|
#1
|
||||
|
||||
TẢN MẠN chuyện VƠ LÂM
TẢN MẠN
CHUYỆN VƠ LÂM Nhiều tác giả Chào các bạn Tiểu thuyết vơ hiệp kỳ t́nh Trung Hoa là một thế giới loài người thu nhỏ, mà mỗi nhân vật trong đó - đều được xây dựng từ một hoặc nhiều nguyên mẫu ở ngoài đời - đại diện cho các nhân sinh quan đă và đang tồn tại. Những cảm nhận về nhân vật vơ lâm, trong các tác phẩm Vơ hiệp kỳ t́nh Trung Hoa – nhiều nhất là ở tác phẩm vơ hiệp của nhà văn KIM DUNG - sẽ giúp chúng ta có cái nh́n tương đối chính xác về các mặt của xă hội, của con người đang sống trong cùng một thế giới - để chiêm nghiệm về những biến ảo của cuộc đời này. Hoa thơm, mỗi người thưởng thức một tí, không dám hưởng một ḿnh. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn. Nguyệt Viên, 6:00 PM 17-11-2011 HANSY PHẦN 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TRƯƠNG VÔ KỴ 2. TR̀NH LINH TỐ 3. ĐOÀN NAM ĐẾ 4. TIỂU CHIÊU 5. ĐỊCH VÂN 6. A TỬ Lần sửa cuối bởi Hansy; 01-12-11 lúc 04:49 PM |
#2
|
||||
|
||||
LỜI MỞ ĐẦU Cơi giang hồ trong tác phẩm Kim Dung có thể được xem như một thế giới thu nhỏ, mà sự tồn tại, vận động và diễn biến của nó, ở một b́nh diện nào đó đều được phóng chiếu từ những quy luật lịch sử. Tranh bá xưng hùng, mưu toan thống nhất giang hồ, khát vọng làm vơ lâm chí tôn. Danh vọng và quyền lực măi măi cuốn hút các cao thủ vơ lâm vào cơn lốc cuống bạo của lịch sử. Thỉnh thoảng có một môn phái lạ nổi lên hoặc một nhân vật tuấn kiết đột nhiên quật khởi, làm xáo động giang hồ và đem lại cho vơ lâm những trận cuồng phong mới. Từ bối cảnh đó cũng nảy sinh ra ước mơ một giang hồ hết cảnh can qua. Hoặc bằng bạo lực và thủ đoạn. Hoặc bằng chân tâm và bản lĩnh. Người Trung Hoa thường nh́n lịch sử như một biến cố chuyển động h́nh sin, cứ tuần hoàn theo chu kỳ: định loạn, ly hợp, tụ tán, thịnh suy. Điều này thường được nh́n rất rơ trong các loại tiểu thuyết chương hồi. Tam Quốc Chí mở đầu bằng đoạn: “Thoạt thuyết thiên hạ đại thể, phần cừu tắc hợp, hợp cừu tắc phân. Chu mạt thất quốc phân tranh, tịnh nhập vu Tấn. Cập Tấn diệt chi hậu, Sở Hán phân tranh hựu tịnh nhập vu Hán, Hán triều tự Cao Tổ trảm xà nhi khởi nghĩa, nhất thống thiên hạ; hậu lai Quang Vũ trùng hưng truyền chí Hiến Đế, toại phân vi tam quốc”. (Nói về đại thể trong thiên hạ, phân chia lâu tác hợp lại, hợp lại lâu tác phân chia. Cuối đời Chu bảy nước tranh hùng, bị Tần thâu tóm. Sau khi Tần bị diệt, Hán Sở phân tranh, thiên hạ lại về với Hán. Từ khi Hán Cao Tổ chém rắn khởi nghĩa, nhất thống thiên hạ. Đến đời Quang Vũ lại trùng hưng nhà Hán, truyền đến Hiến Đế lại chia thành ba nước). Lịch sử cứ thế mà diễn tiến. Thống nhất và ly loạn. Chiến tranh và ḥa b́nh. Hai mặt đối lập đó cứ đan xen măi để thúc đẩy ḍng chảy của lịch sử. Thống nhất thiên hạ cũng là ước mơ của bao kẻ hùng tài đại lược có tài kinh bang tái thế, từ cổ chí kim. Tần Thủy Hoàng b́nh định sáu nước, mở đầu công cuộc thống nhất Trung Hoa từ khi nhà Chu suy vong. Nhưng máu đổ quá nhiều. Biết bao nhiêu âm mưu thủ đoạn đă diễn ra, biết bao nhiêu xác người đă ngă xuống, biết bao nhiêu chất xám đă tổn hao để dệt nên bức tranh thống nhất đẫm máu cuối thời Chiến Quốc. Lục vương tất, tứ hải nhất (Sáu vua chấm dứt, bốn biển thống nhất – A Pḥng cung phú – Đỗ Mục). Thế là nguy cơ của các quốc gia đối địch không c̣n, Tất cả mọi binh khí được thu hết, đem nấu để đúc thành chuông đỉnh. Thế là nguy cơ binh khí không c̣n. Những tưởng can qua sẽ v́ thế mà chấm dứt vĩnh viễn, thiên hạ sẽ b́nh yên và nhà Tần sẽ cai trị đến thiên thu. Đâu hay chỉ vài năm sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, thiên hạ lại đại loạn và thuộc về nhà Hán. Những kẻ hùng tài muốn dùng ư chí để điều khiển sự vận động của lịch sử vẫn không hiểu được rằng có một trật tự kỳ lạ luôn được tái lập giữa sự hỗn loạn. Lịch sử vẩn luôn trôi chảy theo con đường đi của nó và cứ âm thầm tái lập những giá trị giữa những mưu toan hùng bá của con người. Giấc mơ thống nhất châu Âu cùa Napoléon đă tan theo bọt sóng ngoài khơi đảo Saint Hélène. Viễn tưởng đế chế ngàn năm của Tần Thủy Hoàng đă chảy thành tro trong ngọn lửa đốt cung A Pḥng và trong cảnh tan hoang của cửa quan Hàm Cốc. Người ta mới thấy rằng lịch sử vẫn luôn lớn hơn ư chí và tham vọng của con người. Để thiên hạ thực sự thái b́nh th́ không thề chỉ đơn thùân dựa vào bạo lực để trấn áp tất cả các lực lượng đối nghịch, mà phải có một mẫu người lư tưởng dùng đức để cảm hóa th́ mới có thể cứ ung dung “thỏng tay mà trị yên thiên hạ”. Truyền thống Trung Hoa cho rằng, chỉ có bậc “thánh nhân” như Nghiêu Thuấn mới làm được điều đó. Nghiêu th́ đại từ, Thuấn th́ đại hiếu, tấm ḷng từ hiếu của họ đă cảm động được cả trời đất, nên dễ dàng cảm động được ḷng người. Trang Tử gọi đó là bậc: “nội thánh ngoại vương” (trong có thể làm thánh mà ngoài có thể làm vua). Sự yên tĩnh trong lịch sử chỉ là sự cân bằng tạm thời của một quả trứng được đặt dựng đứng trên một mặt phẳng nghiêng. Phải mất nhiều công sức mới làm được điều đó, nhưng sự cân bằng đó lại quá mong manh. Chỉ một cơn gió nhẹ là nó sẽ đổ nhào ngay, và tiếp tục lăn lông lốc. Trong suốt ḍng chảy của lịch sử Trung Hoa thời phong kiến, người ta vẫn luôn mơ đến một Nghiêu Thuấn với viễn cảnh thiên hạ thống nhất. Đó phải là mẫu người nhân hậu khoan dung và tổng hợp được mọi cái hay, cái giỏi của mọi người khác. Tài phải đủ để thiên hạ bội phục, và đức phải thừa để thiên hạ nghiêng ḿnh. Vua Thuấn mồ côi mẹ, cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác. Mẹ ghẻ cùng em đời sau là Tượng rất hung ác, t́m mọi cách để giết Thuấn. Mẹ ghẻ bắt Thuấn đi cày ở Lịch Sơn, Trời bèn sai voi đến cày, chim đến nhặt cỏ. Mẹ ghẻ sai Thuấn đào giếng rồi lấp giếng, rồng lại đưa Thuấn thoát nạn. Tượng đốt nhà để giết anh, Thuấn vẫn thoát thân. Bị ngược đăi tàn ác, nhưng Thuấn vẫn luôn khoan dung độ lượng tha thứ cho họ. Cuối cùng, tấm ḷng đôn hậu đó đă cải hóa được cả hai mẹ con. Vua Nghiêu nghe tiếng bèn nhường ngôi cho Thuấn. Thiên hạ được hưởng thái b́nh. Nơi nơi đều vang tiếng âu ca. |
#3
|
||||
|
||||
1.
TRƯƠNG VÔ KỴ Người ấp ủ giấc mơ thống nhất giang hồ bằng vương đạo. 1 Cha là ngũ hiệp Trương Thuư Sơn, phái Vơ Đang, mẹ là "ma nữ" Ân Tố Tố của Thiên Ưng Giáo. Trương Vô Kỵ là đứa con mang há ḍng máu chánh tà, ra đời trong một bối cảnh nghiệt ngă, và số phận đưa đẩy phải đảm nhận vai tṛ hoá giải hận thù xung đột truyến kiếp giữa Minh giáo với Lục đại môn phái. Sinh ra trên Băng Hoả đảo, Trương Vô Kỵ có được cái tâm đôn hậu của một "thánh nhân" kiểu vua Thuấn, có lẽ nhờ bẩm thụ được linh khí của trời đất. Về đến Trung Thổ, chứng kiến cảnh cha mẹ bị bức tử, và nhận di ngôn của mẹ là phải báo thù, trái tim trẻ thơ đó có lần thoáng lên ngọn lửa hờn căm, nhưng rồi nó dễ dàng bị dập tắt trong biển ḷng nhân hậu. Trên Quanh Minh đỉnh, Trương Vô Kỵ lần đầu tiên hiển lộ thân thủ, dùng tuyệt thế thần công áp đảo cả hai phe chính tà, cứu nguy cho phe Minh giáo trước sự tấn công của Lục đại môn phái, khiến mọi người đều kinh hăi lẫn thán phục. Lúc đó, dù đối diện với bao kẻ thù, và quá đủ điều kiện để rửa hờn, nhưng chàng thiếu niên Trương Vô Kỵ đă biết xóa bỏ mọi tư thù để xả thân hóa giải tất cả oán cừu giữa hai khối chính tà. Không có ai bắt buộc, cũng không có động cơ riêng tư nào, mà chỉ đơn thuần v́ tiếng gọi của lương tri muốn xóa bỏ mọi hận thù trong chốn giang hồ. Chàng thiếu niên trẻ tuổi đó tự nhiên đảm nhận sứ mệnh đem lại yên b́nh cho vơ lâm. Phe chính giáo chấp nhận ra đi, với tâm trạng hân hoan và lá cờ sáng ngời chính nghĩa. Phe Minh giáo tránh được một thảm họa diệt vong, xung đột nội bộ chấm dứt và tất cả giáo chúng đều đồng tâm tôn Trương Vô Kỵ lên ngôi giáo chủ đời thứ ba mươi bốn. Đó là h́nh ảnh ban đầu của “vua Thuấn vơ lâm”. |
#4
|
|||
|
|||
Topic hay lắm Hansy. Pl trực topic này chờ đọc bài của Hansy nha...
|
#5
|
||||
|
||||
TRƯƠNG VÔ KỴ
2 Tại chùa Vạn An, Trương Vô Kỵ cũng không ngần ngại xả thân cứu tất cả các cao thủ của Lục đại môn phái thoát khỏi tháp lửa, trong đó không thiếu những kẻ đă đối xử hiểm độc và thô bỉ với ḿnh. Dĩ đức báo oán, Trương Vô Kỵ đă thực sự chinh phục được cả hai phe chính lẫn tà. Có lẽ không thể có nhân vật vơ lâm nào lư tưởng hơn để thiết kế công cuộc thống nhất vơ lâm. Vừa khoan dung nhân hậu, vừa thông thạo y thuật, vơ công lại vô địch khi tổng hợp được hai môn tuyệt học của hai phe chính tà: Cửu dương thần công của phái Thiếu Lâm và Càn khôn đại na di của Minh giáo ở mức cao nhất. Thân thế cũng quá đổi đặc biệt: Mang hai ḍng máu chính tà, cháu ngoại Bạch Mi Ưng Vương, đồ tôn của Trương Tam Phong, nghĩa tử của Kim Mao Sư Vương. Và điều quan trọng bậc nhất là Trương Vô Kỵ được cả hai phe chính tà mặc nhiên xem như là minh chủ vơ lâm. Một sự tổng hợp quá đổi lư tưởng, quá đổi tham lam và quá đổi cường điệu, chỉ xuất hiện một lần trong mọi tác phẩm vơ hiệp. Cho nên, Trương Vô Kỵ chỉ là cái bóng để Kim Dung thử triển khai ư đồ của ḿnh. Nói chung, đó là h́nh ảnh của một vua Thuấn chốn vơ lâm, vừa sành y đạo của Kỳ Bá, vừa thấu triệt Cửu dương thần công lẫn Càn khôn đại na di! Nhưng h́nh ảnh lư tưởng đó có đem lại sự thành công như mong đợi hay không? Mọi mưu toan thống nhất giang hồ bằng thủ đoạn bá đạo như Tả Lănh Thiền, Nhạc Bất Quần hoặc Nhậm Ngũ Hành đều đưa đến kết cục bi thảm cho kẻ thủ ác lẫn nạn nhân. Tả Lănh Thiền bỏ thây giữa đám loạn kiếm trong thạch động. Nhậm Ngũ Hành bỏ mạng v́ Hấp Tinh đại pháp, môn vơ công bá đạo mà ông ta dùng làm phương tiện để xưng bá giang hồ. Nhạc Bất Quần trở thành một quái tượng sinh lư như Đông Phương Bất Bại. Nhưng nếu từ bỏ con đường bá đạo để thống nhất giang hồ bằng con đường vương đạo như Trương Vô Kỵ cũng không thể thành công. Đó chỉ là giấc mơ ngàn đời của bao thế hệ phương Đông. Bởi lẽ, chắc ǵ Nghiêu Thuấn đă có thật, và cái xă hội “thời thái b́nh cửa thường bỏ ngơ” (Nguyễn Công Trứ) cũng chỉ là một “vùng đất hứa” muôn thuở của con người. Mạnh Tử suốt đời giong ruổi để thuyết phục các vị vua đương thời trị nước theo vương đạo, nên đành chấp nhận thất bại. Tần Thủy Hoàng biết dùng tư tưởng pháp gia bá đạo của Hàn Phi Tử nên đă thành công. Đó là lịch sử. |
#6
|
||||
|
||||
TRƯƠNG VÔ KỴ
CUỐI Con người đôn hậu Trương Vô Kỵ đó hoàn toàn không có thủ đoạn và tham vọng chính trị nên dễ dàng sa bẫy Chu Nguyên Chương. Tên gian hùng này bày việc giết Hàn Lâm Nhi với bọn Tử Đạt và Thường Ngộ Xuân, nhưng lại âm thầm bố trí bối cảnh để Trương Vô Kỵ nghe lầm là hai vị đại ca kết nghĩa của ḿnh đang mưu toan cùng Chu Nguyên Chương ám hại ḿnh để mưu cầu công danh phú quư. Chỉ ngần đó cũng đủ để con người Trương Vô Kỵ trọng nghĩa quư t́nh kia ngán ngẫm cuộc “tranh bá đồ vương” để âm thầm mang Triệu Mẫn ra đi, nhường sân khấu chính trị lại cho tên gian hùng Chu Nguyên Chương dựng nên triều Minh. Một phần ḍng chảy giang hồ ḥa nhập vào ḍng chảy của lịch sử và tan biến trong đó. Phần khác vẫn cứ âm thâm trôi theo chu kỳ muôn thuở. Trong ḍng chảy đó, sẽ tiếp tục có những Trương Vô Kỵ, ngày ngày kẻ lông mày cho hiền thê để giấc mơ “thống nhất giang hồ” của Kim Dung ch́m trong ánh mắt hồ thu của giai nhân, sẽ tiếp tục có những Vi Tiểu Bảo lưu manh nhưng nghĩa hiệp, cũng như sẽ tiếp tục có những lăng tử Lệnh Hồ Xung đáng yêu bên cạnh những Nghi Lâm vướng lụy. Và c̣n măi những mưu toan dùng thủ đoạn cùng bạo lực để thống trị vơ lâm đan xen với những hoài băo thống nhất giang hồ bằng con đường vương đạo. Cái nào sẽ thắng? Câu hỏi sẽ được bỏ lửng. Nhưng lịch sử giang hồ vẫn tiếp tục ḍng chảy trong tác phẩm Kim Dung, dù Kim Dung đă ngừng bút từ lâu. TRƯƠNG VÔ KỴ |
#8
|
||||
|
||||
2.
TR̀NH LINH TỐ 1 Trên đống đổ nát, bụi mù cuốn đi những dấu vết cuối cùng của thành Troy kiêu ngạo sừng sững phương Đông, v́ người con gái đẹp nhất cơi đời Hélène mà tan thành cát bụi sau cuộc chiến vô nghĩa suốt mười năm ṛng ră. Cô Tô đài trong đống tro tàn vẫn luyến lưu gót ngọc Tây Thi, những bước đi tha thướt tưởng chừng vô lực lại kéo theo sự sụp đổ của một vương triều. Giang sơn Đại Đường nghiêng ngă, Mă Ngôi pha chôn vùi cành hoa tươi thắm, sương móc đọng mùi hương “Nhất chi hồng diễm lệ ngưng hương”(**) Dương Quư Phi để Trường hận ca vang vọng măi chốn nhân gian. Hóa công ưu ái tặng thêm linh khí cho những đóa hoa tươi thắm tạo ra tuyệt sắc mỹ nhân để làm công cụ đắc lực cho cuộc bày phá của ḿnh hay để cười nhạo sự si mê của con người? Dù thế nhân có lạnh lùng gán cho mỹ nhân tiếng chua cay “Hồng nhan họa thủy", cái đẹp muôn đời vẫn được phụng hiến và tôn thờ trong nhạc họa thi ca. Ḍng lịch sử tiếp tục tuôn chảy, cuốn theo nó bao nhiêu định kiến, thị phi của con người để lấy lại công bằng cho giai nhân, để tội lỗi trả về cho những kẻ say hương đắm sắc. Dáng kiều thấp thoáng dệt nên màn sương khói lung linh, tô thêm muôn phần diễm lệ cho bao tác phẩm bất hủ xưa nay. Tiểu thuyết vơ hiệp kỳ t́nh cuốn hút người đọc bởi bên những chén rượu nồng say khướt không thôi, vơ công quán tuyệt thiên thu, hào khí ngất trời, c̣n bao bóng hồng kiều mỵ. Sự xuất hiện của mỗi giai nhân trong tác phẩm Kim Dung đều khiến ta phải xao xuyến ngẩn ngơ. Vương Ngữ Yên diễm lệ vô song như ngọc tượng cho anh đồ gàn Đoàn Dự hồn xiêu phách tán. Hoàng Dung cởi bỏ lớp áo ăn mày, xinh tươi khôn tả khiến chàng khờ Quách Tĩnh chấn động tâm thần. Nhan sắc mỹ miều của Triệu Mẫn, tú lệ của Chu Chỉ Nhược, rạng rỡ của Tiểu Chiêu đẩy Trương Vô Kỵ khốn quẫn trong ṿng vây t́nh ái. Tiểu Long Nữ thanh thoát lướt đi với tà áo trắng tung bay trong gió, đóa hoa thiên giới hương thơm vượt lên mọi cỏ cây trần tục ấy đă xóa nḥa hết thảy khái niệm giai nhân trong kim cổ… Ôi, rừng hoa sắc nước hương trời mới muôn màu muôn vẻ biết chừng nào! -------- (*) Một tấm ḷng băng tại hồ ngọc (Phù Dung lâu tống Tân Tiệm – Vương Xương Linh) (**) Thanh b́nh điệu – Lư Bạch |
#9
|
||||
|
||||
TR̀NH LINH TỐ
2 Chỉ đến “Phi hồ ngoại truyện”, ta mới bắt gặp một nhân vật nữ không có dung nhan xinh đẹp. Ấn tượng đầu tiên của bạn đọc về Tŕnh Linh Tố chỉ là một cô bé da dẻ vàng vọt, c̣m cơi, ốm yếu, măi mê chăm sóc vườn hoa. Hẳn Kim Dung cảm thấy như vậy thật bất công nên dù không tặng nàng nụ cười hàm tiếu, chân dung của Tŕnh Linh Tố vẫn được đểm tô bởi khóe mắt thu ba. Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng Hồ gương ơi! Sao sóng lục vô chừng! Ly tao – Bùi Giáng Nàng tựa hồ đóa cúc dại hương thơm nhẹ nhàng tỏa khắp Động Đ́nh Hồ. Dù màu trắng thơ ngây có bị sắc màu rực rỡ của bao loài hoa đẹp khác lấn át, đóa cúc vẫn hài ḷng với những ǵ tạo hóa ban cho, măn nguyện x̣e tung bộ áo như vầng thái dương thu nhỏ quanh ḿnh. Tại vườn hoa, gánh nước giúp nàng thôn nữ, Hồ Phỉ không biết ḿnh vô t́nh khiến trái tim Tŕnh Linh Tố rung lên những cung bậc đầu tiên của ái t́nh kỳ diệu. Ngay khi trao cho chàng đóa hoa Thất tâm hải đường, sợi tơ mỏng manh nhưng bền chắc của Nguyệt lăo vĩnh viễn cột chặt Tŕnh Linh Tố vào mối t́nh vô vọng đơn phương. Phải đâu Hồ Phỉ v́ dung nhan Tŕnh Linh Tố không sánh được với Viên Tử Y mà không yêu nàng. Hồ Phỉ chẳng là hạng phàm phu tục tử chỉ biết đánh giá con người qua nhan sắc, huống chi chàng đă nghiêng ḿnh thán phục trước sự thông minh tinh tế của nàng đệ tử Độc thủ dược vương. Nếu đem mấy chữ “trọng sắc khinh hương” gói trọn tâm linh Hồ Phỉ há chẳng phải quá bất công? Trái tim chàng không thể chứa thêm ai bởi v́ trước mắt chỉ phất phơ bóng h́nh tà áo tím. Con ngọc phụng Viên Yên Tử để lại có khác chi vết sẹo Ân Ly mang theo từ thuở thiếu thời? Vết thương đă liền da mà trong trái tim dạt dào một biển yêu thương, phụng hoàng tưởng vô tri lại chở theo đôi cánh ngọc một trời thương nhớ. Bên cạnh Nhậm Doanh Doanh dung nhan tuyệt tục, hết ḷng yêu thương, Lệnh Hồ Xung vẫn quay quắt đớn đau, nhất dạ chung t́nh với Nhạc Linh San sư muội. Ân Ly ngoảnh mặt đi với Tăng A Ngưu Trương Vô Kỵ để t́m kiếm vô vọng bóng h́nh cậu bé bướng bĩnh ngày xưa. Mối t́nh đầu tuyệt đích đă khiến con tim si mê, cố chấp đến nhường thế sao nỡ trách Hồ Phỉ không đáp lại t́nh yêu của Tŕnh Linh Tố? |
#10
|
||||
|
||||
TR̀NH LINH TỐ
3 Sau này, Hồ Phỉ một lần nữa trái tim rung động trước người con gái của kẻ thù không đội trời chung Miêu Nhân Phương. Khác với mối t́nh đầu ngọt ngào nhưng kết thúc trong dang dở dành cho Tử Y, cảm xúc của Hồ Phỉ đối với Miêu Nhược Lan hẳn giống như một con thuyền bôn ba qua bao sóng to gió lớn chợt nh́n thấy một bến đỗ b́nh yên và muốn ngừng lại nương náu. Ngọn khói bốc lên từ mái nhà thấp thoáng, sưởi ấm cơi ḷng người lữ khách dày dặn phong sương, mỏi mắt ngóng trông nơi cố quận. Giọng hát thắm thiết ân t́nh của Miêu Nhược Lan khiến trái tim của kẻ hành tẩu giang hồ độc văng độc lai ngân lên những giai điệu hạnh phúc tưởng đă xa vời. Trước người con gái mỏng mai như khói, dịu dàng như cành liễu nương ḿnh theo gió, có người đàn ông nào lại không động ḷng, lại không muốn che chở yêu thương? Trong ba tri kỷ bên cạnh Hồ Phỉ, Tŕnh Linh Tố chưa bao giờ hưởng được mật ngọt t́nh yêu bởi chàng vĩnh viễn dành cho nàng t́nh thương trọn vẹn của người anh đối với cô em gái bé bỏng.Tŕnh Linh Tố vẫn lặng lẽ chấp nhận đóng trọn vai “Nhị muội”, giấu đi tiếng ḷng thổn thức không nguôi để kề cận người yêu dấu, hoan hỉ chấp nhận tất cả để ngày ngày cùng chàng hành tẩu giang hồ. Nếu anh là chân trời xa xôi, em sẽ là một cánh chim rong ruổi. Nếu anh là mặt trời, em sẽ là muôn đời làm một kiếp hướng dương”(*). Tŕnh Linh Tố không xinh đẹp nhưng tính cách tựa hồ không tỳ vết, khí chất cao nhă ấy trên đời liệu đă có mấy ai? Thông minh, cơ trí nhưng không kiêu ngạo, tính toán. Dụng độc thuần thục mà chẳng tàn ác nhẫn tâm. Sắc sảo, khôn ngoan vẫn mềm yếu, dịu dàng. Nếu người đọc chỉ v́ dung mạo không cuốn hút mà quay lưng lại với nhân vật Tŕnh Linh Tố há chẳng phài vô t́nh lắm ru? _______ (*) Muợn ư bài “Gọi em” của Nguyên Sa “Nếu em là chân trời xa, tôi sẽ là một cánh chim bằng rong ruổi. Nếu em là mặt trời th́ trên đường xích đạo, tôi sẽ muôn đời làm một kiếp hướng dương”. |
The Following User Says Thank You to Hansy For This Useful Post: | ||
Nhím con (23-11-11)
|
|
|