|
#1
|
||||
|
||||
Hà Nội, 36 phố phường ...
1. Phố Lư Nam Đế
Phố Lư Nam Đế với chiều dài 1,l km, từ phố Phan Đ́nh Phùng đến giáp đầu phố Trần Phú, chạy theo chân tường phía đông thành Thăng Long thời Nguyễn, nay thuộc hai phường Hàng Mă và Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm. Phố này mang tên Lư Nam Đế - một vị vua tài đức của Việt Nam (503 – 548). Ông đă sáng lập ra nhà Tiền Lư. Ông tên thật là Lư Bí, c̣n gọi là Lư Bôn (1), người hương Thái B́nh, trấn Sơn Tây. Ông khởi nghĩa năm 542, đánh đuổi quân đô hộ thống trị nhà Lương, lên ngôi vua năm 544, xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (gần thành phố Bắc Ninh bây giờ). Sau này bị quân Lương sang đánh, ông chống không lại, lui về vùng hồ Điển Triệt (Lập Thạch, Vĩnh Phúc), và bị đánh tan, lánh vào động Khuất Liêu (Tam Nông) rồi mất, ở ngôi vua được 4 năm. Một con phố b́nh thường như bao phố khác ở Hà Nội nhưng có những nét đặc trưng mà chẳng phố nào có được đó là khi chúng ta nói đến phố Lư Nam Đế, không thể không nói đến “phố nhà binh” hay “phố tin học”. V́ sao phố này lại gọi là “phố nhà binh” Điện ảnh Quân đội nhân dân (ảnh: Vũ Hưng) Trước đây, phố là nơi đóng quân của một số cơ quan đầu năo của Quân đội nhân dân Việt Nam – một bộ phận quân số của quân đội đóng ở trong thành. Hiện nay, phố này c̣n nhiều trụ sở, nhiều cơ quan văn hóa của quân đội như: Ṭa soạn Báo Quân đội nhân dân, ṭa soạn Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Thư viện Quân đội… Nét nổi bật của dẫy phố là cổng lớn của doanh trại Quân đội nhân dân (Cổng thành phía Đông hay c̣n gọi là Cửa Đông), hai bên là khu tập thể của các sỹ quan và gia đ́nh họ. Do vậy, nhân dân và bộ đội gọi phố này với cái tên thân mật là “phố nhà binh”. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, đây là điểm xuất phát của các chuyến xe đi vào chiến trường của các nhà văn, nhà báo, đạo diễn, quay phim quân đội vào các chiến trường B, sang chiến trường C, vào khu bốn… Cũng là nơi qua lại của các đơn vị ở các quân khu, quân chủng, các tỉnh đội lên làm việc với cơ quan văn hóa thuộc Tổng cục Chính trị. Chỉ là một con phố nhỏ nhưng có tới hai cơ quan Báo Quân đội nhân dân và Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Chính nơi đây đă hội tụ được nhiều các nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ ưu tú và nghệ sỹ nhân dân của Quân đội như Thanh Tịch, Vũ Cao, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Thu Bồn, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trọng Oánh, Xuân Thiều, Nam Hà, Dũng Hà... Và, v́ sao phố này được gọi là “phố vi tính”? Phố Lư Nam Đế (ảnh: Vũ Hưng) Cuối năm 1988, tại con phố này là nơi tổ chức Tuần lễ Tin học đầu tiên, Hội Tin học Việt Nam (VAIP) đă chính thức tổ chức đại hội và văn pḥng của VAIP được đặt ở phố Lư Nam Đế. Một công dân của phố Lư Nam Đế được bầu làm Tổng thư kư đầu tiên của VAIP là TS. Quyễn Quư Sơn, sỹ quan Bộ Tổng tham mưu. V́ là “phố nhà binh” nên dính đến nhiều công việc cơ mật, cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, dân sự ít có điều kiện để tiếp cận. Nhiều con cái nhà binh đă tham gia làm về các lĩnh vực điện tử và máy tính. Theo tâm lư của khách hàng khi đi mua một bộ máy tính người ta rất thận trọng, ít mấy ai dám tự đi mua mà phải qua người quen, biết về thiết bị máy tính. Chính v́ thế, nhóm kỹ thuật của quân đội và con em nhà binh được tín nhiệm và làm môi giới, nên mới có đất dụng vơ. Thay v́ cho thuê cửa hàng hoặc tự kinh doanh hàng điện máy, các chủ kinh doanh con em nhà binh đă chuyển hẳn sang lĩnh vực máy tính. Chẳng ai bảo ai, các cá nhân, cơ quan có nhu cầu về trang thiết bị máy tính đều t́m đến phố Lư Nam Đế để chọn lựa cho ḿnh những thiết bị đúng chủng loại hợp với túi tiền của ḿnh. Cùng với sự phát triển kinh tế và bùng nổ về công nghệ thông tin, con phố nhỏ vốn là khu tập thể của các sỹ quan trung, cao cấp quân đội và gia đ́nh của họ này, bắt đầu nhộn nhịp về thiết bị tin học kể từ những năm 1995. Đến nay, “phố tin học” đă trở nên sầm uất với khoảng hơn 100 Công ty và cửa hàng máy tính có thương hiệu như: Nhà Phân phối chíp AMD; Công ty Phát triển Tin học Hà Nội (IDC)… Nhờ đó, phố Lư Nam Đế đă ngày càng trở nên nổi tiếng là “phố tin học”. Nguồn tin: Theo Thăng Long Hà Nội Lần sửa cuối bởi LonelyStar; 22-07-10 lúc 12:01 AM |
#2
|
||||
|
||||
2. Phố Hàng Quạt
Phố dài 200 mét, đi từ phố Lương Văn Can đến phố Hàng Nón. Đây nguyên là đất thôn Tố Tịnh và thôn Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương cũ; là ba phố cũ gộp lại: Nửa phía Đông là phố Hàng Quạt và Hàng Đàn. Nửa phía Tây là phố Mă Vĩ. Đây là nói phố Hàng Quạt hiện nay (nói đúng hơn là con phố được mang tên này từ 1945) chứ không phải là phố Hàng Quạt có từ đầu thế kỷ XX. Phố dài 200 mét, đi từ phố Lương Văn Can đến phố Hàng Nón. Đây nguyên là đất thôn Tố Tịnh và thôn Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương cũ; là ba phố cũ gộp lại: Nửa phía Đông là phố Hàng Quạt và Hàng Đàn. Nửa phía Tây là phố Mă Vĩ. Phố Hàng Đàn ngày xưa hẳn là nơi tập trung nhiều nhà làm và bán các loại đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu, nhị, hồ…. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, nơi đây chỉ thấy có các cửa hàng làm những đồ gỗ chạm như long đ́nh, bát bửu, đ̣n đầu rồng, kiệu bát cống, khám thờ, ngai ỷ, bài vị… Sau chuyển sang làm các đồ gỗ thông thường như bàn ghế, tủ chạn… C̣n phố Hàng Quạt th́ có những cửa hàng vừa làm quạt, vừa bán quạt-tự sản xuất và thu mua từ những nơi khác nữa. Nghề làm quạt ở đây là do một số người dân làng Đào Xá, tên nôm là Đầu Quạt, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đưa tới. Họ cư trú ở đây, làm quạt, có lập một ngôi đ́nh thờ tổ nghề là một ông họ Đào. Đ́nh đó nay là nhà số 4, gọi là đ́nh Xuân Phiến Thị tức là “chợ quạt mùa Xuân”. Có lẽ xưa ở đây là một cái chợ chuyên bán các loại quạt cho người các tỉnh về mua. Quạt ở phố này có nhiều loại. Quạt Lủ do làng Kim Lũ (huyện Thanh Tŕ, Hà Nội) làm ra. Quạt Hới của làng Hải Yến (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên); quạt Vác (Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, Hà Nội); quạt thóc của làng Vo (Nông Vụ, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Quạt nan tre nứa đan theo nhiều h́nh: lá vả, h́nh thang… của làng Vẽ (Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Quạt lông ngỗng của làng Đơ Đ́nh (Hà Đông)… Số nhà 64 có đền được gọi nôm na là đền Dâu. Số nhà 74 là đ́nh thờ Thành hoàng Bản Cảnh. Số nhà 43 là trường Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố. Đây nguyên là một trường tư thục được mở sớm nhất ở Hà Nội có tên là trường Trí Tri. Đoạn cuối phố Hàng Quạt ngày nay-từ đền Dâu đến đầu Hàng Nón-thời trước là phố Mă Vĩ, nơi chuyên làm và bán các hàng thêu. Một địa chỉ cần nhắc tới là nhà số 21 (trước đây là nhà số 37) của một doanh nhân kiêm nghệ sĩ nổi tiếng một thời Nghiêm Xuân Huyến, từng là chủ nhiệm Báo Bắc Kỳ thể thao (năm 1930). Năm 1936, nơi đây là trụ sở Báo Con Ong- một tờ báo trào phúng đả kích thực dân và tay sai do ông Huyến làm chủ nhiệm. Ông c̣n là người đỡ đầu đồng thời là nhạc phụ của nhạc sĩ Văn Cao tài danh. Nay phố Hàng Quạt là một trung tâm chuyên doanh các loại bàn thờ lớn nhỏ, các loại đối trướng kiểu cũ và các loại cờ trướng khen thưởng thi đua hiện đại. Nguồn tin: Theo HN36phophuong |
#3
|
||||
|
||||
3. Phố Hàng Gai - "con đường tơ lụa" đất Kinh kỳ
Sầm uất và đầy sắc màu, phố Hàng Gai không biết tự bao giờ đă trở thành “phố tơ lụa” của Hà Nội với những cửa hàng bán sản phẩm tơ lụa san sát, làm nên một nét đặc trưng cho phố phường Hà Nội. Chẳng bao lâu nữa Hà Nội sẽ tṛn 1.000 năm tuổi, là một trong những thành phố cổ lâu đời của thế giới. Nói đến lịch sử phát triển Thăng Long - Hà Nội, người ta không thể không nhắc đến phố cổ. Hàng Gai là một trong 36 phố phường cổ Hà Nội, được xây dựng trên nền đất xưa thuộc hai phường Đông Hà và Cổ Vũ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Là một đoạn của con đường đi từ Bờ Hồ đến Cửa Nam qua Hàng Bông, trước đây, phố này chuyên bán các thứ dây gai, dây đay, vơng, thừng... nên có tên Hàng Gai. Nay không c̣n bóng dáng của cây gai nữa, phố Hàng Gai chuyển sang buôn bán các sản phẩm tơ lụa. Phố Hàng Gai Xưa - ảnh : Internet Không phải ngẫu nhiên mà phố Hàng Gai được mệnh danh là phố tơ lụa, bởi lẽ chỉ kéo dài 250 mét nhưng Hàng Gai có tới hơn 90 gia đ́nh kinh doanh tơ lụa hoặc hàng hóa và dịch vụ kết hợp mặt hàng tơ lụa. Tơ lụa Vạn Phúc được đem từ Hà Đông ra trưng bày khắp các cửa hàng mặt phố Hàng Gai, góp cho kinh kỳ những nét riêng biệt của 36 phố phường. Hàng Gai trở thành điểm đến không thể bỏ qua của các du khách nước ngoài tới Hà Nội. Không đơn giản chỉ là việc bán mua, mà khách đến các cửa hàng tơ lụa trên Hàng Gai c̣n để thăm quan, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ của tự nhiên kết hợp với sự khéo léo của người thợ dệt ḥa nhịp trong từng áng lụa mỏng manh óng ánh. Đi dọc con phố này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đủ các sản phẩm từ lụa vô cùng phong phú. Từ lụa, tơ tằm, các nhà thiết kế may lên những bộ đầm bay bổng, áo dài thướt tha, những chiếc túi thêu, các kiểu ví và vô vàn khăn lụa xinh xắn. Một vài năm trở lại đây, những cửa hàng trên phố Hàng Gai không chỉ kinh doanh những đồ tơ lụa may sẵn thuần túy mà đă có những mặt hàng mang nét riêng cho ḿnh. Sản phẩm của Khai Silk hướng tới giới trẻ nên nhấn mạnh đến yếu tố thể hiện sự năng động, mạnh mẽ với thiết kế mang phong cách châu Âu trên chất liệu lụa truyền thống. Cự Thành th́ chuyên áo dài cách tân. Hoa Silk chuyên về khăn lụa. Kelly Silk chuyên may đo nóng và De Maison luôn dành tặng cho thượng khách những phụ kiện trang phục hay đồ lưu niệm độc đáo, ấn tượng. Từ ư tưởng khôi phục bảo tồn làng nghề, phố nghề, phát triển kinh doanh, Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm xây dựng đề án phố Hàng Gai là phố chuyên doanh hàng tơ lụa. Trong thời gian tới đây, tuyến phố này sẽ có một biểu tượng riêng về chuyên doanh tơ lụa. Tiêu chí văn minh thương mại đối với hàng hoá kinh doanh tại hai tuyến phố này đảm bảo trong khung giá chung. Mỗi mặt hàng bán theo giá niêm yết. Các đơn vị kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè. Hàng phải có nguồn gốc xuất xứ. Trên mỗi sản phẩm bao gói hàng của mỗi cửa hiệu ngoài các thông tin riêng, c̣n có in biểu tượng của toàn tuyến phố. Tuyến phố hàng tơ lụa h́nh thành đảm bảo hơn 70% đơn vị chuyên doanh hàng tơ lụa, số c̣n lại kinh doanh hàng hóa dịch vụ liên quan đến tơ lụa. Tại đây không chỉ kinh doanh mà c̣n quảng bá du lịch, khôi phục phố nghề. Ngày nay, khu phố cổ đang tận dụng cơ hội phát triển kinh tế và đón nhận một lượng khách du lịch rất lớn, v́ thế việc khôi phục và bảo tồn phố nghề là một việc làm rất ư nghĩa đối với Hà Nội và là hoạt động thiết thực chào đón Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nguồn tin: Theo Báo Người Hà Nội |
#4
|
||||
|
||||
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc,Hàng Bài, Hàng Khay Mă Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang Hàng Mă, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông Hàng Ḥm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà Quanh đi đến phố Hàng Da Trải xem phường phố thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ. (Khuyết Danh - Sưu Tầm) |
#5
|
||||
|
||||
Cám ơn Bác Ói giời ơi nhé!
Nhưng thiếu phố Hàng Đường á! Phố Hàng Bột nữa! Hàng Khoai, Hàng Vải, Hàng Bè...thiếu nhiều quá! |
The Following 2 Users Say Thank You to pumanew For This Useful Post: | ||
Oi_Troi_oi (01-07-11),
phale (30-06-11)
|
#6
|
||||
|
||||
Hề! Báo cáo với Pu là bài đó có từ thủa nảo thủa nao rồi và h́nh như nguyên văn nó là như thế. Ai sáng tác th́ Úi Mèng ui tớ cũng chẳng được biết. Đại loại là hồi bé bé đă được học và giờ nhớ lại th́ Post thôi. C̣n Hà Nội bây giờ th́ nói là 360 phố phường sợ c̣n chưa hết ấy chứ lị. Hay là hôm nào làm tiếp một mẻ cho đủ nhở?
|
#7
|
||||
|
||||
Quote:
Bác Ói trời oi ơi! Theo em được biết th́ Hà nội 36 phố phường là nói đến 36 phố Hàng.... cơ ạ! Chứ chẳng phải là tên của tất cả các phố đâu. Đúng đấy Bác ạ! Lúc nào rỗi có khi Bác với em thử sức xem nhé! Em cám ơn Bác nhiều! Em chúc Bác vui! |
#8
|
||||
|
||||
Bổ sung chút về phố "Tin Học"
.. Khoảng cuối thập niên 90 đầu thập niên 2000 con phố Lư Nam Đế hồi đó chủ yếu là các cửa hàng đồ Điện Lạnh. Nhưng sau đó khi CNTT phát triển như vũ băo th́ dần dần mặt hàng Máy Vi Tính đă chiếm mất độc quyền của Điện Lạnh và phố đó chỉ c̣n lại lưa thưa vài cửa hàng Điện Lạnh mà thôi. Phố này hiện nay không chỉ có các cửa hàng thuộc diện "Con ông cháu cha trong quân đội" mà đă kéo được một lượng rất lớn các doanh nghiệp tư nhân làm về mảng Tin Học coi đây là đất dụng vơ, là cái nôi đào tạo rất nhiều thế hệ IT. Thế nhưng phố Lư Nam Đế không phải là phố độc quyền về Tin Học v́ thời gian gần đây khi các trường Đại Học mở các khoa đào tạo về CNTT th́ các cửa hàng máy tính cũng theo đó mà chuển đến những nơi gần các trường ĐH như khu Bách Khoa, Trần Đại Nghĩa, Lê Thanh Nghị.... (Theo: Oi_Troi_oi) |
#9
|
||||
|
||||
4.Phố Hàng Cháo.
Thoạt tiên nghe tên con phố ai ai cũng nghĩ đó hẳn là một con phố ẩm thực. Thế nhưng bạn sẽ hoàn toàn thất vọng nếu như vác một cái bụng đang sôi réo mà t́m đến con phố này. Phố Hàng Cháo dài 200m; từ phố Nguyễn Thái Học (gần sân vận động Hàng Đẫy) đi chéo đến đoạn đầu phố Tôn Đức Thắng Đất thôn Cổ Thành, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Cát Linh, quận Đống Đa. Tên dân gian xưa gọi là ngơ Hàng Hương (khác với Ngơ Hàng Hương ở phố Phùng Hưng) Thời Pháp thuộc là đường 206 (voie 206). Sau Cách mạng gọi là phố Phan Phu Tiên. Thời tạm chiếm gọi là phố Bảng Nhăn Đôn. Sau ḥa b́nh lấy lại tên cổ là Phố Hàng Cháo. Phố này nằm gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám nên có thể ngày xưa cũng bán hàng ăn cho các sỹ tử lên kinh ứng thí. C̣n giờ đây th́ đến cả cái quán mỳ tôm cóc cũng chẳng có. Phố này một thời là địa bàn hoạt động của những người bán ốc vít rong. Theo lời kể của một số cụ già th́ ngày đó có cái cảnh các bà các cô cắp những cái mẹt đựng ốc vít, ḱm, búa, cờ lê... đi bán rong ở khu này. Đó có lẽ là tiền thân của các cửa hàng dụng cụ điện máy cầm tay hiện nay. Với chiều dài khoảng 200m nhưng cũng có hàng trăm cửa hàng bán các dụng cụ ḱm, đinh, búa, lưỡi cưa, khoan, đá mài.... nói chung tuốt tuồn tuột đều là đồ sắt. Chả có ǵ ngon nghẻ sất. Nếu ai có dịp qua phố này xin mời cứ tự nhiên vào mà xơi .. ĐẶC SẢN. (Theo: Oi_Troi_oi) Lần sửa cuối bởi Oi_Troi_oi; 01-07-11 lúc 01:50 PM |
#10
|
||||
|
||||
5. Phố Hoàn Kiếm.
Nói đến Hà Nội th́ không ai không biết có Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) đây là một viên ngọc của thủ đô (đẹp thế nào, sự tích ra sao th́ khỏi tả v́ nhiều người tả quá rồi). Có một con phố cung mang tên Hoàn Kiếm th́ không hẳn là ai cũng biết. Bởi v́ đôi khi vừa quẹo tay lái vào phố này chưa kịp bóp hết phanh th́ xe đă đi hết phố. Thế nên có khi cũng chẳng kịp nh́n tên phố luôn. Từ giữa phố Cầu Gỗ đến phố Đinh Tiên Hoàng nh́n ra Hồ Gươm, phố Hoàn Kiếm chỉ dài có 52 mét. Đây nguyên là đất thôn Tả Vọng, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Phố này bên chẵn chỉ có một số nhà, bên lẻ th́ có khoảng vài số nhà và các số nhà này đa phần đều là số phụ của những ngôi nhà mà cửa chính ăn ra phố Đinh Tiên Hoàng hoặc phố Cầu Gỗ. Tuy ngắn ngủi như thế nhưng ở phố này lại có món NỘM THỊT B̉ KHÔ ngon nổi tiếng. Nhắm rượu với món này th́ ... bố tướng. (Theo: Oi_Troi_oi) |
|
|