NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Giao Lưu - Kết Bạn - Làm Quen - Tâm T́nh > B́nh thiên, Luận địa
Nạp lại trang này Mạ thủ online

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 02-12-11, 11:45 AM
Hàn Yên Hàn Yên đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Nov 2010
Bài gửi: 52
Thanks: 158
Thanked 180 Times in 51 Posts
Mặc định Mạ thủ online

Gần đây, những lúc rảnh rỗi vào vnphoto, JD thấy dân t́nh chửi nhau rất năng nổ nhưng văn phong rất nhàm chán và hủ lậu, đọc cực ngán, chửi nhau kiểu đấy xong chả giải quyết được vấn đề ǵ. Nay, JD muốn lạm bàn về vấn đề chửi nói chung, cũng như chửi ảnh nói riêng, tuyệt không có ư chửi ai, mục đích chỉ để cùng nhau bàn bạc và phân tích thứ văn hóa luôn tồn tại trong văn minh loài người nhưng hầu như không ai dám đề cập đến: CHỬI

Như ông cụ thân sinh ra Vnphoto đă nói 1 lần: “Chửi th́ phải hay, phải thâm, phải đau, c̣n không th́ im miệng, ai chửi bậy tao cho ra đảo ngay.” Đầu tiên, chúng ta phải xác định nguồn gốc của CHỬI, tại sao người ta lại CHỬI ???

Có rất nhiều lư do: Chửi để hạ thấp đối phương, nâng cao bản thân Chửi để chứng minh chính kiến của ḿnh là đúng Chửi để đạt được mục đích sau cùng. Gốc gác của CHỬI cũng từ MÂU THUẪN mà ra. Mâu thuẫn luôn trường tồn trong mọi tầng lớp sinh vật, từ hổ báo tranh giành lănh thổ cho đến loài người với những xích mích trong cuộc sống. Do mâu thuẫn là bất biến nên CHỬI cũng không thể không tồn tại, dù chúng ta có muốn hay không. Học thuyết Mác-Lênin đă khẳng định mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của vận động và phát triển. CHỬI là hiện tượng của mâu thuẫn nên nó sẽ tồn tại măi măi.

Tam Quốc Diễn Nghĩa đă ghi lại câu chuyện Thục Quốc Thừa Tướng Gia Cát Khổng Minh chửi chết Ngụy Quốc Tư Đồ Vương Lăng. Bài chửi đó quả thực rất hay, rất cong cớn, có sức mạnh kinh hồn. Mặc dù sau này các nhà sử học đă khẳng định câu chuyện đó là hư cấu, chúng ta cũng có thể thấy ngay ở thế kỷ thứ 16, La Quán Trung (tác giả của Tam Quốc Diễn Nghĩa) đă đánh giá rất cao văn hóa chửi.

Không ai biết CHỬI ra đời từ khi nào, nhưng có lẽ cũng lâu lắm rồi. Sử sách kể lại, từ thời Tần Thủy Hoàng b́nh định giang sơn đă sử dụng các “mạ thủ” khi thấy quân địch tử thủ, không mở cửa thành chiến đấu. Cách làm này tỏ ra khá hữu hiệu và được các bậc tướng quân sử dụng rất nhiều sau này. Ngay ở Việt Nam ta, sử sách cũng ghi lại: Đại Việt sử kư toàn thư có đoạn: Năm Mậu Ngọ (1938), sau khi bị giặc bắt, An Phủ sứ Lê Giác chửi giặc không thôi. Giặc giận đến uất ức mà chết. Về sau, ông được phong chức Mạ Tặc Trung Vũ Hầu. Nhà báo Phan An của báo Thanh niên cũng đă viết 1 bài về văn hóa chửi, ông nói :”Chửi là vũ khí của người nghèo bất khuất …”

Ngày nay, tầng lớp phú quư chửi nhiều hơn tầng lớp nghèo đói. Họ chửi để đạt được những mưu cầu cao quư của họ. Thử hỏi người nghèo bất khuất nào của Mỹ có thể chửi hay như Obama chửi McCain thời tranh cử Tổng Thống năm 2008. Ở thời hiện đại ngày nay, CHỬI đă được nâng lên 1 tầm cao mới, ở mọi nơi trên thế giới, và ở mọi tầng lớp trong thiên hạ.

Khi so sánh, người Việt hay người châu Á nói chung chửi rất hay, hay hơn người Mỹ nhiều mặc dù người Mỹ chửi cũng rất dai và máu. Điều này có lẽ xuất phát từ tính đặc thù của ngôn ngữ và văn hóa. Ở Việt Nam, nhiều người đều công nhận người Bắc chửi rất hay, đến mức CHỬI trở thành văn hóa đặc trưng của miền Bắc nước Việt, giống như văn hóa nhậu đặc trưng của miền Nam. Nhiều nhà văn đă phân tích vấn đề này và hầu hết đều đi đến một kết luận rằng, do lối sống tập thể hay va chạm ở miền Bắc nên khả năng nói kháy và tŕnh độ nói khéo được phát triển và ăn vào máu của mỗi người dân Bắc. JD muốn bổ sung thêm lư do: có lẽ do chiến tranh triền miên biết bao thế kỷ khiến cho cuộc sống căng thẳng và vô t́nh truyền chất CHỬI vào người dân ở đây.

Hiện nay có 3 phong cách CHỬI, dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ chủ đề ǵ, khi đă chửi nhau, khó thoát khỏi 3 phong cách này:

1. Chợ búa tôm cá: văng bậy, chửi tục và nhồi nhét, quăng quật các bộ phận sinh duc vào mồm, vào mặt đối phương. Mang các vật nuôi, gia súc và gia cầm để ví von với đối phương. Âm vực của kiểu chửi này rất to, vang và mạnh. Âm lượng càng lớn th́ sức mạnh càng tăng theo tỷ lệ thuận. Kiểu này cá nhân JD rất phản đối v́ nó vô văn hóa và không có nội dung cụ thể ngoài các động tác làm t́nh cùng 1 số bộ phận thân thể.

2. Quán cóc trà đá: ngắn gọn, xúc tích, có chất hài hước. Giọng điệu có thể tưng tửng và thâm nho. Kiểu chửi này đang phổ biến trong giới U40 và U30 hiện nay, chúng ta có thể thấy rơ trên Facebook. Rất hiểm, chỉ 1 câu thôi cũng làm đối phương gục ngă và khiến người đọc sảng khoái. Giọng văn có thể thường thấy ở các quán trà đá vỉa hè ngày xưa hay các quán cà phê bây giờ.

3. Hàn lâm văn học: chữ nghĩa, văn vẻ và hùng hồn. Tuyệt đối không văng bậy. Kiểu chửi này phổ biến ở các bài báo đả kích, những phóng sự châm biếm. Cách chửi này bám sát thể loại văn phân tích mà chúng ta phải học hồi lớp 8, lớp 9. 1 câu phản ánh, 1 câu phân tích và 1 câu dẫn chứng. Lập đi lập lại. Tính thuyết phục rất cao.

Khi đă thấy rơ các kiểu chửi th́ chúng ta phải thấy rằng: CHỬI chính là con dao hai lưỡi, nguy hiểm hơn cả bẫy việt vị. Nếu chửi không hay, không thâm, không đau th́ chính người chửi sẽ tự tay bóp dái ḿnh.

Nhiều người khi chửi lại quên 1 điều vô cùng, nhắc lại, vô cùng quan trọng: Khi chửi, phải làm sao kêu gọi được nhiều người đứng về phía ta. Nếu làm được như vậy, chắc thắng 90%. Chửi kiểu “Chợ búa tôm cá” khiến cho người khác cảm thấy kinh tởm và ghê sợ người chửi. Tự ḿnh cô lập ḿnh. Nếu cảm thấy bản thân không có khả năng chửi hay th́ tốt nhất không nên chửi. Một khi chửi th́ phải chắc thắng.

CHỬI th́ như vậy … nhưng bị CHỬI th́ sao ?!?!? Nếu đối phương chửi ta đúng mà chửi hay th́ nên tâm phục. Chớ nên hiếu thắng uất ức mà chửi đổng gào thét, rất nhục. Trong Tam Quốc, Viên Thiệu đă sử dụng 1 văn sỹ kiệt xuất tên là Trần Lâm thảo 1 bài hịch chửi Tào Tháo, tên là “Kiến An thất tử”. Bài hịch lôi hết cả tổ tông và các tội ác của Tào Tháo gây ra. Bài chửi hay đến mức Tào Tháo toát mồ hôi hột, lạnh cả xương sống. Cũng từ bài chửi đó, Tào Tháo càng quyết tâm hưng binh dựng đại nghiệp, lên đến chức Ngụy Vương, rồi trở thành Thái Tổ Hoàng Đế khi con trai ông là Tào Phi lên ngôi Hoàng Đế. Sau khi chiến thằng Viên Thiệu, Tào Tháo không những không giết Trần Lâm mà con ân sủng ông.

Điều đó cho thấy, nếu biết cách “nghe chửi”, người ta có thể tiến bộ và phát triển 1 cách thần tốc. Quay trở về vấn đề CHỬI, nhiếp ảnh và chửi nhau liên quan chặt chẽ một cách khăng khít.

Xét cho cùng, chúng có chung 1 bản chất: t́m ra góc nh́n và chau chuốt ư tưởng. Ảnh đẹp khi người chụp t́m ra góc chụp đẹp và chỉnh sửa lại bức ảnh trong Photoshop. Chửi hay khi người chửi nh́n được cốt lơi của vấn đề và thể hiện nó qua văn phong của ḿnh. Đại văn hào nếu đi chụp ảnh mà không trở thành Nghệ sĩ bậc thày th́ chắc chắn cũng sống được bằng nhiếp ảnh thương mại. Nghệ sĩ nhiếp ảnh cao cấp nếu đi viết văn, không trở thành nhà văn xuất chúng cũng làm được nhà báo, nhà thơ.

Vậy, làm thế nào để CHỬI HAY – CHỬI THÂM – CHỬI ĐAU: Mọi tác phẩm văn học luôn tồn tại nội dung thể hiện và h́nh thức biểu cảm. Khi điều khiển và phát triển được hai thứ này, chắc chắn chúng ta có thể viết ra những áng Thiên cổ hùng văn.

Nội dung thể hiện: Đầu tiên, chúng ta phải có kiến thức chuyên môn thật vững. Nó chính là vũ khí để chiến đấu. Không có kiến thức hoặc kiến thức nông cạn th́ cũng chỉ như tay không phóng kamezoko, không làm được ǵ hết. Cuối cùng sẽ bị đuối lư, quay ra chửi đổng, rất NHỤC ! Khi đă tấn công, tấn công hết lực, không được sợ hăi, sợ sệt, kiểu “Chỉ là ư kiến cá nhân của em thôi nhé” —> Câu này cực ngu, phải nói là đại ngu. Không phải ư kiến cá nhân của em th́ là ư kiến của ông bô nhà em à ???

H́nh thức biểu cảm: Như chúng ta đă biết, phong ba băo táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Sử dụng các biện pháp tu từ (em có tuổi hay không có tuổi), ẩn dụ (nói ngầm), hoán dụ (thay thế) một cách biến ảo, đối phương sẽ choáng ngợp. Ngoài ra, bắt buộc thuần thục các chiêu thức của “mạ thủ” : đá xoáy (trong Subasa ngày xưa gọi là bẻ lái bóng bay), đánh đu (đá đểu), vân vân và vân vân.

Một chút suy nghĩ và cảm nhận về thứ văn hóa lâu đời, tồn tại hàng ngày trong cuộc sống nhưng rất ít người dám đề cập đến. Ngoài ra, cũng mong muốn các anh em ở đây cải thiện chút chất lượng mạ thủ, không biết chửi th́ ngậm mơm lại cho được việc.

Chốt lại: Đă chửi th́ phải hay, phải thâm, phải đau !!!

Các tài liệu tham khảo:

http://www.thuvien-ebook.com/forums/…ad.php?t=32829

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pag…107102702.aspx

http://www.baomoi.com/Home/AmThuc/gi…ui/2452134.epi

James Duong
(st)
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to Hàn Yên For This Useful Post:
CM4Q (02-12-11), hoatigon208410 (02-12-11), kehotro (02-12-11), phale (02-12-11), Sa Thạch (02-12-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:55 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.