai biết rố lai lịch. Anh ta có mái đầu húi cua ngắn nhất thế giới và lúc nào cũng mặc đồng phục sinh viên màu xanh thuỷ quân. Tôi không biết tên anh ta, cũng chẳng biết anh ta ở pḥng nào, không bao giờ gặp anh ta trong nhà ăn hoặc nhà tắm. Thậm chí tôi không chắc anh ta có phải là sinh viên hay không nữa, mặc dù ai cũng nghĩ anh ta phải là sinh viên, v́ cái bộ đồng phục ấy, vốn đă nhanh chóng trở thành biệt hiệu của anh ta. Trái ngược với Ngài Nakano, "Đồng phục" lùn tè, phục phịch, mặt mũi nhợt nhạt. Hai con người làm thành một cặp trông ghê ghê ấy ngày nào cũng kéo lá cờ Mặt trời mọc lên vào lúc sáu giờ sáng.

Khi tôi mới vào khu học xá, cái mới lạ của sự kiện đó thường khiến tôi dậy sớm để kịp chứng kiến nghi thức ái quốc này. Hai người sẽ xuất hiện dưới sân hầu như đúng vào lúc đài phát thanh phát đi tín hiệu sáu giờ.

"Đồng phục" mặc đồng phục, tất nhiên rồi, với giày da đen, c̣n Nakano th́ xách theo bên ḿnh một máy ghi âm hiệu Sony. Ông đặt cái máy xuống cạnh chân cột cờ trong khi "Đồng phục" mở một cái hộp để lộ lá cờ được gấp gọn gàng ở bên trong. Anh ta kính cẩn dâng lá cờ cho Nakano. Ông này mắc nó vào dây trên cột cờ, để lộ h́nh tṛn đỏ chói của Mặt trời mọc trên nền trắng tinh khiết.

Sau đó, "Đồng phục" bấm nút cho chạy nhạc quốc thiều.

"Cầu cho Chúa tể chúng ta sẽ ngự trị…"

Và lá cờ sẽ leo lên.

"Cho đến khi sổi cuội thành đá tảng…"

Nó sẽ lên đến nửa cột.

"Và được rêu xanh bao phủ…"

Bây giờ th́ nó đă ở trên ngọn cột. Hai người ấy đứng nghiêm, im phăng phắc, ngẩng nh́n lá cờ lúc ấy đă là cả một h́nh ảnh ḱ vỹ trong những ngày đẹp trời lộng gió.

Lễ hạ cờ được cử hành lúc chiều tối với cùng một vẻ trang nghiêm như thế, nhưng theo tŕnh tự ngược lại. Lá cở sẽ trèo xuống và t́m về chỗ của nó trong chiếc hộp.

Quốc kỳ không tung bay trong đêm tối.

Tôi không biết tại sao lá cờ phải được hạ xuống vào ban đêm. Quốc dân vẫn tiếp tục tồn tại qua đêm tối, và biết bao nhiêu người vẫn làm việc suốt đêm - thợ xây dựng đường sắt và những người lái taxi, rồi chủ các quán bar, lính cứu hoả, người gác đêm. Tôi thấy có vẻ thật bất công khi những người này bị tước mất quyền được lá cờ bảo vệ. Hoặc giả chuyện này cũng chẳng hệ trọng đến thế mà cũng chẳng có ai quan tâm - trừ tôi. Cũng chẳng phải là tôi thực sự quan tâm. Chỉ v́ nó t́nh cờ đi qua tâm trí tôi thế thôi.

Nội quy bắt buộc sinh viên năm đầu và năm thứ hai phải ở hai người một pḥng, c̣n sinh viên năm thứ ba và năm cuối th́ được ở riêng mỗi người một pḥng. Pḥng đôi th́ dài hơn và hẹp hơn cỡ pḥng bề ba mét bề bốn mét một chút, với một cửa sổ khung nhôm kính trên bức tường đối diện cửa ra vào và hai chiếc bàn kê cạnh đó theo lối để hai người ngồi học quay lưng vào nhau. Bên trái cửa ra vào kê một bộ giường tầng khung thép. Đồ đạc đi liền với pḥng đều chắc chắn và giản dị, bao gồm hai tủ sắt đựng quần áo có khoá, một bàn nước nhỏ, và một số giá đỡ liền tường. Ngay cả người dễ tính nhất cũng khó ḷng gọi cách bài trí ấy là thơ mộng. Trên giá đỡ của hầu hết các pḥng đều thấy để những đồ như đài bán dẫn, máy sấy tóc, ấm đun nước và nồi cơm điện, cà-phê tan, trà túi, đường miếng, và những nồi bát đơn giản để nấu ḿ ăn liền. Trên tường treo đầy những ảnh cắt từ tạp chí dành cho con gái hoặc bích chương quảng cáo phim ảnh khiêu dâm ăn trộm được. Một gă có h́nh chụp lợn đang đi tơ nhau, nhưng đó là một ngoại lệ đặc biệt so với đa số h́nh ảnh đàn bà trần truồng b́nh thường, các nữ ca sĩ phổ thông hoặc nữ diễn viên. Giá sách phía trên bàn học th́ đựng sách giáo khoa, tự điển và tiểu thuyết.

Rác rưởi của những căn pḥng toàn bọn con trai này thật khủng khiếp. Vỏ quưt mốc meo dính chặt vào đáy những bồ đựng giấy loại. Những vỏ đồ hộp dùng làm gạt tàn chất đầy đầu mẩu thuốc lá, và khi chúng bắt lửa âm ỉ cháy th́ liền bị giội cà-phê hoặc bia rồi đề mặc đó cho đến lúc bốc mùi chua loét. Bụi đen và những vụn bẩn vô tăm tích bám đầy bát đĩa trên, các giá đỡ, và sàn nhà th́ đầy những vỏ ḿ ăn lỉền và hộp bia rỗng cùng những nắp đậy của thứ này thứ kia vứt lung tung. Không ai nghĩ đến việc quét nhà và dọn rác. Cơn gió nào thổi qua pḥng cũng làm bụi bốc lên mù mịt. Mỗi pḥng có một mùi gớm guốc riêng của ḿnh, nhưng cấu phần của cái mùi ấy th́ đều như nhau: mồ hôi, mùi thân thế bẩn thỉu, và mùi rác rưỡi. Quần áo bẩn chất đống dưới gầm giường, và v́ không có ai thèm phơi phóng chăn nệm thường xuyên nên những thứ vải vóc ngấm đẫm mồ hôi ấy bốc mùi hôi hầm không thể cứu chữa nổi. Nghĩ lại, có vẻ thật ḱ diệu là những đống hôi thối ấy không làm nay sinh dịch bệnh chết người nào.

Nhưng buồng tôi ở lại sạch tinh tươm như một pḥng ướp xác. Sàn nhà và cửa sổ không một vết bẩn, chăn nệm tuần nào cũng được phơi phóng, tất cả bút ch́ đều đứng ngay ngắn trong hộp đựng của chúng, thậm chí màn cửa cũng được giặt mỗi tháng một lần. Bạn cùng pḥng với tôi là một gă sạch sẽ đến mức bệnh hoạn. Khỏng có ai trong khu học xá tin lời tôi khi tôi kề chuyện giặt màn cửa pḥng ḿnh. Chúng không biết rằng màn cửa lại có thể giặt được. H́nh như chúng tin rằng màn cửa là một bộ phận bán thường xuyên của kết cấu cửa sổ.

"Thằng cha đó hỏng rồi," chúng nói, và đặt biệt danh cho anh bạn tôi là một thằng lính phát xít, một tên Quốc-xă.

Thậm chí chúng tôi không có cả ảnh trên tường. Không, chúng tôi có bức ảnh chụp một con kênh đào ở Amsterdam. Trước đấy tôi đă ghim một tấm ảnh khoả thân lên rồi, nhưng bạn cùng pḥng với tôi lại hạ nó xuống. "Này, Watanabe," hắn nói, "tơ-tơ-tớ không khoái mấy của này lắm đâu," rồi găm luôn cái ảnh kênh đào lên thay. Tôi cũng không mặn mà ǵ với cái ảnh khoả thân, nên chẳng buồn phản đối làm ǵ.

"Cái quái ǵ thế kia hả?" Đó là câu cảm thán đôi với bức ảnh kênh đào Amsterdam của tất cả bọn con trai đă từng vào pḥng tôi.

"À, Quốc-xă nó thích vừa nh́n cái đó vừa cho ra bằng tay," tôi nói.

Tôi chỉ định đùa thôi, nhưng tất cả bọn chúng lại tin là thật - đến nỗi chính tôi cũng bắt đầu tin đó là chuyện thật.

Ai cũng tỏ vẻ thương tôi v́ phải ở chung với Quốc-xă, nhưng thực t́nh tôi không khó chịu ǵ chuyện đó. Hắn để tôi yên thân chừng nào tôi giữ chỗ của ḿnh thật sạch sẽ, và thực tế là ở cùng pḥng với hắn lại dễ chịu hơn trong nhiều chuyện. Hắn làm tất các việc dọn dẹp, hắn phơi phóng chăn nệm, hắn thu dọn và đổ rác. Hắn hít hít mấy cái và khuyên tôi nên đi tắm nếu tôi đă quá bận đến nỗi mấy ngày rồi chưa tắm. Thậm chí hắn c̣n nhắc tôi đă đến lúc phải đi cắt tóc hoặc tỉa lông mũi. Chỉ có một thứ làm tôi khó chịu, đó là cái lối hắn phun thuốc trừ sâu mù mịt mỗi khi phát hiện ra dù chỉ một con ruồi thôi ở trong pḥng, v́ lúc ấy tôi sẽ phải tị nạn sang một cái chuồng chỗ hàng xóm nào đó.

Quốc-xă học địa lư ở một trường đại học quốc gia.

Như lời hắn nói ở buổi sơ giao, "Tớ học về bờ-bờ-bản-bản đồ."

"Cậu thích bản đồ à?" Tôi hỏi.

"Đúng vậy. Khi tốt nghiệp, tớ sẽ vào làm việc cho Viện Địa Đạc và làm bờ-bờ-bản-ban đồ."

Tôi bị ấn tượng rất mạnh khi thấy cuộc đời có thể cho người ta nhiều ước mơ và mục đích khác nhau đến thế. Đó là một trong những ấn tượng đầu tiên của tôi khi lần đầu đặt chân đến Tokyo. Một ư nghĩ chợt đến với tôi là xă hội cần một vài người - chỉ vài người thôi - có ư thích và thậm chí say mê việc làm bản đồ. Kể cũng lạ, v́ cái người muốn làm việc cho Viện Địa Đạc lại cứ lắp bắp mỗi khi nói đến chữ "bản đồ". Quốc-xă thường không lắp bắp bao giờ, chỉ trừ mỗi khi hắn phát âm từ "bản đồ", mà chắc chắn trăm phần trăm là hắn phải lắp bắp cái từ ấy.

"Cậu sẽ học ca-ca-cái ǵ?" hắn hỏi tôi.

"Sân khấu," tôi đáp.

"Cậu sẽ dàn dựng các vở kịch à?"

"Không, chỉ đọc kịch bản và nghiên cứu thôi. Racine, Ionesco, Shakespeare, đại loại thế."

Hắn nói đă nghe tiếng Shakespeare, nhưng không biết những người khác. Tôi cũng chẳng biết ǵ mấy về những tác giả kia, mới chỉ thấy tên họ trong các giấy tờ giới thiệu bài giảng.

"Cậu thích kịch à?" hắn hỏi.

"Cũng không hẳn thế."

Thế là hắn thấy lẫn lộn, và khi lẫn lộn th́ hắn lắp bắp tợn. Tôi thấy hối hận v́ đă nói vậy với hắn.

"Tớ có thể chọn bất kỳ môn ǵ," tôi nói. "Nhân chủng học, lịch sử châu Á. Tớ chọn sân khấu chỉ là t́nh cờ thôi, chẳng có ǵ khác." Thật là một cách giải thích không mấy thuyết phục.

"Tớ chịu không hiểu nổi," hắn nói, mặt mũi có vẻ như không hiểu thật. "Tớ thích bờ-bản-đồ, nên tớ quyết định đến Tokyo và xin bố mẹ tớ gư-gửi tiền để tớ có thể học về bờ-ban-bản đồ. Nhưng cậu lại không thế, hả?"

Cách đặt vấn đề của hắn có lí hơn của tôi. Tôi chịu không thể giải thích được cho ḿnh. Thế rồi chúng tôi rút thăm (bằng que diêm) để chọn giường. Hắn trúng tầng trên.

Cao lớn, với một cái đầu húi cua và hai g̣ má cao, lúc nào hắn cũng đóng một bộ: sơ-mi trắng, quần dài đen, giày đen, áo len cộc tay màu xanh thuỷ quân. Đi học th́ hắn thêm cái áo tây đồng phục và mang theo một chiếc cặp đen: một sinh viên hữu khuynh điển h́nh. Chính thế mà mọi người gọi hắn là Quốc-xă. Nhưng thực ra th́ hắn hoàn toàn không để ư ǵ đến chính trị. Hắn mặc đồng phục để khỏi phải nghĩ ngợi về quần áo. Hắn chỉ quan tâm đến những chuyện như biến động bờ biển hoặc sự kiện hoàn thành một đường hầm cho xe lửa chạy xuyên qua núi. Không có ǵ khác. Một khi đă nói đến chuyện như thế th́ hắn sẽ thao thao bất tuyệt hàng nhiều giờ liền, cho đến lúc ta phải bỏ đi chỗ khác hoặc ngủ thiếp lúc nào không hay.

Sáng nào hắn cũng dậy lúc sáu giờ theo hồi quốc thiều kéo cờ. Có nghĩa là cái lễ kéo cờ khoa trương kia cũng không phải hoàn toàn vô dụng. Hắn mặc quần áo, vào nhà tắm rửa mặt - lâu không thể tả được. Đôi khi tôi có cảm giác như hắn đang tháo từng cái răng ra và chải rửa lần lượt từng cái một. Trở lại pḥng, hắn sẽ vuốt phẳng chiếc khăn mặt và trải lên dàn sưởi cho khô, rồi để bàn chải đánh răng và xà-pḥng vào chỗ của chúng ở trên kệ. Cuối cùng, hắn tập bài thể dục theo đài phát thanh cùng với nhân dân cả nước.

Tôi quen đọc sách khuya và ngủ đến tám giờ mới dậy, nên dù hắn có lục sục trong pḥng và bắt đầu tập thể dục, tôi vẫn cứ không biết ǵ - cho đến khi hắn vào động tác nhảy. Hắn làm động tác này một cách nghiêm chỉnh, th́nh thịch rung hết cả giường. Tôi chịu đựng trong ba ngày, v́ người ta đă dặn chúng tôi rằng sống chung là phải biết nhường nhịn nhau cho chừng mực, nhưng đến buổi sáng thứ tư th́ tôi không thể chịu nổi nữa.

"Này, cậu có thể làm động tác ấy ở trên mái nhà hoặc ở đâu đó không hử?" tôi bảo. "Tớ không thể ngủ được."

"Nhưng đă sáu rưỡi rồi c̣n ǵ?" hắn đáp, miệng há hốc.

"Phải, tớ biết đă sáu rưỡi rồi. Nhưng tớ vẫn phải ngủ. Tớ không biết nói thế nào, nhưng phải như vậy tớ mới sống được."

"Nhưng mà tớ không thể lên mái nhà được. Sẽ có người ở tầng ba họ phàn nàn. Chỗ này của bọn ḿnh ở bên dưới chỉ là nhà kho."

"Thế th́ cậu ra sân. Ra băi cỏ ấy."

"Thế cũng không được. Tớ không có đài chạy pin. Tớ phải cắm điện. Mà tập thể dục buổi sáng th́ phải theo nhạc mới được."

Đúng vậy, cái đài của hắn cũ rích và không chạy pin. Đài của tôi là bán dẫn di động được, nhưng lại chỉ có sóng FM để nghe nhạc mà thôi.

"Thôi được rồi, ḿnh nhượng bộ nhau nhé," tôi nói. "Cậu cứ việc tập thể dục nhưng bỏ cái động tác nhảy ấy đi! Nó ầm ĩ bỏ mẹ. Được chứ."

"Nh-nha-nhảy ư? Là động tác nào thế?"

"Nhảy là nhảy chứ c̣n ǵ nữa. Cứ nẩy lên nẩy xuống ấy mà."

"Nhưng làm ǵ có động tác nhảy."

Đầu tôi bắt đầu thấy nhức nhối. Tôi đă định đầu hàng, nhưng lại muốn làm rơ ư ḿnh. Tôi ra khỏi giường và bắt đầu nhảy tưng tưng, miệng hát điệu nhạc mở đầu của chương tŕnh thể dục buổi sáng của đài NHK. "Là cái này này," tôi nói.

"Ô, cái đó. Có lẽ cậu nói đúng. Tớ chưa bao giờ để ư chuyện đó."

"Cậu hiểu ư tớ chưa?" tôi nói, ngồi xuống mép giường. "Cứ bỏ cái động tác ấy thôi. Tớ có thể chịu được những cái khác. Đừng nhảy nữa để cho tớ ngủ."

"Nhưng không thể thế được," hắn nói, giọng tỉnh bơ. "Tớ không thể bỏ một động tác nào. Tớ đă tập thế này mỗi sáng trong suốt mười năm qua, và hễ bắt đầu là mọi thứ cứ thế tự động hiện ra một cách vô thức. Bỏ một động tác nào là tớ phải bỏ hết mất."

Tôi không biết nói ǵ thêm. C̣n nói ǵ được nữa? Cách nhanh nhất để chấm dứt t́nh trạng ấy là đợi cho hắn ra khỏi pḥng và quăng cái đài chết tiệt của hắn qua cái cửa sổ chết dẫm kia, nhưng tôi biết nếu làm vậy th́ mọi việc sẽ tá hoả tam tinh. Quốc-xă quư hoá đồ của hắn lắm. Hắn mỉm cười khi thấy tôi ngồi thừ trên mép giường, và cố an ủi tôi.

"Này, Watanabe, sao cậu không dậy tập thể dục cùng với tớ cho xong?" Rồi hắn đi ăn sáng.

o O o

Naoko chặc lưỡi khi tôi kể cho nàng về Quốc-xă và những bài tập thể dục theo đài của hắn. Tôi không định làm nàng cười, nhưng chính tôi lại ph́ cười v́ câu chuyện của ḿnh. Nàng chỉ hơi mỉm cười một chút, nhưng đó là lần đầu tôi thấy một nụ cười ở nàng và cảm thấy vui v́ nó trong một lúc thật lâu.

Chúng tôi vừa xuống tàu ở ga Yotsuya và đang đi bộ dọc bờ kè bên ngoài nhà ga. Đó là một chiều Chủ nhật khoảng giữa tháng Năm. Nhưng trận mưa rào ngắn ngủi suốt buổi sáng đă tạnh hẳn, và gió nam đă xua tan những đám mây là là mặt đất. Những đám lá anh đào xanh biếc xào xạc trong không trung, long lanh hắt nắng đi tứ phía. Đó là một ngày đầu hè. Những người đi ngang chúng tôi đều vắt áo len hoặc áo ngoài của họ trên vai, hoặc cầm ở tay. Ai cũng có vẻ đang vui hướng một chiều Chủ nhật đầy nắng ấm. Đám thanh niên chơi bóng quần trong khu sân ở phía bên kia bờ kè đă cởi trần mặc quần cộc. Chỉ có chỗ hai bà sơ vẫn mặc trang phục mùa đông đang ngồi chuyện tṛ trên một chiếc ghế dài là có vẻ chưa có mùa hè, mặc dù họ đều ngồi ngay dưới nắng.

Mười lăm phút đi bộ và tôi đă toát mồ hôi đến mức phải cởi cả chiếc sơ-mi vải bông dày của ḿnh và đi tiếp với chiếc áo phông c̣n lại trên người. Naoko đă xắn cao tay áo chiếc sơ-mi màu xám nhạt của nàng. Chiếc sơ-mi phai màu rất đẹp, rơ ràng đă giặt rất nhiều lần. Tôi cảm thấy như đă thấy nàng mặc chiếc sơ-mi ấy từ rất lâu rồi.

Chỉ là cảm giác thế thôi, tôi nhớ không rơ lắm. Lúc ấy tôi vẫn chưa có ǵ nhiều để nhớ về Naoko.

"Sống tập thể thế cậu có thích không?" Nàng hỏi. "Sống chung với nhiều người thế có vui không?"

"Ḿnh không biết, ḿnh mới sống thế chừng một tháng. Không đến nỗi tệ như người ta tưởng, ḿnh có thể chịu được."

Nàng dừng lại bên một ṿi nước uống và nhấp một ngụm, lau miệng bằng một chiếc khăn tay trắng lấy từ túi quần ra. Rồi nàng cúi xuống và cẩn thận buộc lại dây giày.

"Cậu nghĩ ḿnh có sống thế được không?"

"Cái ǵ kia? Sống trong một khu học xá ấy à?"

"Ờ"

"Ḿnh nghĩ chỉ là vấn đề thái độ thôi. Nếu muốn th́ có rất nhiều thứ có thể làm ta bực bội - nào nội quy, nào những thằng ngốc mà lại tưởng ḿnh là ghê lắm, ấy là chưa kể bạn cùng pḥng nhất định tập thể dục theo đài vào lúc sáu rưỡi sáng. Nhưng thật ra ở đâu th́ cũng vậy thôi, rồi cũng xong cả."

"Có lẽ thế," nàng gật đầu. H́nh như nàng đang suy nghĩ điều ǵ đó. Rồi nàng nh́n thẳng vào mắt tôi như thể đang xoáy vào một thứ ǵ lạ lẫm lắm. Lúc ấy tôi mới thấy mắt nàng sâu thẳm và trong vắt đến mức chúng làm tôi như ngộp thở. Tôi chợt nhận ra ḿnh đă chưa khi nào có dịp nh́n vào mắt nàng như thế. Đó là lần đầu tiên hai chúng tôi đi bộ với nhau và nói chuyện lâu như vậy.

"Cậu đang nghĩ sẽ vào một khu học xá sống hay sao đấy?" tôi hỏi.

"Ờ," nàng đáp. "Ḿnh chỉ đang không biết sống tập thể sẽ ra sao. Với lại…" Có vẻ như nàng đang cố t́m từ hoặc cách diễn đạt cho chính xác mà chưa được. Rồi nàng thở dài, mắt nh́n xuống. "Ôi chao, ḿnh cũng không biết nữa. Cậu đừng để ư làm ǵ."

Cuộc nói chuyện đến đấy là hết. Nàng tiếp tục đi về phía đông, và tôi bước ngay sau nàng.

Đă gần một năm rồi tôi mới gặp lại Naoko, và nàng đă sút cân đến nỗi trông như một người khác. Cặp má phinh phính rất đặc biệt của nàng hầu như không c̣n nữa, và cổ nàng đă mảnh dẻ hẳn đi. Không phải nàng có vẻ gày g̣ hoặc ốm yếu: cái vẻ thanh mảnh ấy của nàng có cái ǵ rất tự nhiên và b́nh thản, như thể nàng đă ẩn náu trong một không gian hẹp và dài cho đến lúc bản thân nàng trở thành hẹp và dài vậy. Và xinh đẹp ra nhiều. Tôi muốn nói với nàng điều đó, nhưng không thể t́m được cách nói cho hay.

Chúng tôi đă không hẹn mà t́nh cờ gặp nhau trên tuyến tàu Chuo vẫn đưa chúng tôi đi học hàng ngày.

Nàng đă quyết định đi xem phim một ḿnh, c̣n tôi đang trên đường đến mấy hiệu sách ở Kanda - cả hai đứa đều chẳng có việc ǵ gấp. Nàng nêu ư kiến bỏ tàu ra ngoài phố, và chúng tôi đă làm vậy ở ga Yotsuya, nơi có thể đi bộ rất hay dọc bờ kè có trồng cây của con hào bao quanh một lâu đài cổ. Khi c̣n hai đứa với nhau, chúng tôi chẳng có chuyện ǵ đặc biệt để nói, và tôi cũng chẳng biết tại sao Naoko lại thích ra khỏi tàu. Từ trước chúng tôi cũng đă chẳng có ǵ nhiều để nói cùng nhau.

Vừa ra đến phố là Naoko bắt đầu bước đi, và tôi phải rảo bước mới theo kịp, cách nàng vài bước. Tôi có thể đuổi kịp nàng, nhưng có cái ǵ đó ngăn tôi lại. Tôi bước đi, mắt nh́n bờ vai nàng và mái tóc đen buông thẳng của nàng. Nàng dùng một dai buộc tóc màu nâu rộng bản, và mỗi khi nàng quay đầu, tôi lại thoáng thấy một vành tai trắng nhỏ của nàng. Thỉnh thoảng nàng nh́n lại sau và nói điều ǵ đó. Có khi là một câu nhận xét mà tôi có thể đáp lại được; có khi là cái ǵ đó tôi chịu không thể hiểu và đáp được. Một khi đă nói xong điều muốn nói, nàng lại hướng về phía trước và tiếp tục bước đi ôi chao, th́ có làm sao, tôi tự nhủ, chẳng phải là một ngày đẹp trời để đi dạo đó sao.

Nhưng với Naoko th́ đó không phải chỉ là một cuộc dạo chơi đơn thuần. Cứ đề ư th́ thấy ngay: nàng rẽ phải ở Iidabashi, ra chỗ hào nước, vượt ngă tư ở Jinbocho, lên quả đồi ở Ochanomizu và ra khỏi khu vực đó ở Hongo. Từ đó nàng đi theo đường tàu điện đến tận Komagome. Một lộ tŕnh rất mệt. Lúc chúng tôi đến Komagome th́ đă xế chiều và ngày đầu hè ấy đă thành ra một tối mùa xuân d́u dịu.

"Chúng ḿnh đang ở đâu ấy nhỉ?" Naoko hỏi, có vẻ như vừa sực tỉnh và nh́n quanh ḿnh lần đầu tiên.

"Komagome," tôi nói. "Cậu không biết ư? Chúng ḿnh đă đi một ṿng lớn."

"Sao ḿnh lại đến đây?"

"Cậu dẫn đường mà. Ḿnh chỉ đi theo cậu thôi."

Chúng tôi đến một cửa hàng cạnh ga tàu điện để ăn một bát ḿ. Khát quá, tôi uống hết cả một chai bia. Không đứa nào nói ǵ từ lúc gọi đồ ăn cho tới lúc ăn xong. Tôi mệt lử sau cuốc đi bộ dài ấy, c̣n nàng th́ ngồi để hai tay lên bàn, miệng lại lẩm nhẩm chuyện ǵ đó. Bản tin trên TV đang nói rằng tất cả những địa điểm vui chơi giải trí trong ngày Chủ nhật ấm áp đó đều đă đông nghịt người. C̣n chúng tôi th́ đă đi bộ từ Yotsuya cho đến tận Komagome, tôi tự nhủ.

"Này, cậu khỏe thật đấy," tôi lên tiếng sau khi đă ăn hết bát ḿ.

"Ngạc nhiên không?"

"Có"

"Ḿnh đă từng là vận động viên chạy đường dài ở trường trung học. Nói để cậu biết thế. Ḿnh thường chạy những chặng mười cây số một. Và từ lúc ḿnh bắt đầu có kí ức th́ Chủ nhật nào bố ḿnh cũng đưa ḿnh đi leo núi. Cậu biết nhà ḿnh không, ở ngay kia ḱa, cạnh núi ấy. Chân ḿnh lúc nào cũng khỏe."

"Nh́n cậu th́ không biết được," tôi nói.

"Ḿnh biết," nàng đáp. "Mọi người đều tưởng ḿnh chỉ là một con nhóc yếu ớt. Nhưng không thể nh́n b́a mà đánh giá cuốn sách được." Rồi nàng thêm một thoáng mỉm cười vào câu nói ấy.

"Điều ấy đúng với ḿnh quá," tôi nói. "Ḿnh mệt nhoài ra rồi."

"Thôi chết, xin lỗi nhé, ḿnh đă lôi cậu đi quanh quẩn suốt cả ngày."

"Dù sao, ḿnh rất vui là chúng ta đă có dịp chuyện tṛ. Hai đứa ḿnh chưa có dịp nào thế này, chỉ có hai đứa với nhau," tôi nói, cố nghĩ xem chúng tôi đă nói những chuyện ǵ với nhau mà không được.

Nàng đang nghịch cái gạt tàn trên bàn.

"Không biết…" nàng bắt đầu, "…nếu cậu không phản đối… ḿnh muốn nói là, nếu thực sự cậu không thấy phiền… Cậu nghĩ chúng ḿnh có nên gặp lại nhau nữa không? Ḿnh biết ḿnh chẳng có quyền ǵ mà hỏi cậu chuyện này."

"Có quyền ǵ ư? Cậu nói ǵ thế?"
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #4  
Cũ 06-01-11, 08:09 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Nàng đỏ bừng mặt. Phản ứng của tôi với lời đề nghị của nàng có lẽ hơi mạnh.

"Ḿnh không biết… Thực là ḿnh không thể giải thích được," nàng nói, trong khi kéo tay áo lên quá khuỷu rồi lại hạ xuống. Lớp lông mịn trên cánh tay nàng ánh lên một màu vàng thật đáng yêu dưới ánh đèn của cửa hàng.

"Ḿnh không định nói "quyền" theo nghĩa chính xác của từ đó. Ḿnh đang t́m cách nói khác."

Hai khuỷu tay đặt trên bàn, nàng chăm chú nh́n lên tờ lịch treo trên tường, gần như thể đang hy vọng sẽ t́m thấy cách diễn đạt thích hợp nhất ở đó. Không thấy ǵ nàng thở dài, nhắm mắt và mân mê dải buộc tóc.

"Đừng bận tâm thế," tôi nói. "Có lẽ ḿnh đă hiểu cậu muốn nói ǵ. Ḿnh cũng chẳng biết nói điều đó như thế nào nữa."

"Chẳng bao giờ ḿnh có thể nói được điều ḿnh muốn nói," Naoko tiếp lời. "Như vậy cũng lâu lâu rồi. Ḿnh cố nói một điều ǵ đó, nhưng nói ra từ nào là sai từ ấy chúng đều không đúng hoặc ngược hẳn lại với điều ḿnh định nói. Ḿnh cố khắc phục, nhưng chỉ càng tệ hơn. Thứ nhất là ḿnh quên luôn cả điều định nói. Giống như ḿnh bị chẻ ra làm hai và phải theo dơi lẫn nhau. Nửa này đang đuổi theo nửa kia, ṿng quanh một cái cột to bự. Nửa kia của ḿnh có những từ đúng, nhưng nửa này của ḿnh lại không thể bắt được nó." Nàng ngẩng lên nh́n vào mắt tôi. "Chuyện đó có tí ư nghĩa ǵ với cậu không?"

"Nhưng ở một chừng mực nào đó th́ ai cũng cảm thấy thế cả," tôi nói. "Ai cũng đều cố diễn đạt ḿnh và đều thấy phiền ḷng khi không thể làm tốt được việc đó."

Naoko có vẻ thất vọng v́ câu đáp của tôi. "Không, càng không phải là như vậy?" nàng nói và không giải thích ǵ thêm.

"Nhưng mà ḿnh sẽ rất thích được gặp lại cậu," tôi nói. "Chủ nhật nào ḿnh cũng rảnh, và đi bộ sẽ rất tốt với ḿnh.

Chúng tôi lên tàu chạy đường Yamanote, và Naoko chuyển sang tuyến Chuo ở ga Shinjuku. Nàng sống trong một căn hộ tí xíu ở măi khu ngoại ô phía tây Kokubunji.

"Này cậu, nàng nói lúc chia tay." Lối nói chuyện của ḿnh có ǵ khác trước không?"

"Ḿnh nghĩ là có," tôi nói, "nhưng không biết rơ thế nào. Nói thật với cậu, ḿnh biết là hồi trước ḿnh gặp cậu rất nhiều, nhưng h́nh như cũng chẳng chuyện tṛ nhiều nhặn ǵ lắm th́ phải."

"Đúng vậy, nàng nói. "Thôi nhỉ, ḿnh gọi cậu thứ Bảy tới được chứ."

"Tất nhiên rồi. Ḿnh sẽ đợi đấy."

Tôi gặp Naoko lần đầu tiên lúc c̣n học lớp Sáu trung học. Nàng cũng đang lớp Sáu nhưng học ở một trường nữ sinh Cơ Đốc giáo vào loại hạng nhất. Cái trường ấy sang đến mức nếu học gạo quá sẽ bị coi là thô thiển. Naoko là bạn gái của người bạn thân nhất (và duy nhất) của tôi là Kizuki. Naoko và Kizuki đă thân thiết với nhau gần như từ hồi mới đẻ, hai gia đ́nh sống cách nhau chưa đầy hai trăm mét.

Cũng như hầu hết những cặp trai gái đă chơi với nhau từ thuở ấu thơ, quan hệ của Kizuki và Naoko có một không khí cởi mở rất thoải mái và họ cũng chẳng thấy cần phải được bên nhau một ḿnh. Họ luôn đến nhà nhau, ăn uống và chơi mạt chược với mọi người khác trong gia đ́nh nhau. Tôi đă đi chơi tay bốn cùng họ rất nhiều lần. Naoko sẽ dẫn một bạn ở trường nàng đến cho tôi và bốn chúng tôi cùng đi chơi bách thú hoặc đánh bi-a hoặc xem phim với nhau. Những cô bạn nàng dẫn về cho tôi đều xinh đẹp nhưng hơi sang trọng quá so với thị hiểu của tôi. Tôi dễ chơi hơn với những cô gái có vẻ thô thiển hơn ở cùng trường công với tôi, thấy dễ chuyện tṛ hơn. Tôi chưa bao giờ đoán được chuyện ǵ đang diễn ra trong những cái đầu xinh đẹp của các cô gái mà Naoko dẫn theo nàng, và có thể là họ cũng không thể hiểu được tôi.

Được một thời gian th́ Kizuki từ bỏ ư định ghép bạn cho tôi, và thế là ba chúng tôi chơi cùng nhau. Kizuki và Naoko và tôi: cũng lạ, nhưng đó lại là một cấu h́nh thoải mái nhất. Đưa thêm một người thứ tư vào cấu h́nh đó lúc nào cũng khiến mọi chuyện thành vụng về khó xử.

Chúng tôi giống như đội làm chương tŕnh gặp gỡ chuyện tṛ trên TV, với tôi đóng vai khách, Kizuki làm người dẫn chương tŕnh, và Naoko là trợ lí của cậu ta.

Kizuki giỏi việc thủ những vai tṛ trung tâm như thế. Thực t́nh, cậu ấy có một vẻ giễu cợt thường khiến mọi người nghĩ là cậu ngạo mạn, nhưng thật sự th́ cậu là một người rất công b́nh và chu đáo. Cậu biết phân phát những lời nhận xét và đùa bỡn một cách công bằng cho cả Naoko và tôi, cẩn thận để không đứa nào cảm thấy bị bỏ rơi. Nếu một trong hai đứa im lặng quá lâu, cậu sẽ hướng câu chuyện về đó để người ấy phải lên tiếng. Cậu biết cách theo dơi và điều chỉnh không khí xung quanh từng giây một, và chuyện đó chắc chắn không dễ dàng như ta thấy chút nào. Ngoài ra, cậu c̣n có một cái tài rất hiếm là biết t́m thấy những cái thú vị trong những câu nói chung chung chẳng thú vị chút nào của người khác, cho nên khi chuyện tṛ với Kizuki, ta cảm thấy như ḿnh là một con người đặc biệt thú vị với một cuộc sống đặc biệt thú vị.

Ấy vậy, mà cậu lại chẳng quảng giao chút nào. Tôi là thằng bạn thực sự duy nhất của cậu ở trường. Tôi không thể hiểu tại sao một diễn giả thông minh và đầy năng lực như thế lại không hướng tài năng của ḿnh vào cái thế giới mênh mông ở ngoài kia mà lại bằng ḷng tập trung vào bộ ba nhỏ bé của chúng tôi. Mà tôi cũng không biết tại sao cậu chọn tôi làm bạn. Tôi chỉ là một thằng nhóc b́nh thường thích đọc sách, nghe nhạc và không hề có ǵ nổi bật để có thể khiến cho một người như Kizuki phải để ư đến. Thế mà chúng tôi đă thân nhau ngay lập tức. Cha cậu là một nha sĩ, nổi tiếng thạo nghề và lấy tiền công rất cao.

"Chủ nhật này có muốn đi chơi cặp đôi với bọn tớ không?" Cậu hỏi tôi ngay sau khi mới gặp nhau. "Bạn gái tớ học trường nữ sinh, cô ấy sẽ dẫn theo một người đẹp cho cậu."

"Được thôi," tôi nói" Tôi đă gặp Naoko như vậy đấy!"

Ba đứa chúng tôi chơi với nhau rất nhiều, nhưng hễ Kizuki cứ ra khỏi pḥng là Naoko và tôi lại thấy lúng túng chẳng biết nói ǵ với nhau. Chúng tôi chưa bao giờ biết nên nói với nhau về chuyện ǵ. Và sự thực là chúng tôi không có chung một chủ đề nào để cùng tṛ chuyện. Thay v́ nói chuyện, chúng tôi hết uống nước lại nghịch ngợm ǵ đó trên bàn và đợi Kizuki về để lại bắt đầu tán chuyện. Naoko không phải là người hay nói, c̣n tôi th́ nghe giỏi hơn nói, nên tôi luôn thấy lúng túng khi một ḿnh với nàng. Không phải chúng tôi không hợp nhau. Chúng tôi chỉ không có ǵ để nói.

Naoko và tôi chỉ gặp nhau một lần sau tang lễ của Kizuki. Hai tuần sau sự kiện đó, chúng tôi gặp nhau tại một quán cà-phê để giải quyết vài việc nhỏ, và khi xong rồi th́ chúng tôi chẳng c̣n ǵ để nói. Tôi cố đưa ra nhiều chủ đề khác nhau nhưng chẳng đi đến đâu. Và khi Naoko mở miệng th́ giọng nàng gay gắt thế nào đó. Nàng có vẻ giận dữ với tôi, nhưng tôi chịu không biết tại sao. Chúng tôi không gặp lại nhau lần nào nữa, cho măi đến một năm sau, khi chúng tôi t́nh cờ thấy nhau trên tuyến tàu Chuo ở Tokyo ngày đó.

Có lẽ Naoko đă giận tôi v́ chính tôi, chứ không phải nàng, đă là ngưởi cuối cùng gặp Kizuki. Có lẽ nói thế cũng chưa chính xác, nhưng tôi hiểu t́nh cảm của nàng, không ít th́ nhiều. Nếu có thể, tôi đă đánh đổi địa vị ấy với nàng, nhưng nói cho cùng th́ chuyện ǵ xảy ra cũng đă xảy ra rồi, và tôi chẳng thể làm ǵ được nữa.

Đó là một chiều tháng Năm đẹp trời. Sau bữa trưa, Kizuki gợi ư chúng tôi bỏ lớp để chơi bi-a hoặc đi đâu đó. Tôi cũng chẳng quan tâm ǵ đến những giờ học buổi chiều của ḿnh, và thế là chúng tôi cùng ra khỏi trường, lững thững xuống đồi tới một pḥng bi-a ngoài bến cảng và chơi bốn ván. Khi tôi thắng ván chơi thoải mái đầu tiên, Kizuki trở nên trang nghiêm và thắng liền ba ván tiếp theo. Có nghĩa là tôi phải trả tiền theo thông lệ vẫn có giữa chúng tôi. Kizuki không nói đùa câu nào khi chúng tôi chơi với nhau. Điều đó rất bất thường. Chơi xong chúng tôi hút thuốc.

"Sao cậu nghiêm trang thế?" tôi hỏi.

"Tớ không muốn bị thua hôm nay," Kizuki nói với một nụ cười thoả măn.

Cậu chết đêm hôm đó, trong nhà để xe. Cậu đă đưa một đường ống cao su từ miệng ống xả chiếc N-360 của ḿnh vào một cửa sổ của chiếc xe, lấy băng dính bịt kín các chỗ hở, rồi nổ máy. Tôi không biết phải bao nhiêu lâu cậu mới chết được. Cha mẹ cậu đang đi thăm một người họ hàng bị ốm, và khi họ mở cửa vào th́ cậu đă chết rồi. Radio trên xe vẫn kêu, và một cái hoá đơn mua xăng th́ kẹp dưới một cần gạt nước ở kính xe.

Kizuki không để lại một ḍng tuyệt mệnh nào, và không ai có thể nghĩ ra lí do tự tử của cậu là ǵ. V́ là người cuối cùng đă gặp cậu nên tôi bị cảnh sát triệu lên hỏi. Tôi nói với viên sĩ quan điều tra rằng Kizuki đă không biểu lộ tí dấu hiệu nào của việc cậu sắp làm, rằng cậu đă vẫn hệt như mọi khi. Viên cảnh sát trước đây đă có ấn tượng không hay về cả Kizuki và tôi, như thể người ta hễ cứ hay bỏ học và chơi bi-a th́ dĩ nhiên là sẽ có ngày tự tử vậy. Một bài báo ngắn đă kết thúc sự vụ. Cha mẹ Kizuki tống khứ chiếc N-360 màu đỏ của cậu đi. Trong một thời gian, chỗ bàn cậu vẫn ngồi trong lớp lúc nào cũng có một đoá hoa trắng.

Trong khoảng mười tháng kể từ lúc Kizuki chết đến kỳ thi của tôi, tôi không biết ḿnh đang ở đâu trong cái thế giới này. Tôi bắt đầu ngủ với một người trong đám hạn gái ở trường, nhưng quan hệ ấy chẳng được đến sáu tháng. Chẳng có ǵ ở cô ta can hệ được đến tôi. Tôi nộp đơn vào một trường đại học tư ở Tokyo, một loại trường mà tôi không phải học ǵ nhiều cũng thi vào được, và đỗ mà chẳng thấy vui mừng ǵ hết. Cô gái kia xin tôi đừng đi Tokyo - "Cách đây những năm trăm dặm!" Cô ta nài nỉ: nhưng tôi phải đi khỏi Kobe bằng bất cứ giá nào. Tôi muốn bắt đầu một cuộc sống mới ở một nơi mà tôi không biết một ma nào hết.

"Anh không c̣n nghĩ ǵ đến tôi nữa, sau khi đă ngủ với tôi" cô ta vừa nói vừa khóc.

"Không phải thế," tôi cương quyết. "Nhưng tôi nhất định phải đi khỏi thành phố này." Nhưng cô ta đă không chịu hiểu tôi. Và cứ thế chúng tôi giă biệt nhau.

Khi ngồi trên tàu hoả cao tốc đi Tokyo, nhớ đến tất cả những ǵ đă làm với cô so với các cô gái khác ở nhà, tôi cảm thấy hành vi của ḿnh thật kinh khủng, nhưng chẳng có cách ǵ gỡ lại được nữa. Tôi sẽ cố quên cô ta.

Có một điều duy nhất mà tôi phải làm khi bắt đầu cuộc sống mới của ḿnh trong khu học xá, đó là thôi không coi chuyện ǵ ở đời là quan trọng nữa, và thiết lập một khoảng cách thích hợp giữa bản thân với tất cả mọi chuyện. Hăy quên những chiếc bàn bi-da màu xanh nâu và những chiếc N-360 màu đỏ cùng những đoá hoa trắng trên bàn học; quên đám khói bốc lên từ những ống khói ngất ngưởng của ḷ thiêu xác, những cục chặn giấy kếch xù trong pḥng hỏi cung của cảnh sát. Lúc đầu việc đó có vẻ hiệu nghiệm. Tôi đă cố gắng để quên, nhưng bên trong tôi vẫn có một chút khí vón cục lại một cách mơ hồ. Và khi thời gian cứ trôi đi, cục khí vón ấy bắt đầu có h́nh hài rơ rệt và đơn giản, một h́nh hài mà tôi có thể ta được bằng lời, như sau:

Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống.

Nói ra như vậy nghe thật sáo ṃn, nhưng đă có thời tôi cảm thấy cái h́nh hài ấy không phải bằng lời mà như một cục khí vón lại ở trong tôi. Cái chết là có thực - trong một cục chặn giấy, trong bốn trái bóng đỏ và trắng trên mặt bàn bi-a - và chúng ta tiếp tục sống và hít thở nó vào phổi như những làn bụi mịn.

Trước đó, tôi đă hiểu cái chết như một cái ǵ hoàn toàn tách biệt và độc lập với sự sống. Bàn tay của sự chết nhất định sẽ túm lấy chúng ta, tôi cảm thấy thế, nhưng cho tới ngày nó t́m đến ta, nó vẫn để ta được yên thân. Điều đó dường như là một chân lư đơn giản và hợp logic đối với tôi. Sự sống ở đây, sự chết th́ ở kia. Tôi đang c̣n ở đây, chưa phải ở đó.

Tuy nhiên, đêm hôm Kizuki chết, tôi đă mất khả năng nh́n nhận sự chết (và sự sống) một cách giản dị như vậy. Chết không phải là đối nghịch của sống. Nó đă đang ở đây rồi, ngay bên trong tôi, nó đă luôn luôn ở đây, và không có ǵ có thể cho phép tôi quên được điều đó. Khi nó lấy đi Kizuki mới mười bảy tuổi đầu trong cái đêm tháng Năm ấy, sự chết đă túm được cả tôi.

Tôi sống qua mùa xuân sau đó, ở tuổi mười tám, với cục khí vón trong ngực ḿnh, nhưng không lúc nào ngưng tranh đấu chống lại sự hồi sinh của thái độ coi trọng mọi sự ở đời. Coi trọng sự đời không phải là cách tiếp cận chân lư, tôi cảm thấy như vậy, cho dù vẫn mơ hồ. Nhưng sự chết là một thực tế, một thực tế nghiêm cẩn, dù ta có nh́n nhận nó kiểu ǵ đi nữa. Mắc kẹt trong mối mâu thuẫn nghẹt thở ấy, tôi lẩn quẩn trong một ṿng tṛn vô tận. Bây giờ nh́n lại, những ngày ấy thật lạ lùng. Ở đoạn giữa của cuộc đời, mọi thứ.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #5  
Cũ 06-01-11, 08:11 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Rừng Nauy

Haruki Murakami

Chương 3

Naoko gọi tôi hôm thứ Bảy, và chúng tôi hẹn sẽ đi chơi với nhau vào Chủ nhật đó. Có lẽ tôi có thể gọi đó là một cuộc hẹn ḥ. Tôi chẳng t́m được từ nào thích hợp hơn.

Cũng như lần trước, chúng tôi đi bộ ngoài phố. Chúng tôi ghé qua uống cà-phê ở đâu đó, rồi đi tiếp, rồi ăn tối với nhau, rồi chia tay. Cũng như lần trước, nàng chỉ tṛ chuyện nhát gừng, nhưng có vẻ không thấy lúng túng ǵ về chuyện ấy, mà tôi cũng chẳng mấy bận tâm duy tŕ câu chuyện. Chúng tôi nói đến bất kỳ cái ǵ hiện đến trong đầu ḿnh - những việc thường ngày, chuyện ở trường, chuyện ǵ cũng chỉ là những mảnh vụn nho nhỏ chẳng đi đến đâu. Chúng tôi không đả động ǵ đến quá khứ. Và phần lớn thời gian chúng tôi chỉ cắm cúi đi, cứ thế bước, đi măi. May mà Tokyo là một thành phố rộng lớn và chúng tôi không thể đi hết mọi chỗ.

Hầu như cuối tuần nào chúng tôi cũng đi bộ như thế. Nàng sẽ đi trước, c̣n tôi th́ theo sát đằng sau. Naoko có nhiều dải buộc tóc khác nhau nhưng luôn luôn buộc theo kiểu để lộ tai bên phải. Tôi nhớ nàng rơ nhất như thế, nh́n từ phía sau. Hễ lúng túng chuyện ǵ là nàng lại có lối nghịch dải buộc tóc của ḿnh. Và lúc nào cũng chấm chấm một cái khăn tay lên miệng. Hễ nói ǵ là nàng lại làm vậy. Càng quan sát những thói quen ấy của nàng, tôi càng thấy thích nàng hơn.

Naoko học ở một trường nữ sinh đại học tại một vùng ven đô thôn đă ở phía tây Tokyo, một trường nhỏ rất nổi tiếng về đào tạo Anh ngữ. Gần trường có một con kênh đào hẹp nước rất sạch và trong, chúng tôi thường đi bộ dọc hai bên bờ của nó. Có khi Naoko mời tôi lên căn hộ của nàng và nấu cơm cho tôi ăn. H́nh như chẳng bao giờ nàng bận tâm về chuyện hai đứa chúng tôi gần gụi nhau trong một nơi chật hẹp như thế. Căn pḥng nhỏ, gọn gàng và thiếu những thứ rườm rà đến mức chỉ có mấy đôi tất phơi ở góc pḥng gần cửa sổ là cho thấy có một cô gái đang sống ở đó. Nàng sống thật tùng tiệm và đơn giản, và hầu như không có bạn. Không ai đă từng biết nàng hồi trung học có thể tưởng tượng nàng lại như vậy. Hồi đó nàng ăn vận rất đỏm dáng và có vô số bạn bè vây quanh. Khi thấy pḥng nàng ở, tôi nhận ra rằng cũng như tôi, nàng muốn đi đại học để bắt đầu một cuộc sống mới thật xa những người mà nàng đă biết.

"Biết tại sao ḿnh chọn chỗ này không? Nàng hỏi, miệng mỉm cười. "Bởi v́ những người ở nhà sẽ không ai t́m đến đây. Ai cũng nghĩ ḿnh sẽ phải ở một chỗ nào đó sành điệu hơn. Cậu hiểu ḿnh nói ǵ không?"

Dù sao, quan hệ của tôi với Naoko không phải là không tiến triển. Dần dà, nàng quen thuộc với tôi hơn, và tôi cũng vậy. Đến cuối hè và vào học kỳ mới, Naoko bắt đầu sánh vai cùng tôi như thể đó là một việc tự nhiên nhất trên đời. Nàng đă coi tôi là bạn rồi, tôi kết luận vậy và sánh bước cùng một cô gái đẹp như vậy hoàn toàn chẳng nặng nhọc ǵ đối với tôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục đi bộ khắp Tokyo theo một lộ tŕnh ngoằn ngoèo, lên đồi, qua sông và những con đường tàu, cứ thế bước đi mà không hề nghĩ sẽ đến đích ở nơi nào. Chúng tôi cứ nhằm thẳng phía trước mà đi, như thề việc đi bộ là một nghi lễ tôn giáo sẽ chữa lành đôi linh hồn bị tổn thương của chúng tôi. Nếu trời mưa, chúng tôi dùng ô che, nhưng vẫn sẽ đi cho dù thế nào.

Rồi mùa thu đến. Sân trong khu học xá phủ đầy lá zelkova. Hương thơm nhè nhẹ của buổi sang mùa đượm trong không gian khi tôi mặc lên người chiếc áo len đầu tiên. Sau khi đă đi ṃn một đôi giày, tôi mua thêm hẳn vài đôi da lộn.

Tôi vẫn không thể nhớ lại hai đứa đă nói với nhau những chuyện ǵ. Chẳng có ǵ đặc biệt, có lẽ vậy. Chúng tôi tiếp tục tránh không nhắc đến quá khứ và hiếm khi nói về Kizuki. Chúng tôi có thể đối diện nhau khi uống cà phê trong im lặng hoàn toàn.

Naoko thích nghe tôi kể chuyện về Quốc-xă. Một lần hắn đi chơi với một sinh viên cùng lớp (một cô gái học dịa lư, tất nhiên rồi) nhưng c̣n sớm đă thấy về với bộ mặt ỉu x́u. "Này, W-W-Watanabe, với bọn con g-gơ-gơ gái th́ cậu nói những chuyện ǵ?" Không nhớ là tôi đă trả lời hắn thế nào, nhưng rơ ràng là Quốc-xă đă chọn lầm người để hỏi chuyện đó. Hồi tháng Bảy, có kẻ trong khu học xá đă bỏ cái ảnh con kênh đào ở Amsterdam của Quốc-xă xuống và treo thay vào đó một bức ảnh chụp cây Cầu Cổng vàng. Hắn bảo tôi hắn muốn biết xem Quốc-xă có thủ dâm được với cái Cầu Cổng vàng hay không.

"Nó sướng rơn," tôi báo cáo lại mấy hôm sau đó. Và thế là có kẻ lại thay vào đó một bức ảnh chụp núi băng trôi ngoài biển. Mỗi lần bị thay ảnh như thế, Quốc-xă đều khó chịu.

"Đứ đứ đứa nào làm cái tṛ này thế?" hắn hỏi.

"Tớ cũng đang thắc mắc đây," tôi đáp. "Nhưng có sao đâu? Đều là ảnh đẹp cả. Cậu phải biết ơn mới phải."

"Ờ tớ cũng nghĩ thế, nhưng cũng ḱ thật."

Những mẩu chuyện của tôi về Quốc-xă lúc nào cũng làm cho Naoko ph́ cười. Không dễ ǵ làm được chuyện đó, nên tôi thường xuyên nói đến hắn, mặc dù không mấy tự hào v́ đă dùng hắn vào việc ấy. Quốc-xă chỉ là đứa con trai út trong một gia đ́nh chẳng giàu có ǵ và t́nh cờ lớn lên với thái độ quá coi trọng việc tu dưỡng bản thân của chính ḿnh. Làm bản đồ là một mơ ước nhỏ nhoi của cuộc đời nhỏ nhoi của hắn. Ai có quyền ǵ đem hắn ra làm tṛ cười như vậy?

Thế nhưng đến lúc ấy th́ những mẩu chuyện đùa bỡn về Quốc-xă đă trở thành nguồn đề tài tán dóc trong khu học xá, và chẳng cách ǵ để tôi có thể cứu văn được chuyện đó. Ngoài ra, h́nh ảnh gương mặt mỉm cười của Naoko đă trở thành nguồn khoái lạc đặc biệt của tôi. Và tôi tiếp tục cũng cấp cho thiên hạ những mẩu chuyện mới.

Một lần Naoko đă hỏi tôi, chỉ một lần thôi, rằng tôi đă có cô gái nào ưa thích chưa. Tôi kể cho nàng nghe về cô gái tôi đă bỏ lại ở Kobe. "Cô ta tốt," tôi nói, "ḿnh thích ngủ với cô ta, và đôi lúc vẫn c̣n nhớ cô ta, nhưng nói cho cùng th́ cô ta không làm ḿnh xúc động. Ḿnh không biết, đôi khi ḿnh nghĩ trong ḷng ḿnh có một cái nhân cứng ở đây này, và không ǵ có thể thâm nhập nó. Có lẽ ḿnh không thể thực sự yêu ai."

"Thế cậu đă từng yêu chưa? Naoko hỏi.

"Chưa bao giờ," tôi đáp.

Và nàng không hỏi thêm nữa.

Khi mùa thu đă tàn và những cơn gió lạnh bắt đầu tràn về qua thành phố, Naoko sẽ thường nép chặt vào cánh tay tôi. Tôi có thể cảm thấy hơi thở của nàng qua lần vải dày của chiếc áo khoác nàng mặc. Nàng sẽ khoác chặt lấy tay tôi, hoặc thọc tay vào túi áo tôi, hoặc nếu trời thật lạnh th́ nàng run rẩy bám chặt lấy cánh tay tôi.

Những cái đó chẳng có ư nghĩa ǵ đặc biệt. Tôi vẫn tiếp tục bước, hai tay đút túi. Giày có đế cao-su của chúng tôi không gây tiếng động nào trên mặt vỉa hè, trừ những tiếng lạo xạo khô khốc mỗi khi chúng tôi giẫm phải những đám lá khô héo trên đường. Mỗi khi nghe tiếng động ấy, tôi thương cảm cho Naoko lắm. Cánh tay tôi không phải là cánh tay nàng cần, mà là tay người khác kia. Hơi ấm của tôi không phải là cái nàng cần, mà là hơi ấm của người khác kia. Tôi thấy gần như có tội v́ đă là chính ḿnh.

Càng vào sâu mùa đông, cái vẻ trong vắt của đôi mắt Naoko h́nh như cũng rơ ràng măi lên. Đó là một thứ rơ ràng không biết sẽ dẫn tới đâu. Đôi khi Naoko khoá chặt tia nh́n của nàng vào mắt tôi mà không có lí do ǵ rơ rệt. H́nh như nàng đang t́m kiếm một cái ǵ, và điều đó khiến tôi tràn ngập một cầm giác vô vọng và cô đơn ḱ lạ.

Tôi tự hỏi có phải là nàng đang cố truyền đạt một điều ǵ đó cho tôi, một điều ǵ đó mà nàng không thể nói nên lời - một điều ǵ đó có trước cả ngôn từ mà nàng không thể nắm bắt và do đó không thể hy vọng sẽ biến nó thành lời. Và thế là nàng sẽ nghịch cái dải buộc tóc, chấm chấm chiếc khăn tay lên miệng, hoặc nh́n vào mắt tôi với một vẻ vô nghĩa như thế. Tôi những muốn ôm chặt lấy nàng những lúc ấy, nhưng lại do dự và khựng lại. Tôi sợ ḿnh sẽ làm nàng đau đớn. Và thế là hai chúng tôi cứ đi măi trên những con phố Tokyo, trong khi Naoko cứ t́m kiếm lời lẽ trong không gian trống vắng.

Tụi con trai trong khu học xá luôn trêu chọc tôi mỗi khi tôi nhận điện thoại của Naoko hoặc ra đi vào một sáng Chủ nhật. Chúng đồ rằng, mà cũng tự nhiên thôi, tôi đă có bồ. Không thể giải thích sự thật cho chúng, và cũng chẳng cần phải thế, nên tôi để mặc cho chúng muốn nghĩ sao th́ nghĩ. Tối về tôi phải chịu trận với hàng loạt các câu hỏi tọc mạch của chúng: Bọn tôi đă thử những động tác ǵ? Chỗ ấy của con bé nó ra sao? Đồ lót của nó hôm ấy màu ǵ? Chúng muốn nghe ǵ th́ tôi trả lời theo thế.

Cứ như thế, tôi đi từ tuổi mười tám sang tuổi mười chín. Ngày nào mặt trời cũng mọc lên rồi lặn xuống, lá cờ cũng được kéo lên rồi hạ xuống. Chủ nhật nào tôi cũng đi chơi với cô gái của đứa bạn quá cố. Tôi không biết ḿnh đang làm ǵ hoặc sẽ làm ǵ. Ở lớp th́ tôi đọc Claudel và Racine và Eisenstein, nhưng họ hầu như chẳng có nghĩa lư ǵ với tôi. Ở lớp không đánh bạn với ai, và cũng hầu như chẳng quen ai trong khu học xá. Mọi người tưởng tôi muốn trở thành nhà văn v́ lúc nào tôi cũng chỉ một ḿnh với một cuốn sách, nhưng tôi đâu có tham vọng ấy. Tôi chẳng muốn thành một cái ǵ cả.

Tôi định nói về cảm giác ấy với Naoko. Ít ra th́ nàng cũng có thể hiểu được tôi đang cảm thấy ǵ với một mửc độ chính xác nào đó, tôi nghĩ vậy. Nhưng tôi không bao giờ t́m được từ để diễn đạt ḿnh. Lạ thật. Có vẻ như tôi đă lây căn bệnh thiếu lời của nàng.

Những tối thứ Bảy, tôi sẽ ngồi cạnh máy điện thoại ở dưới sảnh, đợi cú gọi của Naoko. Hầu hết mọi người đều đi cả nên sảnh nhà thường vắng teo. Tôi sẽ nh́n chăm chú những hạt sáng lửng lơ trong cái không gian im ĺm ấy, cố sức nh́n vào chính cơi ḷng ḿnh. Tôi muốn ǵ? Và những người khác muốn ǵ ở tôi? Nhưng chẳng bao giờ tôi t́m được lời đáp. Đôi khi tôi sẽ đưa tay ra cố bắt lấy những hạt sáng kia, nhưng ngón tay tôi chẳng chạm thấy cái ǵ hết.

Tôi đọc nhiều, nhưng không nhiều sách khác nhau. Tôi thích đọc đi đọc lại những tác giả mà ḿnh ưa thích nhất. Hồi đó là Truman Capote, John Updike, E Scott Fiagerald, Raymond Chandler, nhưng tôi không thấy có ai ở lớp hoặc trong khu học xá cũng đọc những tác giả ấy. Họ thích Kazumi Takahashi, Kenzaburo Oe, Yukio Mishima, hoặc những tiếu thuyết gia đương đại Pháp. Đó cũng là lí do tại sao tôi chẳng có ǵ nhiều để chuyện tṛ với ai mà chỉ lui thui với những cuốn sách của ḿnh. Tôi thường nhắm nghiền mắt lại, chạm tay vào một cuốn sảch quen thuộc rồi rút lấy hương vị của nó vào sâu thẳm ḷng ḿnh. Thế là đủ để tôi hạnh phúc.

Tuổi mườ́ tám, cuốn sách yêu thích nhất của tôi là cuốn Nhân mă của John Updike, nhưng sau khi đă đọc nó một số lần, nó bắt đầu mất dần ánh hào quang ban đầu và phải nhường ngôi trên ấy cho cuốn Gatsby vĩ đại. Gatsby ở ngôi ấy một thời dài sau đó. Tôi thường rút nó ra khỏi giá sách mỗi lúc hứng chí và đọc một đoạn bất ḱ. Chưa bao giờ nó làm tôi thất vọng. Không có một trang buồn tẻ nào trong cuốn sách ấy. Tôi muốn nói cho mọi người biết rằng đó là một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, nhưng xung quanh tôi chưa có ai đă từng đọc Gatsby vĩ đại hoặc có ư muốn đọc nó. Mà giới thiệu và khuyến khích người khác đọc E Scott Fitzgerald, mặc dù không phải là một hành vi phản động, thật sự là một việc không thể làm được hồi 1968.

Khi cuối cùng gặp được một người trong thế giới của tôi đă từng đọc Gatsby vĩ đại, chúng tôi lập tức thành bạn của nhau. Tên hắn là Nagasawa. Hắn hơn tôi hai tuổi và, v́ đang học luật tại Đại học Tokyo danh tiếng, hắn đă thuộc loại được đặc tuyển để sẽ gia nhập hàng ngủ lănh đạo quốc gia. Chúng tôi ở cùng trong khu học xá và chỉ mới biết mặt nhau, cho đến một hôm tôi ngồi đọc Gatsby vĩ đại ở một chỗ sáng trong nhà ăn. Hắn ngồi xuống cạnh tôi và hỏi tôi đang đọc ǵ. Tôi bảo hắn, và hắn hỏi tôi có thích cuốn sách không. "Tôi đang đọc nó lần này là lần thứ ba" tôi đáp, "và lần nào cũng thấy có cái ǵ đó mới mẻ thích thú hơn lần trước."

"Người này nói hắn đă đọc Gatsby vĩ đại ba lần," hắn nói như thể độc thoại. "Hăy nghe đây, bất ḱ người bạn nào của Gatsby vĩ đại cũng là bạn của tôi."

Và thế là chúng tôi thành bạn. Chuyện đó diễn ra hồi tháng Mười.

Càng biết thêm về Nagasawa, hắn càng có vẻ lạ lùng hơn. Trong đời tôi đă gặp khối kẻ lạ lùng, nhưng không ai lạ bằng Nagasawa. Hắn mọt sách hơn tôi rất nhiều, nhưng hắn có lệ không bao giờ động đến một cuốn sách nếu tác giả của nó chết chưa được ba mươi năm. "Chỉ có sách loại ấy tớ mới tin được," hắn nói.

"Không phải tớ không tin vào văn học đương đại," hắn nói thêm, "nhưng tớ không muốn phí ngày giờ quư báu để đọc những thứ chưa được thời gian chấp nhận. Đời ngắn lắm."

"Cậu thích những tác giả kiểu ǵ?" tôi hỏi ngưởi trên ḿnh hai tuổi bằng giọng cung kính.

"Balzac, Dante, Joseph Conrad, Dickens," hắn đáp liền.

"Không được thời thượng cho lắm."

"Chính thế nên tớ mới đọc họ. Nếu đọc những sách mọi người đều đang đọc, cậu sẽ chỉ nghĩ nhưng ǵ mọi người đang nghĩ mà thôi. Đó là thế giới của bọn cà tầm và rởm đời. Người chân chính sẽ rất xấu hổ nếu phải làm như vậy. Cậu không thấy thế sao hở Watanabe? Cậu với tớ là những con người đích thực duy nhất trong cái khu học xá này. Những thằng khác đều là đồ bỏ đi hết."

Tôi thật sự choáng. "Sao cậu có thể nói như vậy được?"

"V́ đó là sự thật. Tớ biết. Tớ có thể thấy rơ điều đó. Giống như chúng ta có dấu hiệu đặc biệt ở trên trán vậy. Và ngoài ra, cả hai ta đều đọc Gatsby vĩ đại."

Tôi tính nhẩm thật nhanh. "Nhưng Fitzgerald mới chết được hai mươi tám năm," tôi nói.

"Th́ đă sao? Hai năm ư? Với Fitzgerald th́ tính thêm lên thế được rồi."

Không có ai khác trong khu học xá biết chuyện Nagasawa là một độc giả bí mật của tiểu thuyết cổ điển, mà nếu họ có biết cũng chẳng làm sao. Nagasawa nổi tiếng thông minh. Hắn đỗ vào Đại học Tokyo như đi chơi, hắn được toàn điểm tốt, hắn sẽ thi hành chính quốc gia, vào Bộ Ngoại giao và trở thành một chính khách. Gia đ́nh hắn giàu có. Cha hắn là chủ một bệnh viện lớn ở Nagoya, anh hắn cũng đă tốt nghiệp ở Tokyo, theo học y khoa, và một ngày nào đó sẽ thừa hưởng cái bệnh viện.

Nagasawa lúc nào cũng có đầy tiền trong túi, và hắn cư xử rất đường hoàng đĩnh đạc. Mọi người đều tôn trọng hắn, ngay cả ông giám đốc khu học xá. Khi hắn nhờ ai làm việc ǵ, người ấy sẽ cũng cúc làm ngay. Chuyện ấy không có lựa chọn nào khác.

Nagasawa có một phẩm chất tự nhiên nào đó hấp dẫn được mọi người và khiến mọi người phải theo ḿnh.

Hắn biết phải làm đầu đàn ra sao, biết đánh giá t́nh thế, biết ra những mệnh lệnh vừa chính xác vừa lịch thiệp khiến người khác phải tuân thủ. Trên đầu hắn lơ lửng một ṿng sáng tiết lộ quyền lực của hắn giống như ṿng hào quang của thiên thần, và chỉ nh́n thấy thế cũng đủ làm người ta phải khiếp sợ con người siêu việt này. Cũng chính v́ thế mà mọi người đều choáng khi thấy Nagasawa chọn tôi, một kẻ chẳng có phẩm chất ǵ nổi bật, làm người bạn đặc biệt của hắn. V́ thế mà có những người tôi hầu như không quen biết lại đối xử với tôi có phần rất trọng thị, nhưng điều dường như họ không nhận ra lại đơn giản thế này thôi: sở dĩ Nagasawa chọn tôi là v́ tôi cư xử với hắn hoàn toàn chẳng có tí e dè nể sợ như hắn vẫn thấy ở tất cả những người khác. Đúng là tôi có thích thú với những phương diện phức tạp lạ lùng trong bản chất của hắn, nhưng chẳng có ǵ trong những thứ kia - nào điểm tốt, nào hào quang, nào vẻ ngoài của hắn – có được tí ấn tượng ǵ với tôi. Chắc điều đó phải là cái ǵ mới mẻ đối với hắn.

Trong nhân cách của Nasagawa có những cái cực ḱ mâu thuẫn với nhau. Có nhiều lần chính tôi cũng phải cảm động v́ ḷng tốt của hắn, nhưng hắn cũng có thể nhẫn tâm và đểu cáng không kém. Hắn vừa là một đạo linh hồn cao thượng tuyệt vời, vừa là một hạng rác rưởi cống rănh vô phương cứu chuộc. Hắn có thể vẫn xốc tới như một vị lănh tụ lạc quan trong khi chính con tim hắn đang khô héo giữa một đầm lầy cô độc. Ngay từ đầu tôi đă thấy những phẩm chất đầy nghịch lư này của hắn, và tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao chúng lại không hiển hiện rơ ràng trong mắt mọi người khác. Hắn sống trong cơi địa ngục đặc biệt của riêng ḿnh.

Dù sao, có lẽ tôi đă luôn cố gắng nh́n hắn dưới một ánh sáng rơ ràng nhất. Cái phẩm giá lớn nhất của hắn là ḷng trung thực. Không những hắn không bao giờ nói dối, hắn c̣n luôn sẵn sàng nhận khuyết điểm của ḿnh. Không khi nào hắn định che giấu những ǵ có thể gây lúng túng cho bản thân. Và đối với tôi, hắn lúc nào cũng tử tế và sẵn sàng giúp đỡ. Nếu không có hắn, cuộc sống của tôi trong khu học xá sẽ buồn chán hơn rất nhiều. Thế nhưng tôi vẫn chưa một lần nào cởi mở ḷng ḿnh với Nagasawa, và trong chuyện này th́ quan hệ của tôi với hắn hoàn toàn trái ngược với quan hệ của tôi với Kizuki.

Lần đầu tôi thấy Nagasawa say rượu và hành hạ một cô gái, tôi đă thề với ḿnh sẽ không bao giờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, được cởi mở ḷng ḿnh với hắn.

Khu học xá lan truyền nhiều "truyền thuyết" về Nagasawa. Một truyền thuyết nói đă có lần hắn ăn liền ba con ốc sên. Một truyền thuyết nữa nói hắn có một bộ củ khổng lồ và đă ngủ với hơn một trăm cô gái.

Câu chuyện ốc sên là có thật. Chính hắn kể vậy với tôi "Ba con mẹ to đùng," hắn nói. "Nuốt chửng tất cả một lúc."

"Để làm cái quái ǵ vậy?"

"À, chuyện đó xảy ra trong năm đầu tiên tớ đến sống ở đây," hắn nói. "Có vài chuyện như cứt xảy ra giữa bọn năm đầu và bọn năm thứ ba. Bắt đầu từ tháng Tư và đến tháng Chín th́ căng thẳng cực độ. V́ là đại diện cho bọn năm đầu, tớ đi dàn hoà với bọn năm thứ ba. Một bọn hữu khuynh khốn nạn thực sự. Chúng đều đeo kiếm gỗ kendo, và rơ ràng chẳng có tí ư định dàn hoà. Thế là tớ bảo, "Thôi được, ta hăy chấm dứt sự việc ở đây. Bọn bay muốn làm ǵ tao th́ làm, nhưng hăy để cho bọn năm đầu được yên thân". Thế là chúng nó bảo, "Ôkê, hăy nuốt chửng vài con ốc sên cho chúng tao xem". "Được thôi," tớ nói, "đem chúng đến đây." Bọn khốn ra ngoài và đem về ba con to dùng. Và tớ nuốt chửng cả ba."

"Nó ra làm sao?"

"Nó ra làm sao hả? Cậu phải tự nuốt chúng th́ mới biết được. Cái cách nó chuồi vào cuống họng rồi trôi dần xuống tận bụng… lành lạnh, và sau đó th́ có một dư vị rất kinh khủng… yyyyặc! Chỉ nghĩ đến thôi tớ cũng thấy lạnh cả người. Tớ muốn nôn lắm nhưng cố nhịn. Bởi v́ nếu mà nôn ra, tớ sẽ phải nuốt tất cả chúng lại một lần nữa. Thế là tớ nhịn bằng được. Cả ba con nằm im trong bụng."

"Rồi th́ sao?"

"Tớ về pḥng ḿnh và uống một xô nước muối. Làm thế đếch nào được nữa."

"Ờ tớ cũng đoán thế."

"Nhưng sau đó, không ai có thể nói ǵ được tớ. Cả bọn năm thứ ba cũng vậy. Tớ là thằng duy nhất ở đây có thể nuốt chửng liền ba con ốc sên."

"Chắc chắn rồi."

T́m xem bộ củ của hắn to cớ nào th́ dễ ợt. Tôi chỉ việc vào tắm chung với hắn trong nhà tắm công cộng của khu học xá. Công nhận là hắn có một bộ củ thực to. Nhưng một trăm cô gái th́ có thế là thậm xưng.

"Có thể là bảy mươi lăm, hắn nói. "Tớ không thể nhớ hết bọn chúng, nhưng chắc chắn ít nhất cũng phải là bảy mươi."

Khi tôi bảo hắn tôi mới chỉ ngủ với một cô gái, hắn nói:

"Ôi dào, ḿnh sẽ điều chỉnh việc đó, dễ mà. Lần sau cậu đi với tớ. Tớ sẽ kiếm ngay một đứa cho cậu, dễ lắm."

Tôi không tin hắn, nhưng hoá ra hắn nói đúng. Dễ thật. H́nh như c̣n hơi dễ quá, khi đă lên men với những cốc bia đă hả. Chúng tôi đến một chỗ như là một quầy bar ở Shibuya hoặc Shinjuku ǵ đó (hắn có những địa điểm ưa thích riêng), thấy một cặp bạn gái (thế giới đầy những cặp bạn gái), nói chuyện với chúng, uống, về một khách sạn, và làm t́nh với chúng. Hắn tán chuyện cực giỏi. Không phải là hắn có những chuyện hay ho ǵ, mà là bọn con gái hễ cứ nghe tiếng hắn nói là mê tơi, rồi uống rơ nhiều, và cuối cùng th́ ngủ với hắn. Tôi đoán chúng thích được ở bên cạnh một người hay như vậy, đẹp trai và thông minh như vậy. Và điều đáng kinh ngạc nhất là, chỉ v́ tôi đi cùng với hắn, tôi có vẻ cũng trở nên hấp dẫn hệt như hắn. Nagasawa thường giục tôi tán chuyện đi, và bọn con gái sẽ quay sang tôi với những nụ cười khâm phục hệt như đối với hắn. Hắn sử dụng phép thuật của ḿnh, một tài năng thực sự vẫn luôn gây ấn tượng với tôi. So với Nagasawa, tài nói chuyện của Kizuki chỉ là tṛ trẻ con. Đây hoàn toàn là một đẳng cấp khác. Ấy thế mà dù có thấy ḿnh bị quyền phép của Nagasawa chi phối đến mấy, tôi vẫn nhớ tiếc Kizuki. Tôi có một cảm xúc khâm phục mới mẻ đối với tính trung thực của Kizuki. Cậu chỉ chia sẻ tất cả tài năng của ḿnh cho tôi và Naoko, trong khi Nagasawa lại thích phân phát những món quà quư giá của hắn cho tất cả mọi người xung quanh. Không phải v́ hắn thèm được ngủ với những cô gái hắn t́m thấy, mà đó chỉ là một tṛ chơi với hắn vậy.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #6  
Cũ 06-01-11, 08:11 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Tôi không quá máu mê trong chuyện ngủ với những cô gái không quen biết. Dĩ nhiên đó là cách giải toả bức xúc xác thịt của tôi, và tôi cũng thích tất cả những tṛ ôm ấp đụng chạm kia, nhưng tôi ghét những buổi sáng hôm sau thậm tệ. Tôi sẽ thức giấc và thấy cô gái lạ ấy nằm ngủ ngay cạnh ḿnh, gian pḥng th́ sặc mùi rượu, c̣n cái giường cùng với đèn đóm và rèm cửa th́ đều ḷe loẹt chướng mắt theo kiểu các "khách sạn t́nh yêu" và đầu tôi th́ mụ mị như trong sương mù sau một đêm bí tỉ. Thế rồi cô gái sẽ thức giấc và bắt đầu ṃ mẫm xung quanh t́m những đồ bà rằn của ḿnh và trong khi xổ bít-tất cô ta sẽ nói những câu đại loại như, "Em hy vọng đêm qua anh có dùng cái ấy. Tháng này th́ đây là ngày tệ nhất của em đấy." Rồi cô ta sẽ ngồi xuống trước gương và bắt đầu lầu bầu về cơn nhức đầu hoặc về sự lủng củng của các món đồ trang điểm trong lúc tô lại môi hoặc dính lại hàng ḿ giả. Tôi vẫn thích không phải ở cả đêm với họ, nhưng ta không thể lo đối phó với lệnh cấm trại ban đêm của khu học xá trong khi đi ve gái (dù sao th́ nó cũng trái với các quy luật vật lư), Và bao giờ tôi cũng phải mang theo giấy thông hành qua đêm. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ phải ở lại bên ngoài cho đến sáng và trở về khu học xá với đầy những thất vọng và ghê tởm bản thân trong khi nắng sáng như dao đâm vào mắt, mồm miệng khô như ngậm cát, c̣n đầu óc th́ như của ai khác vậy.

Khi đă ngủ với ba hoặc bốn cô gái theo kiều ấy, tôi hỏi Nagasawa, "Sau khi cậu đă làm chuyện này bảy mươi lần, nó có bắt đầu trở nên vô nghĩa không?"

"Điều đó chứng tỏ cậu là một người đàng hoàng tử tế", hắn nói. "Xin chúc mừng. Dứt khoát là chẳng được ǵ hết khi ta ngủ với hết đàn bà lạ này sang đàn bà lạ khác. Nó chỉ làm ta kiệt sức và khiến ta ghê tởm chính ḿnh. Với tớ cũng thế thôi."

"Vậy th́ v́ lí do quái ǵ mà cậu cứ tiếp tục như thế?"

"Khó nói thật. Mà này, chắc cậu đă biết Dostoyevski viết ǵ về cờ bạc rồi chứ? Nó như vậy đấy. Khi ta bị vây quanh bởi vô vàn những cơ may, việc khó làm nhất là để tuột mất chúng. Hiểu điều tớ nói không?"

"Vậy vậy thôi."

"Nghe đây. Mặt trời lặn xuống. Bọn con gái ra ngoài và uống rượu. Chúng lang thang xung quanh và t́m kiếm cái ǵ đó. Tớ có thể cho chúng cái đó. Đó là việc dễ dàng nhất thế giới, như uống nước vặn ở ṿi ra vậy. Chưa kịp nghĩ ngợi ǵ th́ tớ đă đè chúng ra rồi. Đó là cái chúng mong đợi. Đó là cái mà tớ gọi là cơ may. Nó đầy rẫy xung quanh. Làm sao có thể phớt lờ nó được? Ta có khả năng và cơ hội để tận dụng nó. Cậu có thể cứ ngậm miệng và để nó tuột mất chăng?

"Tớ không biết, tớ chưa bao giờ ở trong một t́nh huống như thế," tôi nói vớỉ một nụ cười. "Tớ không thể tưởng tượng nó ra làm sao."

"Thật may mắn cho cậu," Nagasawa nói.

Máu ham gái là lí do Nagasawa sống trong khu học xá mặc dù gia đ́nh hắn rất giàu có. Sợ rằng Nagasawa sẽ không làm một việc ǵ khác khi sống một ḿnh ở Tokyo, cha hắn đă buộc hắn phải sống cả bốn năm đại học trong khu học xá. Chuyện đó cũng chẳng nhằm nḥ ǵ lắm với Nagasawa. Hắn chẳng chịu để một vài điều kỷ luật quấy rầy đến ḿnh. Hễ khi nào thích, hắn sẽ lấy một thông hành qua đêm và đi săn gái hoặc ngủ lại ở căn hộ cô bồ của hắn. Những giấy thông hành này lấy được cũng không dễ ǵ, nhưng với hắn th́ chúng cứ như giấy cho không - cả với tôi nữa cũng thế, nếu hắn là người đứng ra xin.

Nagasawa cũng có một cô bồ bền chặt mà hắn đă cặp ngay từ năm thứ nhất. Tên cô ta là Hatsumi, và cô cùng tuổi với Nagasawa. Tôi đă gặp cô vài lần và thấy cô rất hay. Cô ta không có cái vẻ ngoài nh́n một cái là thấy hấp dẫn ngay, và quả thực cô b́nh thường đến mức khi gặp lần đầu tôi đă phải tự hỏi tại sao Nagasawa không t́m một ai xinh đẹp hơn, nhưng hễ ai đă có dịp chuyện tṛ với cô cũng đều lập tức thích cô ngay. Ít nói, thông minh, dí dỏm, biết quan tâm đến người khác, lúc nào cô cũng ăn vận với một thị hiếu không thể chê vào đâu được. Tôi thích cô ghê lắm và biết rằng nếu tôi có thể có được một bạn gái như Hatsumi, tôi sẽ không lang chạ với đám gái linh tinh lang tang kia làm ǵ. Cô cũng thích tôi, và đă cố sức gán ghép tôi với một cô bạn năm thứ nhất trong cùng câu lạc hộ với cô để cả bốn đứa có thể cùng đi chơi với nhau, nhưng tôi thường bịa lí do để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Hatsumi học ở một đại học nữ cao giá nhất nước, và không có cách ǵ để tôi có thể chuyện tṛ được với một trong những nữ chúa siêu giàu có ấy.

Hatsumi biết thừa là Nagasawa lang chạ lung tung, nhưng cô không bao giờ ca thán ǵ với hắn. Cô thực sự yêu nhưng không bao giờ đ̣i hỏi.

"Tớ không xứng với một cô gái như Hatsumi," Nagasawa có lần nói với tôi. Tôi phải đồng t́nh với hắn thôi.

Mùa đông ấy tôi kiếm được một việc làm thêm trong một tiệm bán đĩa nhạc ở Shinjuku. Tiền chẳng được mấy, nhưng công việc dễ dàng - chỉ có canh chừng cửa hàng ba đêm một tuần - và họ cho tôi được mua đĩa giá rẻ. Dịp Giáng sinh tôi mua cho Naoko một bộ đĩa Henry Mancini trong đó có bài "Trái tim Yêu dấu ưa thích của nàng. Tôi tự tay gói ghém món quà, đính cả một dải ruy-băng đỏ rực. Nàng tặng tôi một đôi găng tay len nàng đan. Ngón cái hơi bị ngắn, nhưng chúng giữ đôi bàn tay tôi ấm áp.

"Ôi chao, xin lỗi nhé," nàng nói, mặt ửng đỏ, "Ḿnh đan kém quá!"

"Có sao đâu, chúng rất vừa mà," tôi nói, giơ cả hai bàn tay đi găng ra cho nàng.

"Cũng được, ít nhất th́ cậu cũng không phải hai tay đút túi quần măi nữa, phải không nào?"

Naoko không về nhà ở Kobe kỳ nghỉ đông ấy. Tôi cũng ở lại Tokyo, làm việc ở tiệm đĩa nhạc cho đến tận cuối năm. Tôi chẳng có ǵ đặc biệt vui vẻ để làm ở Kobe, cũng chẳng có ai tôi muốn gặp ở đó. Nhà ăn khu học xá đóng cửa trong kỳ nghỉ, và tôi đến ăn cơm ở căn hộ của Naoko. Đêm Giao thừa, hai đứa ăn bánh gạo và súp như tất cả mọi người.
Rất nhiều chuyện xảy ra từ cuối tháng Giêng đến tháng Hai năm ấy, 1969.

Cuối tháng Giêng, Quốc-xă liệt giường v́ một trận sốt cấp tính. Có nghĩa là tôi phải thất hứa với Naoko đúng ngày hôm đó. Tôi đă phải chạy vạy măi mới có được mấy tấm vé hoà nhạc không mất tiền. Nàng đă rất khấp khởi muốn đi nghe v́ dàn nhạc sẽ chơi một trong những bản nhạc ưa thích nhất của nàng là Giao hưởng số Bốn của Brahm. Nhưng với Quốc-xă đang vật vă trên giường và có vẻ như đang sắp chết một cách đớn đau, tôi không thể bỏ mặc hắn ở đó, và cũng không thể t́m được ai ngu xuẩn đến mức thay tôi chăm sóc hắn. Tôi mua ít nước đá và dùng nhiều lớp túi nilông để chườm đá lên trán hắn, lau mồ hôi trên mặt hắn bằng khăn ướp lạnh, cặp nhiệt độ hàng giờ cho hắn, và thay cả áo chẽn cho hắn. Cơn sốt kéo dài một ngày, nhưng sáng hôm sau hắn đă nhảy ra khỏi giường và tập thể dục như không có chuyện ǵ xảy ra. Thân nhiệt hắn lại hoàn toàn b́nh thường. Khó có thể tin hắn là một con người.

"Lạ thật," Quốc-xă nói. "Suốt đời tớ có bao giờ sốt siếc ǵ đâu." Gần như là hắn đang đổ lỗi cho tôi vậy.

Đíều đó làm tôi phát điên. "Nhưng mà cậu vừa bị một cơn sốt xong," tôi khăng khăng, cho hắn coi hai tấm vé bị bỏ phí.

"May mà chúng không mất tiền mua," hắn nói. Tôi đă định giật lấy cái đài của hắn và quẳng nó ra ngoài cửa sổ, nhưng lại lên giường nằm với một cơn nhức đầu.

Tuyết rơi nhiều lần trong tháng Hai.

Gần cuối tháng, tôi sa vào một trận căi cọ ngu xuẩn với một gă năm thứ ba ở cùng tầng với tôi và ra tay đấm hắn. Hắn bị dập đầu vào tường bêtông, nhưng bị thương không nặng lắm, và Nagasawa đă ra tay giải quyết sự vụ ổn thỏa cho tôi. Nhưng tôi vẫn bị gọi lên văn pḥng giám đốc khu học xá và bị cảnh cáo. Sau đó, cuộc sống trong khu học xá mỗi ngày một thêm khó chịu đối với tôi.

Năm học kết thúc vào tháng Ba, nhưng tôi bị thiếu một vài học phần. Kết quả thi của tôi trung b́nh - hầu hết là C với D, chỉ có vài con B. Naoko có được đủ những điểm cần thiết để sang học kỳ mùa xuân của năm thứ hai.

Chúng tôi đă xong được một chu kỳ đầy đủ của bốn mùa.

Đến giữa tháng Tư th́ Naoko tṛn hai mươi tuổi. Nàng hơn tôi bảy tháng. Sinh nhật tôi là vào tháng Mười một.

Có cái ǵ đó là lạ trong việc nàng đă tṛn hai mươi. Tôi cảm thấy dường như chỉ có duy nhất một thứ có ư nghĩa với Naoko cũng như với tôi, và đó là cứ tiếp tục qua lại măi giữa tuổi mười tám và mười chín. Sau tuổi mười tám sẽ là tuổi mười chín, và sau mười chín lại đến mười tám, tất nhiên rồi. Nhưng nàng đă tṛn hai mươi. Và đến mùa thu th́ tôi cũng vậy. Chỉ có người chết mới măi măi ở tuổi mười bảy mà thôi.

Trời mưa hôm sinh nhật nàng. Sau giờ học tôi mua một cái bánh gatô ở gần đó rồi lên tàu điện đến căn hộ của nàng. "Chúng ta phải ăn mừng chứ," tôi bảo nàng.

Có thể tôi cũng sẽ muốn như thế nếu ở địa vị nàng. Sinh nhật lần thứ hai mươi mà chỉ có một ḿnh th́ sợ quá. Tàu điện chật ních người và chạy giật cục kinh hồn đến nỗi khi tôi đến nơi th́ cái bánh trông như toà đấu trường La Ma đổ nát chứ không ra h́nh thù ǵ khác. Dù sao, lúc tôi đă cắm được hai mươi cái nến đem theo, thắp sáng chúng, kéo rèm cửa và tắt đèn đi th́ chúng tôi cũng vẫn có đầy đủ một buổi liên hoan mừng sinh nhật. Naoko mở một chai vang. Chúng tôi uống, ăn một ít bánh, và thương thức một bữa tối giản dị.

"Ḿnh không biết nữa, thật ngu xuẩn khi hai mươi tuổi, nàng nói. "Ḿnh chưa sẵn sàng. Là lạ thế nào ấy. Giống như có ai cứ đẩy ḿnh từ sau lưng."

"Ḿnh c̣n bảy tháng nữa để sẵn sàng," tôi nói và cười vang.

"Cậu thật may mắn! Vẫn mười chín tuổi!" Naoko nói hơi có giọng ganh tị.

Trong lúc ăn tôi kể cho nàng về cái áo len cộc tay mới của Quốc-xă. Từ trước hắn vẫn chỉ có độc một cái màu xanh thuỷ quân, nên bây giờ có cái thứ hai là cả một chuyển biến lớn. Bản thân cái áo th́ cũng hay, màu đỏ và đen, đan có trang trí h́nh con hươu, nhưng mặc vào người hắn th́ ai thấy cũng phải ph́ cười. Hắn không hiểu ra làm sao cả.

"C cơ cai-cái ǵ mà họ cười thế hả, Watanabe?" hắn hỏi, ngồi xuống cạnh tôi trong nhà ăn. "Có cái ǵ dính trên trán tớ à?"

"Có ǵ đâu," tôi nói, cố giữ vẻ mặt b́nh thường.

"Có ǵ buồn cười đâu. Cái áo len đẹp đấy."

"Cảm ơn," hắn nói, mặt rạng rỡ.

Naoko thích chuyện ấy quá. "Ḿnh phải gặp anh chàng đó mới được," nàng bảo. "Chỉ một lần thôi."

"Không thể được," tôi nói. "Cậu sẽ ph́ cười vào mặt hắn thôi."

"Cậu nghĩ thế à?"

"Ḿnh cuộc là vậy. Ngày nào ḿnh cũng thấy hắn và nhiều khi vẫn không thể nhịn được cười."

Chúng tôi dọn bàn rồi ngồi xuống sàn, nghe nhạc và uống nốt chỗ rượu vang. Khi tôi uống hết một cốc th́ nàng đă cạn hết hai.

Đêm ấy Naoko nói nhiều khác thường. Nàng kể cho tôi về thời thơ ấu của nàng, trường học và gia đ́nh nàng. Chuyện nào cũng dài, mà kể thật tỉ mỉ chi tiết như một bức tiểu hoạ. Tôi kinh ngạc thấy kí ức nàng mạnh đến vậy, nhưng khi ngồi lắng nghe nàng, tôi bỗng chợt thấy có cái ǵ đó không ổn trong lối kể chuyện của nàng, một cái ǵ đó lạ lùng, thậm chí méo mó. Mỗi câu chuyện đều có cái logic riêng của nó, nhưng mối liên hệ của chúng với nhau th́ lại bất thường. Chưa kịp nghe thủng th́ chuyện A đă nhập vào với chuyện B, vốn đă có ở A rồi, và sau đó th́ chuyện C lại xuất hiện từ cái ǵ đó ở chuyện B, cứ thế không bao giờ dứt. Lúc đầu tôi c̣n cố t́m cách đối đáp, nhưng một lúc sau th́ chịu chết. Tôi đặt một đĩa hát lên máy và khi hết th́ nhấc kim ra và thay một đĩa khác vào đó. Chạy hết đă cuối cùng th́ tôi quay lại đĩa đầu tiên. Nàng chỉ có sáu đĩa tất cả. Chu kỳ âm nhạc bắt đầu bằng bài Băng nhạc câu lạc bộ những trái tim cô đơn của Sgt. Pepper và kết thúc bằng bản Điệu Van-xơ cho Debbie của Bill Evan. Mưa cứ rơi ngoài cửa sổ.

Thời gian chầm chậm trôi. Naoko tiếp tục nói chuyện một ḿnh.

Cuối cùng th́ tôi đă hiểu ra cái ǵ không ổn: Naoko đang hết sức cảnh giác không động đến một số điều ǵ đó trong khi nàng kể chuyện. Một là Kizuki, tất nhiên rồi, nhưng c̣n hơn thế nữa. Và mặc dù đă có một số chủ đề nàng cương quyết lảng tránh, Naoko vẫn cứ nói măi và tỉ mẩn không thể tưởng tượng được về những thứ linh tinh vụn vặt và tầm thường nhất. Tôi chưa bao giờ nghe nàng nói hùng hồn đến thế nên không dám ngắt lời.

Khi đồng hồ điểm mười một giờ th́ tôi bắt đầu thấy bồn chồn. Naoko đă nói liền tù t́ hơn bốn tiếng rồi. Tôi cần phải lo đến chuyến tàu cuối cùng của ḿnh cũng như lệnh giới nghiêm nửa đêm của khu học xá. Tôi chộp lấy một cơ hội và cắt lời nàng.

"Đă đến lúc lính tráng phải về," tôi nói, mắt nh́n đồng hồ đeo tay. "Sắp đến chuyến tàu cuối rồi."

Lời tôi nói có vẻ không đến được tới nàng. Hoặc nếu được th́ nàng đă không thể hiểu chúng có nghĩa ǵ.

Nàng ngậm chặt miệng chưa đến một giây, rồi lại tiếp tục nỏi. Tôi đầu hàng, sửa lại tư thế ngồi cho thoải mái hơn và uống nốt chỗ vang c̣n lại của cái chai thứ hai. Tôi nghĩ cứ nên mặc nàng nói cho hả th́ thôi. Lệnh giới nghiêm và chuyến tàu cuối cùng sẽ phải tự chúng giải quyết với nhau.

Nhưng nàng cũng không tiếp tục lâu nữa. Khi tôi để ư th́ nàng đă ngừng rồi. Phần cuối tơi tả của lời nàng dường như đang bồng bềnh trong không gian, nơi chúng đă bị bóc xuống từ năy đến giờ. Nàng không thực sự kết thúc những ǵ đang nói. Chỉ đơn giản là lời nàng đă biến thành không khí hết cả. Nàng vẫn muốn tiếp tục, nhưng chẳng c̣n ǵ ở đó nữa. Một cái ǵ đó vừa biến mất, và có thể tôi đă là kẻ gây ra điều tàn hại ấy. Lời tôi nói có thể cuổi cùng đă đến được tới nàng, chờ ở đó để được nàng hiểu, và tiêu diệt hết phần năng lượng đă khiến nàng nói chuyện được lâu đến thế. Đôi môi hơi hé mở, nàng quay cặp mắt chưa biết nh́n vào đâu về phía tôi. Trông nàng giống như một cỗ máy đang chạy đều th́ bị người rút mất điện. Mắt nàng có vẻ mờ mịt, như bị một thứ màng mỏng và trong veo kéo qua che kín.

"Ḿnh xin lỗi đă ngắt lời cậu," tôi nói, "nhưng đă muộn rồi, và…"

Một giọt lệ lớn từ mắt nàng tràn ra, trôi xuống má và rơi xuống một cái vỏ đĩa hát. Sau giọt đầu tiên ấy, nước mắt nàng trào ra như suối. Naoko gập người ḅ xuống nền nhà, úp cả bàn tay xuống chiếu và bắt đầu kêu khóc quằn quại như một người đang nôn thốc nôn tháo vậy.

Trong đời tôi chưa bao giờ thấy có ai khóc dữ dội như thế. Tôi vươn tới và đặt một bàn tay lên bờ vai đang rung bần bật của nàng. Thế rồi, hoàn toàn chỉ là bản năng, tôi ôm nàng vào ḷng. Nép chặt vào tôi, toàn bộ thân thể nàng run lên, và nàng tiếp tục khóc không ra tiếng. Sơ-mi tôi ướt đẫm, sũng nước mắt nàng và hơi thở nóng hổi của nàng. Chẳng mấy chốc những ngón tay nàng bắt đầu chạy khắp qua lưng tôi như thể t́m kiếm một thứ ǵ, một thứ ǵ đó quan trọng vẫn luôn ở đó. Đỡ nàng bằng tay, tôi dùng tay phải vuốt ve mái tóc thẳng và mềm mại của nàng. Và tôi chờ đợi. Trong tư thế ấy, tôi chờ đợi cho Naoko nín khóc. Và tôi cứ đợi như thế măi. Nhưng Naoko chẳng bao giờ ngừng khóc.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #7  
Cũ 06-01-11, 08:12 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Đêm đó tôi đă ngủ với Naoko. Làm vậy có phải không ư? Tôi không biết nữa. Ngay cả bây giờ, gần hai mươi năm đă qua, tôi vẫn không biết chắc. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ biết. Nhưng lúc bấy giờ, tôi chỉ có thể làm được có vậy mà thôi. Nàng đang trong t́nh trạng căng thẳng và rối trí cao độ, và nàng nói rơ rằng nàng muốn tôi giải toả cho nàng. Tôi hạ bớt ánh sáng đèn và bắt đầu cởi bỏ quần áo nàng, từng thứ một, với những động chạm nhẹ nhàng nhất. Rồi tôi cởi quần áo ḿnh. Trời đủ ấm, cái đêm mưa tháng Tư ấy, để chúng tôi có thể bám chặt lấy sự trần trụi của nhau mà không thấy lạnh lẽo.

Chúng tôi khám phá thân thể nhau trong bóng tối, không nói một lời. Tôi hôn nàng và nâng đôi vú mịn màng của nàng trong tay. Nàng siết chặt lấy sự cương cứng của tôi. Châu thân nàng mở ra nóng âm, ướt át và mong ngóng tôi.
Thế mà khi tôi vào đến trong nàng, Naoko bỗng cứng người lại v́ đau đớn. Đây là lần đầu của nàng ư? tôi hỏi, và nàng gật đầu. Giờ th́ đến lượt tôi thấy rối trí. Tôi vẫn tưởng rằng Naoko đă ngủ với Kizuki trong suốt thời gian ấy. Tôi t́m vào nàng thật sâu, đến tận cùng của chính ḿnh, và ở lại đó một lúc lâu, im ĺm ôm ấp nàng.

Thế rồi, khi nàng đă bắt đầu có vẻ b́nh tĩnh hơn, tôi thả cho ḿnh chuyển động bên trong nàng với những động tác thật chậm răi và nhẹ nhàng để phải thật lâu mới tới vùng cực cảm. Lúc ấy nàng mới phá vỡ sự im lặng của ḿnh và siết chặt lấy tôi bằng cả hai cánh tay. Tiếng kêu của nàng là âm thanh cực cảm buồn thảm nhất mà tôi đă từng nghe.

Khi mọi thứ đă xong, tôi hỏi Naoko tại sao nàng lại chưa bao giờ ngủ với Kizuki. Đó thực là một sai lầm.

Tôi vừa dứt lời th́ nàng liền bỏ tay ra và lại bắt đầu khóc không thành tiếng. Tôi lấy chăn nệm từ trong hộc tủ, trải chúng xuống sàn nhà lót chiếu, và đặt nàng vào giữa lần chăn nệm ấy. Vừa hút thuốc, tôi vừa ngắm nh́n màn mưa tháng Tư đang rơi như không bao giờ ngừng ở bên ngoài cửa sổ.

Mưa đă tạnh khi trời hửng sáng. Naoko đang nằm ngủ quay lưng về phía tôi. Hoặc giả nàng đă chẳng ngủ tí nào.

Thức hay ngủ, nàng cũng chẳng c̣n lời nào trên môi nữa, và thân xác nàng giờ đây có vẻ cứng nhắc, gần như đóng băng vậy. Tôi đă cố nói với nàng nhiều lần, nhưng nàng không hề đáp lại, không hề động cựa. Tôi ngắm nh́n bờ vai trần của nàng rất lâu, nhưng cuối cùng th́ hết hy vọng có thể làm cho nàng đáp lại ḿnh và quyết định phải dậy.

Sàn nhà vẫn lăn lóc những vỏ đĩa hát, chai, cốc, và chiếc gạt tàn tôi đă dùng. Một nửa cái bánh sinh nhật nhàu nát vẫn ở trên bàn. H́nh như thời gian đă dừng lại.

Tôi nhặt nhạnh mọi thứ ở dưới sàn lên và uống hai cốc nước vặn ở ṿi ra. Trên bàn học của Naoko có một cuốn tự điển và một biểu đồ chia động từ tiếng Pháp. Tường phía trên bàn có treo một tờ lịch, loại không có h́nh minh hoạ hoặc ảnh chụp, chỉ có ngày tháng với các con số. Không có một ghi nhớ hoặc đánh dấu nào viết trên các ô ngày tháng của tờ lịch ấy.

Tôi nhặt quần áo mặc vào người. Ngực chiếc sơ-mi vẫn c̣n ẩm và lạnh. Nó có mùi Naoko. Tôi viết lên tập giấy ghi chú để trên bàn: Ḿnh muốn nói chuyện với cậu thật dài và cẩn thận khi nào cậu đă b́nh tĩnh lại. Làm ơn gọi sớm nhé. Chúc mừng sinh nhật.

Tôi quay lại nh́n bờ vai Naoko lần nữa, rồi bước ra ngoài và nhẹ nhàng đóng cửa lại.

Không có cú gọi nào mặc dù một tuần lễ đă trôi qua. Chỗ Naoko ở không có hệ thống gọi mọi người ra nhận điện thoại, và thế là sáng Chủ nhật tôi lên tàu đi Kokubunji.

Nàng không có đó, và tên nàng đă không c̣n thấy niêm yết ngoài cửa. Các cửa sổ đều đóng chặt cả kính lẫn chớp.

Người quản lí bảo tôi Naoko đă dọn đi ba ngày trước đó. Ông ta không biết nàng dọn đi đâu.

Tôi trở về khu học xá và viết cho Naoko một bức thư dài, đề gởi đến địa chỉ gia đ́nh nàng ở Kobe. Nàng ở đâu th́ họ cũng sẽ chuyển nó đến cho nàng. Tôi hy vọng thế.

Tôi viết cho nàng thật trung thực về những cảm xúc của ḿnh. Có rất nhiều điều tôi vẫn chưa hiểu, tôi viết thế, và mặc dù là tôi đang cố gắng để hiểu, việc đó cần có thời gian. Hiện tại tôi không thể biết khi đă hiểu hết mọi chuyện th́ tôi sẽ ra sao, cho nên tôi không thể hứa hẹn hoặc đ̣i hỏi ǵ, cũng không thể viết ra những lời hoa mỹ được. Có một điều là chúng ta biết quá ít về nhau. Tuy nhiên, nếu nàng cho tôi có thời gian, tôi sẽ dùng nó cho những nỗ lực tốt đẹp nhất của ḿnh, và hai đứa chúng ḿnh sẽ hiểu rơ nhau hơn. Trong hoàn cảnh nào đi nữa, tôi rất muốn được gặp lại nàng và nói chuyện thật lâu với nàng. Khi tôi mất Kizuki, tôi đă mất một người có thể chia sẻ những t́nh cảm trung thực nhất của ḿnh, và tôi nghĩ rằng Naoko cũng như vậy. Nàng và tôi cần đến nhau nhiều hơn là chúng tôi tưởng. Và điều đó, không nghi ngờ ǵ nữa, chính là lí do tại sao quan hệ của chúng tôi đă có một bước ngoặt lớn như vậy, và theo một nghĩa nào đó, đă trở nên vênh váo.

Có lẽ ḿnh không nên làm vậy, nhưng ḿnh vẫn tin rằng ḿnh chỉ có thể làm được đến thế. Những t́nh cảm ấm áp và gần gũi mà ḿnh có với cậu vào lúc đó là một cái ǵ đó ḿnh chưa bao giờ được nếm trải. Ḿnh cần cậu đáp lại bức thư này. Dù lời đáp của cậu là thế nào đi nữa, ḿnh vẫn cần có nó.

Vẫn không có một lời phúc đáp nào.

Một cái ǵ đó bên trong tôi đă rơi ra mất, và chẳng ǵ đến lấp cho tôi chỗ trống ấy trong ḷng. Thân thể tôi bỗng nhẹ nhơm bất thường, và bất ḱ âm thanh nào cũng có một tiếng vọng cồn cào đuổi theo. Tôi đến lớp đều đặn chưa từng thấy. Lớp nào cũng tẻ ngắt, tôi chẳng bao giờ chuyện tṛ với bạn cùng lớp, nhưng tôi chẳng có việc ǵ khác để làm. Tôi chỉ ngồi một ḿnh ở ngay hàng ghế trên cùng của giảng đường, không nói năng với ai, và ăn một ḿnh. Tôi bỏ thuốc lá.

Cuộc băi khoá của sinh viên nổ ra vào cuối tháng Năm. "Giải tán Đại học" tất cả chúng đều gào thét như vậy. Phải đấy, cứ làm đi, tôi nghĩ. Giải tán đi. Phá mẹ nó đi. Đập vụn nó ra. Việc đếch ǵ đến tôi. Có khi thế lại dễ thở hơn chưa biết chừng. Tôi cũng sẵn sàng rồi đây. Nếu cần th́ tôi cũng giúp một tay. Cứ việc làm tới đi.

Trường bị bao vây và các lớp học bị đ́nh chỉ, tôi bèn đi làm cho một công ty chuyên giao hàng. Ngồi cạnh tài xế, chất hàng dỡ hàng lên xuống các xe tải, đại loại thế.

Công việc nặng nhọc hơn tôi tưởng. Lúc đầu tôi tưởng không thể nhấc được ḿnh ra khỏi giường v́ nhức mỏi. Nhưng tiền kiếm lại khá, và chừng nào thân xác tôi được hoạt động liên tục th́ tôi c̣n có thể quên được khoảng rỗng trong người ḿnh. Tôi đi làm theo xe tải năm ngày một tuần, và vẫn tiếp tục làm ba đêm một tuần ở tiệm ca nhạc. Những đêm không đi làm th́ tôi tiêu thời gian bằng rượu whisky và đọc sách. Quốc-xă không chịu đụng đến whisky và không chịu được mùi rượu, nên khi tôi nằm dài trên giường tu thẳng từ chai th́ hắn phàn nàn là mùi rượu làm hắn không thể học bài được và đề nghị tôi mang cái chai ra bên ngoài.

"Có cậu cút ra ngoài th́ có," tôi lầu bầu.

"Nhưng cậu biết uống rượu trong khu học xá là vi ph-phơ-phờ-phạm nội quy mà?"

"Tớ đếch cần. Cậu cút đi."

Hắn không phàn nàn nữa, nhưng tôi lại thấy áy náy. Tôi lên mái nhà và uống một ḿnh ở đó.

Tháng Sáu, tôi viết cho Naoko một lá thư dài nữa, cũng gửi đến địa chỉ gia đ́nh nàng ở Kobe. Nó cũng nói những chuyện gần giống hệt như trong bức thư đầu tiên, nhưng ở cuối thư tôi viết thêm:

Chờ cậu trả lời là một trong những việc đau đớn nhất mà ḿnh đă từng phải chịu đựng. Ít nhất th́ cũng cho biết là ḿnh có làm cậu đau khổ hay không?

Khi gửi lá thư đó đi, tôi cảm thấy cái lỗ trống trong người ḿnh lại lớn thêm ra.

Tháng Sáu ấy tôi lại đi chơi gái hai lần nữa với Nagasawa. Cả hai lần đều dễ. Cô gái thứ nhất chống cự ghê gớm lúc tôi cố lột quần áo và ấn cô lên giường khách sạn, nhưng khi thấy không đáng phải làm thế, tôi bèn lấy sách ra nằm đọc một ḿnh, và lúc ấy th́ cô ta lại trở lại nũng nịu với tôi. C̣n sau khi đă ngủ với cô thứ hai th́ cô này lại bắt đầu hỏi tôi rặt những chuyện riêng tư - Tôi đă ngủ với bao nhiêu cô rồi? Quê quán ở đâu? Học đại học nào? Thích nhạc ǵ? Đă bao giờ đọc tiểu thuyết của Osamu Dazai chưa? Nếu được đi chơi nước ngoài th́ thích đi đâu? Tôi có thấy đầu vú cô quá to không? Tôi bịa vài câu trả lời rồi lăn ra ngủ, nhưng sáng hôm sau cô ta nói muốn được ăn sáng với tôi, và lại tiếp tục hỏi liên miên trên món trứng vô vị với bánh ḿ nướng và cà-phê. Cha tôi làm công việc ǵ? Ở trường tôi có được điểm tốt không? Tôi sinh tháng nào? Đă bao giờ ăn thịt ếch chưa? Cô ta làm tôi nhức đầu, và vừa ăn xong tôi bèn nói là tôi phải đi làm ngay.

"Liệu em có gặp lại anh nữa không?" cô ta hỏi, về mặt buồn rầu.

"Ồ, nhất định là chúng ḿnh sẽ sớm gặp lại nhau ở đâu đó mà," tôi nói, rồi bỏ đi. Tôi đang làm cái tṛ ǵ vậy?

Vừa một ḿnh là tôi đă tự hỏi và thấy ghê tởm bản thân quá. Nhưng mà tôi chỉ có thể làm được có vậy. Thân thể tôi đói đàn bà. Trong suốt những lần ngủ với những cô gái kia, tôi đều nghĩ đến Naoko, đến dáng h́nh trăng trắng của tấm thân trần truồng của nàng trong bóng tối, những tiếng thở dài của nàng, tiếng mưa rơi. Càng nghĩ đến những cái đó, thân xác tôi càng thêm thèm muốn.

Tôi lên mái nhà với chai whisky và tự hỏi không biết cuộc đời ḿnh đang đi về đâu.

Cuối cùng, vào đầu tháng Bảy, tôi nhận được một lá thư của Naoko. Một lá thư ngắn ngủi.

"Làm ơn tha lỗi cho ḿnh đă không trả lời sớm hơn. Nhưng hăy cố hiểu cho ḿnh. Sau một thời gian dài ḿnh mới có tâm trạng để có thể viết, ít nhất ḿnh đă viết bức thư này đến hàng chục lần. Với ḿnh, viết là một quá tŕnh đau đớn. Cho phép ḿnh bắt đầu bằng một kết luận nhé.

Ḿnh đă quyết định nghỉ học một năm. Chính thức th́ là nghỉ, nhưng có lẽ ḿnh sẽ không bao giờ quay lại nữa. Chuyện này có thể làm cậu ngạc nhiên, nhưng thực ra ḿnh đă nghĩ đến nó từ rất lâu rồi. Đă có một vài lần ḿnh cố nói cho cậu biết, nhưng không biết mở đầu cách nào. Ḿnh sợ cả việc phát âm ra nó. Hăy cố đừng để mọi thứ làm ḿnh căng thẳng.

Cho dù có chuyện ǵ đi nữa, hoặc chẳng có chuyện ǵ đi nữa, th́ kết cục cũng như nhau cả thôi. Nói thế này có lẽ không phải là cách tốt nhất, nhưng xin lỗi đă làm cậu phải đau đớn. Điều ḿnh đang cố nói với cậu là: ḿnh không muốn cậu đổ lỗi cho bản thân v́ những ǵ đă xảy đến với ḿnh. Đó là chuyện ḿnh phải tự quyết định lấy. Ḿnh đă tŕ hoăn nó trong hơn một năm, và cuối cùng th́ lại làm khó cho cậu. Có lẽ không thể tŕ hoăn thêm được nữa.

Sau khi dọn đi, ḿnh về nhà ở Kobe và đi bác sĩ một thời gian. Ông ta bảo có một chỗ trên vùng núi bên ngoài Kyoto có thể là hoàn hảo cho ḿnh, và ḿnh đang nghĩ sẽ lên đó một thời gian ngắn xem sao.

Đó không hẳn là một bệnh viện, mà giống một khu an dưỡng và cách điều trị cũng phóng khoáng hơn nhiều. Thư sau ḿnh sẽ kể chi tiết hơn. Cái ḿnh cần bây giờ là để cho thần kinh được nghĩ ngơi ở một nơi yên tĩnh cách biệt hẳn với thế giới.

Ḿnh biết ơn cậu, theo cách riêng của ḿnh, v́ đă dành cho ḿnh cả một năm trời. Cậu làm ơn hăy tin ḿnh chuyện này nếu như cậu không tin ǵ khác.

Cậu không phải là người làm cho ḿnh đau khổ. Chính ḿnh là người làm chuyện đó. Ḿnh thực sự cảm thấy thế.

Dù sao, bây giờ ḿnh vẫn chưa sẵn sàng để gặp cậu đâu. Không phải ḿnh không muốn gặp cậu. Chỉ đơn giản là ḿnh chưa thể. Khi nào có thể, ḿnh sẽ viết cho cậu. Như lời cậu nói, đây có lẽ là việc chúng ta nên làm: hăy t́m cách hiểu nhau hơn.

Tạm biệt."

Tôi đọc đi đọc lại lá thư của Naoko, và lần nào cũng thấy ḿnh ch́m ngập trong cùng một nỗi buồn không thể chịu đựng nổi mà tôi vẫn cảm thấy mỗi khi Naoko chăm chú nh́n vào mắt ḿnh. Tôi không có cách ǵ đương đầu với nỗi buồn ấy, không biết đem nó đi đâu, giấu nó vào đâu. Giống như gió thổi qua thân xác tôi, nó không có h́nh thù, cũng không có sức nặng, và tôi cũng không thể quấn nó quanh ḿnh. Những vật thể trong cảnh trí ấy sẽ bồng bềnh trôi qua ngay bên tôi, nhưng lời chúng nói không bao giờ đến được tai tôi.

Ôi tiếp tục ngồi ĺ suốt những tối thứ Bảy dưới sảnh nhà. Không hy vọng sẽ có cú điện thoại nào gọi ḿnh, nhưng tôi chẳng biết dùng thời gian ấy vào việc ǵ khác. Tôi sẽ vặn chương tŕnh bóng chày lên và giả vờ xem, rồi cứ thế cắt khoảng không giữa tôi và cái TV ra làm hai, rồi lại cắt mỗi nửa ấy ra làm hai nữa, cứ thế cho đến lúc có một khoảng không đủ nhỏ trong ḷng bàn tay ḿnh.

Tôi sẽ tắt TV lúc mười giờ, về pḥng ḿnh, rồi đi ngủ.

Cuối tháng ấy, Quốc-xă cho tôi một con đom đóm. Nó ở trong một cái lọ vẫn đựng cà-phê tan, nắp có đục lỗ thông hơi, với mấy cọng cỏ và một ít nước. Trong pḥng có đèn sáng, con đom đóm trông như một thứ côn trùng b́nh thường đen x́ vẫn thường thấy ở ao hồ, nhưng Quốc-xă khăng khăng nó là đom đóm thứ thiệt. "Đom đóm th́ tớ nh́n là biết liền", hắn nói, và tôi chẳng có lí do hoặc cơ sở ǵ để không tin hắn.

"Được rồi," tôi bảo. "Đom đóm th́ đom đóm."

Trông nó như buồn ngủ, nhưng nó cứ không ngừng trèo lên thành thuỷ tinh trơn tuột của cái lọ rồi lại ngă xuống.

"Tớ thấy nó ở ngoài sân," hắn nói.

"Ở đây? Cạnh nhà ḿnh à?"

"Ừ. Cậu biết cái khách sạn ở cuối phố chứ? Họ thả đom đóm trong vườn để hầu khách mùa hè. Con này chắc bay lạc đến đây."

Vừa nói, Quốc-xă vừa loay hoay nhét quần áo sách vở vào cái túi xách Boston màu đen của hắn.

Chúng tôi nghỉ hè đă được nhiều tuần. Có lẽ chỉ c̣n có tôi và hắn ở lại trong khu học xá. Tôi tiếp tục đi làm chứ không muốn về Kobe. Hắn ở lại theo một lớp thực tập. Lớp ấy vừa xong, nên hắn sắp sửa về nhà ở vùng núi Yamanashi.

"Cậu có thể tặng nó cho bạn gái cậu," hắn bảo. "Nhất định là cô ta thích đấy."

"Cám ơn," tôi nói.

Tối đến, khu nhà ngủ im ĺm như một nơi hoang phế. Lá cờ đă được hạ xuống và chỉ có đèn sáng ở cửa sổ nhà ăn. C̣n ít sinh viên ở lại quá, người ta đă tắt bớt nửa số đèn trong khu học xá, nửa bên phải th́ tối c̣n nửa bên trái th́ sáng. Nhưng vẫn ngửi thấy mùi từ nhà ăn bay ra, một món thịt hầm xốt kem ǵ đó.

Tôi đem lọ đom đóm lên mái nhà. Không có ai trên đó. Một cái áo chen phơi trên dây của ai bỏ quên đang phất phơ trong gió như cái vỏ lột của một con côn trùng khổng lồ. Tôi trèo cái thang sắt ở góc mái lên hẳn nóc bể chứa nước của khu nhà. Cái bể vẫn c̣n ấm v́ đă phơi nắng cả ngày. Tôi ngồi trên khoảng nóc bể chật hẹp, dựa vào lan can và thấy ḿnh trực diện với vầng trăng gần tṛn bệch bạc. Những ánh đèn của khu Shinjuku nhấp nhoáng phía bên phải, Ikebukuro phía bên trái. Đèn ô-tô chạy thành những ḍng dài sáng rực từ vùng sáng này sang vùng sáng kia. Những tiếng động hỗn độn của thành phố hoà vào nhau thành một âm thanh âm ỉ như mây lơ lửng trên không trung.

Con đom đóm hơi lóe lên dưới đáy lọ, ánh sáng của nó quá yếu, màu sắc của nó quá nhợt nhạt. Đă bao nhiêu năm rồi tôi mới lại thấy một con đom đóm, nhưng trong kí ức của tôi, ánh sáng của chúng xuyên thủng màn đêm mùa hạ mạnh mẽ hơn nhiều, và chính h́nh ảnh rực rỡ chói sáng ấy mới là cái luôn đọng lại trong tôi.

Có lẽ con đom đóm này sắp chết. Tôi lắc lắc cái lọ. Nó bị văng đập vào thành lọ và cố cất cánh bay, nhưng ánh sáng nó le lói thật yếu ớt.

Tôi cố nhớ xem ḿnh đă thấy đom đóm lần cuối là bao giờ, và ở đâu. Tôi có thể thấy lại quang cảnh ấy trong đầu, nhưng không thể nhớ là ở đâu và lúc nào. Tôi có thể nghe tiếng nước chảy trong bóng tối và thấy một cái cửa cống xây bằng gạch theo kiểu cổ. Nó có tay nắm để ta có thể xoay và mở hoặc đóng cửa. Ḍng nước nó điều khiển nhỏ đến mức bị cỏ lác hai bên bờ che khuất cả. Trời tối, tối đến mức khi tắt đèn pin tôi không thể nh́n thấy cả bàn chân của ḿnh. Hàng trăm con đom đóm lập ḷe trên mặt ao đọng lại bên cửa cống, phản chiếu như một trận mưa sao sáng rực và nóng hổi trên mặt nước.

Tôi nhắm mắt và đắm ḿnh vào cái bóng tối xa vời ấy của quá khứ. Tôi nghe tiếng gió rơ ràng lạ thường.

Một làn gió ào qua tôi, để lại sau những dải lấp lánh lạ ḱ trong bóng tối. Tôi mở mắt và thấy đêm hè tối hơn trước rất nhiều.

Tôi vặn mở nắp lọ, lấy con đom đóm ra, đặt nó lên cái mép rộng bốn năm phân của bể nước. Nó có vẻ chưa biết ḿnh đang ở đâu. Nó lập cập ḅ quanh đầu một cái bu-lông, vướng chân vào một chỗ sơn tróc vẩy. Nó ḅ sang bên phải cho đến khi thấy hết đường, rồi lại ḅ ṿng về phía bên trái. Cố măi rồi cuối cùng nó cũng trèo lên được đầu cái bu-lông và nằm phục ở đó một lúc, không động cựa ǵ, như thể đă hết hơi.

Vẫn dựa vào lan can, tôi chăm chú theo dơi con đom đóm. Cả tôi và nó đều không động đậy một hồi rất lâu. Gió vẫn tiếp tục thổi qua hai chúng tôi trong lúc vô vàn cành lá của cây zelkova cứ xạc xào trong đêm tối.

Tôi đợi, tưởng chừng như vô tận.

Rất lâu sau đó con đom đóm mới bay lên không trung. Như thể chợt nghĩ ra điều ǵ đó, nó giương cánh, và nhoáng một cái đă bay vượt qua lan can và trôi vào bóng đêm nhợt nhạt. Nó vẽ một ṿng cũng chớp nhoáng bên cạnh bể nước như cố lấy lại khoảng thời gian đă mất. Và rồi, sau khi chập chờn ở đó một vài giây như muốn đợi cho ṿng cung sáng của nó tan lẫn vào gió, cuối cùng nó bay về hướng đông.

Rất lâu sau khi con đom đóm đă biến mất, vệt sáng của nó vẫn c̣n lại trong tôi, lập ḷe nhợt nhạt trong bóng tối dày đặc sau hai mí mắt như một linh hồn lạc lối.

Nhiều lần tôi đă thử với tay ra bóng tối, nhưng chẳng chạm thấy ǵ. Cái lập ḷe nhợt nhạt kia vẫn c̣n đó, ngay ngoài tầm với của tôi.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #8  
Cũ 06-01-11, 08:44 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Rừng Nauy
Haruki Murakami

Chương 4

Trong những ngày nghỉ hè ấy nhà trường gọi cảnh sát dă chiến đến. Họ dỡ hết những chướng ngại vật và bắt nhiều sinh viên. Chuyện ấy chẳng có ǵ lạ. Hồi bấy giờ sinh viên là vậy. Các trường đại học không dễ ǵ bị "giải tán". Hàng núi của đă được người ta đầu tư vào cho chúng, và chúng không thể cứ thế tan ră chỉ v́ một số sinh viên hứng trí làm càn. Mà thực sự th́ lũ sinh viên đă bao vây trường kia cũng chẳng muốn giải tán trường. Tất cả ư muốn thực của chúng chỉ là thay đổi cán cân quyền lực trong nội bộ nhà trường, mà chuyện ấy th́ tôi không bao giờ quan tâm. Cho nên khi cuộc băi khoá cuối cùng chấm dứt, tôi chẳng có tí xúc cảm nào.

Tháng Chín, tôi vào trường và tưởng sẽ thấy toàn cảnh đổ nát. Nhưng mọi thứ vẫn y nguyên. Sách trong thư viện vẫn đâu vào đó, các pḥng giáo viên vẫn không bị phá, pḥng giáo vụ vẫn không bị đốt. Tôi kinh ngạc vô cùng. Lũ chúng nó đă làm ǵ sau những đông chướng ngại vật ấy?

Sau khi cuộc băi khoá đă tịt ng̣i và các giờ lên lớp lại bắt đầu trong khi cảnh sát vẫn chiếm đóng nhà trường, bọn đầu tiên đến lớp lại chính là lũ khốn đă cầm đầu cuộc băi khoá. Như đă không có chuyện ǵ xảy ra, chúng ngồi đó, ghi ghi chép chép và trả lời "có mặt" khi điểm danh. Thật không thể tin được. Dù thế nào đi nữa th́ cuộc băi khoá vẫn c̣n chứ đă xong đâu. Chưa có tuyên bố kết thúc ǵ hết. Chỉ mới có chuyện nhà trường gọi cảnh sát vào dỡ bỏ các chướng ngại vật, c̣n cuộc băi khoá nhẽ ra vẫn đang tiếp tục mới đúng. Lũ khốn này đă vừa mới gào thét như điên, chửi cả những sinh viên phản đối băi khoá (hoặc mới chỉ tỏ ra nghi ngại), và đôi khi c̣n đem họ ra xử trong những toà án chuột do chính chúng dựng nên. Không nhịn được, tôi đă gặp bọn đầu sỏ này và hỏi tại sao chúng lại đến lớp nghe giảng chứ không tiếp tục băi khoá, nhưng đứa nào cũng ấp a ấp úng không ra sao hết. Mà chúng có thể nói ǵ được chứ? Rằng chúng sợ mất điểm v́ bỏ lớp ư? Cứ nghĩ chính bọn này đă ḥ hét đ̣i giải tán đại học! Thật là một tṛ đùa. Gió chỉ đổi chiều một chút thôi, nhưng tiếng thét của chúng đă chỉ c̣n là những lời th́ thào thiểu năo.

Này Kizuki, tôi nghĩ cậu chẳng lỡ làng cái quái ǵ đâu. Thế giới này là một băi cứt. Lũ khốn kia đang được điểm tốt và sẽ tạo ra một xă hội theo h́nh ảnh ghê tởm của chính chúng.

Trong một thời gian tôi vẫn đến lớp nhưng không chịu lên tiếng lúc điểm danh. Tôi biết đó chỉ là một cử chỉ vô nghĩa, nhưng rất buồn v́ chẳng có cách nào khác.

Tôi chỉ c̣n cách hết sức xa lánh những sinh viên khác.

Cứ im lặng mỗi khi nghe gọi đến tên ḿnh, ít nhất tôi cũng làm cho mọi người phải khó chịu mất mấy giây.

Không có đứa nào nói năng ǵ với tôi, và tôi cũng không hé răng với một đứa nào trong bọn chúng.

Sang tuần thứ hai của tháng Chín th́ tôi đi đến kết luận rằng học đại học là một việc làm vô nghĩa. Tôi quyết định sẽ coi đó là một giai đoạn luyện tập các kỹ năng đối phó với buồn chán. Tôi chẳng có ǵ đặc biệt phải làm ở ngoài đời để phải bỏ học ngay lập tức, nên tôi vẫn đến lớp hàng ngày, ghi chép, và thời gian rỗi th́ vào thư viện đọc sách hoặc ngó nghiêng linh tinh.

Và mặc dù cái tuần lễ thứ hai của tháng Chín ấy đă sắp hết, vẫn chưa thấy tin tức ǵ của Quốc-xă. C̣n hơn là bất thường, đây là một chuyện long trời lở đất. Trường đă vào chương tŕnh rồi, và không ai có thể tưởng tượng là Quốc-xă lại để lỡ những buổi học của hắn. Một lớp bụi mỏng đă phủ trên bàn học và cái đài của hắn. Cái cốc nhựa và bàn chải đánh răng, hộp trà bằng thiếc, ống thuốc xịt giết sâu bọ và những đồ linh tinh khác vẫn xếp gọn gàng trên giá.

Tôi vẫn giữ căn pḥng sạch sẽ lúc vắng mặt hắn.

Trong một năm rưỡi qua tôi đă nhiễm thói sạch sẽ, và không có hắn dọn pḥng, tôi chẳng c̣n cách nào khác là phải tự ḿnh làm chuyện đó. Tôi quét nhà hằng ngày, lau cửa sổ ba ngày một lần, và phơi chăn nệm mỗi tuần một lần, chờ hắn về và có lời khen ngợi tôi.

Nhưng hắn không bao giờ trở lại nữa. Một hôm tôi đi học về và thấy tất cả đồ của hắn đă biến mất và tên hắn ở cửa cũng bị bóc đi. Tôi đến chỗ ông giám thị để hỏi xem có chuyện ǵ.

"Anh ấy ra khỏi khu học xá này rồi," ông ta nói. "Hiện thời th́ anh ở một ḿnh trong pḥng đó."

Tôi không thể làm cho ông ta nói thật chuyện ǵ đă xảy ra với Quốc-xă. Niềm vui lớn lao nhất của con người ấy là kiểm soát mọi chuyện và không cho ai biết ǵ hết.

Bức ảnh núi băng trôi của Quốc-xă ở lại trên tường thêm một thời gian, nhưng cuối cùng tôi cũng hạ nó xuống và thay bằng ảnh Jim Morrison và Miles Davis. Cái đó khiến căn pḥng có vẻ là của tôi hơn một chút. Tôi dùng một ít tiền đi làm dành dụm được mua một máy stereo nho nhỏ. Đêm đến tôi thường uống rượu và nghe nhạc một ḿnh. Thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ đến Quốc-xă, nhưng tôi thấy ở một ḿnh thật là thích.

Mười một giờ rưỡi một sáng thứ Hai nọ, sau giờ giảng về Euripides trong lớp Lịch sử sân khấu, tôi đi bộ mười phút đồng hồ đến một quán ăn nhỏ và ăn trưa với món trứng rán ḷng đào và một đĩa rau trộn. Cái quán nằm trong một ngơ nhỏ yên tĩnh và hơi đắt hơn nhà ăn sinh viên, nhưng ngồi ở đó có thể thư giăn được, và họ biết cách làm món trứng ḷng đào tuyệt ngon. "Họ" đây là một cặp vợ chồng rất ít khi nói ǵ với nhau, với một người chạy bàn làm việc nửa thời gian. Khi tôi ngồi ăn cạnh cửa sổ, một nhóm bốn sinh viên bước vào quán, hai trai hai gái, tất cả đều ăn mặc gọn gàng. Họ ngồi gần cửa ra vào, xem thực đơn và bàn thảo một lúc cho đến khi một người lên tiếng gọi món cho cả bọn.

Một lúc sau tôi để ư thấy một trong hai cô gái cứ liếc mắt về phía tôi. Cô ta có mái tóc cực ngắn và đeo kính râm, mặc một bộ áo váy mini bằng vải bông trắng. Tôi không hề biết cô ta là ai, nên cứ tiếp tục ăn, nhưng rồi cô lách ra khỏi bàn đang ngồi và bước đến chỗ tôi. Đặt một bàn tay lên mép bàn tôi đang ngồi, cô nói, "Cậu là Watanabe có phải không?"

Tôi ngẩng lên và nh́n cô kỹ hơn. Nhưng vẫn không nhớ ra đă gặp cô lần nào chưa. Cô ta thuộc loại con gái hễ thấy là phải để ư, cho nên nếu đă gặp rồi th́ nhẽ ra tôi phải nhận ra ngay mới phải. Nhưng ở trường cũng chẳng có mấy ai biết tên tôi như thế.

"Tôi ngồi được không?" cô ta hỏi. "Hay cậu đang đợi ai?"

Vẫn không biết thế nào, tôi lắc đầu. "Không. Không ai đến đâu. Mời cậu ngồi". Cạch một cái, cô ta đă kéo một chiếc ghế ra và ngồi xuống đối diện tôi, nh́n tôi chằm chằm qua cặp kính râm, rồi liếc xuống đĩa.

"Trông ngon nhỉ," cô nói.

"Ngon lắm. Trứng nấm ḷng đào và rau trộn đậu đũa"

"Khỉ thật," cô nói. "Nhưng thôi không sao, lần sau tôi sẽ ăn món đó. Vừa mới gọi món khác xong."

"Món ǵ thế?"

"Mỳ ống với phó-mát."

"Mỳ ống với phó-mát của họ cũng được đấy," tôi nói. "Cũng xin được hỏi, tôi có biết cậu không nhỉ? Tôi vẫn chưa nhớ…"

"Euripides," cô nói. "Electra. Không vị thần nào nghe thấy giọng nói của Electra lầm lạc. Bạn biết đấy, lớp học vừa mới xong mà."

Tôi nh́n cô thật kỹ. Cô ta bỏ kính râm ra. Cuối cùng th́ tôi nhớ - một sinh viên năm đầu tôi đă gặp trong lớp Lịch sử sân khấu. Kiểu tóc thay đổi dữ dội quá làm tôi không thể nhận ra cô được.

"Ồ," tôi nói, tay chỉ vào một điểm ở dưới vai ḿnh độ năm sáu phân, "Hồi trước nghỉ hè tóc cậu để dài xuống tận đây."

"Đúng rồi," cô nói. "Hè rồi tôi đi uốn tóc, kinh quá. Thà chết c̣n hơn. Ra băi biển trông tôi như một con chết đuối đầu vướng đầy rong. Cho nên tôi quyết định nếu c̣n chưa muốn chết th́ phải cắt hết tóc đi cho rồi. Ít ra th́ nó cũng mát mẻ hơn trong mùa hè." Cô đưa tay vuốt qua những chỏm tóc cắt theo kiểu răng cưa nhọn hoắt và mỉm cười với tôi.

"Trông đẹp đấy chứ," tôi nói, miệng vẫn nhai món trứng. "Cậu quay nghiêng cho tôi xem nào."

Cô ta quay nghiêng và giữ tư thế ấy một vài giây.

"Phải, tôi biết mà. Kiểu này rất hợp với cậu đấy. Khổ đầu đẹp lắm. Tai cũng thế, nhất là để lộ như thế kia."

"Vậy là tôi không đến nỗi khùng phải không! Tôi đă nghĩ trông ḿnh sẽ khá hơn khi cắt hết tóc đi. Nhưng chẳng có thằng cha nào thích cả. Tất cả chúng nó đều bảo tôi trông như một nạn nhân sống sót ở trại tập trung. Có ǵ mà con trai cứ thích con gái phải để tóc dài thế nhỉ? Bọn phát xít, cả lũ chúng nó? Tại sao con trai ai cũng cho là con gái tóc dài mới là sang trọng nhất, dịu dàng nhất, có nữ tính nhất? Thế này nhé, bản thân tôi đă biết ít nhất đến hai trăm năm mươi đứa con gái tóc dài mà chẳng sang trọng tí ǵ. Thật đấy."

"Tôi nghĩ bây giờ trông cậu hay hơn trước nhiều," tôi nói. Và tôi nghĩ thế thật. Theo trí nhớ của tôi th́ với mái tóc dài cô ta cũng chỉ như một sinh viên xinh xắn thế thôi. C̣n cô gái ngồi trước mặt tôi th́ đang căng tràn một sinh lực tươi mát. Cô giống như một con thú nhỏ vừa nhảy póp một cái vào cuộc đời lúc xuân sang. Cặp mắt cô chuyển động như một cơ thể độc lập với niềm vui sướng, tiếng cười, nói giận dữ, kinh ngạc và tuyệt vọng.

Đă lâu lắm tôi mới được thấy một gương mặt sinh động và linh hoạt đến thế, và tôi vui sướng ngắm nh́n nó trực tiếp và tại chỗ.

"Cậu nói thật chứ?" cô hỏi.

Tôi gật đầu, vẫn đang nhai món rau trộn.

Cô đeo kính râm lên và nh́n tôi từ sau cặp kính đó.

"Cậu không nói dối đấy chứ?"

"Tôi vẫn thích nghĩ ḿnh là một người trung thực," tôi nói.

"Quá đi rồi."

"Thế th́ thử nói xem: tại sao cậu lại đeo kính râm đen thế?"

"Khi đột ngột cắt tóc ngắn đi, tôi thấy như ḿnh không được che chắn ǵ cả. Như thể có ai đó vừa ném tôi trần truồng ra giữa đám đông."

"Có lí," tôi nói, ăn nốt miếng trứng cuối cùng. Cô ta quan sát tôi với một vẻ thích thú cực ḱ.

"Cậu không phải về chỗ với họ à?" tôi hỏi, ra hiệu về phía ba người đi cùng với cô.

"Không. Lúc nào họ dọn đồ ăn ra tôi sẽ về. Tôi có làm hỏng bữa ăn của cậu không thế?"

"C̣n ǵ nữa đâu mà sợ hỏng," tôi nói, gọi cà-phê khi thấy cô có vẻ c̣n muốn ngồi nữa. Bà vợ chủ quán dọn đĩa đi và đem sữa với đường đến.

"Bây giờ cậu thử nói tôi nghe nhé," cô lên tiếng. "Tại sao cậu không thưa lúc họ điểm danh sáng nay? Cậu là Watanabe mà, đúng không? Toru Watanabe, phải không nào?"

"Đúng tôi đây?"

"Vậy sao cậu không thưa là có mặt?"

"Chỉ v́ hôm nay tôi không thích thế."

Cô bỏ kính râm ra, đặt nó lên bàn, rồi nh́n tôi như nh́n vào một cái chuồng nhốt mấy con vật lạ trong vườn bách thú. "Chỉ v́ hôm nay tôi không thích thế". Cậu ăn nói như Humphrey Bogart vậy. Tỉnh bơ. Rắn mặt."

"Đừng ngốc thế. Tôi chỉ là một thằng b́nh thường như mọi người."

Bà chủ quán mang cà-phê đến cho tôi và đặt nó xuống bàn. Tôi nhấp một ngụm không đường sữa ǵ cả.

"Nh́n ḱa. Cậu c̣n uống đen không đường nữa?"

"Chẳng liên quan ǵ đến Humphrey Bogart cả," tôi kiên nhẫn giải thích. "Chỉ t́nh cờ là răng tôi không chịu được đường. Cậu nghĩ về tôi sai bét rồi."

"Sao da cậu rám nắng thế?"

"Mấy tuần rồi tôi đi chơi bộ trên núi. Ba-lô. Túi ngủ."

"Cậu đi đâu?"

"Kanazawa. Bán đảo Noto. Lên tận Niigata."

"Một ḿnh ư?"

"Một ḿnh," tôi nói. "Gặp bạn đồng hành chỗ này chỗ kia."

"Vài bạn đồng hành lăng mạn chứ? Đàn bà lạ ở những nơi xa lạ."

"Lăng mạn ư? Bây giờ th́ tôi biết đúng là cậu hiểu tôi sai bét thật. Một thằng lưng đeo túi ngủ và râu ria lởm chởm th́ lấy đâu ra lăng với mạn!"

"Lúc nào cậu cũng đi một ḿnh thế à?"

"Đại khái thế."

"Cậu thích cảnh cô liêu à?" cô hỏi, tựa má vào tay. "Du lịch một ḿnh, ăn một ḿnh, ngồi một ḿnh trong lớp…"

"Chẳng ai thích một ḿnh nhiều đến thế. Nhưng tôi không cố đánh bạn, vậy thôi. Làm thế chỉ tổ hay thất vọng."

Miệng ngậm đầu mẩu của một bộ hoa tai, kính râm tụt trễ xuống, cô ta lẩm bẩm, "Chẳng ai thích một ḿnh nhiều đến thế. Tôi chỉ ghét bị thất vọng." Cậu có thể dùng câu này nếu có khi nào cậu viết hồi kư."

"Cám ơn," tôi nói.

"Cậu thích màu xanh lá cây không?"

"Sao cậu hỏi thế?"

"Cậu đang mặc sơ-mi polo xanh lá cây đấy".

"Chẳng có ǵ đặc biệt. Tôi sẽ mặc bất cứ màu ǵ."

"Chẳng có ǵ đặc biệt. Tôi sẽ mặc bất cứ màu ǵ". Tôi thích lối nói chuyện của cậu quá. Giống như trát vữa, mịn mà hay. Đă có ai nói với cậu điều này chưa?

"Chưa," tôi nói.

"Tên tôi là Midori," cô nói. "Xanh lá cây" đấy. Nhưng tôi mặc xanh lá cây th́ nh́n khủng khiếp lắm. Lạ đấy chứ, hả? H́nh như tôi bị phép thuật nguyền rủa, cậu có thấy thế không? Tên chị tôi lại là Momoko: "Hồng đào."

"Chị ấy mặc màu hồng có đẹp không?"

"Tuyệt đẹp? Chị ấy sinh ra là để mặc đồ màu hồng. Thật hoàn toàn bất công."

Bàn chỗ Midori đă có đồ ăn, và một cậu mặc áo tây vải madras gọi với sang, "Ê, Midori, về ăn đi chứ?"

Cô vẫy tay về phía ấy như đang nói "Biết rồi."

"Này," cô nói, "Cậu có ghi chép ở lớp không đấy? Lớp sân khấu ấy!"

"Có"

"Thế này thật không phải, nhưng cậu cho tôi mượn vở ấy được không? Tôi đă lỡ mất hai buổi, mà chẳng quen ai ở lớp cả."

"Có vấn đề ǵ đâu," tôi nói, tay rút quyển vở trong túi sách ra. Sau khi đă xem kỹ và thấy không có bút tích riêng tư ǵ trong đó, tôi đưa nó cho Midori.

"Cám ơn," cô ta nói. "Ngày kia cậu có đến lớp không?"

"Có"

"Vậy gặp tôi ở đây vào buổi trưa nhé. Tôi sẽ trả lại vở cho cậu và đăi cậu bữa trưa. Nghĩa là… không ăn một ḿnh th́ cậu cũng sẽ không bị đau bụng hay ǵ chứ, phải không?"

"Không có đâu," tôi nói. "Nhưng cậu không cần phải đăi tôi bưa trưa chỉ v́ tôi cho cậu mượn vở"

"Đừng lo chuyện đó," cô nói. "Tôi thích đăi người khác ăn trưa mà. Nhưng mà cậu cũng nên ghi lại ở đâu đó. Cậu sẽ không quên chứ."

"Tôi sẽ không quên. Ngày kia. Mười hai giờ. Midori. Xanh lá cây."

Ai đó từ bàn bên kia lại gọi với sang, "Nhanh lên chứ Midori, đồ ăn nguội hết rồi!"

Cô vẫn mặc kệ và lại hỏi tôi, "Lúc nào cậu cũng nói chuyện kiểu này à?"

"Chắc vậy," tôi nói. "Chưa từng để ư chuyện đó."

Quả thực chưa có ai từng nói cho tôi biết cách nói chuyện của tôi có ǵ khác thường hay không.

Cô ta có vẻ nghĩ ngợi điều ǵ đó vài giây, rồi đứng lên, mỉm cười, và đi về bàn ḿnh. Cô vẫy tay lúc tôi đi qua bàn ấy, nhưng ba người kia chẳng ai ngó đến tôi.

Trở lại quán ăn vào trưa hôm thứ Tư, tôi chẳng thấy tăm hơi Midori đâu cả. Tôi định sẽ làm một cốc bia để chờ, nhưng khi bia vừa bưng ra th́ quán bỗng bắt đầu đầy khách nên tôi bèn gọi món và ăn một ḿnh. Tôi ăn xong lúc mười hai giờ ba mươi lăm, nhưng vẫn không thấy Midori đến. Tôi trả tiền, ra ngoài rồi sang đường đến một ngôi dền nhỏ và đứng ở chỗ thềm đá cho đầu óc sảng khoái để chờ Midori. Đến một giờ th́ tôi bỏ cuộc và quay về thư viện đọc sách. Hai giờ th́ đến lớp tiếng Đức.

Học xong, tôi đến văn pḥng sự vụ sinh viên và t́m tên Midori trong danh sách lớp lịch sư sân khấu. Có mỗi một Midori trong lớp ấy, là Midori Kobayashi. Sau đó tôi lục phiếu hồ sơ sinh viên và t́m ra địa chỉ cùng số điện thoại của một Midori Kobayashi, vào học từ 1969. Cô ta sống ở một khu ngoại ô nhỏ phía tâybắc gọi là Thshima, cùng với gia đ́nh. Tôi lẳng lặng vào một trạm điện thoại và quay đến số ấy.

Một người đàn ông trả lời: "Hiệu sách Kobayashi xin nghe."

Hiệu sách Kobayashi ư?

"Xin lỗi làm phiền ông," tôi nói, "Midori có nhà không ạ?"

"Không, nó không có nhà," ông ta nói.

"Thưa ông cô ấy có ở trường không ạ?"

"Hừmmm, không đâu, có lẽ nó ở bệnh viện. Xin hỏi ai đang gọi thế ạ?"

Đáng nhẽ phải trả lời th́ tôi chỉ cám ơn ông ta rồi cúp máy. Bệnh viện ư? Cô ta ốm hoặc bị làm sao chăng?

Nhưng giọng người kia không thấy có tí lo âu cấp bách nào. "Có lẽ nó ở bệnh viện," ông ta đă nói thế, nghe dễ dàng như là "Nó đang ở tiệm bán cá." Tôi nghĩ đến một vài khả năng khác cho đến lúc chỉ nghĩ thế thôi cũng đă thành quá rắc rối, rồi tôi về pḥng ḿnh nằm dài trên giường đọc cuốn Đức ông Jim mượn của Nagasawa. Đọc xong, tôi đến pḥng hắn để trả.

Nagasawa đang trên đường đến nhà ăn nên tôi đi luôn cùng với hắn để ăn bữa tối.

"Thi cử thế nào?" tôi hỏi. Ṿng thứ hai của cuộc thi cao cấp vào Bộ Ngoại giao đă diễn ra hồi tháng Tám.

"Vẫn thế thôi," Nagasawa nói, như thể ṿng thi ấy chẳng là cái ǵ hết. "Cậu thi, cậu đỗ, thảo luận nhóm, phỏng vấn… như đi dùi một con nhỏ vậy"

"Nghĩa là dễ chứ ǵ," tôi nói. "Bao giờ họ cho biết kết quả?"

"Tuần đầu tháng Mười. Nếu đỗ, tớ sẽ đăi cậu một bữa tối thịnh soạn."

"Này cậu nói xem, loại nào mới lọt được vào ṿng hai? Toàn siêu sao như cậu chứ."

"Đừng có ngốc. Toàn một bọn ngu xuẩn hết. Ngu xuẩn hoặc cám hấp. Tớ xin tuyên bố là chín lăm phần trăm những thằng muốn thành quan chức đều chẳng đáng cứt ǵ hết. Tớ không đùa đâu. Thậm chí chúng chưa chắc đă đọc hết một cuốn sách bao giờ."

"Vậy sao cậu lại cố vào Bộ Ngoại giao?"

"Đủ các thứ lí do," Nagasawa nói. "Tớ thích làm việc ở hải ngoại, là một lí do. Nhưng chủ yếu tớ muốn thử các năng lực của ḿnh. Mà nếu đă thử thách bản thân th́ tớ muốn ra hẳn cái sân lớn nhất là quốc gia nhà nước. Tớ muốn xem ḿnh leo cao được đến đâu, có quyền lực được đến đâu trong cái hệ thống quan liêu mất trí khổng lồ này. Hiểu tớ nói ǵ không?"

"Nghe như một cuộc chơi."

"Th́ là cuộc chơi mà. Tớ chẳng quan tâm mẹ ǵ đến quyền lực hoặc tiền bạc, đó không phải là mục tiêu. Thực là như vậy. Có thể tớ là một thằng đểu ích kỉ, nhưng chuyện ấy th́ tớ lại tuyệt đối dửng dưng. Tớ có thể làm một ông thánh Thiền. Nhưng có một thứ mà tớ có thật, ấy là ṭ ṃ. Tớ muốn thấy ḿnh có thể làm được ǵ trong cái thế giới khổng lồ khắc nghiệt ở ngoài kia."

"Và cậu chẳng có tí nhu cầu "lí tưởng" nào, phải không?"

"Đúng vậy cuộc sống không cần đến lí tưởng. Nó chỉ cần những tiêu chuẩn hành động."

"Nhưng c̣n có nhiều cách sống khác, đúng không?" tôi hỏi.

"Cậu có thích cách sống của tớ không?"

"Vấn đề không phải ở đó," tôi nói. "Tớ có thể không bao giờ vào được Đại học Tokyo; tớ không thể ngủ với bất ḱ cô gái nào tớ muốn vào đúng lúc tớ thích; tớ không có tài ăn nói; mọi người không v́ nể ǵ tớ cả; tớ không có cả bồ gái; và cũng chẳng có tương lai xán lạn ǵ khi có được mảnh bằng cử nhân văn chương của một trường đại học tư loại hai. Vậy th́ có thành vấn đề ǵ nếu tớ thích cách sống của cậu"

"Cậu đang nói rằng cậu ghen tị với cách sống của tớ chăng?"

"Không? Tớ không nói thế?" tôi nói. "Tớ đă quá quen với việc chỉ là chính ḿnh. Và tớ chẳng quan tâm mẹ ǵ đến Đại học Tokyo hoặc Bộ Ngoại giao. Nhưng có một thứ mà tớ phải ghen tị với cậu, ấy là có được một cô bồ tuyệt vời như Hatsumi."

Nagasawa câm mồm và cắm cúi ăn. Khi bữa tối đă xong, hắn nói, "Cậu biết không, Watanabe, tớ có một cảm giác thế này có thể mười hoặc hai mươi năm sau khi chúng ta ra khỏi nơi này, chúng ta sẽ gặp lại nhau ở một nơi nào đó. Và ǵ th́ ǵ, tớ nghĩ chúng ta vẫn sẽ c̣n đồng cảm được với nhau."

"Nghe như Dickens," tôi mỉm cười nói.

"Tớ cũng đoán vậy," hắn nói, mỉm cười lại với tôi. "Nhưng linh tính tớ thường rất đúng."

Hai đứa chúng tôi rời nhà ăn và đến một quán bar. Chúng tôi uống rượu ở đó đến tận sau chín giờ.

"Nói xem, Nagasawa," tôi hỏi, "Cái tiêu chuẩn hành động trong cuộc đời của cậu là ǵ?

"Tớ mà nói ra th́ cậu ph́ cười mất thôi," hắn bảo.

"Không, tớ không cười đâu."

"Thôi được," hắn nói. "Là một người quân tử."

Tôi không cười, nhưng suưt ngă lộn ra khỏi ghế.

"Là một người quân tử? Một người quân tử ư?"

"Cậu nghe rơ rồi đấy."

"Là một người quân tử có nghĩa là thế nào? Cậu định nghĩa quân tử ra sao?"

"Quân tử là người không làm những ǵ ḿnh muốn mà chỉ làm những ǵ ḿnh nên làm."

"Cậu là thằng dở hơi nhất mà tớ đă từng gặp," tôi nói.

"Cậu là thằng lạ lùng nhất mà tớ đă từng gặp" hắn nói. Và trả tiền cho cả hai thằng.

Tuần sau đó tôi vẫn đến lớp sân khấu, và vẫn không thấy tăm hơi ǵ của Midori Kobayashi. Sau khi nh́n quanh một lượt và đă chắc là không có cô ta ở lớp, tôi ngồi vào chỗ quen thuộc của ḿnh ở hàng ghế đầu và viết thư cho Naoko trong khi ông giáo c̣n chưa đến. Tôi viết về những chuyến du lịch mùa hè - những con đường tôi đă đi bộ, những thị trấn tôi đă qua, những con người tôi đă gặp.

Và đêm nào ḿnh cũng nghĩ đến cậu. Giờ đây khi không thể gặp cậu được nữa, ḿnh mới biết rằng ḿnh cần cậu biết dường nào. Trường lớp buồn tẻ vô cùng, nhưng để tự kỷ luật, ḿnh vẫn dự lớp và làm bài đầy đủ. Từ khi cậu đi, tất cả đều như vô nghĩa. Ḿnh thèm được nói chuyện thật dài và thật thoả với cậu. Nếu có thể được, ḿnh muốn đến thăm cậu ở khu an dưỡng và ở với cậu nhiều giờ. Và nếu có thể được, ḿnh muốn được đi bộ với cậu như kiểu chúng ḿnh vẫn đi với nhau. Cậu hay cố gắng trả lời thư này của ḿnh nhé - dù chỉ mấy chữ thôi cũng được. Ḿnh sẽ không buồn đâu.

Tôi viết kín bốn tờ giấy, gập chúng lại, cho vào phong b́, và đề gởi cho Naoko, nhờ gia đ́nh nàng chuyển hộ.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #9  
Cũ 06-01-11, 08:45 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Lúc ấy ông giáo mới đến, vừa bước lên bục giảng vừa lau mồ hôi trán. Ông ta nhỏ người, vẻ mặt lúc nào cũng như đang khóc, chống gậy kim loại. Tuy không vui, nhưng các bài giảng của ông trong chương tŕnh đều rất chu đáo và đáng nghe. Sau khi nhận xét rằng thời tiết đang nóng hơn bao giờ hết, ông bắt đầu nói về thủ pháp dùng một sự kiện hoặc nhân vật thần thánh để cởi nút vở kịch trong các tác phẩm của Euripides, và giảng giải những chỗ khác nhau trong khái niệm "thần thánh" giữa Euripides và Aeschylus hoặc Sophocles. Ông nói được khoảng mười lăm phút th́ cửa giảng đường mở ra và Midori bước vào. Cô mặc sơ-mi thể thao xanh nước biển thẫm, quần vải bông màu kem và cặp kính râm thường lệ. Sau khi nở một nụ cười theo kiểu "Xin lỗi em đến muộn" về phía ông giáo, cô ngồi xuống cạnh tôi. Rồi cô lấy một cuốn vở - vở của tôi - từ túi đeo vai và đưa nó cho tôi. Trong vở có kẹp một mẩu giấy viết: Xin lỗi hôm thứ Tư nhé. Cậu có giận không đấy?

Được độ nửa bài giảng, ông giáo sư đang vẽ phác một cái sâu khấu Hy Lạp lên bảng đen th́ cửa lại mở, và hai sinh viên đội mũ sắt bước vào. Trông họ giống như một cặp kép hài, một anh cao gày nhợt nhạt, anh kia lùn béo đen nhẻm với một bộ râu dài không hợp với ḿnh chút nào. Cao kều ôm theo một mớ truyền đơn trong tay. Lùn tè bước lên chỗ ông giáo sư và nói, giọng có phần lễ độ, rằng họ muốn dùng nửa thời gian c̣n lại của giờ giảng để thảo luận chính trị và hy vọng là ông sẽ hợp tác.

Rồi hắn nói thêm, "Thế giới đang đầy những vấn đề cấp bách và có ư nghĩa hơn bi kịch Hy Lạp." Nghe không ra một lời đề nghị nữa, mà là một tuyên cáo. Ông giáo sư đáp "Ta vẫn không muốn tin rằng thế giới đang có những vấn đề cấp bách và có ư nghĩa hơn bi kịch Hy Lạp, nhưng ta biết có nói ǵ th́ các anh cũng chẳng nghe, nên thôi, các anh muốn làm ǵ th́ làm." Vịn tay vào mép bàn, ông bước từ bục giảng xuống sàn, nhặt cái gậy chống rồi khập khiễng ra khỏi lớp.

Trong khi cao kều phát truyền đơn, lùn tè bước lên bục giảng và bắt đầu lên lớp. Truyền đơn đầy những câu hô khẩu hiệu đơn giản: "Đả đảo bầu cử gian lận chức chủ tịch đại học!", "Hăy tập hợp mọi lực lượng để băi khoá toàn trường một lần nữa.", "Đả đảo tổ hợp công nghiệp-giáo dục-đế quốc!" Tôi không có vấn đề ǵ với những điều họ đang nói, nhưng cách viết của họ th́ dở quá. Chẳng có ǵ gây được ḷng tin hoặc kích động nhiệt huyết. Cả bài nói của anh lùn cũng chẳng hơn ǵ - vẫn một giọng điệu cũ rích với những từ ngữ khác mà thôi.

Kẻ thù thực sự của bọn này không phải là chính quyền mà là t́nh trạng Thiếu trí Tưởng tượng.

"Bọn ḿnh chuồn đi," Midori nói.

Tôi gật đầu và đứng dậy. Cả hai chúng tôi bước ra cửa. Lúc ấy anh lùn nói với theo tôi cái ǵ đó mà tôi không nghe ra. Midori vẫy hắn và nói, "Gặp lại sau nhé."

"Này cậu, bọn ḿnh có phải phản cách mạng không thế?" Midori hỏi tôi khi hai đứa đă ra đến ngoài. "Nếu cách mạng thành công liệu họ có treo tụi ḿnh lên cột điện thoại không?"

"Cũng chưa biết thế nào, hay cứ đi ăn trưa luôn cái đă"

"Phải đấy. Tớ muốn mời cậu đến một chỗ này. Hơi xa một tí. Cậu có thời gian không?"

"Có tớ rảnh, đến hai giờ mới có lớp."

Midori đưa tôi đi xe buưt đến Yotsuya, vào một hiệu chuyên phục vụ cơm phần rất đỏm đáng, nằm trong một chỗ có mái che ngay sau trạm đỗ xe. Vừa ngồi vào bàn họ đă mang ngay ra món súp và các thức ăn đặc biệt của ngày hôm đó, dọn trong hai cái hộp sơn mài vuông vức màu đỏ. Đúng là một nơi ăn trưa có phải đi xe buưt cũng bơ.

"Ngon quá," tôi nói.

"Và rẻ nữa. Tớ vẫn ăn ở đây từ hồi c̣n ở trung học. Trường cũ của tớ ở ngay dưới phố kia ḱa. Họ nghiêm lắm, bọn tớ đều phải lẻn ra ăn ở đây. Bị bắt đi ăn ngoài là họ phạt nghỉ học liền."

Không đeo kính râm, mắt Midori có vẻ buồn ngủ hơn so với lần gặp trước. Khi không mải nghịch cái ṿng bạc nho nhỏ đeo ở cổ tay trái, thế nào cô cũng đưa một đầu ngón tay út lên day day các khóe mắt.

"Mệt à?" tôi hỏi.

"Đại loại thế. Tớ thiếu ngủ. Nhưng không sao, đừng lo," cô nói. "Xin lỗi chuyện hôm nọ nhé. Tự nhiên có chuyện quan trọng và tớ không thể dứt ra được. Đùng một cái, ngay sáng ngày ra. Tớ đă nghĩ đến chuyện gọi cậu ở quán ăn, nhưng không thể nhớ ra cái tên quán, mà số ở nhà của cậu th́ tớ không có. Cậu có đợi lâu không?"

"Không có ǵ đâu. Tớ có nhiều thời gian lắm."

"Nhiều lắm ư?"

"Nhiều quá mức cần thiết. Giá mà tớ có thể cho cậu một ít để cậu ngủ."

Midori dựa má vào bàn tay và mỉm cười với tôi.

"Cậu là một thằng tốt thật đấy."

"Không tốt đâu. Chỉ là v́ tớ có thời gian để giết thôi," tôi nói. "Mà này, tớ có gọi đến nhà cậu hôm ấy và có ngưởi bảo tớ rằng cậu đang ở bệnh viện. Có chuyện ǵ thế?"

"Cậu gọi đến nhà tớ?" cô hỏi, hơi nhăn trán lại một tí ở giữa hai lông mày. "Làm sao mà cậu có số điện của tớ?"

"T́m ở văn pḥng sự vụ sinh viên. Ai chẳng làm được"

Cô gật gù mấy cái rồi lại bắt đầu nghịch cái ṿng bạc.

"Thế mà tớ chưa hề nghĩ ra. Nhẽ ra tớ cũng có thể t́m được số của cậu. Mà thôi, về chuyện bệnh viện, lần sau tớ sẽ kể. Bây giờ th́ tớ chưa thích. Xin lỗi nhé."

"Được thôi. Tớ không định tọc mạch đâu."

"Không, cậu không tọc mạch. Chỉ là v́ tớ cứ mệt mệt thế nào ấy. Như khi gặp mưa."

"Có lẽ cậu nên về nhà ngủ một tí?"

"Chưa đâu. Ḿnh chuồn khỏi đây đă."

Cô dẫn tôi đến ngôi trường trung học cũ, một quăng đi bộ ngắn từ Yotsuya.

Lúc đi ngang trạm xe, tôi nghĩ đến Naoko và những cuộc đi bộ vô tận của chúng tôi. Tất cả đă bắt đầu từ đây.

Tôi nhận ra rằng nếu đă không t́nh cờ gặp Naoko trên chuyến tàu chủ nhật tháng Năm ấy, đời tôi chắc đă rất khác bây giờ. Nhưng rồi tôi lại nghĩ khác: Không, ngay cả nếu chúng tôi đă không gặp nhau ngày ấy, cuộc đời tôi chắc cũng chẳng có ǵ khác. Chúng tôi phải gặp nhau. Nếu không phải bấy giờ th́ cũng sẽ vào một lúc nào đó. Tôi cũng chẳng có cơ sở ǵ để nghĩ thế. Chỉ là cảm giác thôi.

Midori Koyabashi và tôi ngồi với nhau trên ghế trong công viên, nh́n ngôi trường xưa của cô ta. Thường xuân bám chặt trên các bức tường, và lũ bồ câu lúi húi dưới hồi nhà, să cánh nghỉ ngơi. Một toà nhà cổ, đẹp và có cá tính. Trong sân chơi có một cây sồi lớn, và một cột khói trắng bốc thẳng lên trời ngay cạnh đó. Trong nắng chiều hè đang phai dần, cột khói trông như một làn mây xốp nhẹ.

"Cậu có biết khói ǵ đấy không?" Midori đột ngột hỏi tôi.

"Chịu," tôi nói.

"Họ đốt băng vệ sinh đấy."

"Thật ư?" tôi không biết nói ǵ khác.

"Băng vệ sinh, tăm-pông, những thứ như thế," cô nói với một nụ cười. "Trường nữ sinh mà. Ông già chuyên dọn dẹp đi thu thập chúng ở tất cả những thùng đựng rồi đốt chúng trong ḷ. Khói đó đấy."

"Uao!"

"Ô, tớ cũng thường tự kêu lên như thế mỗi khi ngồi trong lớp nh́n ra và thấy cột khói ấy ngoài cửa sổ.

"Uao! Cứ nghĩ mà xem: trường có gần một ngh́n đứa con gái. Vậy cứ giả dụ là chín trăm đứa vừa mới vào tuổi kinh nguyệt, và có thể một phần năm số đó lúc nào cũng đang hành kinh: một trăm tám mươi đứa. Vậy là ngày nào cũng phải đốt băng vệ sinh của một trăm tám mươi đứa ấy"

"Chắc cậu nói phải; mặc dù tớ không chắc cậu tính thế có đúng không."

"Ǵ th́ ǵ cũng là rất nhiều. Một trăm tám mươi đứa con gái. Cậu nghĩ phải đi thu lượm và đốt ngần ấy mỗi ngày th́ nó ra làm sao?"

"Chịu không tưởng tượng được," tôi nó́. Làm sao tôi có thể tưởng tượng ông già kia cảm thấy như thế nào?"

Midori và tôi vẫn tiếp tục nh́n cột khói.

"Tớ đă không muốn học ở trường này tí nào," Midori nói. Cô hơi lắc đầu. "Tớ muốn vào một trường công tuyệt đối b́nh thường, với những con người b́nh thường, để tớ có thể thoải mái và vui vẻ như một đứa trẻ b́nh thường. Nhưng bố mẹ tớ lại nghĩ vào được cái chỗ điệu đà kia th́ trông tớ sẽ khá hơn. Họ là người đă cương quyết nhét tớ vào đó. Cậu biết không, cứ học giỏi ở tiểu học là thể nào cũng rơi vào cảnh ấy. Thầy cô giáo sẽ nói với bố mẹ "Với điểm số như thế th́ cháu nhất định phải vào học ở đó!" Và thế là tớ bị rơi vào đó thật. Sáu năm trời tất cả, và tớ chưa bao giờ thích nó cả. Tớ chỉ t́m cách chuồn. Và cậu biết không, tớ c̣n được bằng khen v́ chưa bao gỉờ muộn giờ hoặc vắng mặt ở trường. Tớ căm ghét chỗ ấy đến như vậy đấy. Cậu hiểu không?"

"Không, không hiểu."

"V́ tớ ghét cái trường này thậm tệ, nên tớ nhất định không chịu để nó hạ nhục ḿnh. Chỉ để nó làm vậy một lần thôi là tớ đi tong. Tớ sợ ḿnh sẽ bị tụt hậu. Tớ ḅ đến trường khi đang sốt hơn bốn mươi độ. Thầy hỏi tớ có ốm không, nhưng tớ bảo không. Khi ra trường họ cho tớ nhiều bằng khen về đi học đều và đúng giờ, với một cuốn tự điển tiếng Pháp. V́ thế mà bây giờ tớ đang học tiếng Đức. Tớ không muốn mắc nợ cái trường này bất ḱ thứ ǵ. Tớ không nói đùa đâu."

"Sao cậu lại ghét nó đến thế?"

"Thế cậu có thích trường cậu không đă nào?"

"Ừ, th́ không, nhưng tớ cũng không đặc biệt ghét nó. Tớ học ở một trường công b́nh thường nhưng chẳng bao giờ nghĩ ngợi về nó thế này hay thế nọ."

"Nhưng mà, cái trường này," Midori nói, ngón tay út găi găi khóe mắt, "chỉ có rặt một bọn con gái thượng lưu gần một ngh́n đứa, đứa nào cũng có lí lịch tốt, và điểm thi tốt. Lại giàu có nữa. Chúng phải giàu mới sống được Học phí cao, đóng góp liên miên, những chuyến tham quan đắt tiền. Ví dụ nếu chúng tớ đi Kyoto, họ sẽ đưa chúng tớ vào một nhà hàng hạng nhất và bưng ra những món ăn trà đạo bày trên bàn sơn mài, và năm nào họ cũng đưa chúng tớ vào khách sạn đắt tiền nhất ở Tokyo để học cung cách ứng xử trong bữa ăn. Tớ muốn nói là cái trường này không b́nh thường tí nào. Trong số một trăm sáu mươi đứa con gái cùng năm, tớ là đứa duy nhất sống trong một khu trung lưu như Toshima. Đă có lần tớ lục danh sách học sinh ở trường để xem bọn nó sống ở đâu, hoá ra đứa nào cũng ở những khu giàu có cả. Gượm đă, cũng có một đứa ở măi tận Chiba với nông dân, và tự nhiên tớ cũng có cảm t́nh thế nào đó với nó. Con bé cũng rất hay. Nó mời tớ về nhà, cứ xin lỗi v́ tớ phải đi xa. Tớ đi và thật không thể tin được, cái khu đất ở khổng lồ ấy, phải đi mười lăm phút mới hết xung quanh. Lại c̣n một cái vườn tuyệt vời và hai con chó to như hai cái xe con mà họ vẫn nuôi bằng thịt ḅ bí-tết. Thế mà con bé ấy vẫn thấy ngượng là phải sống ở Chiba. Đó là một đứa mà hễ muộn giờ là nó đi Mercedes Benz đến trường? Có tài xế riêng lái. Giống hệt như ở phim Green Honet bước ra: nào mũ, nào găng trắng, đủ thứ. Mà nó vẫn cứ bị mặc cảm tự ti. Cậu có tin được không?"

Tôi lắc đầu.

"Tớ là đứa duy nhất trong trường sống ở một nơi như Kita-Otsuka Toshima. Và ở mục "nghề nghiệp cha mẹ" th́ là "chủ hiệu sách". Ai ở trong lớp tớ cũng tưởng thế là oách lắm: "Ôi chao, may mắn thế, cậu có thể tha hồ đọc sách" và đại loại nhưng câu như thế. Tất nhiên chúng nó chỉ nghĩ đến những hiệu sách khổng lồ như Kinokuniya. Chúng không thể tưởng tượng ra một hiệu sách Kobayashi nghèo nàn bé nhỏ. Cửa mở th́ cọt kẹt và chẳng thấy có ǵ ngoài tạp chí. Bán đều nhất là tạp chí đàn bà bóng bẩy có kẹp những phụ trương rời minh hoạ những kỹ thuật làm t́nh mới nhất. Các bà nội trợ ở quanh đấy mua về và ngồi đọc ở bàn làm bếp từ b́a trước đến b́a sau, và khi chồng về th́ đem ra thực hành thử.

Mà cũng có những tư thế ḱ lạ không thể tin được! Có phải các bà nội trợ chỉ nghĩ đến những chuyện ấy suốt ngày không nhỉ? Bán chạy thứ hai là truyện tranh: những tờ như Magazine, Sunday, Jump. Và tất nhiên là các loại báo tuần nữa. Nghĩa là hiệu sách hầu như toàn tạp chí. Nhưng mà cũng có một ít sách, loại tái bản rẻ tiền, truyện trinh thám giật gân và tiểu thuyết ái t́nh lăng mạn. Chỉ bán được những loại ấy. Và c̣n cả loại sách "Làm thế nào" nữa chứ: làm thế nào để được bạc, trồng bonsai ra làm sao, phát biểu ở đám cưới như thế nào, làm t́nh như thế nào, làm cách nào để cai thuốc lá, muốn loại ǵ có loại ấy. Nhà ḿnh c̣n bán cả văn pḥng phẩm - hàng bó bút bi bút ch́ và vở viết chất đống ở cạnh quầy thu tiền. Nhưng chỉ có thế. Không có Chiến tranh và hoà b́nh, không có Kenzaburo Oe, không có Bắt trẻ đồng xanh. Hiệu sách Kobayashi là như vậy đấy. Tớ may mắn như vậy đấy. Cậu có thấy tớ may mắn không?"

"Tớ chỉ mới thấy cái cửa hàng."

"Cậu biết tớ nói ǵ mà. Người nào trong khu phố cũng đến hàng nhà tớ, có những người liên tục hàng nhiều năm liền, và gia đ́nh tớ đáp ứng được nhu cầu của họ. Làm ăn vậy là tốt, dư dật đối với một gia đ́nh bốn người; không nợ nần, hai con gái học đại học, nhưng chỉ thế thôi. Không làm được ǵ thêm nữa. Nhẽ ra bố mẹ đừng bao giờ cho tớ vào một trường như thế. Nó chỉ là bài thuốc gây đau đầu. Tớ phải nghe họ lầu bầu mỗi lần nhà trường đ̣i một khoản đóng góp, và lúc nào cũng sợ gần chết mỗi khi đi chơi với bạn và chúng lại muốn ăn ở một chỗ đắt tiền. Sống như vậy thật đến khổ. Gia đ́nh cậu có giàu không?"

"Gia đ́nh tớ ư? Không, bố mẹ tớ chỉ là người lao động hoàn toàn b́nh thường, không giàu, cũng chẳng nghèo. Tớ biết vào học ở một đại học tư ở Tokyo như thế này cũng là khó khăn với họ, nhưng nhà chỉ có ḿnh tớ, nên cũng không đến nỗi gay go quá. Họ không cho tớ nhiều tiền sinh hoạt, nên tớ đi làm thêm. Gia đ́nh tớ sống trong một ngôi nhà phổ biến có một mảnh vườn nhỏ và đi xe Toyota Corolla."

"Việc làm thêm của cậu thế nào?"

"Tớ làm ở một tiệm nhỏ bán đĩa nhạc trong khu Shinjuku, ba đêm một tuần. Dễ ợt. Chỉ việc ngồi đó và để ư cửa hàng."

"Cậu không đùa đấy chứ?" Midori nói. "Tớ không biết thế nào, nhưng nh́n cậu th́ tớ nghĩ là cậu chưa bao giờ phải vất vả cả."

"Đúng vậy. Tớ chưa bao giờ phải vất vả. Nhưng tớ cũng chẳng có nhiều tiền. Tớ cũng như hầu hết mọi người thôi."

"Vâng, nhưng hầu hết mọi người ở trường cậu đều giàu cả," Midori nói, úp tay trong ḷng. "Đó mới là vấn đề"

"Vậy bây giờ cậu sẽ có nhiều cơ hội thấy một thế giới không vướng phải vấn đề đó. Có thể nhiều hơn cậu muốn nữa."

"Thôi nào, hăy nói xem, giàu có th́ cái ǵ là hay nhất?"

"Tớ không biết."

"Là có thể nói tớ chẳng có đồng nào. Đây nhé, nêu tớ rủ một đứa bạn ở trường làm cái ǵ đó, nó có thể nói "Tiếc quá, tớ chẳng có đồng nào". Đó là điều mà tớ không thể mở mồm nói nếu tớ ở vào hoàn cảnh của nó. Nếu tớ nói "tớ chẳng có đồng nào", đó sẽ là v́ thực sự là tớ chẳng có đồng nào. Buồn thật. Nó giống thế này này: nếu một đứa con gái xinh đẹp nói "hôm nay trông tớ xinh quá, tớ chẳng muốn ra ngoài nữa" th́ không sao, nhưng nếu một đứa xấu xí mà nói thế th́ mọi người sẽ cười vào mũi nó. Với tớ, thế giới là như vậy đấy. Sáu năm liền như thế, cho tới tận năm ngoái."

"Rồi cậu sẽ quên thôi."

"Hy vọng thế. Vào đại học thật nhẹ hết cả người. Xung quanh đầy những người b́nh thường."

Cô mỉm cười mà chỉ hơi cong môi một tí và vuốt mái tóc ngắn bằng ḷng bàn tay.

"Cậu có làm thêm không?"

"Có. Tớ viết chú giải bản đồ. Cậu biết loại sách quảng cáo nhỏ kèm bản đồ chứ? Có mô tả các khu vực khác nhau, số dân cư, và những chỗ đáng tham quan ấy mà. Chỗ này chỗ nọ có đường để đi bộ hoặc một huyền thoại ǵ đó, hoặc một vài loài chim hoa cây cỏ đặc biệt nào đó. Tớ viết những cái đó. Rất dễ. Chẳng mất th́ giờ chút nào. Một ngày ngồi trong thư viện là tớ có thể xong một cuốn sách nhỏ. Chỉ cần thành thạo mấy bí quyết thôi là làm không hết việc."

"Bí quyết ǵ thế?"

"Đại loại như thêm thắt những chi tiết chưa ai viết bao giờ và thế là những người ở công ty bản đồ sẽ tưởng ḿnh là thiên tài văn chương và đưa thêm việc cho ḿnh ngay. Chẳng cần chuyện ǵ to tát, chỉ vài chi tiết là đủ. Ví dụ như khi xây dựng con đập này ở cái thung lũng nọ, nước đă ngập hết ngôi làng ấy nhưng mỗi độ xuân sang những loài chim từ phương nam vẫn nhớ đường về và bạn có thể thấy chúng bay lượn trên mặt hồ. Cứ thêm một giai thoại nho nhỏ như thế và ai đọc cũng thấy thích, rất h́nh ảnh và t́nh cảm. Bọn làm thêm b́nh thường không nghĩ đến những cái như thế, nhưng tớ có thể viết và kiếm được khối tiền."

"Ờ, nhưng cũng phải t́m ra những giai thoại ấy chứ."

"Đúng thế," Midori nói, hơi nghiêng đầu. "Nhưng nếu đă t́m là thể nào cũng có. C̣n nếu không th́ ḿnh bịa ra cái ǵ đó cũng có chết ai đâu?"

"Á, à…"

"Hoà b́nh mà!" Midori nói.

Cô nói muốn nghe chuyện khu học xá của tôi, và tôi kể những câu chuyện quen thuộc về lễ kéo cờ và về các bài thể dục theo đài của Quốc-xă. Cũng như mọi người khác, Midori ph́ cười v́ anh chàng Quốc-xă này. Cô nói giá được vào thăm khu học xá chắc sẽ vui lắm.

"Làm ǵ có cái ǵ vui," tôi bảo, "Chỉ có mấy trăm thằng trong những căn pḥng đầy rác rưởi, uống rượu và thủ dâm."

"Kể cả cậu chứ."

"Th́ thằng đàn ông nào trên thế giới này mà chẳng thế," tôi giải thích. "Con gái th́ hành kinh mà con trai th́ thủ dâm. Tất tật."

"Kể cả những đứa có bồ gái ư? Nghĩa là có bạn t́nh ấy"

"Chuyện ấy chẳng có liên quan ǵ. Thằng ở cạnh pḥng tớ lại c̣n phải cho ra trước khi đi chơi với bồ. Nó bảo thế nó mới thấy thoải mái."

"Tớ không biết lắm những chuyện ấy. Tớ ở trường nữ sinh quá lâu."

"Tớ đoán những tạp chí đàn bà bóng bẩy kia không đề cập đến chuyện này."

"Đúng thế! Chẳng có tí nào!" cô nói, cười ầm lên.

"Mà này, Watanabe, Chủ nhật này cậu có thời gian không? Có rảnh không?"

"Chủ nhật nào tớ cũng rảnh. Ít nhất là đến sáu giờ. Lúc ấy tớ phải đi làm"

"Thế th́ đến tớ chơi nhé! Đến hiệu sách Kobayashi. Hàng th́ nghỉ, nhưng tớ phải loanh quanh ở đó cả ngày một ḿnh. Có thể sẽ có một cú điện thoại quan trọng. Cậu đến ăn trưa nhé! Tớ sẽ nấu."

"Nghe được đấy," tôi nói.

Midori xé một trang vở rồi vẻ một bản đồ chi tiết chỉ đường đến chỗ cô. Cô lấy bút đỏ đánh một cái dấu X to tướng vào chỗ ngôi nhà.

"Thể nào cậu cũng thấy nó ngay, có cả biển đề "Hiệu sách Kobayashi". Đến buổi trưa nhé. Tớ sẽ soạn bữa chờ cậu."

Tôi cám ơn và bỏ cái bản đồ vào túi quần.

"Bây giờ tớ phải về trường," tôi nói. "Lớp tiếng Đức của tớ bắt đầu lúc hai giờ." Midori nói cô phải đi đâu đó, rồi lên tàu ở trạm Yotsuya.

Sáng Chủ nhật tôi dậy lúc chín giờ, cạo mặt, giặt quần áo và đem phơi trên nóc nhà. Hôm ấy đẹp trời. Trong không khí đă thấy những hương vị đầu mùa của tiết thu. Chuồn chuồn ngô bay đầy quanh sân, chạy trốn bọn trẻ con khu phố đang cầm vợt đuổi theo chúng. Không có gió, lá cờ Mặt trời mọc ủ rũ trên cột. Tôi mặc cái sơ-mi mới là rồi đi bộ ra trạm tàu điện. Cảnh tượng khu sinh viên sáng Chủ nhật: đường phố vắng về, gần như không có ai, hàng họ đóng cửa gần hết. Những âm thanh ít ỏi vọng lại với một âm sắc rơ ràng đặc biệt. Một cô gái đi guốc bước lóc cóc qua mặt đường nhựa, và cạnh trạm tàu điện có mái che là bốn năm đứa trẻ đang ném đá một dăy vỏ đồ hộp.

Có một tiệm bán hoa mở cửa, và tôi vào mua mấy bông thuỷ tiên. Mùa thu mà có thuỷ tiên! Thật lạ? Nhưng tôi vẫn thích thứ hoa này.

Chuyến tàu điện sáng Chủ nhật chỉ có ba bà già. Họ đều nh́n tôi và mấy bông hoa của tôi. Một bà c̣n mỉm cười với tôi. Tôi cười đáp lại. Tôi ngồi xuống hàng ghế cuối cùng và nh́n những ngôi nhà cổ trôi qua ngay sát cửa sổ. Tàu gần như sắp chạm cả vào những hồi nhà nhô ra. Sân phơi của một nhà có mười cái chậu trồng cà chua, cạnh đó là một con mèo đen to bự nằm sưởi nắng. Trong vườn một nhà khác có một đứa con gái bé tí đang thổi bong bóng xà-pḥng. Tôi nghe thấy một bài hát của Ayumi Ishida văng văng từ đâu đó, và c̣n ngửi thấy cả mùi cà-ri đang nấu. Con tàu len lỏi qua cái thế giới sân sau riêng tư ấy. Dọc đường có thêm một vài khách lên tàu, nhưng ba bà già vẫn ngồi chụm sát lại và mải miết chuyện ǵ đó với nhau.

Tôi ra khỏi tàu ở trạm Otsuka rồi đi theo bản đồ của Midori xuống một phố rộng chẳng có ǵ mấy để xem. Không có cửa hàng nào trong phố ấy có vẻ phát đạt, toàn ở trong những toà nhà cũ có nội thất buồn thảm, nhiều biển hiệu đă phôi pha. Trông kiểu nhà th́ có lẽ vùng này đă không bị ném bom hồi chiến tranh và cả dăy phố vẫn c̣n nguyên như cũ. Một vài chỗ đă được xây mới lại hoàn toàn, nhưng hầu hết đều được cơi nới thêm chỗ này chỗ kia, và chính những cơi nới ấy trông c̣n nhem nhếch hơn bản thân những toà nhà cũ. Toàn bộ không khí của chỗ ấy khiến ta nghĩ rằng hầu hết những cư dân gốc gác ở đây đă chán ngấy cảnh xe cộ đông đúc, không khí bẩn thỉu, tiếng ồn và giá thuê nhà cao, và đă dọn hết về các vùng ngoại ô, để lại toàn những căn hộ rẻ tiền, những văn pḥng cho thuê và các cửa tiệm rất khó bán, cùng với một số ít những người c̣n ngang bướng bám chặt lấy tài sản để lại của gia đ́nh. Mọi thứ đều mờ mịt và u ám như bị bọc trong một làn khói thải phun ra từ ống xả xe hơi vậy.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #10  
Cũ 06-01-11, 08:46 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.803
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Sau mười phút đi bộ đọc dường phố ấy, tôi đến một trạm xăng góc đường, rồi rẻ phải vào một đoạn phố toàn những cửa hàng nhỏ, ở giữa có một tám biển đề Hiệu sách Kobayashi.

Đúng là một cửa hàng nhỏ, nhưng cũng không đến nỗi nhỏ như mô tả của Midori. Nó điển h́nh là một hiệu sách khu phố, đúng như cửa hàng mà tôi vẫn chạy ù đến những hôm truyện tranh trẻ con vừa về số mới. Ḷng tôi bỗng tràn ngập một nỗi nhớ tiếc khi đứng trước cửa hiệu sách.

Toàn bộ mặt tiền của cửa hiệu được đóng kín bằng một cửa sắt cuốn có sơn in một quảng cáo tạp chí: "Tuần báo Bunshun có bán tại đây vào thứ năm hàng tuần." Vẫn c̣n mười năm phút nữa mới đến giờ hẹn, nhưng tôi không muốn phải lang thang trong dăy phố đó với bó thuỷ tiên trong tay, nên cứ bấm chuông ở cạnh cửa rồi lùi lại vài bước đứng đợi. Mười lăm giây sau vẫn không thấy ǵ, và đang chưa biết có nên bấm chuông nữa hay không th́ tôi nghe tiếng cửa sổ mở ra ở phía trên. Tôi ngẩng lên và thấy Midori đang nghiêng người ra vẫy:

"Vào đi!" cô nói to. "Cứ nhấc cái cửa lên."

"Ôkê chứ? Tớ đến hơi sớm!" tôi lớn tiếng đáp.

"Không sao. Lên gác nhé. Tớ đang bận trong bếp."

Cô đóng cửa sổ lại.

Cái cửa cuốn kêu xào xạo ầm khi tôi nhấc nó lên chừng một thước, chui qua, rồi lại hạ nó xuống. Bên trong cửa hàng tối om. Tôi lần ṃ t́m đường vào tới chân cầu thang ở phía sau, vấp phải những bó tạp chí lăn lóc dưới đất. Tôi cởi giày rồi theo cầu thang lên pḥng khách. Nội thất ngôi nhà tối và ảm đạm. Cầu thang dẫn vào một pḥng khách giản dị có một cái ghế sô-pha và mấy cái ghế bành. Đó là một gian pḥng nhỏ có ánh sáng lờ mờ lọt vào từ cửa sổ, giống như trong những phim Ba Lan ngày xưa. Bên trái có vẻ là một chỗ chứa đồ và cái ǵ đó như cửa vào nhà tắm. Đoạn thang lên tầng trên nữa rất dốc và tôi phải thận trọng từng bước, nhưng lên đến nơi th́ khung cảnh sáng sủa hơn nhiều đến nỗi tôi thấy nhẹ cả người.

"Tớ ở đây," Midori gọi. Phía bên phải đầu cầu thang có vẻ là buồng ăn, ở sau đó là bếp. Ngôi nhà th́ cũ, nhưng gian bếp có vẻ vừa mới được thay thế bộ tủ mới và bàn rửa ṿi nước sáng choang. Midori đang nấu nướng. Một cái nồi đang sôi, và không khí sặc mùi cá nướng.

"Có bia trong tủ lạnh," cô nói và liếc sang phía tôi.

"Cậu ngồi đi để tớ làm nốt món này." Tôi lấy một hộp bia và ngồi cạnh bàn bếp. Bia lạnh toát như thể nó đă ở trong tủ lạnh cả năm trời. Trên bàn có một cái gạt tàn nhỏ màu trắng, một tờ báo, và một vịt x́-dầu. Có cả một tập giấy ghi chú và bút viết, thấy có ghi một số điện thoại và mấy con số có vẻ là tính toán chợ búa ǵ đấy.

"Chắc phải mười phút nữa mới xong," cô nói. "Cậu đợi được chứ."

"Tất nhiên rồi," tôi nói.

"Vậy th́ cứ để cho thật đói đi. Tớ làm nhiều đồ ăn đấy"

Tôi nhâm nhi bia và dồn mắt vào Midori trong khi cô nấu nướng, quay lưng về phía tôi. Cô làm việc với những động tác nhanh nhẹn khéo léo, đến bốn năm thứ việc một lúc ở trên bếp. Vừa mới bắt đầu luộc cá ở đây, một giây sau đă thấy thái tanh tách ngoài thớt, rồi lấy cái ǵ đó trong tủ lạnh ra chất đầy vào một cái bát, sau đó nhoáng một cái đă rửa xong cái nồi vừa mới dùng. Từ sau lưng trông cô như một nghệ sĩ Ấn Độ điều khiển bộ gơ - nào rung chuông, nào đánh mơ, nào gơ sửng trâu, động tác nào cũng chính xác và tiết kiệm trong một tổng thể hài hoà. Tôi nh́n mà phát khiếp.

"Nếu tớ giúp được ǵ th́ cậu cứ bảo nhé," tôi nói, cũng là để khỏi ngượng là chính.

"Ôkê mà," Midori nói và mỉm cười về phía tôi. "Tớ vẫn quen làm mọi thứ một ḿnh." Cô mặc quần ḅ chen màu nước biển và một chiếc áo phông xanh thuỷ quân. H́nh lôgô của hăng đĩa hát Apple chiếm gần hết lưng áo. Cô có bộ hông cực kỳ hẹp, như thể đă bỏ qua tuổi phát dục và không chịu nảy nở, và điều đó làm cô trông lưỡng tính hơn các cô gái mặc quần ḅ chẽn b́nh thường khác.

Ánh sáng tràn vào từ cửa sổ bếp bao bọc lấy thân h́nh cô với một đường viền mờ ảo.

"Nhẽ ra cậu không cần phải bày vẽ đại tiệc thế," tôi nói.

"Tiệc tùng ǵ đâu," Midori đáp mà không quay lại. "Hôm qua tớ bận quá không đi chợ hẳn hoi được. Tớ chỉ nhặt nhạnh những thứ có sẵn trong tủ lạnh thôi. Thật đấy, cậu đừng có lo. Với lại họ Kobayashi nhà tớ có truyền thống đăi khách. Tớ cũng không biết tại sao, nhưng nhà tớ thích thù tiếp bạn bè lắm. Thâm căn cố đế thế rồi, như một chứng bệnh vậy. Cũng chẳng phải tại nhà tớ đặc biệt tử tế hoặc tại mọi ngườí quư mên gia đ́nh tớ quá hay ǵ đó, nhưng cứ hễ có ai đến chơi là sẽ được hậu đăi, bất ḱ là thế nào. Cả nhà tớ đều có những khiếm khuyết tính cách giống nhau, tốt xấu ǵ cũng thế. Ví dụ như bố tớ. Ông ấy hầu như không uống rượu, nhưng trong nhà lúc nào cũng đầy rượu. Để làm ǵ ư? Để đăi khách! Cho nên đừng có nhịn, cậu cứ uống bia xả láng nhé."

"Cám ơn," tôi nói.

Tôi bỗng nhớ ra là đă để mấy bông thuỷ tiên ở dưới nhà. Tôi đă để chúng sang bên cạnh lúc cởi giày. Tôi lẳng lặng xuống thang và thấy mười bông hoa đang nở sáng rực trong bóng tối. Midori lấy một cái cốc thuỷ tinh cao trong chạn ra và cắm hoa vào đó.

"Tớ thích thuỷ tiên lắm," Midori nói. "Đă có lần tớ hát bài "Bảy đoá thuỷ tiên" trong một cuộc thi tài ở trường. Cậu biết bài đó không?"

"Chúng tớ có một nhóm nhạc dân gian. Tớ chơi ghi-ta."

Cô vừa dọn đồ ăn ra đĩa vừa hát bài "Bảy đoá thuỷ tiên."

Midori nấu nướng giỏi hơn tôi tưởng rất nhiều: đủ các loại món rán, xào, luộc, nướng, muối rất ngon, chế biến từ trứng gà, cá thu, đậu quả tươi, cà tím, các loại nấm, củ cải đỏ, vừng, nấu theo phong cách Kyoto rất tinh tế.

"Ngon tuyệt," tôi nói, miệng vẫn đầy thức ăn.

"Ôkê, bây giờ cậu nói thật đi!" Midori nói. "Cậu tưởng tớ không thể nấu nướng ngon lành thế này đúng không - và cứ nh́n tớ th́ ai cũng nghĩ vậy, đúng không?"

"Quả có thế," tôi thú thật.

"Cậu quê ở Kansai, nên thích ăn các món có hương vị tinh tế kiểu này, đúng không?"

"Chẳng nhẽ cậu đă chọn món và nấu nướng theo khẩu vị đặc biệt của tớ?"

"Đừng vớ vẩn? Tớ không chịu rắc rối thế đâu. Không đâu. Nhưng nhà tớ vẫn ăn uống kiểu này."

"Vậy mẹ cậu hoặc bố cậu, cũng là người Kansai à?"

"Không. Bố tớ đẻ ở Tokyo và mẹ tớ là người Fukushima. Họ hàng nhà tớ không có ai là người Kansai. Tất cả đều là người Tokyo hoặc Kanto bắc."

"Tớ chịu đấy," tôi nói. "Làm sao cậu có thể nấu nướng theo lối Kansai một trăm phần trăm thế này được. Có ai dạy cậu à?"

"À, đó là cả một câu chuyện đấy," cô nói, miệng nhai một miếng trứng rán. "Mẹ tớ ghét đủ thứ việc nhà, và bà ấy hầu như không nấu nướng ǵ bao giờ. Và chúng tớ lúc nào cũng phải nghĩ, ví dụ như "Hôm nay bận quá, ḿnh gọi đồ ăn về nhà đi", hoặc "Ḿnh ra hàng thịt mua ít chả cá mà ăn cho rồi", đại loại thế. Ngay từ hồi bé tớ đă ghét thế rồi, kiểu cứ làm một nồi cà-ri to đùng và ăn ba ngày liền. Cho đến một hôm, đang năm thứ năm trung học, tớ quyết định sẽ phải ra tay nấu nướng cho cả nhà và phải nấu thật ngon. Tớ đến hiệu sách lớn Kinokuniya ở Shinjuku mua cuốn dạy nấu ăn to nhất và đẹp nhất, rồi tớ thông thạo sách ấy từ b́a trước đến b́a sau, từ chọn thớt mài dao cho đến cách lọc xương và đánh vẩy cá, đủ thứ. Tác giả cuốn sách ấy t́nh cờ lại là người Kansai, cho nên tất cả những món tớ biết nấu đều là theo lối Kansai."

"Nghĩa là cậu đă học nấu tất cả những thứ này từ một cuốn sách ư?"

"Tớ để dành tiền để đi ăn của thật. Có thế mới học được hương vị. Cảm tính của tớ tốt. Nhưng đầu óc logic th́ tớ tuyệt vọng."

"Cậu tự học mà nấu giỏi thế này th́ thực là kinh khủng!"

"Không dễ đâu," Midori thở dài nói, "Lớn lên trong một cái nhà mà mọi người đều chẳng thèm để ư ǵ đến đồ ăn thức uống. Tớ nói tớ muốn mua dao với nồi tử tế nhưng chẳng ai cho tiền. Họ bảo "Những cái ḿnh đang dùng là tốt chán rồi". Nhưng tớ bảo họ điên à, dao dựa kiểu ấy có muốn lọc xương cá cũng không xong, thế là họ nói "Mày lọc xương cá làm cái quái ǵ cơ chứ?" Không thể nói phải quấy với họ được. Tớ bèn dành dụm tiên tiêu vặt và đi sắm dao nồi rổ rá chuyên nghiệp mang về dùng. Cậu có tin được không? Một con nhóc mười lăm tuổi tiết kiệm từng xu để mua rố rá đá mài và nồi chống dính trong khi lũ con gái khác ở trường đă nhiều tiền th́ chớ lại tha hồ sắm quần áo giày dép để chưng diện. Cậu có thấy buồn cho tớ không hả?"

Tôi vừa gật đầu vừa nuốt đầy một ngụm súp đậu xanh nước trong veo.

"Đến lớp cuối ở trung học, tớ đă phải mua một cái chảo rán trứng - loại chảo dài hẹp để làm món trứng dashimaki mà ḿnh đang ăn đây này. Tiền ấy đáng nhẽ tớ dùng để mua một cái xu-chiêng mới. Thế là ba tháng liền tớ chỉ có độc một cái xu-chiêng. Cậu có tin được không? Tớ giặt nó vào ban đêm, làm đủ cách cho nó khô để sáng hôm sau c̣n mặc. Khổ nhất trần đời là phải mặc xu-chiêng ẩm. Tớ đi đó đây mà nước mắt cứ trào ra. Cứ nghĩ đến ḿnh đang phải khổ v́ một cái chảo rán trứng!"

"Tớ hiểu," tôi nói, ph́ cười.

"Tớ biết nhẽ ra không được nói thế này, nhưng quả thật tớ thấy như nhẹ cả người khi mẹ tớ chết. Tớ có thể quản lí chi tiêu theo cách của ḿnh. Tớ có thể mua cái ǵ tớ thích. Bây giờ th́ tớ đă có tương đối đầy đủ đồ làm bếp. Bố tớ không biết tí ǵ về chuyện tiền nong cả."

"Mẹ cậu mất khi nào?"

"Được hai năm rồi. Ung thư. U năo. Bà ấy nằm bệnh viện một năm rưỡi. Thật kinh khủng. Đau đớn suốt. Cuối cùng bà ấy mất trí; phải dùng thuốc an thần liên tục, mà măi vẫn chưa chết được, nên khi mẹ tớ đi th́ gần như là phải có tác động để giúp cho bà ấy được chết. Chết kiểu ấy là đáng sợ nhất - bản thân th́ đau đớn, gia đ́nh th́ khổ sở. Nhà có đồng nào là tiêu vào bệnh viện hết. Nguyên thuốc tiêm thôi cũng đă mỗi phát hai mươi ngàn Yên, mà tiêm liên miên, rồi lại tiền dịch vụ chăm sóc hai tư giờ một ngày. Tớ bận với bà ấy đến nỗi không thể học hành ǵ được, bị chậm đại học mất một năm. Mà thế đă phải hết đâu…" Cô dừng lại giữa câu, đặt đủa xuống và cười. "Nhưng sao tự nhiên ḿnh lại nói những chuyện thảm thế nhỉ?

"Nó bắt đầu từ chuyện cái xu-chiêng," tôi nói.

"Thôi nhé, ăn món trứng đi và hăy nghĩ đến những điều tớ vừa bảo với cậu," Midori nói với vẻ nghiêm trang.

Ăn hết phần ḿnh là tôi no kễnh, nhưng Midori ăn ít hơn nhiều. "Nấu rồi th́ hết muốn ăn." cô nói. Cô dọn bát đĩa, lau bàn, mang ra một bao Marlboro, rút một điếu và châm lửa bằng diêm. Hai tay ôm cái cốc cắm thuỷ tiên, cô chăm chú nh́n mấy bông hoa một lúc lâu.

"Có lẽ tớ sẽ không cắm chúng sang b́nh nữa," cô nói. "Để chúng thế này th́ có vẻ như tớ vừa t́nh cờ hái chúng ở một cái ao nào đó và cứ thế mà bỏ vào cái ǵ đầu tiên có trong tay."

"Quả là tớ đă hái chúng ở một cái ao chỗ ga tàu Otsuka," tôi nói.

Cô chặc lưỡi. "Cậu là một gă ḱ lạ. Nói đùa mà mặt cứ tỉnh khô."

Tay đỡ cằm, cô hút đến nửa điếu thuốc th́ dụi nó vào cái gạt tàn. Cô dụi mắt như thể vừa bị khói xộc vào.

"Con gái nhẽ ra phải duyên dáng hơn khi tắt thuốc lá. Cậu dụi thuốc như một ga thợ xẻ vậy. Cậu không nên dúi nó xuống ngay thế, mà phải nhẹ nhàng gạt quanh một tí đă. Như thế nó mới không cong gẫy thế kia. Với lại con gái không ai nhả khói ra đằng mũi như thế. Mà cũng chẳng bao giờ đi kể chuyện chỉ mặc một cái xu-chiêng liền trong ba tháng trong khi ngồi ăn một ḿnh với đàn ông."

"Th́ tớ là thợ xẻ mà," Midori nói, găi găi cạnh sống mũi. "Tớ không bao giờ có thể sành điệu được. Tớ đă đùa thử nhiều lần, nhưng không thể được. C̣n chê trách ǵ nữa không?"

"Con gái không hút Marlboro," tôi bảo.

"Khác quái ǵ? Thuốc nào th́ cũng dở như nhau cả." Cô xoay xoay cái bao Marlboro trong tay. "Tớ bắt đầu hút thuốc từ tháng trước. Chẳng phải thèm thuồng ǵ. Chỉ thinh thích thế thôi."

"Sao lại thế?"

Cô ép chặt hai tay lên mặt bàn và nghĩ một lúc. "Mà có ǵ là khác nhau đâu? Cậu không hút thuốc?"

"Bỏ từ tháng Sáu" tôi nói.

"Sao thế?"

"Phiền lắm. Tớ ghét bị hết thuốc vào lúc nửa đêm. Tớ không thích bị cái ǵ bó buộc ḿnh kiểu ấy."

"Cậu biết rất rơ cái ǵ cậu thích và cái ǵ cậu không thích," cô nói.

"Có lẽ thế," tôi bảo. "Có lẽ v́ thế mà mọi người không thích tớ. Chưa bao giờ."

"Là v́ cậu lộ liễu chuyện đó," cô nói. "Cậu tỏ rơ thái độ cậu bất cần người ta có thích hay ghét cậu hay không. Cái đó chọc tức mọi người." Cô nói gần như lẩm nhẩm, cằm tựa trong ḷng bàn tay. "Nhưng tớ thích nói chuyện với cậu. Cách nói của cậu rất lạ. "Tớ không thích bị cái ǵ bó buộc ḿnh kiểu ấy."

Tôi giúp cô rửa bát. Đứng cạnh cô, tôi lau những cái cô đă rửa, rồi xếp chúng lên mặt bàn.

"Này," tôi nói, "hôm nay nhà cậu mọi người đi vắng hết à?"

"Mẹ tớ ở dưới mộ. Bà ấy chết hai năm rồi."

"Rồi, tớ đă nghe chuyện ấy."

"Chị tớ đi chơi với chồng chưa cưới. Có lẽ lái xe đi đâu đó. Anh kia làm cho một hăng ôtô. Hắn thích xe lắm. Tớ không thích ôtô."

Midori ngừng nói và rửa. Tôi ngừng nói và lau.

"C̣n có bố tớ nữa," cô nói sau một lúc im lặng.

"Phải rồi," tôi bảo.

"Ông ấy đi Uruguay từ tháng Sáu năm ngoái và vẫn ở đó cho đến bây giờ."

"Uruguay! Sao lại Uruguay?"

"Ông ấy đang tính ở hẳn đó, cậu có tin hay không th́ tuỳ. Một chiến hữu từ thời lính tráng của ông ấy có cái nông trại ở đó. Đùng một cái, bố tớ tuyên bố là ông ấy cũng sẽ đi, rằng ở Uruguay khả năng của ông ấy sẽ không bị hạn chế, và ông ấy lên máy bay, thế thôi. Chúng tớ cố hết sức ngăn ông ấy, như "Sao bố lại muốn đến một chỗ như thế? Bố không biết tiếng, bố hầu như chưa bao giờ ra khỏi Tokyo." Nhưng ông ấy không nghe. Mẹ tớ mất là một cú sốc thật sự với ông ấy. Nghĩa là chuyện đó làm ông thành ra lẩn thẩn. Bố tớ yêu mẹ tớ đến thế đấy. Thật thế."

Tôi không biết nói ǵ, chỉ nh́n Midori chằm chằm, mồm há hốc.

"Cậu có biết ông ấy nói ǵ với chị em tớ lúc mẹ tớ mất không? "Tao thà mất hai đứa chúng mày c̣n hơn mất bà ấy." Tớ xỉu hết cả người. Không thể nói được ǵ nữa. Cậu có hiểu không? Có ai lại nói ra một điều như thế chứ? Ôkê, ông ấy mất người đàn bà yêu dấu, người bạn đời của ông ấy. Tớ hiểu nỗi đau ấy, nỗi buồn ấy, sự đổ vỡ ấy. Tớ thương ông ấy. Nhưng không ai nói với con gái của chính ḿnh rằng "Nhẽ ra mày nên chết thay cho mẹ mày" Nghĩa là, nó thật khủng khiếp. Cậu có đồng ư không nào?"

"Ờ tớ hiểu ư cậu rồi."

"Cái vết thương ấy sẽ không bao giờ lành được," cô vừa nói vừa lắc đầu. "Nhưng quả thực, nhà tớ ai cũng lạ. Người nào cũng có cái ǵ đó hơi là lạ."

"Có vẻ thế thật," tôi nói.

"Dù sao, thật tuyệt vời khi thấy có hai người yêu nhau, phải không cậu? Tớ muốn nói là một người đàn ông yêu vợ ḿnh đến mức có thể bảo lũ con gái đáng nhẽ chúng phải chết thay cho mẹ."

"Có thể tuyệt vời thật, nếu như cậu nh́n nhận theo kiểu ấy."

"Và thế là ông ấy bỏ mặc hai đửa chúng tớ và trốn sang Uruguay."

Tôi lau thêm một cái đĩa mà không nói năng ǵ. Sau cái cuối cùng, Midori xếp tất cả lại vào chạn.

"Thế cậu có tin tức ǵ của bố không?" tôi hỏi.

"Một cái bưu thiếp. Hồi tháng Ba. Nhưng ông ấy viết ǵ chứ? "Ở đây nóng lắm" hoặc "Hoa quả không ngon như bố tưởng". Những chuyện như thế. Tớ muốn nói là, xin ông tạnh đi cho được việc! Một bức ảnh ngu xuẩn chụp một con lừa! Ông ấy điên hẳn rồi! Thậm chí ông ấy cũng chẳng báo tin đă gặp được lăo kia chưa - cái ông chiến hữu hoặc ǵ ǵ ấy. Ông ấy cũng có thêm ở ḍng cuối rằng khi nào ổn định ông ấy sẽ đón tớ với chị tớ sang, nhưng sau đấy th́ bặt vô âm tín. Và ông ấy không bao giờ trả lời thư của bọn tớ.."

"Cậu sẽ làm ǵ nếu bố cậu bảo "Đến Uruguay với bố"?"

"Tớ sẽ đi và ngó nghiêng một tí. Biết đâu lại vui. Chị tớ th́ lại bảo không đời nào. Chị tớ không chịu được những nơi bẩn thỉu."

"Uruguay bẩn lắm à?"

"Ai biết đâu được! Chị ấy nghĩ thế. Kiểu như đường xá th́ đầy phân lừa và ruồi nhặng, rồi chuồng xí th́ hỏng, và cho nào cũng lổm ngổm những thằn lằn với bọ cạp. Có lẽ chị ấy xem thấy trên phim. Chị ấy không thể chịu được ruồi nhặng. Chị ấy chỉ thích phóng ôtô xịn qua những nơi có phong cảnh đẹp."

"Lại thế nữa kia à?"

"Nói thật chứ, Uruguay th́ đă sao? Tớ sẽ đi."

"Vậy ai sẽ trông cửa hàng?"

"Chị tớ. Nhưng chị ấy ghét việc này lắm. Chúng tớ có một ông bác ở gần đây vẫn đến giúp và đi giao hàng. Tớ th́ cứ rảnh là phụ một tay. Hiệu sách th́ việc cũng không đến nỗi khổ sai lắm, nên bọn tớ có thể làm được. C̣n nếu quá sức th́ bọn tớ sẽ bán nó đi."

"Cậu có thích bố cậu không?"

Midori lắc đầu. "Không thích lắm."

"Vậy sao cậu lại có thể theo ông ấy sang Uruguay?"

"Tớ tin ông ấy."

"Tin ông ấy?"

"Ừ, tớ không ưa ông ấy lắm, nhưng tớ tin ở bố tớ. Làm sao có thể không tin một người dám bỏ hết nhà cửa, con cái, công việc để chạy sang tận Uruguay chỉ v́ choáng váng trước cái chết của vợ ḿnh? Cậu có hiểu ư tớ không?"

Tôi thở dài. "Một tí thôi, nhưng cũng không hẳn."

Midori cười váng lên và vỗ vỗ vào lưng tôi. "Thôi nào," cô nói, "không sao đâu."
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:16 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.