|
#1
|
||||
|
||||
MÙA LÁ CHÍN của Hồ Đắc Thiếu Anh
Tôi chưa có vinh hạnh được gặp Hồ Đắc Thiếu Anh (HĐTA) lần nào, cũng như chưa đọc nhiều tác phẩm của chị, chỉ biết chị qua một số bài thơ lẻ trên các báo và tạp chí, đặc biệt là trong Nhớ Huế và Sông Hương, hai tập san văn học lâu đời ở Cố Đô. Qua lời giới thiệu của nhà văn Trần Thị Linh Chi th́ biết chị là ḍng dơi con nhà thế gia vọng tộc ở Huế, là Hội viên Hội Nhà Văn Tp.HCM và đă xuất bản 4 thi tập bao gồm: Mênh Mông Chiều (NXB Trẻ 1992), Giọt Buồn Nghiêng (NXB Trẻ 1998, Mưa Rêu (NXB Trẻ 2003) và Mùa Lá Chín (NXB Văn học 2007) đồng thời là 4CD Album Thơ-Nhạc. Nghe tin chị sẽ đến Tây Đô trong một dịp gần đây, tôi đă t́m mượn tập thơ mới nhất của chị để t́m đọc. Trước khi làm thơ phải biết làm người, làm người phải biết cội nguồn, gốc ngọn. Ngay bài đầu tiên thay cho lời tựa của thi phẩm chị đă khiêm tốn náu ḿnh, thầm tự ví ḿnh như hạt bụi nhỏ nhoi, cám ơn Trời Phật, tổ tiên, cám ơn mẹ cha: “Cám ơn vô lượng kể từ/ Mẹ mang hạt bụi chín thu khuyết đầy” và “Nước cam lồ là t́nh cha yêu dấu/ Rót xuống đời con mát rượi ḍng thương”. Hạt bụi ấy đă hóa thân thành người con gái Huế có sắc đẹp mặn mà với “Làn da nguyệt quế” (vừa trắng lại vừa được ướp hương), có giọng nói “Dạ thưa mật rót vào tai”, nhưng đừng bao giờ để cho người đẹp phải “Dỗi hờn tia chớp”... Nói một cách khái quát nhất th́ tập thơ “Mùa lá chín” giống như một album ảnh hồi tưởng. Chị hoài niệm về quê hương có người mẹ hiền tần tảo một nắng hai sương, có người cha thương con hết mực, có bạn bè, có kư ức tuổi thơ; chị tưởng nhớ người em đă khuất; chị lưu luyến những mảnh đất chị đă đi qua; chị tri ân những con người chị có duyên hội ngộ; chị ghi lại những khoảnh khắc khó quên bất chợt gặp giữa đường đời. Làm người, ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ, để gởi gắm nỗi niềm tâm sự, nhất là những người đă xa quê. Quê hương trong thơ chị là ḍng sông phản chiếu nét trầm tư cổ kính “Ṿng tay ôm bờ phố/ Chan nắng tím chiều lên”; quê hương là “tà áo tím trang đài”, thướt tha duyên dáng; quê hương là núi Ngự B́nh soi bóng nước Hương Giang “…thả thông xanh cho hồn Huế trẻ”; quê hương là con thuyền xưa qua “bến đ̣ Thừa Phủ”, chầm chậm thả trôi “như đợi như chờ”; quê hương là Thành Nội rêu phong “c̣n nguyên dấu hài” ḥ hẹn; quê hương ngấm trong “điệu Nam B́nh trắc ẩn”, dào dạt, nhấp nhô gợn sóng; quê hương lắng trong tứ “Nam Ai bổng trầm” da diết; quê hương là “tách caffe sóng sánh”, “tím ngát” “một chiều mưa Vĩ Dạ”; quê hương là góc phố đêm đêm réo rắt tiếng “Dương cầm”… Nhưng quê hương gần gũi nhất, thân thương nhất vẫn ẩn chứa bóng h́nh người mẹ: “Mênh mông ḷng Mẹ biển khơi/ Vầng trăng huyền diệu, bầu trời quê hương/ Tao nôi Mẹ, con lớn khôn/ Tóc pha chỉ trắng vẫn nương bóng gầy”; v́ vất vả nhất là người mẹ: “Đôi bờ tuyết sương tám lần vượt cạn” nên trang trọng nhất cũng là người mẹ: “Mạn thuyền nghiêng chèo chống nước xuôi ḍng/ Ḿnh hạc xương mai che ngược gió đông”. Người cha ít thấy xuất hiện trong tập thơ này nhưng chỉ một hai lần cũng đủ để biết “công cha như núi… Ngự B́nh”: “Làm biếng học/ Bố cầm roi đánh vào… cột nhà gỗ trắc”. Những tứ thơ rất lạ là những khám phá, có sức cuốn hút tôi mănh liệt: “Kể từ em bước sang sông/ Lưng ong sáu nhịp eo thon thẹn thùa/ Nón che má lúm tiền xưa/ Nụ cười trong nón chớm mùa khuyết trăng”. Một cách nh́n tinh tế rất Huế, cách nghĩ rất khác lạ, rất độc đáo, rất đặc trưng, không thể trộn lẫn với bất cứ ai! Sự so sánh, ví von “eo thon sáu nhịp” chỉ có thể thấy trong thơ HĐTA. Vẻ đẹp của cô gái thường được ví với trăng rằm tṛn đầy, nhưng với góc nh́n qua lăng kính duy vật biện chứng, chị đă nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn, hứa hẹn ở vầng trăng khuyết, như cô gái sắp tới tuần cặp kê. Nghệ thuật nhân hóa, phép ẩn dụ trong thơ của HĐTA đă đạt đến độ tự nhiên. Nếu người khác gán cho hiện tượng, cảnh vật tính cách, hành động th́ chị gởi vào đó cả tâm trạng, vóc dáng. Hăy lắng nghe chị tả con sông quê: “Vẫn ṿng eo thon buông lơi nhịp vơng”, “Tia gió giùng giằng nhíu mày, cau mặt”, “Thuyền nặng ca dao nghiêng mạn tṛng trành”, để tận hưởng cảm giác cận kề chiêm ngưỡng ḍng Hương như “Chiếc khăn nhung màu Huế nối sương ngàn/ Quàng cả hai mùa mưa nắng”. Hăy cảm nhận tiếng trái tim cát khát khao cuộn dâng, trào sóng: “Cát x̣e bờ ngực đón.../ Ngón vẽ h́nh người một dấu chấm than”. Hăy ngồi xuống x̣e tay đếm nắng để vừa mộng mơ, vừa chiêm nghiệm triết lư cuộc đời: “Thu vàng lá nuối trên cây/ Nắng hôn lá rụng vào tay đang x̣e”. Hăy nâng ly tiễn biệt bạn bè: “Giùng giằng mây cũng biết đau/ Nỗi buồn trĩu nặng nửa bầu trời nghiêng”. Hăy cùng chị đi dọc đất nước để ngắm nh́n gấm vóc giang san: “Theo dải lụa lưng ong/ Hai ḿnh đi không mỏi”. Chị là phụ nữ kinh kỳ, con nhà chữ nghĩa, chị không chỉ là người vợ đảm đang, là người mẹ hiền say mê công việc nội trợ, say mê t́m hiểu nghệ thuật ẩm thực Đông Tây, chị c̣n là nhà thơ và cũng là nghệ sĩ. Chất lăng mạn trong con người chị vừa có yếu tố bẩm sinh, vừa thấm đượm sắc màu văn hóa Cố Đô; vừa thùy mị, đoan trang lại vừa gần gũi, mộc mạc; vừa mang âm hưởng thiền của giáo lư nhà Phật vừa chất chứa tính cuồng nhiệt, đam mê của kiếp sống nhân sinh. Khi chị hóa thân thành giọt nắng để thỏa thuê chào đón ban mai: “Những hạt sương mai lúng liếng mắt cười/ Em một thời óng ả nắng vàng tươi/ Mắt lá biếc thuở xuân th́ đón đợi/ Nụ trúc đào cánh môi hồng gió với”. Khi chị ḥa ḿnh vào ḷng biển “Thả một giọt nước mắt vào đại dương/ Biển chao nghiêng một phía”, khi muốn làm kiếp thuyền trôi nổi, lênh đênh trên “Con phố nhỏ bồng bềnh không bến”, lại có khi cao hứng, chị muốn bay lên chín tầng mây: “Ta muốn đuổi trăng đến cuối trời”… Nhưng rồi, chị nghiệm ra rằng, làm tiên đâu biết lo toan, không có hờn ghen buồn tủi, nên dĩ nhiên càng không biết đến hạnh phúc nhân gian: “Làm tiên cơi tục mới là tiên”. Đôi khi mọi người lầm tưởng những nhân vật thành đạt ở đời như chị sẽ say sưa trong nhung lụa mà không biết buồn khổ, đắng cay. Không hẳn thế, nỗi buồn của chị cũng muôn màu muôn vẻ, khi êm đềm như phím đàn nhẹ lướt “Rơi quanh khúc sầu dịu êm”, khi lại mỏng manh như sương khói: “Có tiếng thở dài như hương/ Len vào từng viên thuốc đắng/ Khua bóng đêm chờ trời sáng/ Giấu đi biển động canh trường”; có khi nhẹ như gió thoảng, “lá rơi”, mảnh mai như “vết xước”, lại có khi đau như “dao cắt”… Nhà văn Trần Hữu Lục đă từng nhận xét về nỗi buồn trong thơ chị “chênh vênh” và “nghiêng”. Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm đó v́ chỉ riêng trong tập thơ này, xuất hiện khá nhiều “nghiêng”, “giùng giằng”, “tṛng trành”, nhiều nhất là “nghiêng”: “Đêm nghiêng lệch nửa bờ vai”; “Biển chao nghiêng một phía”; “Nghiêng nghiêng mái tóc huyền”, “Vĩ Dạ cau nghiêng”, “Sợi vàng sóng sánh lá thông nghiêng”… mà đặc biệt nhất là “Hạt sương ngày xưa thầm lặng/Bây giờ hạt lệ rơi nghiêng”. Chị làm thơ v́ yêu thơ, v́ muốn trải ḷng ḿnh: “Ngậm thơ làm thuốc rượu say/ Mượn trăng khuya lạnh lấp đầy chơi vơi”, để tạm quên nỗi buồn vướng víu, nhưng nào có thể quên: “Cười đau xuôi trọn biển đời/ Gơ thanh bằng trắc xé rời từng cơn/ Cắm môi viền gối đă sờn”,. Chị làm thơ là muốn chia sẻ với những người đồng điệu, ấy vậy mà có lúc chị cũng hờn trách thơ, chị ví von thơ như cái dằm ghim vào: “Chiếc dằm không nhọn mà đau”. Sự thật hiển nhiên mà lại hàm chứa triết lư sâu xa. Trong tập thơ của chị không thiếu những bài thơ hay, nhưng với riêng tôi, Lệ Biển và Hạt lệ rơi nghiêng làm tôi xao động nhất. Nếu trong Lệ Biển như chứa đựng tất cả trí tuệ, t́nh cảm, niềm vui, nỗi buồn, đức hy sinh của một kiếp người th́ Hạt lệ rơi nghiêng như nỗi niềm tâm sự sâu kín, dồn nén, chất chứa bao lâu bất chợt tuôn trào. Lúc t́nh cảm chứa chan, nồng nàn, người ta khóc v́ lưu luyến, khi ly biệt: “Thả một giọt nước mắt vào ḷng đại dương/ Biển trở ḿnh xao xác/ Sóng d́u nhau vỗ bọt trắng đôi bờ/ Sóng tạ từ hôn môi cát vàng xưa/ Cát hát câu ca người đi kẻ ở”, khóc mà vẫn c̣n khắc ghi ḥ hẹn. Người ta khóc để giấu che cơn bối rối, khỏi làm bịn rịn bước chân người đi: “Biển khóc gừng cay muối mặn/ Sóng ngắm sao khuya dấu tiếng thơ dài/ Sóng vỗ muôn chiều xoáy vỡ tim ai/ Âm vang lắng ch́m giọt sầu lệ biển”. Người ta khóc khi niềm vui hạnh phúc tràn bờ: “Biển mơ hồ vị ngọt/ Sóng khẽ khàng gối sóng ngỡ trăm năm/ Sóng nghiêng vai đỡ vội ánh trăng rằm”. Người ta vỡ ̣a ra những khát khao: “Phải chi em là hạt sương/ Phải chi anh là bờ lá/ Dẫu một phút chưa mặt trời/ Khoảnh khắc hóa thành tất cả”. Đọc đi đọc lại tập thơ của chị, đúng hơn không phải chỉ đọc mà làm việc với nó, tôi có cảm giác tiếc hùi hụi như một nhà sưu tầm mua được món đồ cổ quư hiếm bị một vài vết xước. Giá như không có một ít lỗi chính tả (gượng sóng/gợn sóng_tr.20, giùng giằng/dùng dằng_tr.51, giả từ/giă từ_tr.50,…); giá như có thể tận dụng những từ đồng nghĩa trong tiếng Việt để nâng cao hơn nữa nhạc điệu cho một đôi chỗ (Điển h́nh nhất là trong bài Hương xa) th́ chắc hẳn tập thơ sẽ là một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ. Nhưng biết đâu đó lại là cái răng khểnh mà tác giả muốn giữ lại để làm duyên cho đứa con tinh thần của ḿnh? Sẽ là quá chủ quan, v́ nếu chỉ mới đọc một tập thơ mà đă tự cho rằng nắm bắt hết cái đẹp trong tâm hồn chị. Tuy nhiên, không ít th́ nhiều, tôi cũng đă đồng cảm v́ đă đọc thơ chị rồi, tôi không thể dừng được mà muốn đọc thêm, có bài phải đọc đi, đọc lại để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cách nghĩ, cách nh́n, vẻ đẹp của tứ thơ, của cách tư duy nghệ thuật thoắt ẩn, thoắt hiện, như thực như ảo, đọc rồi th́ không thể không viết, viết rồi như không muốn ngưng tay. Hẳn đối với chị, sáng tác một bài thơ cho bạn yêu thơ đọc cũng say mê như nấu một món ngon để đăi khách vậy! Tháng 10/2008 Nắng Xuân |
|
|