NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Truyện Sưu Tầm > Truyện Ngắn
Nạp lại trang này Quà yêu - Truyện ngắn của Phan Trang Hy

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 16-07-11, 09:16 AM
truongcali truongcali đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gửi: 15
Thanks: 0
Thanked 15 Times in 10 Posts
Mặc định Quà yêu - Truyện ngắn của Phan Trang Hy

Quà yêu - Truyện ngắn của Phan Trang Hy

Quà yêu

Lệ thường, năm nào cũng vậy, khoảng 20 đến 25 tháng Chạp, tôi cúng tất niên giă từ năm cũ, chuẩn bị đón Xuân mới. Năm nào làm ăn kha khá, tôi thường mời dăm ba đứa bạn đến uống rượu mừng. C̣n th́ tôi làm trầm trà. Rồi cũng qua chuyện. Nhưng những năm gần đây, đời sống kinh tế ngày càng ổn định và phảt triển, cũng như bao người, gia đ́nh tôi, cứ năm hết Tết đến sắm sửa chút đỉnh tất niên. Tất nhiên là phải mời bạn bè đến chung vui.

Điểm mặt, bạn bè của tôi hầu như đủ cả : thằng Hồng, thằng Anh, thằng Tấn, thằng Lễ, thằng Lê, thằng An. Chỉ vỏn vẹn chừng ấy đứa bạn. Tất cả có mặt. Tất cả đang nói chuyện. Và hầu như - qua tôi - mọi người cũng đă biết nhau.

Bia được rót ra. Chúng tôi nâng ly chúc tụng nhau. Đồ ăn được dọn sẵn. Vợ con tôi xuống nội dự tất niên ở dưới đó. Chỉ c̣n chúng tôi với nhau. Năm nào cũng vậy, mỗi khi có chút “sương sương”, vợ con tôi biết điều lắm, không bao giờ quấy nhiễu chúng tôi, để mặc chúng tôi ăn uống, nói chuyện.

Độ vài ba ly, đứa th́ mặt tái, đứa th́ mặt đỏ, nhưng tất cả hầu như đều muốn nói, đều muốn giơ ly chúc tụng nhau. Thằng Hồng, thằng Tấn đi đến đâu là có nụ cười ở đó, nâng ly, giọng oang oang đầy vẻ quan chức, đồng thanh cao hứng : “Xin chúc gia chủ tiền vô như nước, tài lộc dồi dào !”. Tất cả vỗ tay, vỗ tay…

Lời qua tiếng lại, nào là chuyện làm ăn, chuyện các bà xă, chuyện học hành con cái…Nói đi nói lại cũng chừng ấy chuyện…Cái được vui nhất của chúng tôi là cười. Hầu như cả năm làm ăn, không thời gian thăm hỏi nhau, không có chút rảnh để uống ly cà-phê tâm sự cùng nhau, giờ được cười là quá tuyệt vời. Chúng tôi cười xả láng, cười như thể trút tất cả phiền muộn để thành người cười.

Tự dưng ḷng tôi có chút bâng khuâng. Cũng nụ cười của tôi nhưng giờ có khác mọi khi. Giờ, tôi cười thành tiếng, cười rũ rượi, cười không bị trói buộc bởi chuyện ǵ khác. Không phải là nụ cười xă giao, không phải là nụ cười gượng, cũng không phải là nụ cười khi được quà biếu - thi thoảng tôi cũng được quà biếu của phụ huynh, nhất là ngày 20-11, cũng không phải nụ cười buồn khi xa nhau của những kẻ hữu t́nh.

Không biết các bạn ra sao khi có người hiểu ḷng ḿnh, cùng ḿnh uống đôi ly, cùng ḿnh ngà ngà ? Riêng bọn chúng tôi như gần nhau hơn, như phơi ḷng cho nhau. Và đến lúc này, chúng tôi không muốn nói ǵ nữa ngoài chuyện văn nghệ, văn gừng, vui vẻ cuối năm. Chuyện “sương sương” rồi ḥ hát, có khuấy động con phố nhỏ, trở thành chuyện b́nh thường với mọi người ở quanh đây. Chúng tôi hát những bài hát thời trai trẻ. Từ “Hát cho dân tôi nghe” đến “Băo nổi lên rồi”, từ “Lá đỏ” đến “Sáu mươi năm cuộc đời”…, ai thuộc đoạn nào th́ hát đoạn đó. Không cần đúng nhịp, không cần đúng giai điệu ; miễn là có hát, có nghêu ngao cho đời vui, đời cười trong những ngày cuối năm.

Tôi chuếnh choáng, lấy đũa gơ chén đề nghị mọi người cho tôi hát bài “Cô hàng nước”, coi như một kỷ niệm đẹp của ḿnh, như để nhớ một thời tôi sống thật với ḷng ḿnh. Hát xong, tôi yêu cầu An : “Nè An ! Bọn chúng tau muốn nghe mi đọc thơ !”. An là nhà thơ, chúng tôi gọi nó như thế v́ thơ nó có lúc được đăng báo, nó cũng in một tập thơ t́nh ở thế kỷ trước. Mặt An tái. Nó lúng búng : “Ừ ! Th́ đọc. Nhưng đợi ḿnh chuẩn bị đă”. Nói xong, nó đứng lên xin phép vào pḥng riêng của tôi.

Chúng tôi biết tỏng việc chuẩn bị của nó. Mỗi lần nó đọc thơ th́ như thể lên đồng. Phải có quần áo đặc biệt và chỉnh tề, phải trịnh trọng như thể thổ lộ t́nh yêu với ai đó…Nói chung, nó đọc thơ như đọc kinh trong lễ nhà thờ bằng niềm thành kính tận đáy ḷng của nó.

Chúng tôi vẫn cười, vẫn huyên thuyên chi xứ. Và rồi An xuất hiện. Lần này, trước mắt chúng tôi không phải là thằng An ngày thường. Nó mặc bộ quần áo đă cũ, nhưng sạch sẽ. Bộ y phục không c̣n hợp thời. Thật là buồn cười cho cách ăn mặc của nó ! Quần không ly ; áo như bó sát thân người. Chúng tôi vỗ tay chào mừng An, chào mừng thi sĩ.

An đằng hắng, rồi nâng ly uống một hớp bia. Chậm răi, nó nói : “Sau đây, tôi xin đọc bài thơ “Quà yêu” mà tôi đă làm mới đây”. Chúng tôi vỗ tay.

Giọng thơ An trầm xuống. Chúng tôi như cuốn vào từng câu chữ, từng lời An đọc. Đại khái, qua bài thơ, chúng tôi hiểu được nỗi ḷng riêng của nó. Mười lăm năm trước, nó yêu một cô gái. Biết cô ấy có chồng con mà nó vẫn cứ yêu. Nó làm thơ tặng cô ấy. Bọn chúng yêu nhau, quả là vậy. Nhưng t́nh yêu của chúng đẹp như những bài thơ làm đẹp cuộc đời. Kể cũng lạ, yêu ǵ mà cứ hiền khô như bồ tát. Bạn bè biết vậy nên ai cũng trân trọng mối t́nh “hi hữu” của chúng. Và rồi, mừng ngày nó được đi dạy, cô ấy may tặng nó bộ áo quần, gọi là chút quà.

Và từ đó, chỉ khi đọc thơ t́nh, An đều lấy bộ quần áo ngày xưa ra mặc như một thứ đồ lễ cho cuộc nguyện cầu thơ. Lời thơ của An cứ trào ra, trào ra như thể lửa cháy bùng trên bờ t́nh ái.

Tôi như cháy trong lời thơ của An. Giọng An dứt khi nào tôi chẳng rơ. Tôi nh́n lại chính tôi. Tôi đang mặc bộ quần áo mới may, món quà yêu của vợ tôi sắm cho tôi ngày Tết.


Giáp Thân – 2004
Phan Trang Hy
(nguồn Namtrung.info)
Trả lời với trích dẫn
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:31 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.