NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Giao Lưu - Kết Bạn - Làm Quen - Tâm Tình > Chị Em To Nhỏ > Ẩm Thực - Nữ Công Gia Chánh
Nạp lại trang này Nghệ thuật kết dây Trung Quốc

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng ký nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "Tình yêu 2020""
Lời cảm ơn và hình ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #1  
Cũ 06-01-11, 02:11 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định Nghệ thuật kết dây Trung Quốc

(THVL) Nghệ thuật kết dây Trung Quốc – Phần 1

Ở Trung Quốc, những món hàng trang sức kiểu dáng đa dạng với màu sắc rực rỡ tinh xảo do một sợi dây bện kết nên được gọi tên là kết Trung Quốc. Trên trang phục truyền thống Trung Quốc trước kia không có cúc áo, mà chỉ là những nút kết. Kết dây đã được coi là một nghệ thuật đa dạng, tinh xảo và được sử dụng rộng rãi.


Kết Trung Quốc có tên gọi đầy đủ là trang sức kết truyền thống Trung Quốc.

Diễn biến, phát triển của chiếc kết Trung Quốc đã có lịch sử khoảng 3.000 năm. Tiên dân cổ đại đã biết kết dây để ghi chép công việc. Hiện nay, một số bộ lạc nguyên thủy vẫn còn sử dụng cách ghi chép cổ xưa này.

Kết dây được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người Trung Quốc cổ. Chẳng hạn như về mặc, người Trung Quốc cổ đã dùng phương pháp kết dải lưng để thắt quần áo, sau lại xuất hiện kết dây làm cúc. Về sau, những vật trang trí bện kết đã đi vào cuộc sống. Chúng được thể hiện trên trang phục, quần áo, giày, nón và văn hóa kết dây làm cúc áo đã ra đời.


Vào cuối thời kỳ đồ đá cũ, người Sơn Đỉnh Động đã biết dùng kim chế tác bằng xương động vật và sợi chỉ để may vá da thú thành trang phục nhằm tránh mùa đông giá rét và bảo vệ thân thể và như thế, người Sơn Đỉnh Động đã biết cách kết dây thừng làm cúc áo.

Chiếc kết hình bướm đơn giản là hình dáng ban đầu của kết Trung Quốc. Trang trí kết dây này có tên gọi là Hồ Điệp kết. Văn hóa bện kết được sử dụng rộng rãi trong trang sức, các vật dụng lớn nhỏ trong đời sống như kiệu, rèm, móc màn….


Trong phát âm tiếng Hán, chữ "kết" gần giống chữ "cát", có nội dung phong phú, đa dạng. Phúc, lộc, thọ, hỷ, tài, an, khang đều thuộc phạm trù "cát". "Cát" là chủ đề theo đuổi vĩnh hằng của dân tộc Hoa Hạ, bởi vậy, đồ mỹ nghệ dân gian kết dây này đã trở thành vật truyền tải sự tinh túy của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc và được lưu truyền đến ngày nay một cách rất tự nhiên.


Vào thời kỳ Dân quốc, kỳ bào là trang phục rất được phụ nữ Trung Quốc yêu thích. Nó thể hiện phong cách đoan trang, đường nét yêu kiều, mềm mại, đẹp mắt của người phụ nữ. Nhưng sau đó, áo kỳ bào bắt đầu được cắt giảm để trở nên gọn gàng hơn, tạo sự thanh nhã cho người mặc. Các hoa văn và đường viền trang trí không còn to như trước. Ở phần cổ áo có đường viền, người ta trang trí nhiều cúc áo hình bông hoa, hình tròn, nhìn vào thật ấn tượng. Dưới sự tô điểm của cúc áo kết dây, áo kỳ bào trở nên trang trọng và trang nhã. Vì thế, cúc áo có thể được xem là một nhánh quan trọng của kết Trung Quốc.

Hiện nay, vào mỗi dịp Tết, chúng ta sẽ nhìn thấy kết Trung Quốc rợp trời, rợp đất. Có người treo kết Trung Quốc trong nhà, treo ở chái nhà hoặc tặng cho bạn bè.


Việc phổ biến rộng rãi của chiếc kết Trung Quốc cũng trải qua nhiều thăng trầm. Vì sợi dây thừng rất dễ bị mục rữa, rất khó bảo tồn qua hàng trăm năm, vì thế, kết Trung Quốc đỏ rực mà người thời nay nhìn thấy phần lớn được khôi phục kiểu dáng từ trong nhiều bức tranh cổ được lưu truyền lại cho đến nay.

Thoạt nhìn, kết Trung Quốc phức tạp, nhưng lại rất đơn giản. Đặc điểm của nó là mỗi chiếc kết đều được kết từ một sợi dây, có tạo hình độc đáo. Nếu kết hợp các kết lại với nhau, trang điểm thêm những vật biểu tượng khác thì sẽ hình thành một đồ mỹ nghệ trang trí truyền thống đa dạng.


Người xưa dựa vào nguyên lý thái cực, âm dương để cấu thành phương thức cơ bản nhất của kết, trên dưới đồng nhất, trái phải đối xứng, mặt trước mặt sau giống nhau, phần đầu và phần đuôi kết nối liền nhau.

Hiện nay, kết Trung Quốc được chế tác ngày càng phức tạp, biến kết Trung Quốc thành một nghệ thuật tạo hình lập thể.

Hồng Mẫn
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (06-01-11), Hạ Phượng (06-01-11), hoatigon208410 (06-01-11)
 

Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:40 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.