|
|
Thông Báo |
#1
|
||||
|
||||
Khi cuộc đời ta gắn liền cùng đất nước
KHI CUỘC ĐỜI TA GẮN LIỀN CÙNG ĐẤT NƯỚC (Cảm nhận nhân đọc Trường ca "BẾN CẢNG GIỮA RỪNG" của nhà thơ, đại tá Khưu Ngọc Bảy) Khi tôi đến nhà ông th́ đại tá Khưu Ngọc Bảy đang xem truyền h́nh. Bộ phim thần thoại về anh hùng Hercules hấp dẫn không chỉ với các em thiếu nhi mà c̣n lôi cuốn cả những người lớn tuổi. Ông niềm nở đứng dậy, lịch sự tắt Tivi và thân mật bắt tay tôi. Câu chuyện của hai chú cháu–hai cựu chiến binh yêu văn chương, một già một trẻ được bắt đầu như thế. Sinh năm 1937 tại Mỹ Đức, Châu Phú, An Giang, một miền quê trù phú của vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, chàng thiếu niên Khưu Ngọc Bảy đă sớm thoát ly theo cách mạng, khoác áo “anh bộ đội Cụ Hồ” từ năm 15 tuổi. Hai năm sau, hiệp định Giơ-ne-vơ được kư kết, anh theo đơn vị tập kết ra Bắc. Thể theo nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân ngũ của anh, cấp trên cử anh theo lớp đào tạo chính quy. Tốt nghiệp trường Sĩ quan Lục quân năm 1962, anh tham gia chiến đấu ở vùng giới tuyến Vĩnh Linh. Từ năm 1964, con đường binh nghiệp của anh bắt đầu gắn bó với “Con đường Hồ Chí Minh trên biển”. Nghiệp vụ về tàu thuyền, ghe máy, đều đào tạo cấp tốc theo điều kiện thời chiến và kể từ thuyền trưởng, máy trưởng tới thủy thủ b́nh thường đều chưa từng qua thực tế nghề sông nước, luồng lạch. Có thể nói mỗi cán bộ, chiến sĩ tham gia “Đoàn tàu không số” ngày ấy đều xứng đáng được tôn vinh như người anh hùng. Nhiệm vụ chuyển vũ khí vào Nam được các anh đảm nhận và vượt lên muôn vàn khó khăn nguy hiểm để hoàn thành. Trường ca “Bến cảng giữa rừng” viết về những người lính trên “Đoàn tàu không số”, về những người lính của trung đoàn 962, về tấm ḷng quân dân đất mũi đă bảo mật, tiếp nhận và vận chuyển vũ khí chi viện cho miền Nam. Trường ca 642 câu, dài 46 trang của ông được chia thành 4 chương, lần lượt là: Mũi Cà Mau tự sự, Mở đường, Bến cảng giữa rừng và Nắng Tam Giang. Đă lâu rồi ở đồng bằng sông Cửu Long mới lại có một trường ca, đặc biệt hơn là tác giả của trường ca này lại mặc áo lính. Điều đó chính là động lực thôi thúc tôi đọc và viết về trường ca “Bến cảng giữa rừng” ngay từ lúc được ông tặng tập thơ “Thơ và người lính” do nhà xuất bản Phương Đông cấp giấy phép ấn hành và cho ra mắt bạn đọc tháng 11 năm 2005. Ở nơi địa đầu Tổ quốc, đối diện với đại dương trùng trùng sóng cả, hàng ngày chứng kiến b́nh minh đánh thức và hoàng hôn tiễn biệt mặt trời. Mũi Cà Mau đă tiên phong gánh lấy trọng trách của ḿnh như vậy đấy: Biển với đất, đất với rừng, rừng với cây hoà quyện vào nhau không thể tách rời như h́nh tượng của quân dân miền Nam sắt son bám trụ, thủy chung với Đảng, với cách mạng:“Biển với rừng sống chung cùng đất mũi Người dân đất mũi đùm bọc, tiếp tế, chở che để những đội quân lặng thầm tỏa đi mọi hướng làm lung lay chế độ Sài G̣n ngay từ hậu phương của chúng được tác giả khéo léo ẩn dụ:“Nên nơi này cả tiền tuyến, hậu phương Và: “Không có ǵ quư hơn độc lập, tự do”, câu nói của Bác Hồ giống như lời hịch, lời hiệu triệu, thúc giục thanh niên miền Bắc nô nức ṭng quân, thúc giục con em miền Nam thoát ly theo kháng chiến. Xuất phát từ cực Nam của Tổ quốc, anh hùng quân đội Bông Văn Dĩa đă cùng sáu chiến sĩ đầu tiên t́nh nguyện mở đường:“Bao cá tôm trong triều biển trào ra Các anh ra đi mang theo cả niềm tin gởi gắm của đồng bào Nam Bộ: Biết bao nhiêu thách thức, hiểm nguy ngày đêm ŕnh rập các anh: Chính ḷng yêu quê hương, đất nước đă trao cho các anh nguồn sức mạnh vô bờ:“Trước mặt lừng lững sóng to Xa gia đ́nh, xa quê hương, xa đất liền miên man nỗi nhớ, cồn cào niềm thương. Giữa biển khơi mênh mông sóng vỗ, thèm khát một ánh đèn, một tiếng ầu ơ… Niềm vui bất chợt vỡ ào ra khi tàu vượt qua giới tuyến, ranh giới phân chia trời, phân chia đất giữa địch và ta:“Khi cuộc đời ta gắn liền cùng đất nước Gặp người của ta mà không được tay bắt mặt mừng, thay vào đó là hiểu lầm, nghi kỵ, là xét nét, hỏi han, thẩm vấn. Chẳng thể trách các đồng chí dân quân và công an Quảng B́nh hồi ấy được v́ sự phức tạp của chiến tranh phải thế và cần thế. Đành phải tạm xa biển, gởi lại con tàu để hẹn ngày trở lại:“Ṿm trời chợt cao cho hải âu bay liệng Đường đă mở thành công, được gặp Trung ương và được gặp Bác Hồ, sung sướng cao trào không lấp nổi những lo âu. Nào chỉ có Cà Mau, mà c̣n những địa phương khác của miền Nam ruột thịt, nơi nào cũng sục sôi ư chí quyết tâm:“Gởi lại con tàu cùng bóng đêm bí mật Đường ra đă được khai thông, đường vô vẫn c̣n cần mở lối. Trên mỗi con tàu đi vô giờ c̣n có thêm những đồng đội mới. Lại một chuyến đi đầy rẫy gian nan vào vùng có giặc. Chỉ có niềm tin nâng bước các anh đi:“Ra Bắc lần này không chỉ có Cà Mau Nếu nói sự ác liệt và hiểm nguy của chuyến ra có một th́ chuyến vô phải nhân lên nhiều lần. Vũ khí là tiền, là mồ hôi máu thịt của quân dân, là nỗi lo của Trung ương, của Bác. Đặc biệt quan trọng là tính tuyệt mật của tuyến đường, tuyệt mật của một chủ trương chiến lược, quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân. Ngoài việc bảo đảm an toàn, bí mật cho con tàu, tuyến đường và những chuyến hàng c̣n phải mở bến thành công. Một lần nữa Cà Mau lại vinh dự được chọn đi đầu. Sự quan tâm của Trung ương và anh Ba (đ/c Lê Duẩn) đă đặt lên vai ông Hai Dĩa và đồng đội một nhiệm vụ thiêng liêng:“Đêm tắm trăng sao Kẻ địch gian ngoan quỷ quyệt với vũ khí và phương tiện Hoa Kỳ đă bịt hết đường ra, lối vào nên phương án thành lập những kho trung chuyển, tập kết vũ khí trên đảo đành phải gác lại. Bến cảng giữa rừng đă h́nh thành trước bao suy tư, trăn trở, hai phương án được đưa ra phân tích, thăm ḍ rồi quyết định chọn lựa: Chọn điểm thôi chưa đủ, cần phải tổ chức thành nơi tiếp nhận, bảo vệ, ǵn giữ và vận chuyển đi khắp chiến trường. Vừa bí mật, bất ngờ nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho bến vừa không làm xáo trộn, ảnh huởng tới cuộc sống của nhân dân. Như cá tôm không thể rời xa nước, như rễ cây bám vào ḷng đất, cụm từ “Bến đặt giữa ḷng dân” đă h́nh thành nên từ ấy:“Bến của ta – một vùng ven biển kéo dài Lựa chọn phương án đă không hề dễ, nhưng thực hiện phương án mới thấy khó khăn biết nhường nào. Thế là họ lại quên ăn, quên ngủ để tiếp tục công tŕnh:“Bến tổ chức thành ṿng cung khép kín Kể từ chuyến tàu Phương Đông cập bến ngày 16/10/1962, sau này c̣n có thêm 75 chuyến tàu nữa lần lượt cập bến Cà Mau. Đây Kiến Vàng, Vàm Lũng; đây Rạch Gốc, Tam Giang… Nơi cuối đất cùng trời đă có những địa danh được ghi vào trang sử cách mạng, ghi vào ḷng người dân, người chiến sĩ Đoàn 962 như một dấu ấn không bao giờ phai:“Cơm ăn không có bữa Ôi! Vinh dự biết bao! Tự hào biết bao! Những chuyến hàng là tấm ḷng của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, những chuyến hàng mang nghĩa Đảng ḷng dân:“Vàm Lũng ghi tên ḿnh vào lịch sử Mở bến đă lắm gian lao, giữ bến và bảo mật tuyến đường lại c̣n muôn phần nguy hiểm. Kẻ thù không từ mọi dă tâm thủ đoạn nhằm chặn mọi đường tiếp viện của ta từ hậu phương. Chúng càn quét, huy động cả B52 để ném bom, rải chất độc màu da cam, thả biệt kích, dùng hạm đội phong tỏa:“Một con tàu không số Ba mươi năm sau, người chiến sĩ Đoàn 962 lại trở về vừa là thực hiện lời hứa năm xưa với đất, với rừng vừa để được đắm ḿnh trong kỷ niệm, thăm từng nẻo đất, mỗi con người, để được ngậm ngùi, tiếc thương những người đă khuất:“Những cánh rừng mang đầy vết đạn Trường ca “Bến cảng giữa rừng” là lời kể bằng thơ mà tác giả là một nhân chứng sống. Thơ của ông là những xúc cảm thực xuất phát từ một cuộc đời từng trải và trái tim nồng nàn ḷng yêu quê hương đất nước. Cám ơn nhà thơ, đại tá Khưu Ngọc Bảy và cầu chúc ông có sức khỏe dồi dào để làm thơ và để kể lại cho lớp lớp cháu con về những năm tháng hào hùng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc nói chung và “Con đường Hồ Chí Minh trên biển” nói riêng.“Biển lại đầy và biển lại vơi Cần Thơ, ngày 13 tháng 8 năm 2006 |
The Following User Says Thank You to Nắng Xuân For This Useful Post: | ||
MoonRiver (29-11-10)
|
|
|