NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Entertainment - Vui Chơi Giải Trí > Nhiếp Ảnh > Ảnh Sưu Tầm
Nạp lại trang này Poster Cánh đồng bất tận: Đâu là sự thật?

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-11-10, 11:02 AM
Avatar của amthanhmoi
amthanhmoi amthanhmoi đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gửi: 124
Thanks: 310
Thanked 597 Times in 123 Posts
Mặc định Poster Cánh đồng bất tận: Đâu là sự thật?

Vừa rồi ÂTM có theo đuổi vụ này trên báo em. Cóp để mọi người biết cách theo đuổi và thậm chí "Đeo bám" 1 đề tài trên báo chí của nghề em...



Xung quanh những bức ảnh trong poster Cánh đồng bất tận: Đâu là sự thật ? (26/11/2010)




Trong poster này, ảnh của Đặng Minh Tùng nhưng lại được đề: "Nhiếp ảnh Trần Huy Hoan"(?!)

VH- Bộ phim “Cánh đồng bất tận” của Hăng BHD chưa kịp hạ nhiệt bởi sức hấp dẫn th́ việc nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng tuyên bố những quảng cáo poster trong phim của anh bị “đạo tên” mà anh chỉ đích danh là nhiếp ảnh gia nổi tiếng Trần Huy Hoan đă gây một làn sóng mới trong dư luận.
Bản thân những người trong cuộc đều vô cùng bức xúc và đ̣i hỏi phải làm rơ mọi chuyện. Báo Văn Hóa đă có cuộc tiếp xúc với cả hai nhà nhiếp ảnh.


Nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng: “Đáng tiếc anh Hoan lại không tôn trọng điều này...”


Anh khẳng định rằng, những bức ảnh trong các poster quảng cáo phim Cánh đồng bất tận đều là của ḿnh?

- Đúng vậy. Tôi được nhà sản xuất BHD kư hợp đồng thuê chụp ảnh hậu trường kể từ khi Cánh đồng bất tận khởi quay cho đến khi đóng máy. Công việc nhiếp ảnh chụp hậu trường nghĩa là nhà nhiếp ảnh như một người viết nhật kư bằng ảnh, chụp lại và miêu tả tất cả mọi công việc của đoàn làm phim. Nhưng bởi đam mê riêng, tôi đă tranh thủ chộp được những khoảnh khắc mà tôi thấy đẹp không chỉ là cảnh hậu trường với góc nh́n riêng và bố cục riêng mang yếu tố nghệ thuật.
Có lẽ những bức ảnh đủ đẹp, đủ độ công phu để nhà sản xuất sử dụng toàn bộ chúng vào làm poster quảng cáo cho phim. Khi nộp ảnh cho nhà sản xuất tôi không chỉ nộp ảnh chụp hậu trường mà c̣n chụp cả những bức ảnh đó.
Tôi đă cẩn thận đổi tên các file ảnh là Đặng Minh Tùng, các bức ảnh đều có thứ tự mang tên tôi là “Dang Minh Tung 1", "Dang Minh Tung 2"... đến con số hàng ngh́n như một cách tế nhị để người sử dụng nhớ tới tên ḿnh. Tôi giao hết tất cả những ảnh chụp xung quanh tiến tŕnh khởi công và kết thúc quay bộ phim này để nhà sản xuất toàn quyền sử dụng là đương nhiên. Nhưng điều làm tôi vô cùng bức xúc là gần một chục poster đều là h́nh của tôi nhưng nhà sản xuất chỉ đề: “Nhiếp ảnh Trần Huy Hoan”.
Anh Trần Huy Hoan chỉ là người chụp ảnh làm poster quảng cáo cho phim chứ không phải là tác giả của những bức ảnh trong poster mà anh sử dụng. Ảnh tôi chụp ra ít nhiều phía nhà sản xuất cũng nên ghi cái tên và nếu không muốn ghi tên tôi v́ lư do tế nhị nào đó th́ cũng nên ghi cho đúng chức danh: “Designer: Trần Huy Hoan” chứ không thể ghi như vậy, anh Hoan không phải là người chụp những bức ảnh trong poster. Mặc dù khi lên poster các tấm h́nh đều đă được cắt cúp, thiết kế lại nhưng tôi vẫn nhận ra 100% đó là h́nh do ḿnh chụp. Tôi lên mạng xem những bức ảnh của ḿnh được đăng tràn ngập trên các báo và đối chiếu ảnh của ḿnh đang giữ th́ thấy đó không phải là ảnh của anh Trần Huy Hoan.


Poster phổ biến nhất về bộ phim “Cánh đồng bất tận”: Ảnh của Đặng Minh Tùng, tuy nhiên trong poster không có tên của tác giả này. Ảnh do Đặng Minh Tùng cung cấp

Từ khẳng định của anh th́ nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan - người design những poster phim Cánh đồng bất tận đă “sử dụng” ảnh của anh khi đứng tên ḿnh trong các poster?
- Nhà sản xuất là chủ sở hữu khi đặt hàng tôi chụp các bức ảnh, họ có quyền sử dụng và khai thác triệt để những tấm h́nh đó, nhưng họ không có quyền đổi tên các bức ảnh đó và không thể gán vào tên của anh Trần Huy Hoan được. Anh Trần Huy Hoan được trao nhiệm vụ làm poster phim. Làm poster không có nghĩa là lờ đi tác giả thực sự của các bức ảnh – trong khi chúng là yếu tố cơ bản nhất để thực hiện poster. Người thực hiện poster cần phải ghi rơ chức danh designer và khi sử dụng những bức ảnh của người khác th́ nên ghi rơ nguồn và tên tác giả. Việc vi phạm bản quyền tác giả trong nhiếp ảnh là việc xảy ra như cơm bữa. Nhưng đáng tiếc anh Hoan là người làm nhiếp ảnh lại không tôn trọng điều này th́ quả là kỳ lạ!
Anh đă liên lạc được với nhà sản xuất để đề nghị giải thích sự việc này chưa?- Tôi đă cố ư chờ sự giải thích từ nhà sản xuất và anh Trần Huy Hoan. Tôi không chỉ gọi cho anh Hoan mà c̣n gọi cho nhà sản xuất và đạo diễn phim Nguyễn Phan Quang B́nh trước ngày ra mắt phim 4 ngày và được anh nói chờ anh vào TP.HCM sẽ làm công tác bảo vệ những thiệt tḥi cho tôi, nhưng đến hiện tại tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Tôi không hiểu tên anh Hoan từ đâu ra?
Tôi là người giới thiệu Đặng Minh Tùng với nhà sản xuất phim Cánh đồng bất tận và Tùng đă kư hợp đồng với trách nhiệm chụp tài liệu về bộ phim. Tôi không hiểu cái tên anh Trần Huy Hoan từ đâu ra và được ghi vào làm nhiếp ảnh cho các bức ảnh của Tùng chụp. Toàn bộ khi bắt đầu khởi quay cho tới khi kết thúc phim Tùng luôn có mặt và tôi chưa hề gặp anh Trần Huy Hoan.
Việc poster đưa tên nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan trong các poster mà không nhắc nhở ǵ tới cái tên Đặng Minh Tùng, tôi thấy có phần quá bất nhẫn với Tùng. Tôi không biết đó là lỗi của anh Trần Huy Hoan hay lỗi của nhà sản xuất nhưng việc cố t́nh hay vô t́nh quên một cái tên thành viên tạo nên thành công của poster là không hay. Tôi nghĩ nhà sản xuất BHD cần có trách nhiệm nói điều ǵ đó sau sự việc này. (Lê Quang – Chủ nhiệm bộ phim CĐBT)


Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan: “Tùng muốn kiện th́ cần cân nhắc, nếu không sẽ...”
Anh nghĩ ǵ về lời “buộc tội” của đồng nghiệp Đặng Minh Tùng cho rằng anh đă “đạo ảnh” của anh ấy?- Những ngày qua tôi đă nhịn và không muốn tranh luận với Tùng trên báo chí. Nhưng nếu cứ để thế này th́ mọi người sẽ hiểu sai toàn bộ sự thật. Tùng đă từng gọi cho tôi không dưới 5 cuộc điện thoại xung quanh việc tôi sử dụng ảnh của anh vào poster phim mà không ghi tên anh ấy. Tôi chưa hề biết mặt Tùng nhưng cũng rất hiểu những bức xúc của anh ấy. Nhưng tôi đă khẳng định với Tùng là khi thực hiện các poster phim tôi đă không hề sử dụng ảnh của Tùng. Và nếu Tùng muốn kiện tôi th́ Tùng cần phải cân nhắc nếu không sẽ sai lầm. C̣n việc ảnh của Tùng xuất hiện trên poster phim Cánh đồng bất tận ở đâu th́ cậu ấy phải tự liên lạc và trao đổi trực tiếp với hăng sản xuất đặt hàng ảnh của anh ấy chứ không phải là tôi.
Anh đă xem những poster mà Tùng đưa ra cho báo chí th́ những poster đó có phải do anh thực hiện không ?
- Tôi không hề nhận bất cứ ảnh nào của BHD để làm design cho poster phim, tôi làm design bằng ảnh của tôi chụp. Tôi mới xem các poster mà Tùng đưa ra kiện và khẳng định không phải poster do tôi thực hiện. Tôi chỉ thực hiện 5 poster giai đoạn đầu và giai đoạn đó phim chưa khởi quay, nghĩa là cũng chưa thể có những bức ảnh chụp của Tùng.
Khi tôi chụp những bức h́nh trong 5 poster mà tôi thực hiện có 7 diễn viên chính tham gia đóng bộ phim này, toàn bộ bối cảnh chụp được thực hiện trong studio của tôi cùng với họ trước khi đoàn làm phim khởi quay.
Khi hoàn thành công việc, tôi đă bàn giao toàn bộ thiết kế poster và file ảnh chụp tại hiện trường của ḿnh cho nhà sản xuất BHD toàn quyền sử dụng. Vậy làm sao có thể nói tôi là “đạo ảnh” của Tùng được khi mà các bức ảnh trong poster do tôi thiết kế đă được thực hiện trước khi Tùng vào làm việc? Tôi chỉ thực hiện 5 poster giai đoạn đầu, c̣n những poster sau này có thể có sử dụng những bức ảnh của Tùng th́ phải chính nhà sản xuất mới có câu trả lời, tôi cũng đă nói như vậy với Tùng khi cậu ấy gọi cho tôi. Việc quyết định chức danh và ghi chức danh là do nhà sản xuất phim quyết định (về việc này, trong bài trả lời với báo chí bà Bích Hạnh đă tŕnh bày rất rơ).

Trần Huy Hoan khẳng định: Anh chỉ thực hiện 5 poster giai đoạn đầu trước khi phim khởi quay và những bức ảnh dùng trong 5 poster này đều là của anh.



Ảnh do Trần Huy Hoan cung cấp

Khi họp báo và công bố các poster có những poster không phải anh thực hiện mà nhà sản xuất vẫn ghi tên anh. V́ sao anh lại không lên tiếng ?-
Với các vai tṛ tôi đă tham gia từ khi có dự án phim CĐBT rồi chụp ảnh thiết kế poster quảng cáo và sau đó là chụp ảnh hiện trường ở những bối cảnh chính của phim th́ việc họ đề tên tôi với chức danh “nhiếp ảnh” là hoàn toàn đúng đắn.
Được biết chính bản thân anh cũng đă bị vi phạm bản quyền ở rất nhiều bức ảnh do anh sáng tác. Trước phản ứng của Tùng, anh có suy nghĩ ǵ khi là một đồng nghiệp?- Tôi chia sẻ với những cảm xúc mà Tùng đang trải qua. Tôi nghĩ việc Tùng lên tiếng đ̣i bản quyền các bức ảnh của ḿnh là quyền cuả Tùng nên tôi đă giữ im lặng. Thế nhưng, Tùng đă vu khống tôi dùng ảnh của anh ta, buộc tôi phải lên tiếng. Xin nhấn mạnh, tôi chỉ thực hiện poster phim ở giai đoạn phim chưa bấm máy, c̣n những poster khác tôi không có trách nhiệm trả lời.



Không chỉ có một ḿnh Trần Huy Hoan làm poster

Sau khi đối chiếu 32 file ảnh phim gốc và poster do Đặng Minh Tùng gửi tới thắc mắc cùng với 10 file ảnh gốc và 5 poster do Trần Huy Hoan nhận ḿnh thực hiện, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ v́ các poster của hai nhà nhiếp ảnh hoàn toàn không giống nhau. Như vậy, nếu đúng như nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan thổ lộ th́ không chỉ có một ḿnh anh chịu trách nhiệm thực hiện làm poster cho bộ phim này. C̣n việc nhà sản xuất BHD cung cấp những tấm poster có tên “Nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan” mà Đặng Minh Tùng lên án có ảnh của anh không phải do Trần Huy Hoan thực hiện. Câu hỏi này phải gửi tới nhà sản xuất BHD mới có thể có một lời giải thích xác đáng.

Bài do ÂTM (thực hiện)


http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/31394.vho

Lần sửa cuối bởi amthanhmoi; 03-12-10 lúc 09:14 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to amthanhmoi For This Useful Post:
CM4Q (28-11-10), LAO HAC (28-11-10), Như Diệu Linh (28-11-10), Nhím con (29-11-10), phale (28-11-10), Tường Thụy (03-12-10)
  #2  
Cũ 03-12-10, 09:10 AM
Avatar của amthanhmoi
amthanhmoi amthanhmoi đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gửi: 124
Thanks: 310
Thanked 597 Times in 123 Posts
Mặc định

Tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster phim Cánh đồng bất tận:

“Nếu là Tùng tôi sẽ kiện!” (29/11/2010)





Poster phim "Cánh đồng bất tận" sử dụng ảnh của Đặng Minh Tùng
VH- Tiếp tục t́m hiểu quyền tác giả nhiếp ảnh trong poster phim Cánh đồng bất tận (CĐBT), chúng tôi đă có cuộc trao đổi với hai nghệ sĩ nhiếp ảnh: Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN và NSNA Lê Hồng Linh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN.
Cả hai ông đều khẳng định câu chuyện bản quyền nhiếp ảnh trong poster phim không c̣n là của cá nhân hai nghệ sĩ nữa mà là vấn đề lớn tồn tại mà cả giới nhiếp ảnh đều bức xúc.
Theo kinh nghiệm chuyên môn của ḿnh, các ông thấy trong sự việc này ai đúng, ai sai? Đặng Minh Tùng, Trần Huy Hoan hay Công ty BHD?
- NSNA Vũ Quốc Khánh: Đặng Minh Tùng thắc mắc là có lư. Được kư hợp đồng chụp ảnh tư liệu cho phim từ đầu đến cuối mà poster phim không ghi tên anh, lại c̣n bị thay thế bằng tên người khác là vô lư.
Các công ty nước ngoài khi đặt hàng nhà nhiếp ảnh thực hiện hợp đồng chụp ảnh tư liệu phim, họ có quyền dùng số ảnh đó vào bất kỳ công việc ǵ nhưng nếu thay tên người chụp bằng tên một người khác th́ không được.
Có thể không ghi tên nhưng đă ghi th́ phải ghi đúng. Anh Hoan cho biết chỉ thực hiện 5 poster giai đoạn trước khi khởi quay, vậy là có những poster “trôi nổi” không phải do anh ấy thiết kế, lại ghi tên anh Hoan. Tôi cho ở đây có sự nhập nhèm. Có thể là do chủ đích của công ty BHD, cũng có thể là do các rạp chiếu phim tự thiết kế thêm poster để quảng cáo và họ sử dụng ảnh của Đặng Minh Tùng. V́ tên anh Hoan đă xuất hiện trước đó với 5 poster nên họ “tương đại” tên anh Hoan vào để tránh kiện tụng, không ngờ ảnh làm poster lại là của Tùng.
- Ông Lê Hồng Linh: Tôi chưa đọc hết các bài viết về sự việc này nhưng qua một số tờ th́ thấy thông tin đăng tải không thống nhất. Có lúc anh Hoan nói thế này, có lúc lại nói thế khác, có lúc lại cho rằng, báo chí đăng tải không đúng tinh thần của anh Hoan.
Tuy anh Hoan không phải là hội viên của Hội, anh Tùng mới là hội viên của Hội Nhiếp ảnh TP.HCM nhưng sự việc xung quanh vấn đề này không c̣n là của cá nhân hai anh nữa, đây là vấn đề của giới nhiếp ảnh. (Ông Lê Hồng Linh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN)
Trên báo Văn Hóa số 1928 tôi thấy anh Hoan tỏ ư đồng t́nh khi nhà sản xuất ghi tên ḿnh với chức danh “Nhiếp ảnh” trong các poster không phải do anh ấy thực hiện là không đúng. Theo quan điểm của tôi, nếu poster đă dùng h́nh ảnh của anh Tùng th́ phải để tên anh Tùng.
Đă thế, có poster anh Hoan không thiết kế, không có ảnh trong đó mà lại ghi tên anh Hoan là sai. Sản phẩm không phải là của ḿnh mà không có ư kiến ǵ th́ anh Hoan cũng sai. Không thể nói việc để tên anh Hoan vào cho oai, cho có giá trị. Ḷng tự trọng của người nghệ sĩ không cho phép làm việc đó.
Nhà sản xuất BHD cho rằng: “Không thể đưa hết tên tất cả mọi người trên poster mà chỉ đưa vào những thứ... có lợi cho việc bán vé”?
- Ông Lê Hồng Linh: Nếu như vậy th́ BHD sai. Quan điểm của tôi, một tác phẩm nhiếp ảnh trong phim không c̣n là tác phẩm hoàn toàn của riêng nhà nhiếp ảnh mà được sự hỗ trợ của cả một ê kíp làm phim từ diễn viên, ánh sáng, dàn dựng bối cảnh...
Nhà nhiếp ảnh không phải thực hiện mọi thứ từ A tới Z cho tác phẩm của ḿnh. Tuy nhiên nếu nhà nhiếp ảnh tài năng th́ sẽ tạo ra những khoảnh khắc tiêu biểu. Không có tập thể sẽ không có bức ảnh. Nếu poster không đề tên th́ không ai nói ǵ, nhưng đă đề tên là phải đúng người làm ra nó.
- Ông Vũ Quốc Khánh: Theo những phát biểu của hai nhà nhiếp ảnh trên Báo Văn Hóa th́ sự việc này là do công ty BHD - đối tượng thứ 3 gây ra sự hiểu lầm này. Cả hai đều có chức danh nhiếp ảnh khi tham gia chụp ảnh trước và khi quay phim th́ lẽ ra có thể đề chung tên cả hai nhà nhiếp ảnh vào các poster. Nếu nói gạt tên anh Tùng ra khỏi danh sách quảng cáo v́ cái tên đó không gây ấn tượng ăn khách là sai.
Nếu ở địa vị của một trong hai nhà nhiếp ảnh th́ các ông sẽ xử lư vụ việc theo hướng nào?
- Ông Vũ Quốc Khánh: Theo tôi, lẽ ra hai anh nên ngồi lại với nhau chia sẻ từng poster xem đúng sai tới đâu. Họ chưa hề biết mặt nhau, tới giờ anh Tùng mới biết là anh Hoan không nhận làm những poster dùng ảnh của anh Tùng.
Theo những thông tin trên Báo Văn Hóa th́ cả hai người đều có lư do để bảo vệ cái đúng của ḿnh. Tiếc là họ chưa chia sẻ với góc độ là một nhà nhiếp ảnh, là những đồng nghiệp của nhau. Nếu như lời phát biểu của hai anh là đúng th́ Công ty BHD là đối tượng có lỗi nhất. Ngay cả việc anh Hoan không thiết kế mà lại có tên trong các poster khác th́ tự nhiên anh Hoan cũng bị kéo vào sự việc này và dễ bị hiểu lầm. Theo tôi BHD nên nói rơ để lấy lại danh dự và vị trí cho từng người.
- Ông Lê Hồng Linh: Nếu là Tùng tôi sẽ kiện. V́ sự việc không chỉ dừng lại ở cá nhân hai nhà nhiếp ảnh nữa. Phải t́m ra lỗi thuộc về ai và tới đâu. Nếu anh có lỗi ở mức độ nào th́ cũng phải có tiếng nói đàng hoàng. Nếu mỗi người chúng ta có sai sót mà mạnh dạn nhận th́ mọi người cũng dễ dàng chia sẻ thôi.
Liên quan đến vụ tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận”, P.V Báo Văn Hóa đă có cuộc trao đổi với bà Ngô Thị Mỹ Hiền, Giám đốc BHD tại TP.HCM. Bà Hiền cho biết: “Tất cả những liên quan đến việc ai làm tác giả ảnh trong các poster phim “Cánh đồng bất tận” đang được các bộ phận của BHD tập hợp chứng cứ để phân tích xử lư. Chúng tôi sẽ có thông cáo báo chí chính thức trả lời vụ việc này gửi đến cơ quan báo, đài vào ngày hôm nay (29.11). Trần Hà
Thúy Hiền
thực hiện


http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/31445.vho
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to amthanhmoi For This Useful Post:
Nhím con (04-12-10), Tường Thụy (03-12-10)
  #3  
Cũ 03-12-10, 09:13 AM
Avatar của amthanhmoi
amthanhmoi amthanhmoi đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gửi: 124
Thanks: 310
Thanked 597 Times in 123 Posts
Mặc định

Tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster phim Cánh đồng bất tận:

Không phải sáng tạo của cá nhân (01/12/2010)



Ảnh do Đặng Minh Tùng chụp được sử dụng trong poster CĐBT

VH- Sau một thời gian dư luận báo chí lên tiếng xung quanh việc tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster phim Cánh đồng bất tận, Công ty BHD và Hăng phim Việt đă chính thức phản hồi về vấn đề này.Công ty BHD: Khúc mắc, hay kiện tụng ǵ th́ làm việc với Hăng phim Việt
Thông cáo báo chí (TCBC) của Công ty BHD về poster bộ phim Cánh đồng bất tận đề ngày 29.11 cho biết, Công ty BHD là công ty phát hành bộ phim Cánh đồng bất tận do Hăng phim Việt sản xuất.
Toàn bộ poster cũng như các tư liệu quảng bá của bộ phim là do Hăng phim Việt cung cấp cho Công ty BHD. Và hợp đồng kư làm nhiếp ảnh hiện trường của ông Đặng Minh Tùng là kư với Hăng phim Việt. Công ty BHD nhấn mạnh: “V́ vậy nếu ông Đặng Minh Tùng có bất cứ khúc mắc hay kiện tụng ǵ th́ phải làm việc với Hăng phim Việt”.
Hăng phim Việt: Hy vọng Đặng Minh Tùng khép lại...
Cũng trong ngày 29.11, Hăng phim Việt đă trả lời chính thức về poster bộ phim Cánh đồng bất tận thông qua TCBC. Theo đó, Hăng phim Việt là đơn vị sản xuất bộ phim Sông nước (sau đó khi phát hành đổi tên thành Cánh đồng bất tận).
Bộ phim đang được tŕnh chiếu tại các rạp từ hơn một tháng nay và poster cho việc phát hành phim tại VN đợt này do Hăng phim Việt thiết kế và sử dụng các bức ảnh hiện trường của phim do ông Đặng Minh Tùng chụp tại hiện trường đoàn phim. Toàn bộ những poster này do Hăng phim Việt thiết kế và cung cấp, không liên quan đến Công ty BHD và khác hoàn toàn với những poster do nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan chụp và thiết kế.
Về hợp đồng giữa Hăng phim Việt và Đặng Minh Tùng, TCBC này cho biết, Đặng Minh Tùng đă kư hợp đồng thời vụ ngày 23.11.2009 với Hăng phim Việt để thực hiện chụp h́nh hiện trường cho đoàn phim Sông nước (Cánh đồng bất tận), và đă nhận được đầy đủ tiền thù lao theo hợp đồng.
Cũng theo hợp đồng này, Hăng phim Việt là chủ sở hữu và đăng kư bản quyền toàn bộ các bức ảnh và Đặng Minh Tùng không được phép lưu giữ các h́nh ảnh chụp ở hiện trường, phải đảm bảo bàn giao toàn bộ h́nh ảnh trong thẻ nhớ, ổ cứng cho Hăng phim cũng như không được phát tán và lưu hành ra ngoài công chúng. Hăng phim Việt được toàn quyền sử dụng toàn bộ h́nh ảnh mà Đặng Minh Tùng thực hiện tại hiện trường phim cho bất cứ một mục đích nào của ḿnh (trừ mục đích vi phạm pháp luật).
TCBC này cũng nói rơ, một bộ phim, nếu hoàn thành được cần có nỗ lực và công sức đóng góp của cả một tập thể với hàng trăm con người. Theo thông lệ, trong một bộ phim, danh sách đoàn làm phim sẽ được ghi danh trong phần “Credit”, tạm dịch là phần cuối cùng sau khi bộ phim kết thúc và được coi là “lư lịch trích ngang” của bộ phim. Với Cánh đồng bất tận, tên của Đặng Minh Tùng được ghi rơ ràng trong phần cuối phim với chức danh: Nhiếp ảnh.
Cũng theo Hăng phim Việt, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và quyền tác giả và quyền liên quan quy định rơ: “H́nh ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó”. Hăng phim Việt lư giải, bởi những bức ảnh này không phải là tác phẩm nhiếp ảnh chứa đựng tính sáng tạo của nhà nhiếp ảnh tạo ra nó.
Ảnh hiện trường trong một bộ phim khác với một tác phẩm nhiếp ảnh thông thường v́ ảnh hiện trường mang thông tin về bộ phim và chỉ là h́nh ảnh tĩnh được ghi lại từ tác phẩm. Sự sáng tạo của một bức ảnh hiện trường phim không phải là sự sáng tạo của riêng nhà nhiếp ảnh mà là sự sáng tạo của tập thể đoàn làm phim...
V́ vậy, những bức ảnh hiện trường phim Cánh đồng bất tận là do sự sáng tạo của cả tập thể đoàn phim, chứ không phải sự sáng tạo của cá nhân nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng.
Trong mục kết luận của TCBC này, Hăng phim Việt cho biết: “Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao những công việc của nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Đặng Minh Tùng, và sử dụng nhiều ảnh hiện trường của anh chụp”.
Hăng phim Việt cũng đă chia sẻ và đưa ra lời khuyên rằng, “nhân sự việc này hy vọng Đặng Minh Tùng có thể hiểu hơn về công việc nhiếp ảnh hiện trường trong một đoàn làm phim khác biệt với công tác nhiếp ảnh thông thường, và khép lại những hiểu lầm không cần thiết”.
Lâm Sơn-Trần Hà
Đặng Minh Tùng: Trả lời như vậy là hơi bị... “lạc đề”!
Anh có suy nghĩ ǵ về hai bản thông cáo báo chí của Công ty BHD và hăng phim Việt?- Đặng Minh Tùng: Trước hết, tôi thấy họ (BHD và Hăng phim Việt-PV) trả lời như vậy là hơi bị “lạc đề”. Thêm nữa, những giải thích của họ trong thông cáo báo chí là chưa có sức thuyết phục. Đơn cử, khi Hăng phim Việt dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu Trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan với quy định: “H́nh ảnh tĩnh được lấy từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó” để so sánh với những bức ảnh do tôi chụp th́ hoàn toàn không đúng. “H́nh ảnh tĩnh” được quy định ở đây cần được hiểu là h́nh ảnh được gỡ từ một cảnh trong phim và bo h́nh lại. C̣n h́nh của tôi là do tôi tự bấm máy với những góc nh́n riêng.
Trong thông cáo báo chí của Hăng phim Việt có những chỗ mâu thuẫn. Phần đầu, họ khẳng định nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan không liên quan đến những tấm poster phim, và các poster phim đợt này do Hăng phim Việt thiết kế dựa trên các ảnh do tôi chụp. Nhưng ở phần sau họ lại khẳng định anh Trần Huy Hoan tham gia vào bộ phim không phải chỉ là nhiếp ảnh gia trong việc chụp ảnh studio và hiện trường mà c̣n giúp đạo diễn tạo h́nh một số nhân vật và trong những cảnh quay...
Nếu nhà sản xuất phim ghi tên anh Trần Huy Hoan ở chức danh cố vấn hay ǵ khác th́ tôi sẽ không thắc mắc, nhưng ở đây anh ấy lại đứng tên với vai tṛ nhiếp ảnh. Tôi tin rằng công chúng sẽ hiểu lầm anh Hoan là người chụp toàn bộ các bức ảnh trong phim và poster. Nếu với vai tṛ nhiếp ảnh, tại sao họ lại không sử dụng ảnh của anh ấy mà hoàn toàn sử dụng ảnh của tôi không chỉ trên poster mà cả ảnh công bố với báo chí?
Hăng phim Việt cũng đă ghi nhận và đánh giá cao những công việc của anh, đồng thời “khuyên” anh nên khép lại sự việc để tránh những hiểu lầm không cần thiết. Anh có đồng ư không?- Đây không c̣n là chuyện riêng của cá nhân tôi nữa. Ông Lê Xuân Thăng, Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TPHCM đă nói rằng, “người nào chụp th́ tác quyền là của họ, dù ai mượn với bất cứ lư do ǵ cũng phải đề tên tác giả. Đặng Minh Tùng là Hội viên Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, nếu tác giả có văn bản yêu cầu, chúng tôi sẽ t́m hiểu vấn đề và sẽ bảo vệ quyền lợi hội viên, gửi kiến nghị đến các đơn vị có liên quan”.
Hiện tôi chưa muốn gửi đơn kiến nghị tới Hội nghề nghiệp v́ vẫn muốn ngồi lại với các bên. Chỉ khi nào không giải quyết được mới nhờ đến pháp luật phân xử. Tôi không cần bồi thường hay thu lợi ǵ khi đ̣i bản quyền nhiếp ảnh của ḿnh, mà chỉ cần nhà sản xuất ngồi lại với tôi, anh Hoan để cùng nhau t́m hướng giải quyết.
THÚY HIỀN (thực hiện)


http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/31504.vho
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to amthanhmoi For This Useful Post:
Nhím con (04-12-10), phale (03-12-10), Tường Thụy (03-12-10)
  #4  
Cũ 03-12-10, 03:37 PM
Avatar của amthanhmoi
amthanhmoi amthanhmoi đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gửi: 124
Thanks: 310
Thanked 597 Times in 123 Posts
Mặc định Tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster

Tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận”: Không thể phủ nhận quyền nhân thân của tác giả
(03/12/2010)

[IMG]Tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận”: Không thể phủ nhận quyền nhân thân của tác giả[/IMG]
VH- Liên quan đến việc tranh chấp ảnh poster phim Cánh đồng bất tận, chúng tôi đă có cuộc trao đổi với ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lăm; ông Vũ Ngọc Hoan, Phó cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) để có cái nh́n sâu hơn về vấn đề này.
Theo các ông, việc nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng thắc mắc về bản quyền tác giả trong các bức ảnh poster có đúng không?
Ông Vi Kiến Thành : Qua những ǵ thông tin đăng tải trên báo chí, tôi cho rằng việc Hăng phim Việt viện dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và Quyền liên quan để lư giải những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng không phải là tác phẩm nhiếp ảnh là chưa phản ánh đúng bản chất sự việc.
Các bức ảnh do Đặng Minh Tùng chụp tại hiện trường không thể coi là h́nh ảnh tĩnh được lấy ra từ tác phẩm điện ảnh. Anh Tùng là người bấm máy và tạo ra các bức ảnh đó.
Việc cho rằng những tác phẩm của Tùng là của tập thể với các thành phần khác như đạo diễn, họa sĩ thiết kế dàn dựng tạo bối cảnh, diễn viên đứng tạo h́nh... là thiếu chính xác.
Có bối cảnh và nhân vật nhưng người nghệ sĩ nhiếp ảnh phải sáng tạo bằng ống kính và con mắt riêng của ḿnh. Cách xử lư góc chụp, ánh sáng và bắt thần của diễn viên của mỗi người một khác. Không thể phủ định quyền nhân thân các bức ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận” của Đặng Minh Tùng.
- Ông Vũ Ngọc Hoan: Tôi nghĩ Tùng có quyền đ̣i hỏi quyền nhân thân của ḿnh. Từ trước tới nay hầu như trên các poster phim không có quy định ghi tên nhà nhiếp ảnh trong thành phần sáng tạo. Việc nhà sản xuất quyết định các chức danh trên poster là do họ.
Poster có thể coi là một nhăn mác, có thể sử dụng ảnh của người khác khi làm thiết kế. Tuy nhiên phải được sự đồng ư của nhà nhiếp ảnh cũng như trả nhuận bút đàng hoàng. Trên nhăn mác có sử dụng tên người chụp là do hợp đồng giữa hai bên.Trong sản xuất bộ phim này, khi nhắc tới chức danh nhiếp ảnh gia, người ta sẽ nghĩ ngay tới người chụp các bức ảnh trong poster và ảnh cung cấp cho báo chí. Nhà sản xuất sử dụng toàn bộ những công việc này chủ yếu là của nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng v́ vậy anh Tùng thắc mắc là có lư của ḿnh khi chức danh nhiếp ảnh gia lại thuộc về ông Trần Huy Hoan.
Với tư cách là cơ quan quản lư nhà nước có liên quan tới lĩnh vực bản quyền tác giả, theo các ông, trong vụ việc này ai sai, ai đúng và trách nhiệm thuộc về đâu?
- Ông Vi Kiến Thành: Tôi cho rằng trong vụ việc này nhà sản xuất phim đă không tôn trọng quyền nhân thân của tác giả những bức ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận”. Quyền tài sản có thể được chuyển giao nhưng quyền về nhân thân th́ không được chuyển giao v́ pháp luật không cho phép. Nhà sản xuất là chủ sở hữu các bức ảnh nhưng họ không thể phủ nhận quyền nhân thân của Đặng Minh Tùng. Đây là quyền vĩnh viễn không có ǵ phải bàn.

Ông Vũ Ngọc Hoan- : Đừng nghĩ rằng những bức ảnh này đă là tài sản sở hữu và chỉ cần trả nhuận bút rồi lờ đi quyền nhân thân của tác giả. Nhà sản xuất đă sơ suất khi quên hoặc cố t́nh quên tên chức danh nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng, trong khi đó lại đưa ông Trần Huy Hoan vào chức danh này đă dẫn tới sự hiểu lầm không chỉ đối với tác giả mà cả đối với công luận.
Ông Trần Huy Hoan tham gia vào bộ phim không chỉ là một nhà nhiếp ảnh thông thường mà theo thông cáo báo chí của Hăng phim Việt, ông c̣n tham gia ở những chức danh khác. Thực ra nhà sản xuất cũng có cái lư của họ v́ chức danh “Nhiếp ảnh” đưa ra có thể hiểu chỉ là một danh tính của người tham gia. Ví dụ như có những bức ảnh được chụp không phải do người có chức danh “Nhiếp ảnh gia” thực hiện.
Nếu nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng cùng với Hội Nhiếp ảnh TP.HCM có đơn gửi tới đề nghị giải quyết về vấn đề bản quyền những bức ảnh của ḿnh, liệu cơ quan chức năng có vào cuộc?- Ông Vi Kiến Thành: Theo tôi, nhà sản xuất nên cùng với các nhà nhiếp ảnh ngồi lại với nhau, và có một lời giải thích cụ thể hơn trước công luận để chứng nhận quyền nhân thân các bức ảnh trong poster “Cánh đồng bất tận” là của nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng. Nếu sự việc xảy ra như phóng viên đề cập, chúng tôi sẽ tham gia thẩm định với tư cách là cơ quan quản lư về chuyên môn nghiệp vụ nhiếp ảnh.
- Ông Vũ Ngọc Hoan: Thực ra vi phạm bản quyền trong vụ việc này chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng qua đây cũng đă góp phần cảnh báo về vấn đề bản quyền. Dĩ nhiên, nếu có khiếu nại gửi về, chúng tôi sẵn sàng tiếp cận nghiên cứu và t́m lời giải theo trách nhiệm của cơ quan quản lư nhà nước về lĩnh vực này.
Qua những thông tin từ báo chí, tôi cho rằng, nhà sản xuất chưa nghiên cứu kỹ và tôn trọng quyền nhân thân của nhà nhiếp ảnh. Có lẽ cái mà nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng cũng như nhiều nhà nhiếp ảnh thấy rằng họ chỉ cần một lời giải thích rơ ràng về quyền nhân thân các bức ảnh khi nhà sản xuất công bố các chức danh để tránh sự hiểu lầm, gây thắc mắc, mập mờ.
“Nếu anh Tùng kiện, tôi sẽ t́nh nguyện bảo vệ quyền lợi miễn phí”
Luật sư Nguyễn Tư Thúc
Theo quy định pháp luật Việt Nam, Quyền tác giả bao gồm Quyền nhân thân và Quyền sở hữu (tài sản). Liên quan đến sự việc Hăng phim Việt sử dụng h́nh ảnh chụp của anh Đặng Minh Tùng ghi lại hiện trường đoàn làm phim Cánh đồng bất tận vào việc thiết kế sản xuất poster quảng cáo cho phim, anh Đặng Minh Tùng không tranh chấp với Hăng phim Việt về Quyền sở hữu (tài sản) mà chỉ có ư kiến rằng: Hăng phim Việt có hay không vi phạm pháp luật khi đă chối bỏ, cố t́nh không ghi tên cha đẻ tạo ra những bức ảnh được sử dụng làm poster phim?
Ai cũng biết rằng để có được những tấm ảnh như ư, có giá trị nghệ thuật, giá trị biểu cảm, giá trị thương mại cao, các nhiếp ảnh gia phải lao động vất vả như thế nào, họ phải chộp bắt được những khoảnh khắc bất chợt thoáng qua, phải sử dụng đến con mắt tâm tưởng của nhiếp ảnh gia để nh́n nhận đánh giá sự việc đang xảy ra trước mặt và sử dụng ngôn ngữ nhiếp ảnh là ánh sáng, h́nh khối, màu sắc, bố cục... chuyển tải tư tưởng, ư đồ người cầm máy muốn thể hiện bằng tác phẩm của ḿnh (những tấm ảnh chụp) đem đến cho người xem, đây không đơn thuần là việc ghi lại những h́nh ảnh thực tế cuộc sống đang diễn ra trước mắt...
Ngoài ra, để tạo ra được những tấm ảnh độc đáo có sức biểu cảm nghệ thuật cao, người cầm máy c̣n phải biết kết hợp, khai thác tốt nhất những chất liệu tạo nên bức ảnh (phong cảnh, trang phục, diễn xuất diễn viên tham gia...), ngoài ra người cầm máy c̣n phải vận dụng tối đa những yếu tố kỹ thuật để làm nên bức ảnh (góc chụp, hướng chụp, xử lư ánh sáng, điều kiện chụp tại hiện trường...) những bức ảnh được ra đời dưới sự sáng tạo của nhiếp ảnh gia được sử dụng để làm poster thực sự là kết quả lao động sáng tạo, là những sản phẩm, đứa con tinh thần của nhiếp ảnh gia, không thể được đồng hóa với nhận định như của Hăng Phim Việt: “... Dưới góc độ pháp lư poster được hiểu như bao b́ sản phẩm, nhăn hiệu và quảng cáo của hàng hóa và không cần ghi tên những người thực hiện poster là ai?...” (Trích thông cáo báo chí của Hăng phim Việt ngày 29.11.2010).
V́ thế, tôi cho rằng lối cư xử của Hăng phim Việt đối với anh Đặng Minh Tùng là không đẹp, những h́nh ảnh ấn tượng trên poster đă tạo nên sự thành công không nhỏ đối với bộ phim đă không được Hăng phim Việt ghi nhận công lao tác giả , việc ghi tên nhiếp ảnh gia lên tác phẩm của người khác là việc vi phạm pháp luật. Tôi t́nh nguyện hỗ trợ bảo vệ quyền lợi miễn phí cho anh Đặng Minh Tùng nếu như anh có khởi kiện yêu cầu Ṭa án giải quyết.
(Luật sư Nguyễn Tư Thúc
Giám đốc Công ty Luật TNHH Sở hữu trí tuệ Thúc - T.I.P Law Fim)
THÚY HIỀN (thực hiện)


http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/31548.vho
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to amthanhmoi For This Useful Post:
Nhím con (04-12-10)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:01 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.