NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Truyện Sưu Tầm > Tiểu Thuyết
Nạp lại trang này Đội thiếu niên t́nh báo Bát Sắt - Phạm Thắng

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 10-01-11, 01:36 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định Đội thiếu niên t́nh báo Bát Sắt - Phạm Thắng

ĐỘI THIẾU NIÊN T̀NH BÁO BÁT SẮT
PHẠM THẮNG




[ P/s: Câu chuyện ń G đọc từ hồi c̣n bé xíu . Là 1 trong những tác phẩm mà G rất mê . Hi`....Ni post lên share cho mọi người cùng đọc . ]
Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
Nhím con (10-01-11), phale (10-01-11)
  #2  
Cũ 10-01-11, 01:45 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

Phần 1


Giữa cánh đồng phía nam Hà Nội nhô lên một lùm cây um tùm, rậm rạp. Ẩn trong đó là một ngôi đền nổi tiếng linh thiêng. Ngày rằm, mùng một, những người sùng bái tín ngưỡng lui tới tấp nập cúng lễ.

Ngôi đền nằm bên ḍng sông Tô Lịch, con sông có hàng ngh́n năm lịch sử, mang nhiều truyền thuyết thần ḱ. Chung quanh ngôi đền trải ra bạt ngàn một màu xanh tươi mát. Những rặng mía Lừ xanh thơm mùi mật, những luống bắp cải cuộn chặt màu xanh dịu dàng, những củ su hào tṛn căng phủ phấn trắng xanh, những chiếc hoa lơ trắng sáp giữa vồng lá biếc xanh khoẻ khoắn. Từ khi tiếng súng vang động nội thành Hà Nội và ngày càng bùng lan dữ dội, đền Lừ tắt nguội đèn hương. Màu xanh chết dần trên cánh đồng hoang dại. Tin đồn về những bóng ma xuất hiện ở đền Lừ truyền đến các làng quanh vùng gây nên bao điều kinh hăi. Người ta nói, đêm đêm, nhất là những đêm mưa rét, từng tốp bóng ma lớn bé, đàn ông, đàn bà lũ lượt kéo về tụ tập quanh đền, lượn lờ nhảy múa hoặc ngồi dựa vào nhau khóc than thảm thiết. Người ta quyết đoán rằng đó là oan hồn của đồng bào chạy tản cư bị bom đạn giặc Pháp giết hại hiện lên báo oán. Người ta kể cho nhau nghe, vào lúc trời đă sáng rơ mặt người, vẫn c̣n những bóng ma đen trũi ḅ lên ngọn cây gạo cao tít sau đền, ngồi đung đưa như đánh vơng hàng tiếng đồng hồ. Đền Lừ bỗng trở nên rùng rợn, xa lạ.

Đêm nay, ở đền Lừ bỗng lại xuất hiện nhiều bóng đen bí hiểm, trong đền thỉnh thoảng loé lên một tia đèn pin rất mảnh. Ánh đèn sáng khoảnh khắc, rọi nhanh lên tấm bản đồ trải dưới đất. Có những tiếng x́ xào nho nhỏ... Từ cửa đền Lừ vụt ra năm bóng đen, nối hàng một, bước b́ bơm trên bờ ruộng mấp mô láng bùn trơn tuột. Bầu trời như chiếc vung khổng lồ úp chụp màu đen xuống mặt đất. Mưa rây hạt đều đều, sang xuân rồi mà vẫn dai dẳng cái rét của mùa đông. Từng đợt gió lạnh ào về, xoáy vào những cột điện xiêu vẹo giữa đồng, phát tiếng rít vi vu đơn điệu, huyền bí. Phía Hà Nội hắt lên một quầng sáng điện đỏ bầm. Ở đó, chốc chốc lại rộn lên từng loạt súng máy ùng ục, xen lẫn tiếng nổ uỳnh oàng như trống cầm canh vang vọng.

Bóng đen đi đầu thỉnh thoảng dừng lại định hướng, mấy người sau lỡ bước xô giúi vào nhau. Đường bờ ruộng quanh co gấp khúc, bùn trơn nhầy nhụa, nhưng không ai lội tắt xuống ruộng trồng màu để chọn lối đi dễ dàng. Đôi lúc, một người trượt chân ngă lộn xuống một luống rau đă đâm vồng già cỗi, vội vùng ngay dậy, lấy tay nâng nhẹ những cây rau bị đổ để xoá dấu vết.

Đến một cái g̣ nổi chi chít mồ mả, bỗng người đi đầu dừng lại, cúi lom khom nh́n về phía trước, cả năm bóng đen cùng ngồi thụp xuống. Có tiếng khịt khịt mũi, tiếp theo là một giọng nói th́ thào:
- H́nh như có mùi thuốc lá thơm?

Im lặng giây lát...
- Thăm ḍ xem!

Một bóng đen đứng vụt dậy, dang tay vung mạnh về phía trước. Ḥn đất rơi bịch xuống ruộng. Im lặng.
- Ngửi nhầm đấy, đi đi thôi! Chú ư đề pḥng cả trạm cảnh giới của ta nữa đấy.

Năm bóng đen lại băng ḿnh len lỏi giữa đám mồ mả, rồi mất hút như hoà tan trong đêm tối.

Dẫn đầu đội h́nh là một chú bé tóc húi cao dựng đứng. Chú có cái nốt ruồi đen bên mép, miệng lúc nào cũng như sắp cười. Đang đi dẻo chân, chú bị người đi sau kéo áo, hỏi nhỏ:
- Chức này, có phải lửa kia không?

Theo tay bạn chỉ, Chức thấy một đốm lửa xanh chập chờn phía trước. Ra vẻ dày dạn và từng trải, Chức nói:
- Ma trơi đấy! Lửa không nhảy múa thế đâu. Cứ đến gần là nó biến mất. Kệ nó!

Chức biết rơ cậu Tâm này c̣n tin có ma và rất sợ bóng tối, nên trả lời trêu bạn. Quả nhiên Tâm bước chậm lại, đi nép vào chú bé thứ ba, nói thầm:
- Thân ơi, ma mày ạ! Tao... đái ra quần rồi.

Thân đẩy tay vào lưng bạn:
- Đi đi! Mót th́ nhịn chứ lị, chưa chi đă “quấn ra đài”.

Nghe Thân nói, Tâm thấy ngượng, hai mang tai nóng ran, cái ngứa lan tới đỉnh đầu...

Trong quá tŕnh chuẩn bị cho chuyến đi đêm nay, Tâm cùng đồng đội đă căi lí cả buổi về việc nên đi ngày hay đi đêm.
- Đi đêm là lén lút vụng trộm, nhỡ địch tóm được th́ bảo thế nào cho nó tin? Cứ đàng hoàng xuyên quốc lộ số Một mà về, làm như những đứa trẻ lang thang lạc mất bố mẹ lại hoá hay.

Lí lẽ ấy của Tâm tưởng như đứng vững, nếu không có Chức nhảy vào cuộc tranh luận. Chức nói bốp chát:
- Tớ nói thật, dù là v́ nhiệm vụ đi nữa cũng đừng vỗ ngực ta đây “dinh tê” về tề. Thế nhục lắm, giấu mặt vẫn hơn. Mấy lại cánh ḿnh không phải chỉ tránh con mắt của địch. Tớ xin hỏi, đi ban ngày mà bị công an cảnh giới của ta bắt giữ th́ cậu khai ra sao nào?

Thân nh́n vào Tâm, thêm vào một câu:
- Đằng ấy quên à, mang một chiếc bút ch́ xanh đỏ, một mảnh gương con mà c̣n bị du kích nghi là ám hiệu với giặc. Thế mà đằng ấy đ̣i công khai “dinh tê” ban ngày th́ to gan thật.

Tâm nín thinh và phút chốc xoay ngược hẳn lại quan điểm của ḿnh, cậu ta tuyên bố:
- Không phải tớ sợ ma ǵ hết. Tớ sẽ xông pha đêm tối cho các đằng ấy biết tay.

Bây giờ là lúc thử nghiệm lời tuyên bố ấy, mà lại bị bạn đánh giá sợ ma đến đái ra quần th́ chẳng c̣n thể thống ǵ nữa. Giá như lúc khác, Tâm gân cổ ngay: “Tớ mà sợ ma à, đừng khinh!”, nhưng bây giờ Tâm lặng im, bỏ mũ nồi găi đầu sồn sột.

Bất chợt, từ phía trái hướng đi, vun vút lao lên ba quả pháo sáng. Hoàng Quyên đi sau cùng vượt lên vài bước nói như ra lệnh:
- Tản nhanh, ngồi xuống!

Ánh sáng loang loáng huyền ảo soi rơ mớ tóc bù xù hơi quăn và nét mặt b́nh thản của Quyên.

Tâm ngồi cạnh khẽ làu bàu:
- Đốt sáng cho đỡ sợ du kích chứ ǵ. Quân nhát như cáy.

Nói rồi Tâm lại găi đầu.

Biết bạn vẫn giận v́ câu nói đùa vừa rồi của ḿnh, Thân nhích gần Tâm, làm lành:
- Mai vào trong ấy, tớ lại kiếm nhựa chuối xanh xát cho đằng ấy vài bận nữa là khỏi.

Tâm bị hắc lào bạch biến ăn trụi từng mảng tóc tṛn xoe, suốt ngày cu cậu cứ sùm sụp chiếc mũ nồi trên đầu. Chẳng là hồi làm trinh sát mặt trận khu Mê Linh, Tâm thường ngâm ḿnh dưới ao, đội bèo tây lên đầu để quan sát t́nh h́nh địch. Lúc về cậu ta chẳng chịu tắm gội sạch sẽ, nên ngứa ngáy sinh bệnh. Thương bạn, hằng ngày Thân vẫn lấy nhựa chuối tiêu xanh bôi chữa cho Tâm. Đôi bạn rất thân nhau, có miếng ǵ cũng chia đôi cùng ăn. Tâm mười hai, kém Thân một tuổi nhưng bé loắt choắt và thấp hơn bạn một cái đầu. Tâm phải bán báo kiếm ăn từ năm chín, mười tuổi, sau Cách mạng mới được cắp sách đến lớp b́nh dân. Thân là con một viên chức thất nghiệp nên chỉ được học đến lớp ba th́ phải bỏ dở v́ thiếu tiền đóng học phí. Thân trắng trẻo, hai má phúng phính như đắp bột.

Mấy quả đèn dù hạ thấp dần, từ sáng chói chuyển sang vàng ệch, đỏ lừ rồi tắt ngấm. Bóng tối choàng xuống rất nhanh.

- Đi thôi, Chức! - Tiếng Hoàng Quyên giục.
- Tớ cóc nh́n thấy ǵ cả. Tối om om như hũ nút ấy. - Chức nói và lấy tay vỗ vào mắt.

Quyên bước lên định dẫn đầu th́ bỗng thụt hẫng một cái. Quyên cố rút chân này, chân kia lại lún xuống, người cứ thấp dần, thấp dần. Quyên khẽ kêu:
- Bỏ mẹ rồi, sa lầy các cậu ơi!

Chú bé đi thứ tư tên là Thụ, chạy lên nói:
- Đáng lẽ phải chờ một lát cho quen mắt hăy đi, đằng ấy chỉ được cái xông xáo.

Giọng Quyên từ băi lầy vọng lên đĩnh đạc:
- Tớ sẽ rút kinh nghiệm sau, c̣n bây giờ các cậu phải kéo tớ lên đă chứ!

Chẳng cái ǵ có thể làm cho Quyên mất b́nh tĩnh. Mười sáu tuổi mà đạo mạo, chững chạc như người lớn.

Bốn chú bé níu lấy nhau làm thành một sợi dây vững chắc kéo bạn lên. H́ hục măi, Quyên mới thoát nạn, khắp người bê bết những bùn đặc quánh, tanh lợm.

Mưa nặng hạt dần, nước ào ào trút xuống. Trời đất hoà chung một màu hắc ín. Quầng sáng điện biến mất. Năm người chụm lại giữa đêm mưa nhưng không ai cảm thấy rét.

Chức lên tiếng nói đùa:
- Cứ như trong chum thế này, khéo vào nhầm đồn “quan lớn” th́ om xương.

Thụ át giọng liền:
- Cái thằng lém, lúc nào cũng tếu được!

Chung quanh tối như bưng, Hoàng Quyên lo lắng. Mất phương hướng lúc này th́ gay thật. Cả tổ đă lọt vào giữa vùng tranh chấp ngoại thành; không thận trọng, rất dễ đụng phải đồn bốt giặc. Với trách nhiệm tổ trưởng, Quyên không thể để đồng đội đứng măi ở đây. Trời sắp sáng, nhiệm vụ mở đường sẽ không hoàn thành.

Tiếng Quyên hỏi rắn rỏi:
- Các cậu nghĩ xem có cách nào t́m ra phương hướng không?

Tất cả im lặng. Mưa đổ nước xối xả. Gió thổi nhẹ. Làm sao t́m được phương hướng? Thân bột dè dặt nói:
- Có vườn cây to th́ tuyệt. Cây to, các cậu biết chứ, sờ gốc khắc biết hướng đông, hướng tây. Thầy giáo tớ bảo thế!
- Thế thầy giáo cậu có dạy cách t́m chỗ có cây to để đến sờ gốc không? - Tâm bạch biến chèn ngang một câu làm Thân cụt hứng.

Nghe tiếng thằng em ruột của ḿnh, Thụ lên giọng anh, mắng:
- Tâm, mày là chúa vặn vẹo. Thằng ranh!

Thụ và Tâm là con một gia đ́nh lao động nghèo ở băi Phúc Xá. Cũng như em, Thụ lăn lộn kiếm sống từ nhỏ. Nước da chú sạm đen màu khắc khổ. Mười bốn tuổi mà Thụ chưa hề một lần cắp sách đến trường. Sau Cách mạng, nhờ phong trào xoá nạn mù chữ, Thụ mới biết đọc biết viết.

Thấy đồng đội cùng bí, Hoàng Quyên nêu ư kiến:
- Khu vực này đều rất quen thuộc với chúng ḿnh, chỉ phải cái trời tối quá. Tớ đề nghị, Chức ngồi lại đây giả làm tiếng ếch kêu giữ hướng tập hợp, c̣n tất cả toả đi thăm ḍ địa h́nh. Nhớ đừng lao vào chỗ nó vừa bắn pháo sáng. Khoảng nửa giờ sau, ta cùng quay về đây. Các cậu có đồng ư không?

Toàn tổ nhất trí. Quyên tiếp:
- Nghe cho kĩ kẻo nhầm nhé. Chức đâu, thử đi!
- Ộp, uôm... ếch ộp! Ộp uôm... ếch ộp! - Chức khum tay lên miệng làm luôn một tràng y như thật.

Lúc này mọi người mới thấy tài vặt của Chức lém quả là lợi hại. Mà Chức tài thật. Cậu ta cất tiếng gáy, gà gáy theo dồn dập; cậu ta sủa, chó đua nhau “gâu gâu” inh ỏi.

Quyên hỏi:
- Rơ cả chưa?

Mọi người cùng đáp:
- Rơ!

Bốn bóng đen tản về bốn ngả, biến mất. Chức ngồi co ro giữa đồng không vắng lặng, khum bàn tay che vành tai nghe động tĩnh. Nhớ lại cuộc họp toàn đội Bát Sắt tuần trước, trong ḷng Chức rộn ràng, phấn chấn...
Hơn hai chục đội viên Bát Sắt cùng đội trưởng Xuân Phương (1) đă ngồi tề chỉnh dưới mái đ́nh làng Huỳnh Cung (Thanh Tŕ, Hà Nội), nhưng cuộc họp vẫn chưa bắt đầu. Vài đội viên được cử canh gác không cho người lạ vào đ́nh. Điều đó làm ai nấy thầm đoán sẽ có một sự kiện quan trọng trong cuộc họp này. Bỗng cả đội dồn mắt nh́n một cán bộ mặc quần áo nâu, đeo kính trắng, sắc mặt hồng hào, nhanh nhẹn bước vào. Tiếng x́ xào nổi lên:

- Anh Cả...
- Anh Cả về chủ tŕ cuộc họp.

Mọi người lắng nghe như nuốt từng lời anh Cả:
- Các em thân mến, việc quân ta rút khỏi thủ đô là nhằm bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài. Thành phố Hà Nội từng thấm máu đồng bào và chiến sĩ ta, đang bị kẻ thù giày xéo. Nhiệm vụ của chúng ta là phải t́m đường trở lại, nắm nhân dân, dựng cơ sở, chuẩn bị cho ngày về giải phóng mai sau. Trước mắt, phải có một con đường riêng biệt, chọc thẳng vào ngoại ô phía nam, tạo ra một lối đi kín đáo, thuận tiện cho việc dẫn đưa cán bộ đi về hoạt động. Nó là mạch máu của trái tim kháng chiến truyền vào cơ thể thủ đô tạm bị chiếm. Công việc mở đường vinh quang ấy, đoàn thể trao các em đảm nhiệm.

Các chú bé nhấp nhổm thích thú. Chức muốn reo lên v́ sung sướng. Anh Cả nói tiếp:
- Đoàn thể cử năm em đi trước t́m đường, các em c̣n lại hăy chuẩn bị sẵn sàng, hễ có lệnh là lên đường ngay được. Ai đi, rồi các em sẽ rơ. Nhưng tất cả đều phải tuyệt đối giữ bí mật, đó là kỉ luật số một và cũng là lời thề đầu tiên của đội ta.

Chức không sao quên được giờ phút thiêng liêng lúc tuyên thệ. Chức cùng đồng đội trong tổ mở đường giơ cao nắm tay, đọc năm lời thề danh dự của đội viên thiếu niên công an Bát Sắt. Giờ đây Chức như c̣n thấy âm vang những tiếng “Xin thề! Xin thề!” trang nghiêm.

Có tiếng động cơ ầm ́ vọng tới. Chức căng mắt nh́n phía trước không xa, những vệt sáng kéo dài nhoà trong mưa, chập chờn di động. Theo thói quen trinh sát, Chức nhẩm đếm. Vừa đúng mười hai xe giặc.
- Cúc cu! Cúc cu!

Nghe ám hiệu, Chức vội khum tay lên miệng:
- Ộp uôm... ếch ộp! Ộp uôm... ếch ộp!

Một bóng người nhào tới, thở hổn hển:
- Tuyệt lắm. Đường đây rồi, lém ơi!

Giọng Quyên như reo vui. Thụ, Tâm, Thân lần lượt quay về. Quyên mừng đến xúc động, nói lắp bắp:
- Đường Mai Động, Thanh Nhàn đấy. Đúng trăm phần trăm! Qua đường đá là nghĩa trang Hợp Thiện, qua nghĩa trang đến làng Lạc Trung bên phải, làng Quỳnh Lôi bên trái. Các cậu chịu chưa nào?

Mọi người nhận ra địa bàn hoạt động của đội quân báo thiếu niên khu Mê Linh - Đề Thám mà ḿnh đă từng tham gia trước đây ít ngày.
- Chuẩn bị vượt đường!

Sau lời Quyên, cả tổ nhanh nhẹn xốc tới. Mặt đường rải đá hiện lên mờ trắng. Các chú ém ḿnh trườn sát lề đường. Quyên vươn người phất tay, từng bóng đen thu tṛn người lăn qua đường, tuyệt nhiên không để lại một dấu vết khả nghi.

Nền trời sáng lên đôi chút. Tổ mở đường đă về đến cửa ngơ thủ đô. Ai cũng thấm mệt, bụng đói cồn cào, quần áo ướt sũng dính chặt vào da thịt.

Tâm nắm tay Thân hỏi nhỏ:

- Cậu có đói không? Bụng tớ óp ghê quá.
- Đói lắm. Nhá gạo rang đi.

Tâm nắn túi gạo rang đeo bên sườn rồi bảo bạn:
- Tớ bị ngă như đập mẹt, bùn và nước mưa làm cho nó mủn ra như cháo ấy, nuốt trôi sao được.
- Thế th́ nhịn. Lúc này phải như anh Bát Sắt mới được.

Giọng Quyên nghiêm nghị nhắc nhở:
- Từ đây, không nói chuyện!

Chức im bặt, bước đi phăng phăng. Có tiếng Tâm khịt mũi. Một mùi hôi nồng nặc khó chịu làm Chức sững lại. Thụ và Quyên ở đằng sau vượt lên. Trước mắt các chú, một cảnh thương tâm ghê rợn: hàng chục xác người trương to nằm ngổn ngang chắn lối. Tâm nép sát vào Thân. Tiếng Hoàng Quyên âm ấm chắc nịch:

- Đồng bào ḿnh chạy tản cư bị giặc Pháp giết hại đấy. Chúng ta ghi lấy thù này mà dũng cảm lên!

Chức đứng ngây người, môi cắn chặt muốn bật máu. Chợt nghĩ đến cái chết thảm thương của bố do bị Tây đánh ngày nào, Chức vung mạnh tay về phía trước, dằn giọng:
- Đi đi thôi!

Nói rồi Chức lẳng lặng bước qua đám xác chết. Đồng đội lặng lẽ theo sau. Mưa ngừng hạt. Đằng đông báo hiệu trời hửng bằng một dải mây hồng mảnh mai như lụa. Đàn vạc ăn đêm quay về tổ cất tiếng kêu mệt mỏi trên không.

Năm chú dừng lại bên một cái hồ, mặt nước phẳng ĺ như gương, phủ một màn sương bồng bềnh trắng đục.
Chức đảo mắt quan sát, rồi th́nh ĺnh véo vai Thân một cái đau điếng:
- Bớ này Thân bột, hồ bơi Quỳnh Lôi! Chiếc cầu ván nhảy vẫn c̣n kia ḱa.

Thụ thúc cùi tay vào sườn Chức, gắt khẽ:
- Quỷ lém, sao mồm đằng ấy cứ ông ổng lên thế!

- Đừng làm ồn. Đứng lố nhố ở đây không lợi đâu. - Quyên nói. - Chức vào làng trước xem xét t́nh h́nh, c̣n chúng ta phân tán trong vườn chuối kia chờ Chức ra.

Chức nh́n đồng đội, mỉm cười:
- Đừng sốt ruột đấy nhé. Hễ có tiếng gà gáy, tức là trong làng không có Tây và tớ th́ vẫn c̣n nguyên xi.

Quyên xua tay:
- Đừng có chủ quan, đùa lắm vào là dễ mất cảnh giác. Cậu có thể gáy ba lần cũng được, chúng tớ chờ cậu.
- Xin tổ trưởng cứ yên tâm.

Nói xong, Chức tạt ngang, vạch rào, xuyên vườn đi tắt vào xóm. Được một lúc, tiếng gà gáy vọng ra gióng giả: “Cúc cù cu cu... Cúc cù cu cu... Cúc cù cu cu...” Hoàng Quyên cười:
- Cái thằng đến lạ, lúc nào cũng vui như tết.

Thân nh́n Tâm, thích thú nói:
- B́nh an vô sự...

Lát sau Chức quay ra, ôm theo một bọc to tướng. Chức đứng nghiêm báo cáo:
- Tất cả đều yên tĩnh. Có nhà cửa tử tế. Tôi nhặt nhạnh mấy bộ quần áo để chúng ḿnh cải trang. Mấy lại mặc ướt thế này th́ đến phải gió cả lũ.

Chức mở cái bọc, đếm vừa đúng năm bộ quần áo rộng hẹp, ngắn dài đủ cỡ. Một cuộc tranh luận nổ ra. Tâm lắc đầu:
- Chưa chi đă đi “hôi” của đồng bào, sai bét cả. Mang trả đi!

Thân lườm Tâm:
- Rơ cụ non chửa. Nhiệm vụ trên hết, coi như là ta xin của đồng bào v́ công tác th́ đă sao?
- Thằng Tâm là hay lôi thôi. Có lấy cái ǵ đắt tiền đâu mà ồn lên, toàn đồ tàng tàng cả. - Thụ vừa nói vừa lừ lừ nh́n Tâm.

Nghe đồng đội tranh căi, Chức đâm băn khoăn:
- Nếu các đằng ấy không tán thành th́ tớ mang trả vậy. Tớ có dám lấy trong ḥm, trong tủ đâu. Moi măi ở dưới đống tường vách đổ đấy chứ. Nh́n xem, cái nào cũng dính những đất là đất.

Quyên từ năy im lặng lắng nghe, giờ mới lên tiếng dàn xếp:
- Đúng ra th́ kỉ luật của đội không cho phép đụng đến tài sản của đồng bào. Nhưng quả thật quần áo lúc này rất cần cho bọn ḿnh. Cần cho sức khoẻ, cần cho công tác. Đừng bàn căi nữa, ta ra hồ rửa ráy và thay quần áo thôi. - Quyên nói và nh́n xuống quần áo của ḿnh bê bết những bùn.

Chức dẫn đồng đội vào làng.

Đường làng vắng chân người, mặt đường những tảng rêu mốc thếch quăn lên. Nước mưa đọng vũng chân trâu sủi màu vàng đục như một thứ váng mỡ gạch cua lâu ngày. Trên kẽ tường nứt nẻ của một ngôi nhà gạch sụt mái, mọc tṛi ra những mầm cây dại xanh non, mềm oặt. Một dăy khung nhà lá cháy dở, cột kèo đen thui xiêu vẹo. Chiếc cổng gỗ nhà ai c̣n nguyên vẹn hai cánh, đổ kềnh giữa lối đi, mặc cho cỏ hoang, dây leo trùm kín. Từng vết đạn xé toác những thân cây bưởi, cây mít, cây na vô tội. Một cây xoan thẳng tắp bị mảnh đạn phạt ngang, khúc ngọn găy gục lủng liểng; lớp vỏ c̣n dính với đoạn gốc không đủ sức truyền nhựa nuôi cây, làm cho cành lá chuyển màu héo khô tuyệt vọng.

Không một mái rạ c̣n lại nào vương khói bếp. Bên cạnh một bể nước cạn, chiếc gáo dừa treo trên cọc tre mọc đă nứt đôi, cọc tre sần sùi những nốt mốc vàng hoe lấm tấm. Khắp nơi không có dấu hiệu của hơi ấm sự sống. Không khí lạnh lẽo phủ xuống làng Quỳnh Lôi vốn đông vui, trù phú trước kia. Năm người bước vào ngôi nhà hoang khuất sau rặng rào râm bụt lởm chởm. Tất cả im lặng ngồi xuống nền nhà ẩm ướt, duỗi chân xoa nắn như vừa cất được một gánh nặng đường dài.

Quyên bảo đồng đội:
- Các cậu cần ngủ ngay cho lại sức. Tớ và Thụ gác. Cậu nào đói, ăn tạm lương khô. Trưa lên phố, có ǵ ta kiếm sau.

Tâm, Thân và Chức chọn góc nhà khô ráo ngả lưng. Vừa đặt ḿnh, Tâm đă ngáy như kéo gỗ. Thân ôm lấy Chức rủ rỉ nói chuyện:
- Chức này, lúc qua chỗ xác chết cậu có sợ không?
- Không.
- Cậu bạo thật.
- Có quái ǵ mà bạo. Cứ coi như đấy là những người thân của ḿnh th́ chẳng c̣n sợ ǵ nữa.

Im lặng một lúc, Thân lại đột ngột hỏi:
- À Chức này, cậu có biết “đoàn thể” là ǵ không?

Điều này Chức không rơ, nhưng chú vẫn thủng thẳng đáp:
- Đoàn thể ấy à, là những người lớn, tài giỏi, đang chỉ huy cả nước đánh Tây, như Bác Hồ chẳng hạn. Đoàn thể Trung ương ở tít tận chiến khu, những rừng là rừng. Bí mật ghê lắm.

Thân bột tặc lưỡi, rồi lại hỏi:
- Thế trẻ con gan dạ, không sợ Tây như bọn ḿnh th́ có được là đoàn thể không?
- Xuỳ... Trẻ con mà đ̣i! Tớ đă bảo chỉ người lớn thôi. Hiểu chưa?
- Anh Kim Đồng, anh Bát Sắt th́ sao?

Chức bắt đầu bí, cứ liều đáp:
- Lớn tí nữa mới ăn thua.
- Cậu bảo Bác Hồ có phải tổng chỉ huy đoàn thể không?
- Chả Bác th́ ai. Bác giỏi số một nước ta cơ mà. Thôi nhé, đằng ấy làm như hỏi cung tớ không bằng. Cứ noi gương anh Kim Đồng, anh Bát Sắt th́ thế nào cũng được vào đoàn thể. Bây giờ ngủ đi, mắt tớ díp lại rồi, tớ chả nói nữa đâu.

Thân bột nằm im, gác chân quặp lấy Chức. Chú nhớ lại rành rọt câu chuyện về anh Bát Sắt do anh Xuân Phương kể trước toàn đội...

Cuối năm bốn nhăm, trên chuyến tàu chở bộ đội vào Nam giết giặc, có một chú bé trốn ở toa than. Bác công nhân đốt ḷ bắt được chú, dẫn đến toa chỉ huy. Người chỉ huy đoàn tàu tóc đă điểm bạc ái ngại nh́n chú bé trạc mười hai tuổi, mặt mũi áo quần nhọ nhem những than, bên hông đeo chiếc bát sắt cũ, đứng khóc thút thít. Ông rót cho chú bé ca nước từ bi-đông của ḿnh. Chú uống ừng ực, một hơi cạn hết rồi lại khóc. Ông lại moi túi dết lấy nắm cơm, bẻ đôi, đưa chú bé một nửa. Mắt chú bé sáng lên, chú cầm cơm nhai ngốn ngấu ngon lành. Chú đă nhịn đói, nhịn khát một ngày đêm trên toa than.

- Cháu trốn lên tàu của bộ đội để làm ǵ? - Người chỉ huy hỏi.

Chú bé sa sầm mặt, quệt nước mắt, giọng quả quyết:
- Cháu không phải Việt gian đâu.
- Biết rồi... Nhưng sao lại lẻn lên tàu quân sự?
- Cháu không lẻn. Cháu chỉ trốn người kiểm soát tàu thôi - chú bé vừa nói vừa khóc sụt sịt. - Bố mẹ cháu chết cả rồi. Đi móc cơm lính Nhật ăn thừa chôn ở bờ sông bị nó bắt được đánh chết. Cháu chẳng c̣n ai, chị cháu cũng chết đói. Quê cháu ở măi dưới Thái B́nh cơ.

Trong óc người chỉ huy đoàn tàu quân sự bỗng hiện lên cảnh chết đói thảm khốc hồi tháng ba. Khắp Hà Nội la liệt những xác người khô quắt, chôn không xuể. Ông xúc động kéo chú bé vào ḷng, ân cần hỏi:
- Thế bây giờ cháu muốn ǵ?
- Cháu xin đi theo bộ đội. Cháu biết thổi cơm, làm liên lạc, mang vác nặng cũng được.

Sau ít phút hội ư, ban chỉ huy quân đoàn quyết định thu nhận chú bé vào đoàn quân Vệ quốc Nam tiến. Trong một trận chiến đấu ở Huế, đơn vị chú bé bị địch bao vây tại khu Gia Hội. Chú được trao nhiệm vụ vượt ṿng vây, mang báo cáo lên cấp trên. Hoàn thành nhiệm vụ, quay về, chú lạc đơn vị. Bốn bề đều có địch. Chú đang băng qua mấy bức tường đổ, bất thần chạm trán một toán địch. Chúng ḥ la đuổi bắt. Chú liên lạc chạy tạt ngang, núp dưới chân tường, tay nắm chặt quả lựu đạn đă mở chốt. Lũ giặc ùa tới, chú vung tay: “Ầm!” Bọn giặc rống lên thất thanh, đè lên nhau giăy giụa trong máu. Chú liên lạc lao vút qua đám xác giặc. Một loạt tiểu liên bay tới; chú khựng lại lảo đảo. Tốp giặc chạy sau ào lên. Chú quay người dồn hết sức c̣n lại, tung nốt quả lựu đạn vào giữa bọn chúng, rồi từ từ khuỵu xuống. Chú liên lạc hi sinh, bên hông vẫn đeo chiếc bát sắt cũ quen thuộc - vật kỉ niệm chú đem theo từ thủ đô Hà Nội. Chú tên là ǵ, chưa ai kịp hỏi. Từ sau cái chết dũng cảm ấy, người ta gọi chú là “anh Bát Sắt”...

Nghe xong chuyện, tất cả đội viên trong đội đều nhất loạt đề nghị anh Xuân Phương cho đội được mang tên ấy: “Đội thiếu niên t́nh báo Bát Sắt”...

Thân đi vào giấc ngủ từ lúc nào. Đôi môi chú phảng phất một nụ cười rạng rỡ.

Quyên và Thụ ngồi nép ḿnh bên hàng rào râm bụt, gác cho các bạn ngủ yên giấc. Hai người trao đổi thầm th́ về những công việc phải làm sắp tới. Quyên nói:

- Từ bây giờ chúng ḿnh sẽ tự lo liệu lấy cuộc sống hàng ngày. Tiền chẳng có mấy, kiếm được miếng ăn không dễ dàng đâu. Anh Cả nói tiền Đông Dương lúc này hiếm lắm, cần dành dụm từng đồng vào việc mua hàng cần thiết cho kháng chiến. Vả lại chúng ḿnh đóng vai những đứa trẻ lang thang đói khổ th́ phải tự kiếm lấy mà ăn mới đúng. Ăn đă khó, c̣n ngủ nữa chứ. Làm ǵ có nhà cửa, giường chiếu, gối chăn đàng hoàng được. Ḿnh thấy rất lo. Thụ đă ít nhiều dày dạn, hăy cố gắng giúp bạn vượt qua những thử thách buổi đầu.

Bằng giọng đầy tự tin, Thụ điềm tĩnh nói:
- Đằng ấy nên lo những việc lớn hơn. Ví như rồi đây gây dựng cơ sở như thế nào? Móc nối với nhau ra sao? Giữ mối liên lạc và dẫn đưa cán bộ về sao cho an toàn? C̣n cái khoản ăn ngủ th́ quá lo làm ǵ cho già người. Chúng ḿnh là con nhà lao động, chỉ có mỗi thằng Thân là học tṛ, nhưng là cảnh học tṛ rau cháo, lăn vào đâu mà chẳng kiếm được miếng ăn ở cái đất Hà Thành này.
- Việc lớn tất nhiên đă có cách, nhưng việc nhỏ mà không tự thu xếp ổn th́ sao có thể vững tâm để làm việc lớn. - Quyên chậm răi nói.

Thụ xoè hai bàn tay trước mặt:
- Cơm ở đây, tiền cũng ở đây tất. Gồng thuê gánh mướn, lao công dọn dẹp, ṃ tôm, bắt cá, bán báo, đánh giày, lạc rang nóng gịn... Từng ấy thứ việc, tha hồ. C̣n ngủ th́ leo lên trần các nhà vắng chủ, mỗi thằng một cái bao tải chui vào là xong. Hoạt động chứ có phải đi du lịch đâu. Muốn đàng hoàng, chờ ngày độc lập sẽ hay. Tớ nói có đúng không?

Quyên rất tin bạn, song chú không ngờ Thụ có thể sẵn sàng chịu đựng gian khổ đến mức như vậy. Nhận trách nhiệm tổ trưởng tổ công tác nội thành, điều Quyên lo nhất là tinh thần đồng đội khi sống trong thành phố tạm chiếm. Ư kiến của Thụ làm Quyên sung sướng đến ứa nước mắt. Chú ôm gh́ lấy vai Thụ không nói lên lời.
Một đôi chim khuyên liệng tới đỗ nhẹ xuống ngọn xoan bị đạn tiện găy. Đôi chim đung đưa theo cành cây đă héo khô mềm lả, ngúc ngoắc cái đầu nhỏ xíu, cất tiếng hót lanh lảnh.

Thụ chúm môi huưt sáo gọi chim rồi bất giác say sưa nói:
- Giá chúng ḿnh được như chim nhỉ. Ta tung cánh bay đến muôn nơi theo ư muốn. Thoắt đến, thoắt đi, vượt mọi lưới khám, khiến bọn Tây và lũ Việt gian mật thám ức phát điên lên.

Quyên bấm mạnh vào vai Thụ:
- Từ ngày sống chung với nhau, hôm nay tớ mới thấy cậu mơ mộng một tí.

Ngừng một lát, Quyên nói tiếp, giọng sảng khoái:
- À, mà chúng ḿnh chẳng có cánh là ǵ. Vừa đêm qua ngồi bên anh Cả, sáng nay ta đă luồn sâu vào tận tim gan kẻ thù. Chim nào có được đôi cánh thần tiên như ta?

Đôi bạn tâm đắc chụm đầu bên nhau cười khúc khích.

...

Chú thích:

(1) Tên thật là Nguyễn Xuân Sinh, đă anh dũng hi sinh trong trụ sở Pḥng nh́ của địch tại nhà thờ Liễu Giai (Hà Nội) năm 1950.

Signature:

Lần sửa cuối bởi hoatigon208410; 10-01-11 lúc 01:48 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
Hạ Phượng (19-08-11), phale (10-01-11)
  #3  
Cũ 10-01-11, 01:52 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

*
* *

Năm chú bé theo nhau chui thoăn thoắt qua các lỗ tường đục, nhà nọ xuyên nhà kia. Các chú đều mặc quần áo rộng quá khổ, mỗi chú cầm tay một chiếc gậy khua lung tung phía trước để xua rắn. Những ngày đầu nổ súng, nhân dân Hà Nội tự phá vỡ tường nhà, tạo ra lối đi thông suốt dăy phố nọ sang phố kia mà không cần ra ngoài đường. Từ lối đi này, giặc Pháp đă bị ta giáng nhiều đ̣n bất ngờ không kịp trở tay.


Đến một căn nhà đổ sập nghẽn lối, Hoàng Quyên quay lại bảo đồng đội:
- Đây là đầu ô rồi, ta ra đường đi công khai. Cứ đàng hoàng mà bước, phải đi như trẻ lang thang thật sự. Chức ghi nhớ những điểm đóng quân của địch nhé.


Ngay đầu ô Cầu Dền vẫn c̣n một chiến luỹ cao sừng sững chắn ngang. Các chú kéo nhau leo qua. Chiến luỹ được dựng lên bằng đất và các đường ray tàu điện. Phía trước chiến luỹ là một hố sâu, đầy nước, xa nữa trên mặt đường nhựa nham nhở úp la liệt nồi đồng, niêu đất, chum vại... di vật nghi trang đặt ḿn cản giặc của chiến sĩ tự vệ thành.


Đường phố vắng vẻ một cách khó chịu. Hoạ hoằn mới có hai người dân hớt hải đi lại, dáng lấm lét, sợ sệt. Hai bên đường, cây cối, cột điện đổ nghiêng ngả. Ḷng đường nhựa bị cày xới, đường tàu điện bị bóc tung từng đoạn. Gạch ngói vỡ vụn ngổn ngang khắp nơi.


Bỗng từ ngơ Chùa Vua, ba tên lính Tây đột ngột hiện ra. Chúng mặc đồ dạ xám, mũ ca-lô đỏ đội lệch. Thằng nào cũng xách lủng củng những đồ đạc đi hôi được: quạt máy, bàn là, bếp điện, giày ủng... Chúng quấn đầy cổ những vải, lụa len, dạ, cả quần dài và áo lót phụ nữ. Tụi lính giương những cặp mắt đục lờ đờ, quàu quạu nh́n đám trẻ, rồi phá lên cười sằng sặc.


Các chú thản nhiên đi qua mặt chúng. Bước được một bước, Chức lém c̣n quay lại nhổ ph́ một cái, bĩu môi khinh bỉ.


Đặt chân lên phố Huế, Thân thấy trong ḷng bừng bừng rạo rực. Những kỉ niệm thân thiết rộn lên. Phố Huế đây rồi! Nhanh thật. Mới ngày nào ḿnh cùng các bạn khua vang trống ếch trên đường phố rực cờ hoa. Kia là hiệu cắt tóc B́nh Minh, mỗi tháng hai lần chị Bích Hạnh dắt ḿnh tới đó, ông thợ cạo hói trán tha hồ vặt đầu, véo tai. Sao hồi ấy ḿnh sợ cắt tóc thế nhỉ? Kia nữa - cửa hàng chữa đồng hồ Thanh B́nh, chiếc đồng hồ bằng gỗ to tướng, tṛn xoe không c̣n nữa. Ngay cạnh là nhà bán gạch ngói Vạn Thắng, lúc nào đi qua cũng ngửi thấy hăng hăng mùi đất nung. Và đây, ngơ Đông Xuyên sâu hun hút, nơi ḿnh sống với gia đ́nh bao nhiêu năm. Cây bàng đầu ngơ chưa bị quật đổ, quả nó trước kia chín vàng thơm phức, đập hột lấy nhân ăn bùi và béo ngậy. Không biết giờ này bố mẹ, anh chị ở đâu? Chắc là nhớ thằng Thân út ít này lắm đây. Hôm chạy tản cư, các anh chị bắt Thân phải về quê cùng bố mẹ. Chú vờ ngoan ngoăn vâng lời, nhưng đi quá chợ Mơ, nhân lúc lộn xộn, Thân bỏ trốn quay lại làm liên lạc cho tự vệ chiến đấu khu vực chợ Hôm.


Mọi người dừng chân hồi lâu bên Hồ Gươm. Tháp Rùa cổ kính vẫn uy nghi đứng đó, nhưng sao lẻ loi, chới với lạ thường. Bóng tháp soi ḿnh xuống mặt nước xanh đen sủi ngầu bọt bẩn. Quanh hồ, rác rưởi ngập ngụa chất đống. Bất giác, Thân buông tiếng thở dài. C̣n đâu nữa cảnh đèn sao nhấp nháy muôn màu và những thuyền rồng kết hoa bơi lượn. Chao ôi, cái ngày rằm tháng Tám đáng ghi nhớ ấy...


Trong lúc Thân bột say sưa nghĩ về dĩ văng, Thụ đau đớn nh́n mặt hồ, chợt chỉ tay bảo Quyên:
- Tăm tôm càng, đằng ấy thấy chưa? Nguồn sống là đấy!...


Chức lém đă có trong tay một chiếc mê rổ từ lúc nào. Chú xắn quần, xăm xăm định lội xuống nước, miệng liến thoắng:
- Tuyệt thật, tuyệt thật! Tớ phải thử một mẻ xem.


Quyên ngăn Chức lại:
- Hăy khoan, chờ lúc quay về đă nào. Việc của chúng ḿnh lúc này là phải đi đủ một ṿng thành phố đă.


Đám trẻ lang thang đi dọc Hồ Gươm, tiến về phía bắc Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Bạc... Đâu đâu cũng cảnh nhà xiêu, mái sập, in hằn dấu vết tàn phá của chiến tranh. Đầu Hàng Buồm vẫn nguyên vẹn một ụ súng đắp nổi bằng những bao đường đen, bột lọc; nắng mưa làm cho cái ụ súng hiếm có ấy chảy nhăo ra, ruồi bu đen đặc.
- Phố Hàng Đường! - Chức reo lên với cảm xúc nóng bỏng.


Hiệu Mỹ Hoà, nơi đóng quân của đội Quyết tử đâm bom ba càng mà Chức đă nhiều lần lui tới, nay chỉ c̣n là một đống gạch bề bộn. Quầy hàng lồng kính bày bánh nướng, bánh dẻo trước kia, đă bị ngói rơi phá sập, kính vỡ văng đầy mặt hè.


Các chú vào chợ Đồng Xuân, nh́n ngơ ngẩn cảnh hoang tàn trong khu chợ rộng lớn. Mái tôn thủng lỗ chỗ trang kim, tấm vặn queo, tấm rơi lưng chừng lung liêng. Các gian hàng ngổn ngang bàn ghế găy, bồ sọt thủng nát. Dăy phản thịt đây kia, nơi các chiến sĩ thủ đô quyết tử đă từng vật lộn với những tên lính Tây to béo, vung mă tấu chém chúng như phạt chuối.


Khó nói hết được niềm xúc động lâng lâng tự hào xen lẫn nhớ thương, uất ức của mỗi người khi họ trở về hoạt động trong thành phố quê hương thân yêu đă rơi vào tay giặc!


Trên đường quay về, mỗi chú bé đă có trong tay một thứ đồ dùng. Chức lém kiếm đâu được cả cái riu c̣n khá tốt. Chức là người đầu tiên lội xuống hồ Gươm. Chú đẩy riu về phía trước, đi men theo bờ và nhấc lên mẻ đầu tiên mấy chục con tôm càng bằng ngón tay cái. Cả bọn hùa nhau xuống hồ dùng thúng, mẹt, rổ, rá vớt tôm. Chỉ một loáng đă được lưng rổ to. Những con tôm càng nhảy lao xao, tánh tách.


Như người nội trợ giỏi, Thụ lẩm nhẩm tính toán:
- Từng này bét ra cũng đến bốn năm cân tôm. Đắt như tôm tươi cơ mà! Làm một tuần liền, bán đi thừa sức sắm đồ nghề. Cặp báo, ḥm đánh giày, thùng đựng lạc rang... có đáng bao nhiêu. Tiền c̣n lại th́ chi mỗi ngày cho mỗi đứa một đồng, tha hồ mà no bụng.


Chức đẩy riu tôm, mắt nh́n về phía tháp Rùa. Chú nói nhỏ với Thân đang khua nước oàm oạp bên cạnh:
- Đằng ấy thử nghĩ xem, lúc này mà trên đỉnh tháp Rùa có một lá cờ đỏ sao vàng tung bay th́ khoái biết mấy!
Thân ngừng tay, đưa mắt nh́n bạn như muốn bảo: “Cứ ṃ tôm đi, chuyện ấy sau hẵng hay”. Như không để ư, Chức cứ lẩm nhẩm một ḿnh. H́nh ảnh một lá cờ Tổ quốc chói lọi đă choán hết tâm trí chú bé.


Mọi người đang mải mê xúc tôm, bỗng Tâm ngẩng lên, nói cộc lốc:
- Bọn Tây!


Một chiếc xe cam-nhông nhà binh phóng đến phanh rít bên lề đường. Từ khoang lái bước xuống một mụ đàn bà béo núng nính, quần lĩnh bóng nhẫy, mặt bự phấn son. Chiếc cổ nung núc những thịt của mụ quấn hai ṿng dây chuyền vàng choé. Trời rét như cắt, mụ chỉ mặc độc một cái áo phin mỏng tang, lồ lộ tấm áo nịt màu hồng bó chẽn bên trong. Mụ vừa chui ra, hai tên lính Tây từ thùng xe liền nhảy xuống chĩa súng về phía lũ trẻ.
- Mấy nhăi ranh kia ṃ ǵ dưới đấy, hả? - Mụ béo khuỳnh tay chống nạnh the thé quát hỏi.


Năm chú bé, vẻ sợ sệt, len lén leo lên bờ đứng nép vào nhau. Thụ mạnh bạo lên tiếng:
- Chúng tôi kiếm ăn.
- Ái chà chà! - Con mụ rít lên, giọng chua khé. - Mày dám ăn nói với bà như thế ư? Thằng lỏi kia! Bọn bay dễ không biết cả thành phố này đă thuộc về ai hay sao? Quân lộn xộn mất nết. Bà truyền cho mà biết, một ngọn cỏ ở đây cũng là của các quan Tây. Chúng mày là đồ ăn trộm. Hiểu chưa? A-lê về bốt!


Thụ nghĩ căm trong bụng vô cùng. Con mụ nói mà chẳng ngượng mồm. Điệu bộ mụ ta giống hệt thằng đội xếp mắt lươn đă vô cớ đánh Thụ một trận nhừ tử ở cửa chợ Hôm hồi trước Cách mạng. Chỉ khác nhau, mụ là đàn bà và trong tay thiếu một cây dùi cui cao su mà thôi.


Hoàng Quyên bước lên một bước, lễ phép thưa:
- Bẩm bà lớn, em nó trót nói hỗn, xin bà lớn tha cho. Chúng con bị lạc cả bố mẹ, phải dựa vào nhau để kiếm miếng ăn. Bà lớn rủ ḷng thương.


Chức vờ run run hai đầu gối, mắt lấm lét nh́n mụ béo, làm vẻ nói không ra hơi:
- Bẩm quan bà xin làm phúc xá tội cho chúng con.


Mụ béo buông tay khỏi hông, giọng dịu đi một chút:
- Ờ ờ, hai thằng này ăn nói khớ đấy.


Nói rồi mụ nh́n rổ tôm càng nhảy lao xao, hất hàm:
- Có bán không, bọn bay?


- Bẩm bà lớn, có chứ ạ! Tôm tươi nguyên chất - Tâm bạch biến găi đầu, nhanh nhảu đáp.
- Bao nhiêu tiền bà sẽ trả. Nhẽ ra th́ bà tịch thu tất tật cơ đấy. - Mụ béo nói giọng ngọt xớt.


Không biết nên lấy mấy đồng là vừa giá, Tâm nh́n Thân, Thân lại nh́n Chức, Hoàng Quyên đưa mắt cho Thụ. Thụ buông một câu gọn lỏn:
- Năm chục đồng!


Mụ béo ra điều lởi xởi:
- Ừ, bà trả đủ năm chục.


Nhưng liền đó, mụ đă làm các chú tưng hửng và lo ngại. Mụ bảo:
- Đem tôm ra xe, rồi về cả đồn mà lấy tiền.


Thân vội thưa:
- Bẩm bà lớn cho xin luôn tiền ở đây ạ. Chúng con c̣n phải lo kiếm miếng ngày mai.
- Về chỗ quan lớn cũng khối việc, lại toàn thức ăn ngon. Về đồn bây giờ bà sẽ cho ngay mỗi thằng một cái bánh tây và một hộp thịt ḅ. Lần sau ṃ được tôm mang đến, bà sẽ trả tiền tút suỵt. Bà là người nhà quan đồn trưởng, bà đâu thèm quỵt lũ bay.


Nghe mụ béo nói, Quyên hiểu ngay mụ là vợ một thằng quan Tây chỉ huy một đồn nào đó gần đây. Mụ ta đang cần lao công tạp dịch, mang ô tô đi lùng mà không bắt được ai. Nội ngoại thành đều vắng tanh vắng ngắt, lấy đâu ra người. Vớ được lũ trẻ lang thang này, nhất định mụ sẽ t́m mọi cách lùa về bằng được mới nghe. Hai tên lính Tây lăm lăm súng đứng kia, không dễ ǵ chạy thoát với chúng. Quyên thoáng nghĩ rất nhanh: Đây cũng là dịp tốt để biết t́nh h́nh địch. Chú nh́n đồng đội một lượt rồi nói:
- Chúng mày ạ, tao thấy về đồn hầu hạ bà lớn là hơn cả. Chúng ḿnh có việc làm, được ăn ngon, lại khỏi lang thang mỏi chân. Sau này thằng nào t́m thấy gia đ́nh, xin với bà lớn, chắc sẽ được về ngay thôi.


Mụ béo hí hí:
- Ờ, về ngay, rất dễ. Bà chỉ nói với quan một câu là các bay được cấp giấy đi mọi xứ sở. Làm hết việc ở chỗ bà th́ lại đi ṃ tôm, bắt cá bán cho bà, chả đi đâu mà thiệt.


Như đă ngă giá xong xuôi, đám trẻ lang thang hí hửng lục tục lên xe. Chức bê lễ mễ rổ tôm đặt cẩn thận vào ca-bin, ngay dưới chân mụ.


Chiếc xe chạy xuôi về Bạch Mai, thỉnh thoảng nhảy chồm chồm như phải bỏng. Nó lắc lư một cách khó nhọc, lượn ṿng vèo tránh những ổ gà và chướng ngại c̣n rải rác trên mặt đường nhựa.


Đến chợ Mơ, xe quặt sang đường Đại La, ḅ thêm một quăng rồi đỗ trước cổng bốt Mai Động. Một tên lính da đen đứng gác bên chiếc lô cốt to bè, giương cặp mắt trắng dă nh́n lũ trẻ lố nhố trên thùng xe. Vừa thấy mụ béo tḥ đầu ra ca-bin, hắn cười nhăn nhở rồi vội nhắc cây tre chắn ngang cổng. Chiếc xe phóng thẳng vào sân bốt.
Bốt Mai Động giống như cái trại nuôi ḅ sữa loại nhỏ. Ba dăy nhà lính thấp lè tè bao quanh một khoảng đất vuông chật hẹp. Chính giữa khoảng đất gọi là sân bốt ấy, chọc thẳng lên trời một đoạn bương dài, nứt toác, trên ngọn ḷng tḥng sợi dây buộc rũ xuống lá cờ tam tài bạc phếch. Khắp sân, rác bẩn, ruồi nhặng vo ve, mùi hôi lợm giọng.


Đúng như dự đoán của Hoàng Quyên, mụ béo là vợ thằng Tây già quan một chỉ huy bốt Mai Động. Mụ thay chồng đi bắt phu về sửa sang trại lính, để dễ bớt xén tiền công sá.


Ngày đầu tiên các chú đă phải làm cật lực từ sáng đến tối mịt, với công việc dọn dẹp nhà ở, giặt giũ chăn màn, áo quần cho vợ chồng mụ béo.


Ngày thứ hai, tất cả đi kéo xe ḅ dọn rác. Đến ngày thứ ba th́ mụ bắt đầu chia các chú thành từng nhóm. Quyên và Thụ dọn rác. Chức lém được mụ béo tin cẩn giao việc phụ nấu ăn cho lính. Thân và Tâm chuyên giặt giũ, quét dọn, hầu hạ trong nhà lăo đồn trưởng.


Hoàng Quyên đă quyết định mọi người phải tuân theo và làm thật tốt những công việc do mụ béo xếp đặt. Các chú nhanh chóng gây được ḷng tin của mụ béo. Mụ ta khoản đăi các chú không được hậu hĩ như đă hứa, nhưng ăn uống hàng ngày cũng chẳng đến nỗi nào. Mới có vài buổi mà Chức lém đă hai lần thủ được gà quay chia cho đồng đội.


Thực hiện sự phân công của Quyên, hết ngày thứ ba, Chức đă vẽ xong một bản đồ chi tiết, trong đó ghi rơ nơi đặt ụ súng, nhà kho, nhà ở và quân số địch ngủ đêm trong từng căn trại.


Đă đến lúc phải ra đi. Quyên bí mật chỉ thị cho từng người...


Trời vừa sáng, Chức đă đến năn nỉ với mụ béo:
- Bẩm bà, thầy quản bếp muốn có bữa ăn tanh cho lính nhưng nhà thầu không dám nhận, v́ tôm cá hiếm lắm. Bà cho phép chúng con đi xúc tôm càng, chỉ từ giờ đến trưa là được hàng yến.


Mụ béo lẩm bẩm tính: Mười cân tôm càng giao cho nhà bếp, có thể kiếm tới năm trăm đồng bạc. Thấy món bở, mụ chẳng cần suy nghĩ, gật đầu lia lịa và lên giọng nhân đức giả:
- Ờ, phải đấy. Nghĩ khổ cho mấy chú lính bị nhà thầu ăn chặn cả. Bọn bay chịu khó xúc nhiều nhiều vào nhưng về phải nhớ giao cho bà kiểm soát, nghe chưa?


Mụ đinh ninh rằng lũ trẻ lang thang đói khổ đă bén mùi bánh tây thịt hộp, sẽ chẳng dại ǵ rời bỏ chốn này.
Được lệnh bà quan đồn, năm chú bé xách rổ, vác giậm hăm hở lên đường... Về đến ngôi nhà hoang làng Quỳnh Lôi, mọi người lăn ra cười như nắc nẻ. Chức lôi ra từ trong cái giậm một con gà luộc béo ngậy. Chú vung tay nói như diễn thuyết:
- Tớ đem theo món quà lưu niệm của bà lớn để tặng lại các cậu. Phải liên hoan một bữa, để ghi nhớ cái ngày chúng ta bước vào trận tuyến mới.


Tâm và Thân vỗ tay đôm đốp hoan hô Chức lém.

......
Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (10-01-11)
  #4  
Cũ 10-01-11, 01:54 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

Phần 2

Dưới chân cột đèn ven hồ Gươm, hai đứa trẻ ăn mặc rách rưới ngồi bên nhau thủ thỉ tṛ chuyện. Đứa lớn lấy bàn tay xoa nhẹ lên cái bướu sưng vù, tấy đỏ ở trán đứa bé, khẽ hỏi:
- Nó đánh có đau không?
- Đau lắm, tức cả ngực nữa. - Đứa bé nước mắt lưng tṛng trả lời.
- Cóc khô ǵ phải khóc. Thế là thường.
- Tớ chỉ khóc v́ ức thôi, chứ không phải đau hay sợ.


Đứa lớn kéo vạt áo lau mồ hôi trên bộ mặt ngăm đen, rồi quàng vai bạn thân mật nói:
- Đằng ấy nom như cục bột ấy, nên nó mới hay bắt nạt, tớ th́ cho kẹo chúng cũng đếch dám. Đầu đuôi ra sao? Đằng ấy không quại lại nó được quả nào à?


Sợi gân xanh vắt qua sống mũi chú bé hằn lên. Chú kể lể.
- Tớ vừa nghe gọi “báo”, liền ù té chạy đến, sợ chậm chân thằng khác tranh mất khách. Tớ vừa trao báo nhận tiền th́ “bốp, bịch, hự”, mấy quả tống giáng xuống đầu, ngực làm tớ tối tăm cả mặt mũi. Cái thằng mắt xếch đội mũ vành rộng cố thoi một cú nữa vào sườn tớ và lên giọng đàn anh: “Bận sau mà c̣n thói giành khách ấy, ông sẽ cho biết tay”. Nói rồi nó xách cặp báo chạy vụt đi. Có vậy thôi. C̣n “oánh” lại th́ tớ... không quen “oánh nhau”.


Nghe đứa bé thuật lại sự t́nh, đứa lớn gh́ bạn vào ngực, cười an ủi:
- Ngày tớ mới đi bán báo cũng thế, chúng nó bắt nạt đến kinh mà vẫn phải chịu. Đói, đầu gối phải ḅ, sau quen đi và trở nên dày dạn. Bây giờ cánh ḿnh bán báo không phải v́ miếng ăn, nhưng phải làm y như v́ miếng ăn. Thế mới tránh được sự nghi ngờ theo dơi của tụi mật thám. Đằng ấy rèn luyện xông pha cho cứng cáp lên. Cần phải nện nhau th́ cứ nện. Nó ục ḿnh ba th́ ḿnh cố thụi lại một. Ở đất này, thời buổi này mà hiền lành nhân nhượng chỉ tổ ốm đ̣n. Đằng ấy gắng được chứ?


Đứa bé cúi xuống, lấy ngón tay vạch một đường thẳng xuống đất, nói lí nhí:
- Tớ sẽ cố nhưng... “oánh nhau” th́ khó lắm.
- Cái chính là đừng để bọn nó nghi ḿnh giả vờ bán báo. À này, đằng ấy biết tin bốt Mai Động bị nhổ gọn chưa?


Chú bé bán báo tṛn mắt ngạc nhiên:
- Thật không?
- Thật chứ lị. Tấm bản đồ Chức lém vẽ đúng như in, chỉ một đơn vị nhỏ quân ta luồn vào và cứ theo đó “dọn” sạch sẽ.


Quên cả đau, chú bé bán báo cười rất tươi:
- Thế là hết đời bà quan đồn lợn ỉ. Khoái thật! Tớ ghét cay ghét đắng cái thằng Tây già đồn trưởng, ghét đến không chịu được. Hôm bưng tách cà phê cho nó, tớ làm sánh ra có vài giọt, thế mà thằng cha chồm lên đạp tớ một cái ngă khuỵu xuống. Nó về âm phủ là đáng đời rồi.


Hai chú bé th́ thầm một lúc, rồi cùng đứng dậy cắp cặp báo đi mỗi đứa mỗi ngả.
Đêm ấy, chui trong chiếc bao tải thay chăn, Thân bột nằm thu lu dưới mái hiên một ngôi trường tiểu học giữa thành phố. Mỗi lần cựa ḿnh, khắp người chú đau ê ẩm. Chỗ sưng tấy trên trán không nhức nhối bằng hai bắp chân. Chú có cảm tưởng đùi và bụng chân như vừa bị ai lấy vồ dần cho bại đi. Ngày đầu tiên bán báo, ngoài trận đ̣n không may, chú đă chạy bao nhiêu đường đất.


Thân ló đầu khỏi bao tải, nh́n những ngọn điện lơ lửng giữa phễu đèn pḥng thủ hắt ánh sáng nhợt nhạt xuống ḷng đường. Hai hàng cây bên hè ngả bóng dài đen thượt lên những ngôi nhà nham nhở vết đạn. Vài chiếc xe ḅ đổ thùng lăn bánh lọc cọc trên mặt đường. Bóng đêm đă nuốt đi tất cả sự ồn ào của thành phố.


Bán báo không phải là chuyện dễ! Thân thèm khát những ngày cắp sách đến trường. Dù phải học những bài thuộc ḷng dài lê thê, dù phải làm tính đố, phải giữ ǵn sách vở không được giây mực nhưng cũng không khó bằng bán báo. Từ giọng rao, cách chạy tranh khách, đến kiểu nói lóng nhà nghề đều phải tập luyện công phu. Lại c̣n phải biết cả “oánh nhau” nữa! Chú chập chờn sắp thiếp ngủ th́ có tiếng rao hàng trầm trầm quen thuộc vang lên: - Ai bánh khúc nóng... ơ! - Vào giờ này của tối thứ bảy, tiếng rao ấy đă trở nên rất gần gũi với Thân: - Ai bánh khúc nóng ơ!

Thân nhổm dậy gọi:
- Cụ bán cho cháu cái bánh!

Bà lăo bán bánh bước tới, đặt chiếc thúng trước mặt Thân. Bà bỏm bẻm nhai trầu, nói:
- Bánh hôm nay ngon lắm cháu ạ, nhiều đỗ, mỡ hơn lần trước.
- Cụ chọn cho cháu cái to và nhiều xôi vào nhé.

Bà lăo đưa chiếc bánh c̣n bốc hơi nóng cho Thân, quay nh́n chung quanh, rồi th́ thầm:
- Ruột chiếc bánh này chuyển cho Z.7 vào sáng mai như kế hoạch và mật hiệu cháu đă biết. K.2 gửi lời thăm cháu.
- Bà nói với K.2, cháu vẫn khoẻ và sẽ cố gắng làm tṛn nhiệm vụ.

Một chiếc xe bọc thép đi tuần rú máy ầm ầm chạy qua. Chú bé nói to với bà lăo bán bánh:
- Cháu chịu cụ tiền nhé. Hôm nay báo ế, cháu lại bị bọn nó bắt nạt cướp sạch cả.
- Khốn khổ! Thôi cháu ngủ thêm chút nữa đi! - Bà lăo cắp thúng đứng lên, tiếng rao trầm trầm xa dần:
- Ai bánh khúc nóng... ơ!

.............
Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (10-01-11)
  #5  
Cũ 10-01-11, 01:57 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

*
* *
* * *

Buổi sáng chủ nhật. Cửa rạp chiếu bóng Phi-la-mô-ních ồn ào khác thường. Trên bản quảng cáo dán một bức tranh lớn vẽ h́nh một tên mặc áo đen, đeo mặt nạ, tay cầm súng lục, dưới đề ḍng chữ “Đảng cướp áo đen”. Hôm nay rạp mở cửa buổi đầu tiên, chiếu cuốn phim cao bồi Mỹ.


Trước cửa rạp, tiếng rao hàng ầm ĩ:
- Bánh tây ba tê đê... ê...
- Lạc rang húng ĺu nóng gịn đơ... ơ... i...
- Bà lang trọc mới hồi cư, thuốc cao chính cống ơ...


Một chú bé bán báo ôm chiếc cặp cói trước ngực, tay xốc chiếc quần đùi xanh lùng thùng quá gối, vừa chạy vừa gào:
- Báo, báo “Ngày Mới” chủ nhật ơ...! Đón coi báo mới nào.


Đồng hồ ở quầy bán vé chỉ tám giờ. Một người đàn ông đứng tuổi, mặc bộ đồ pha len màu nâu, đội mũ dạ, đeo kính trắng gọng vàng từ bờ hồ Gươm đi sang. Người đàn ông đứng lại dưới bức vẽ quảng cáo phim, xoè diêm châm thuốc lá. Cả ba lần diêm đều tắt, ông ta lắc đầu chuyển điếu thuốc sang tay phải, tay trái đút túi quần, đi đi lại lại. Chú bé để ư tới chiếc cặp da người đàn ông kẹp ở nách trái. Chiếc cặp màu xám, mỏng, nhưng hơi to bản, nom giống cặp đựng giấy vẽ của các hoạ sĩ lưu động. Mắt chú bán báo vụt sáng. Chú cất tiếng rao lanh lảnh:
- Quư ngài đón đọc “Ngày Mới” chủ nhật ơ!


Người đàn ông dùng tay trái bỏ mũ, khẽ hất đầu một cái rồi lại đội mũ như cũ.
- Quư ngài đón coi báo mới... nào!


Chú bán báo nhấn mạnh hai tiếng “quư ngài” tỏ ư đă nhận được ám hiệu liên lạc. Người đàn ông đưa mắt nh́n chú bé, ánh mắt đặc biệt ấy thay lời nói: “Anh đây! Anh đang nóng ḷng chờ chú em”.
- Báo! Báo! Báo!


Tiếng gọi nhịp ba hách dịch của người đàn ông khiến chú bé vô cùng phấn khởi. Chú chạy vội đến giơ cặp báo, lễ phép hỏi:
- Ngài mua báo ạ?
- Ngày Mới!
- Xin ngài một đồng ạ!


Người đàn ông móc ví trả tiền vờ làm rơi điếu thuốc lá. Chú bán báo nhặt lên, thổi phù một cái rồi đút điếu thuốc vào túi áo ngực. Người đàn ông cau mày:
- Vứt đi, bẩn rồi đấy!
- Cho cháu xin, vứt đi phí quá ạ. - Chú bán báo điềm nhiên nói và trao báo cho khách. Tờ báo cộm lên không b́nh thường ở một góc.

Chuông điện réo từng hồi báo giờ chiếu bóng bắt đầu. Người đàn ông bước vội vào rạp.

Chú bán báo vừa định lao sang đường th́ có tiếng quát:
- Đưa điếu thuốc lá ấy cho tao!

Chú giương to đôi mắt một mí lên nh́n. Một nắm tay to, chắc với bộ mặt có nước da ngăm đen chắn ngang trước mặt. Ngỡ ngàng một giây, chú đă nh́n nhận ra đồng đội, và liền làm vẻ bướng bỉnh:
- Tao đếch cho. Làm như ông tướng ấy!
- Tướng chính cống đây, nộp quan lớn điếu thuốc!
- Tao cóc nộp. Đồ bắt nạt.
- Láo nhỉ, trán mày c̣n sưng vù đây kia mà vẫn cứng đầu cơ à? - Đứa có nước da ngăm đen nói và tóm một tay chú bán báo vặn ngược lại. Nó thộp túi ngực chú bé, moi lấy điếu thuốc và nói to:
- Nh́n rơ mặt tao chưa? - Rồi nó ù té chạy, miệng ngậm chặt điếu thuốc vừa cướp được.

Chú bán báo vờ quệt nước mắt, xoay người lại phía sau. Một gă đàn ông loẻo khoẻo, mặt thuỗn, đeo kính râm to gần kín mặt đang lững thững bước tới...

..............
Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (10-01-11)
  #6  
Cũ 10-01-11, 02:00 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

*
* *
* * *

Hầu Tân quẩy đôi thùng gánh nước ra đến hè th́ một chiếc xe máy phóng vụt tới, phanh dừng lại. Một thằng Tây lai bé choắt, đôi mắt gần sít nhau ti hí như mắt chuột chù, đèo phía sau một gă đàn ông. Tên này đeo kính râm to gần kín mặt, ôm cái cặp đen có khoá mạ kền sáng loáng. Vừa tụt khỏi chiếc xe máy, hắn đă quay đầu nghiêng ngó.


Cả hai tên đi thẳng vào cổng nhà hộ sinh Thái Hoà. Hầu Tân chống đ̣n gánh đứng chờ lấy nước bên dăy thùng xếp dày đặc, óc nghĩ về gă đàn ông lạ mặt. Chú cố nhớ xem đă gặp hắn ở đâu. Không, ḿnh chưa giáp mặt hắn lần nào cả. Thôi đúng rồi! Chú thầm reo: “Một gă đàn ông dáng người loẻo khoẻo, mặt thuỗn, đeo kính râm, thường thấy lảng vảng đi lại quanh bến tàu điện Bờ Hồ. Gă có thể là mật thám và đang muốn t́m kiếm một cái ǵ đó. Chúng tôi đang theo dơi chặt hành vi gă ta...”


Chú nhớ lại nguyên văn báo cáo hôm đầu tuần.
- Mũ trắng... đánh giày giôn đê... ê... Giày giôn... đánh mũ trắng... nào!


Giọng rao của chú đánh giày dẻo như kẹo, chiếc ḥm trong tay đung đưa theo nhịp chân bước. Mỗi lần cất tiếng rao, chiếc sẹo dài dưới mũi chú dúm lại, kéo hếch môi lên. Biết đấy là đồng đội đang bám hút theo bóng gă mặt thuỗn, hầu Tân huơ đ̣n gánh, gọi chú đánh giày:
- Ê, bé con! Đánh cho anh đôi giày.


Hầu Tân nói và giơ bàn chân trần mốc của ḿnh lên. Mọi người bên máy nước cười ồ. Chú đánh giày nổi cáu:
- Có đánh mặt, tao đánh cho.
- A, lỏi này láo nhỉ! Muốn nếm đ̣n gánh chắc? - Hầu Tân dứ dứ chiếc đ̣n gánh về phía chú đánh giày.
- Thách! - Nói rồi chú đánh giày co chân chạy.

Hầu Tân vứt đ̣n gánh chạy theo. Chẳng ai thèm can vào chuyện trẻ con, họ c̣n lo tranh lấy gánh nước kẻo mất chỗ.

Chú đánh giày vừa chạy mươi bước đă bị hầu Tân tóm được. Chú hoảng quá, van lạy:
- Tớ lạy rồi. Đừng, đừng... Khéo đổ hết phấn trắng của tớ. - Chú đánh giày hạ giọng nói xen vào một câu rất nhanh: “Thằng mặt thuỗn ngồi xe máy vào phố này, anh cẩn thận!” - Và chú giúi vào tay hầu Tân một vo giấy nhỏ.


Hầu Tân “ừ” khẽ một tiếng, véo tai chú đánh giày lên giọng kẻ cả:
- Lần này th́ ông anh tha cho, nghe chưa? A-lê, xéo!

Hầu Tân quay lại chỗ máy nước với những dự tính mới.

Vừa về đến sân, Tân đă nghe tiếng gọi the thé từ nhà trên:
- Thằng hầu Tân đâu rồi, lên bà bảo!

Tân đặt vội gánh nước xuống, chạy lên pḥng khách.


Nhà hộ sinh Thái Hoà do Thị Ngọ đứng chủ. Ở đây không có sản phụ, nó là một nhà chứa trá h́nh, trốn đăng kí hành nghề. Thị Ngọ tuy đă nạ ḍng nhưng lẳng lơ, nên vẫn là của hiếm trong cái đất toàn lính Tây này. Người ta được biết mụ nguyên là vợ một thằng đội Tây gian ác khét tiếng đă chết trận. Nay mụ sống độc thân bằng nghề măi dâm. Nhờ có nhà cao cửa rộng thừa hưởng của chồng, nên mụ có nhiều loại khách lui tới: lính Tây đủ loại, việt gian, mật thám. Hầu Tân là người chuyên phục dịch cơm nước, giặt giũ cho mụ. Thuê được thằng ở không công, ngày chỉ mát vài bát cơm, Thị Ngọ rất ưng ư.


Hầu Tân rón rén bước vào pḥng khách, khoanh tay lễ phép thưa:
- Bẩm bà sai bảo ạ.

Thị Ngọ đang uốn éo trước gương, chưa kịp quay lại th́ gă mặt thuỗn đă buông kính râm, nheo đôi mắt híp sùm sụp gian xảo, hất hàm hỏi:
- Th́ ra đứa gánh nước vừa rồi là chú em đấy à? Tôi cứ tưởng thằng nhỏ của nhà nào. Nom chú em lanh lợi nhỉ.

Hầu Tân nh́n lướt nhanh khuôn mặt dài thượt, vàng bủng của gă đàn ông, rồi cúi đầu vẻ sợ sệt nói:
- Bẩm ông, cháu là thằng hầu của bà chủ ạ.

Gă mặt thuỗn hềnh hệch:
- Gọi anh thôi. Moa (tôi) c̣n trẻ mà. Hỏi chú em cho vui, chứ có ǵ mà sợ.

Tên Tây lai loắt choắt vỗ vai gă mặt thuỗn, giọng cớt nhả:
- Anh Ba Kế th́ ai cũng chẳng tha, đàn bà con gái, trẻ nhỏ đều trêu chọc tất. Phải không moa-den (cô) Ngọ?

Thị Ngọ ngoái đầu, mắt đưa đẩy:
- Các toa (anh) đến lắm chuyện, ghẹo từ thằng ở của em ghẹo đi. - Đoạn mụ quay lại bảo hầu Tân: - Mày pha trà đem lên, rồi ra hiệu Đào lấy hai chai sâm-banh và một hộp thuốc lá Cờ-ra-ven-na. Bảo cô Lệ Hồng ghi sổ nợ nhé!
- Bẩm vâng ạ.

Hầu Tân lui ra c̣n nghe vẳng tiếng cười sỗ sàng của hai tên khách.

Ba Kế! Tên hắn là Ba Kế. Cần phải nắm ngay nhà ở của hắn. Việc này không thể phân công cho ai khác được. Hầu Tân lẩm bẩm một ḿnh.


Khi mang rượu và thuốc lá về, đi ngang bếp, Tân nh́n vào đống tro và liếc nhanh ra chiếc xe dựng ở góc sân...
Bóng chiều hắt nắng vào bếp, lùa khói bay toả ra sân... Nồi xúp gà hầm khoai tây sôi lục bục trào nước xèo xèo. Hầu Tân mở vung giụi bếp lửa. Trên nhà, chủ và khách vẫn đang rượu chè đú đởn. Thị Ngọ trơ tráo đến mức tiếp khách tập thể giữa ban ngày. Cái lệ của mụ là không chứa bất cứ ai ngủ lại đêm. Thành phố c̣n nhiều lộn xộn, khách sợ bóng đêm. Thị Ngọ không muốn mất khách.


Hầu Tân mở vo giấy nhỏ của chú đánh giày giúi cho lúc năy, đọc nhanh. Ḍng chữ ch́ nguệch ngoạc:
“Cần gặp K.2. Chín giờ. Địa chỉ: quảng cáo bánh gị Quốc Việt trên báo Ngày Mới”. - Kí tên: “D́ Thục”.
Hầu Tân đọc lần nữa rồi ném vo giấy vào bếp lửa.

Nắng tắt hẳn. Tên Tây lai và Ba Kế khệnh khạng bước ra xe máy. Hai đứa thay nhau đạp cần khởi động, nhưng máy không nổ. Thỉnh thoảng chiếc xe hồng hộc ph́ hơi vài cái, rồi lại tắc tịt. Ba Kế làu bàu:
- Chó đểu thật. Tắc xăng!

Cả hai thằng nh́n trời chạng vạng tối, vẻ bồn chồn lo ngại. Thị Ngọ lạch bạch chạy ra, đon đả:
- Để em sai thằng hầu dắt xe đưa anh Ba Kế về nhà. C̣n anh Pơ-tí, em gọi xích lô nhé!

Tên Tây lai lúng liếng cặp mắt ti hí, gật đầu:
- Moa-den thu xếp giỏi lắm. Rất đáng yêu.
- Được en (cô ấy) chiều chuộng thế th́ c̣n ǵ bằng.

Thị Ngọ đỏng đảnh gọi:
- Hầu Tân! Bỏ bếp đấy, dắt xe hầu ông đây về nhà.

Hầu Tân chỉ chờ dịp này, chú vội chạy ra đỡ lấy tay lái chiếc xe máy tắc xăng.

.......
Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (10-01-11)
  #7  
Cũ 10-01-11, 02:03 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

*
* *
* * *

Phố Hàng Nón lô xô những mái ngói cổ lỗ gối nhau san sát. Con đường nhựa chạy từ cuối phố Hàng Quạt đến đường Phùng Hưng bị kẹt giữa hai dăy nhà như hẹp lại và dài thêm ra. Rất nhiều người Hà Nội biết đến phố Hàng Nón, v́ ở đây có ngôi nhà số 12. Một vài nhà buôn hiếu ḱ từ Sài G̣n ra Hà Nội bằng máy bay cũng ghé tới đây. Trước cửa ngôi nhà số 12, treo tấm biển lớn mang hai chữ Quốc Việt vàng chói trên nền đỏ rực rỡ.


Một thiếu niên tóc hơi quăn, mắt nhỏ và sáng, trạc mười sáu, mười bảy tuổi đứng ở đầu phố, mở tờ báo Ngày Mới xem lại bài thơ đăng trên trang quảng cáo:
... Thơm ngon lại hợp vệ sinh
Bánh gị hấp nóng ngon lành dễ tiêu
Tại Quốc Việt sớm, trưa, chiều
12 Hàng Nón đă nhiều khách quen


Gấp tờ báo lại, cậu thiếu niên bước tới cửa hiệu Quốc Việt. Trong quầy hàng lồng kính bày mẫu những đĩa bánh gị bột lọc trong suốt, những bát bún thang xếp đầy thịt gà xé, trứng tráng và gị lụa thái chỉ, những cặp bánh dày tṛn căng, trắng mịn. Hai ống chả quế vàng rộp dựng ở góc quầy. Cậu thiếu niên bước vào trong tiệm. Hai dăy bàn sơn xanh kê thẳng lối. Sát tường phía trong là quầy thu tiền bằng gỗ lát, đánh véc-ni bóng loáng. Trên tường treo rải rác những bức tranh bột màu vẽ các món ăn. Cậu thiếu niên chú ư đến một khung kính lồng bài thơ viết chữ to bay bướm. Ư bóng của lời thơ kín đáo nhưng vẫn dễ hiểu, gợi hồn nước:
Bánh gị Quốc Việt vệ sinh sao!
Miếng miếng kèm thêm chả quế vào
C̣n khách sành ăn c̣n Quốc Việt
12 Hàng Nón thú thanh tao.


Hai câu thơ cuối lối chữ chân phương, nghiêm túc. Bên quầy thu tiền, cô thiếu nữ có đôi mắt đen láy viền hàng mi cong lịch thiệp mời khách:
- Cậu xơi bánh gị hay bún thang ạ?

Cậu thiếu niên sửng sốt khi nghe tiếng quen quen của cô gái, nhưng kịp trấn tĩnh.
- Cho tôi hai bánh gị hấp. - Cậu thiếu niên nói và giơ lên hai ngón tay. Cô gái mỉm cười, dùng tay phải vuốt những sợi tóc mai xoà bên má:
- Mời cậu vào nhà trong.

Cậu thiếu niên vén bức rèm treo cửa bước vào. Pḥng trong là nơi tiếp những khách quen của cửa hàng.

- Ḱa chú Hoàng Quyên!
Ông chủ hiệu đang quay máy xay thịt, ngừng tay nh́n cậu thiếu niên, khẽ reo lên.

Hoàng Quyên cũng không nén được niềm vui đột ngột:
- Trời ơi, anh Đại! Th́ ra anh là ông chủ hiệu Quốc Việt nổi tiếng...

Anh Đại lùi lại ngắm Quyên từ đầu đến chân:
- Chú ḿnh vẫn như hồi ở làng Huỳnh Cung, phải cái hơi gầy. Thôi được, Quốc Việt bồi dưỡng cho mươi lần là béo quay. Gặp ai ngoài hàng chưa?
- Rồi anh ạ. Thú vị và bất ngờ quá!
- Gọi cô ấy là Thục, Hoàng Thị Thục. Họ nhà đấy.

Hoàng Quyên tṛn mắt ngạc nhiên. Hoá ra người bấy lâu nay lấy tên là “D́ Thục” lại là... Vừa lúc đó, cô gái bước vào. Hoàng Quyên buột miệng:
- Bích Hạnh!
- D́ Thục chứ! - Cô gái chữa lại, giọng nhỏ nhẹ nhưng nghiêm chỉnh.


Anh chị Đại cùng em trai và năm cháu bé về Hà Nội hồi giữa năm. Đúng ra là kháng chiến yêu cầu gia đ́nh anh hồi cư. Tổ chức đă phải thuyết phục, vận động anh khá vất vả. “Bỏ kháng chiến, “dinh tê” vào thành là một điều xấu hổ”. - anh Đại thường nói với bạn bè như vậy. Khi được biết kháng chiến sẽ “gửi” một cán bộ về theo, anh Đại ưng thuận. Bích Hạnh, nữ chiến sĩ công an phản gián, được bố trí làm cô em gái họ Hoàng.


Với tài tháo vát của anh Đại, vài tháng sau, số nhà 12 Hàng Nón trở thành hiệu Quốc Việt nổi tiếng khắp Hà Nội. Cái tên “Quốc Việt” h́nh như làm cho bọn Việt gian hoảng sợ. Có lần Ban bảo an thuộc Hội đồng an dân Bắc phần gọi anh Đại lên doạ nạt, bắt phải thay tên hiệu. Anh Đại từ tốn trả lời:
- Thưa các ông, cơm tám gị chả, bánh gị, bún thang... là những món ăn dân tộc, được người Việt Nam ưa thích. Tôi thiết nghĩ, đặt cho cửa hàng cái tên Quốc Việt là rất phù hợp vậy. Mong các ông cho phép được giữ nguyên tên đó. Nếu thay đi th́ phải đổi biển hiệu và các quảng cáo rất tốn kém ạ...

Bọn chúng đành làm thinh trước lí lẽ ấy. Tên hiệu Quốc Việt cứ tồn tại cùng với người con gái họ Hoàng duyên dáng xinh đẹp.

Trên căn gác xép hiệu Quốc Việt, Hoàng Quyên mở đầu cuộc trao đổi với Bích Hạnh.
- Hắn ở 27 phố Săng-xôm và đúng là Lê Hữu Ba Kế, nhân viên Ban bảo an.
- Quyên phải vẽ sơ đồ nhà hắn. Cấp trên đă chỉ thị phải trừ khử hắn ngay kẻo rất nguy hiểm cho Z.7. Nhóm hành động đă sẵn sàng, c̣n chờ sơ đồ nhà hắn ở. Điều gay go là nơi giấu vũ khí sau khi hành động.


Bích Hạnh nói rồi ngồi im, vẻ suy nghĩ. Hoàng Quyên hỏi:
- Thế ư Hạnh thế nào?
- Chúng ta phải thực hiện đúng chỉ thị của anh Cả. Tuyệt đối không để một sơ hở nào bị liên luỵ sau cái chết của hắn. Nghĩa là vũ khí dùng xong phải được cất giấu nơi kín đáo.

Hoàng Quyên quả quyết:
- Tôi đảm nhận việc này cho.
- Nhưng Quyên nhớ rằng nhà hộ sinh Thái Hoà là nơi lui tới của nhiều hạng người. Giấu ở đấy có ổn không?
- Hạnh yên tâm. Tôi cho tạm cất ở điểm hộp thư “bem”, sau đó sẽ t́m cách chuyển ra ngoài. Kế hoạch như sau... - Hoàng Quyên hạ thấp giọng. Bích Hạnh phải lắng tai mới nghe rơ.


Mắt Bích Hạnh sáng lên. Cô nói như reo vui:
- Ừ nhỉ, Quyên nhanh trí thật. Thế mà Hạnh không nghĩ ra. - Bích Hạnh nh́n Quyên cười, rồi tiếp:
- C̣n một việc quan trọng nữa, điểm chính mà chúng ta bàn hôm nay. Theo báo cáo của nhóm H.1, việc liên hệ với hai nhà trí thức Đ. và K. đă làm xong. Tại nhà riêng hai ông lúc nào cũng có mật vụ theo dơi. Nếu không đưa nhanh hai vị ra ngoài, chắc chắn kẻ địch sẽ bắt mang đi biệt xứ.


Nghe Bích Hạnh tŕnh bày, Hoàng Quyên h́nh dung thấy tất cả những khó khăn của nhiệm vụ đột xuất này.
Hai nhân sĩ trí thức đó bị kẹt trong thành phố từ ngày đầu nổ súng. Các ông chưa kịp tản cư, giặc đă ập đến. Thực dân Pháp rập ŕnh đưa Bảo Đại về lập chính phủ bù nh́n; chúng o ép, mua chuộc, mời hai ông tham gia chính quyền. Chúng nhử ghế bộ trưởng này, bộ trưởng nọ, nhưng hai ông kiên quyết cự tuyệt. Bọn giặc trở mặt, hạ lệnh quản thúc, bắt các ông mỗi tuần phải hai lần lên tŕnh diện Sở mật thám.


Nhóm H.1 gồm hai cán bộ công an Hà Nội được trên giao nhiệm vụ đến liên hệ trực tiếp ở nhà riêng, tạo điều kiện đưa hai ông và gia đ́nh ra với kháng chiến. Từ một tuần nay, Quyên lo việc cử người dẫn đường đưa hai nhà trí thức cùng gia đ́nh vượt đường “bem” ra ngoài. Quyên nói với Hạnh một cách khẳng định:
- Tôi đă cân nhắc kĩ và sẽ cử Nhạ dẫn đường. Chỉ c̣n cách đi ban đêm. Tất nhiên vấn đề không đơn giản, nhất là việc đưa hai ông thoát khỏi nhà riêng.
- Điều ấy nhóm H.1 sẽ làm và dẫn hai ông đến một cơ sở an toàn ở ven nội, có thể là nhà cụ Vuông. Rồi từ đó, đội ta phụ trách đưa ra. Hạnh th́ lại lo đi đường cơ, v́ phải qua nhiều đồn bốt giặc.
- Tôi đảm bảo với Hạnh, nhất định Nhạ làm tṛn nhiệm vụ và nhất trí dùng nhà cụ Vuông là nơi tạm nghỉ của hai ông và gia đ́nh. Đây là một cơ sở rất tốt, hoàn toàn đáng tin cậy.


Bích Hạnh hỏi:
- Có phải cụ Vuông là cơ sở do Nhạ sẹo gây dựng không?

Quyên thích thú trả lời:
- Rất đúng! Từ chuyện một chiếc guốc đứt quai...

Bích Hạnh mở tṛn đôi mắt đen láy:
- Chuyện ǵ lạ vậy?
- Thật mà. Chuyện xảy ra sau ít ngày bọn ḿnh trở về Hà Nội...

Hôm ấy, Nhạ sẹo xách ḥm đánh giày tha thẩn ở cửa chợ Hôm. Cậu ta mải nghếch xem người bán vé tàu điện chập cần vẹt vào đường dây th́ vấp phải một cụ già. Ông cụ ngồi đóng chiếc guốc mộc vừa bị đứt quai. Nhạ cúi xuống lễ phép nói:
- Cháu xin lỗi cụ ạ.

Ông cụ nh́n thằng bé đánh giày có cái sẹo dúm dó trên môi, tưởng như hỗn xược mà lại hoá ngoan, liền gật đầu:
- Ờ, không sao. - Rồi cụ tiếp tục gơ guốc cạch cạch xuống hè.

Thấy cụ già mắt kém loay hoay không đóng được chiếc guốc đứt, Nhạ ngồi xuống, nói:
- Cụ để cháu đóng cho nào.

Ông cụ nh́n Nhạ một lần nữa, cười móm mém:
- Cháu ngoan lắm, hộ lăo một tí vậy.

Nhạ lục ḥm đánh giày lấy chiếc bàn chải cán sắt và mấy cái đinh con. Loáng sau cậu ta đă đóng xong guốc cho ông cụ. Nhạ xách ḥm đánh giày định đi th́ ông cụ gọi lại:
- Này cháu, lăo hỏi không phải, nhà cháu ở trong phố hay ngoại ô?
- Thưa cụ, cháu không có nhà. Cứ lang thang thế này, tối ngủ hè thôi ạ.
- Tội nghiệp! Những người tốt toàn phải chịu khổ... Hôm nào về nhà lăo chơi, cháu nhé.
- Thưa cụ ở đâu ạ?
- Làng Thanh Nhàn. Cứ hỏi bố Vuông là ai cũng biết. - Ông cụ cười khà khà.

Thấy ông cụ cởi mở và vui tính, Nhạ bèn trả lời:
- Thế th́ thể nào cháu cũng đến thăm cụ. Cháu chào cụ ạ.

Ông cụ nhấp nháy đôi mắt nhăn nheo, gật gật đầu:
- Phải lắm, cháu cứ đến với lăo cho vui nhà.


Ít hôm sau, Nhạ t́m đến nhà cụ Vuông thật. Ông cụ tỏ ra rất mến thằng bé đánh giày tốt bụng. Khi được biết con trai ông cụ đă hi sinh ở mặt trận Ḷ Đúc, để lại người vợ sống cảnh goá bụa, Nhạ ngồi thừ một lát rồi nói:
- Cháu đi đến đâu cũng gặp người mang thù, mang oán với giặc Pháp. Chúng nó ác quá không chịu được nữa!

Ông cụ xoa đầu Nhạ, bảo:
- Phải chịu cháu ạ. Biết chịu đựng mọi đau thương mà không nao núng th́ giặc nhất định sẽ thua!

Từ đó Nhạ thường xuyên về thăm cụ Vuông và chị Thanh, con dâu của cụ. Dần dần nhà cụ trở thành một cơ sở bí mật vững chắc của đội Bát Sắt...

Nghe Quyên kể xong, Bích Hạnh nói:
- Được một liên lạc dẫn đường như Nhạ sẹo th́ không c̣n ǵ đáng lo nữa.

Hoàng Quyên và Bích Hạnh bàn đến những điểm nhỏ nhất của kế hoạch trừ khử tên Việt gian Ba Kế và ấn định thời gian thực hiện nhiệm vụ đưa hai nhà trí thức thoát khỏi nanh vuốt giặc.

........
Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (10-01-11)
  #8  
Cũ 10-01-11, 02:05 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

*
* *
* * *

Suốt đêm hôm ấy, Hoàng Quyên không chợp mắt. Nh́n mảnh trời vuông trên cửa sổ hẹp in đậm những v́ sao lấp lánh, Quyên nghĩ miên man bao nhiêu chuyện. Chuyện đă qua và chuyện sắp tới. Càng nghĩ Quyên càng thấm thía lời anh Cả nói với ḿnh trước ngày về nội thành: “Thời gian trôi đi rất nhanh, chẳng bao giờ chờ đợi chúng ta. Hoạt động trong ḷng địch là ta phải biết nắm vững thời cơ, vượt lên thời gian. Chờ đợi là thất bại...” Đúng là thời gian đi nhanh ghê gớm. Vừa mới lúc nào Quyên c̣n là đứa bé sáu tuổi. Nhà nghèo, con đông, mẹ ốm dai dẳng không chạy chữa được phải gửi con vào trường Ḍng, Quyên rùng ḿnh gai lạnh. Người ta nhân danh Chúa bố thí cho trẻ mồ côi ở đây mỗi ngày ít cơm và áp dụng một lối giáo dục ḱ quặc. Tuy chẳng hiểu ǵ, Quyên vẫn phải thuộc làu làu kinh thánh không dám sót một chữ, nhưng đụng đến tờ báo hoặc quyển Kiều là cấm đoán nghiêm ngặt. Quyên trở nên ngớ ngẩn như mất hồn. Anh Quyên t́m cách xin cho em ra khỏi trường Ḍng. Về nhà, Quyên mới rơ hai anh ḿnh đều là cán bộ Việt Minh bí mật. Các anh giáo dục, d́u dắt đứa em đi theo con đường Cách mạng, trao cho Quyên nhiệm vụ liên lạc và canh gác các cuộc họp kín.


Cách mạng tháng Tám thành công, như chim non sổ lồng, Quyên hăm hở lao vào công tác. Mười lăm tuổi là chiến sĩ công an, tṛn mười sáu tuổi Quyên trở thành đảng viên Cộng sản (Quyên được kết nạp Đảng sau chuyến mở đường về Hà Nội tạm chiếm).


Kiểm điểm lại những việc đă làm, Quyên rất tự hào về đồng đội của ḿnh. Chuyến t́m đường về Hà Nội đêm ấy là một cuộc đi lịch sử. Đội Bát Sắt đă nhanh chóng triển khai lực lượng trong nội thành, giăng một mạng lưới cơ sở bí mật đến một xă ven nội phía nam. Sắp tới c̣n biết bao công việc phải làm. Khó khăn, gian khổ không ít nhưng Quyên tin ở đồng đội, tin ở bản thân ḿnh, tin vào sự lănh đạo sáng suốt của trên. Có Bích Hạnh bên cạnh cùng hoạt động, Quyên càng thấy vững vàng, phấn chấn hơn lên...


Bích Hạnh chuyển từ công tác phụ vận huyện Thường Tín về hoạt động trong Hà Nội mà gia đ́nh không hề hay biết. Trước khi vào thành, Hạnh về thăm nhà cùng đứa em trai vào một ngày nắng đẹp.


Trên con đường đất chạy ngoằn ngoèo từ làng Bồ Nâu đi Phúc Lâm, hai chị em rảo bước nóng ḷng được gặp bố mẹ. Chú bé lúc tụt lại sau, khi vượt lên trước, nhảy nhót như con sáo nhỏ. Lúa bên đường trải thảm xanh mịn màng. Chim chiền chiện hót vui, chao liệng trên cánh đồng quê hương. Mỗi lần gặp những tấm cót dựng ở ven đường, chú bé lại dừng lại lẩm nhẩm đọc ḍng khẩu hiệu viết bằng vôi: “Triệt để vườn không nhà trống”, “Tiêu diệt thực dân xâm lược Pháp!”, “Trường ḱ kháng chiến nhất định thắng lợi!”...

- Chị ơi, người ta phá hết nhà gạch ở phố Vân Đ́nh rồi. Phí quá! - Chú bé níu áo chị, nói.
- Phải phá tất cả em ạ. Bác Hồ bảo: Vườn không nhà trống cũng là đánh giặc. Giặc tan, ta lại về dựng xây to đẹp hơn, lo ǵ.
- Phố Vân Đ́nh giặc có đến được không hả chị?
- Chúng có thể đến.
- Nó không có nhà ở, không có cái ăn, ai cũng căm ghét chúng nó, chị nhỉ? Tất cả ai cũng bất hợp tác với chúng th́ chúng sẽ phải cút, chị nhỉ?

Bích Hạnh không trả lời đứa em, cô chỉ gật đầu. Có cái ǵ xót xa bỗng trào lên trong tâm hồn cô gái.
Người ta lánh mặt giặc, coi chúng như lũ ôn dịch; đến trẻ con cũng biết oán thù, khinh bỉ chúng. Thế mà ḿnh th́ lại sắp trở về sống trong vùng kiểm soát của chúng, hằng ngày phải nh́n chúng nghênh ngang giày xéo lên đất đai ông cha. Lại c̣n phải tiếp xúc, giao thiệp thân mật với chúng nữa...

Bích Hạnh rùng ḿnh. Cô tự nhủ, nếu không v́ nhiệm vụ th́ dù rau cháo quanh năm mà được ở vùng tự do vẫn cứ sướng hơn.

Chợt Bích Hạnh nắm tay em, bắt nọn:
- Thân này, chị hỏi thật nhé, giấu chị, chị giận đấy. Thân ở trong ấy ra thấy t́nh h́nh thế nào?

Thân bột giật ḿnh, ngước cặp mắt một mí nh́n chị. Đúng là chú vừa ở “trong ấy” ra thật. Sau chuyến mở đường. Chú lại vào lần nữa để sửa soạn cho nghề bán báo của ḿnh. Chú được về phép trước khi vào hoạt động lâu dài. Nhưng cái đó Thân đâu có quyền nói với chị:
- Em đă bảo không mà lị. Chị cứ ṭ ṃ.

Biết là phạm nguyên tắc bí mật, Bích Hạnh im lặng. Lúc sau, cô bảo em:
- Chị cũng sắp đi xa.

Đến lượt Thân ḍ hỏi chị:
- Tận đâu cơ?
- Chiến khu!
- Chị nói dối...
- Thật đấy! Thân lại ṭ ṃ chuyện công tác của chị rồi.

Chú bé cười hồn nhiên, Bích Hạnh nh́n em và nói tiếp, giọng chị dịu dàng:
- Chị chỉ ước mong, nếu em xin về hẳn với thầy mẹ th́ chị yên tâm lắm. Bốn anh chị em ḿnh đi cả, thầy mẹ ở nhà lủi thủi, nghĩ thương quá!

Chú bé trợn mắt, cướp lời chị:
- Ứ ừ, chị về có được không? Chị là con gái, thổi cơm, đi chợ giỏi hơn em chứ. Em quay lại, không về nhà nữa đâu. - Thân vùng vằng nói, giằng khỏi tay chị.

Bích Hạnh kéo em đi sát bên ḿnh, giọng nhẹ nhàng:
- Anh Được, chị Hoa đều nhắc chị khuyên em như thế. Có xin về hay không là tuỳ em. Đừng tự ái.

Thân liến thoắng:
- Chị nói dối nhé. Hôm anh Được bị thương ở Bạch Mai, gặp em, anh bảo rằng cố mà công tác cho tốt. C̣n chị Hoa, hôm đơn vị chị ấy rút qua ngă tư Trung Hiền, vừa thấy em, chị đă gọi toáng lên: “Thân ơi, chúc em lập chiến công”. Đấy chị xem, có ai khuyên em rút lui đâu!

Bích Hạnh buông tay em, âu yếm bảo:
- Làm ǵ mà lí sự hăng thế. Em đi cũng được, nhưng nếu ở gần th́ năng về thăm thầy mẹ thay chị.

Chú bé cười kh́ kh́, đôi mắt một mí gần như nhắm tít lại...

Hoàng Quyên cũng không rơ Bích Hạnh về Hà Nội từ bao giờ, lần gặp vừa rồi ở hiệu Quốc Việt, chú mới biết. Ngay đến Bích Hạnh và Thân bột, hai chị em ruột ở cách nhau vài đường phố, mà vẫn cứ tưởng cách trở núi rừng nơi chiến khu xa thẳm.

Chiếc đồng hồ nhà trên ngân nga bốn lần dạo nhạc và buông bốn tiếng chuông thánh thót. Quyên vẫn nằm thao thức. Trời sắp sáng. Một ngày mới lại bắt đầu.

........
Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (10-01-11)
  #9  
Cũ 10-01-11, 02:08 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

Phần 3


Tại khu căn cứ quận 6, quận trưởng công an Lê Hoà ngồi làm việc trong một căn nhà lá ba gian. Dáng mảnh khảnh trong bộ quần áo nâu sồng, cặp kính cận buộc ṿng sợi chun ra sau gáy để giữ gọn cho chắc, khuôn mặt trắng hồng, tuấn tú, nom anh giống một thư sinh hơn là cán bộ công an. Trên bàn, một chiếc ấm sành ủ giỏ trấu và mấy cái bát đàn đă cũ. Anh đang chăm chú lấy tài liệu mật từ ruột điếu thuốc lá do Nhạ sẹo vừa mang từ nội thành ra. Một mảnh giấy rất mỏng viết chữ li ti:
“Trương Đ́nh Tri lui tới Toà thị chính không có quy luật giờ giấc. Khó hạ sát ở đây. Hắn có nhiều chỗ ở khác nhau, nay đây mai đó. Cần tổ chức điều tra nơi ở chính của hắn. Xe ḥm đen, số KBC-25. Chú ư: Hắn có hai vệ sĩ hộ tống. - Kí tên: Z.7”


Lê Hoà đăm đăm suy nghĩ.

Sau khi chiếm đóng Hà Nội, một mặt thực dân Pháp cố tung quân giải toả các đường giao thông chiến lược số 1, số 5, b́nh định vùng ngoại thành rộng lớn; mặt khác, chúng áp dụng chính sách lừa dân, làm rùm beng lên cái kế hoạch đưa đón nhân dân hồi cư trở về thành phố để lừa gạt dư luận.

Chính phủ phản động Pháp tiếp tục chính sách thôn tính và đô hộ Đông Dương, cử Bô-la-éc làm cao uỷ thượng sứ sang thực hiện chủ trương vừa đánh mạnh vừa ráo riết sửa soạn đưa con bài Bảo Đại về nước làm “quốc trưởng” bù nh́n.

Trong khi chờ ngă giá với Bảo Đại, Bô-la-éc đặt tạm một cơ quan hành chính ở Bắc Kỳ với cái tên mĩ miều: “Hội đồng an dân Bắc phần” do tên Việt gian Trương Đ́nh Tri cầm đầu.

Trương Đ́nh Tri là người như thế nào? Hăy đọc lời bố cáo dưới đây của hắn đăng trên các báo sẽ rơ: “Chủ tịch Hội đồng an dân Bắc phần Việt Nam báo cáo để toàn thể dân chúng được biết: kể từ nay không xưng hô bẩm quan lớn, bẩm cụ lớn với quan chức người An nam mà chỉ dùng lời ấy để giao thiệp với các quan chức Đại Pháp”. Trương Đ́nh Tri ra sức vơ người vét của phục vụ âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân xâm lược Pháp. Hắn là một tên tư sản mại bản kếch xù, có nhiều đồn điền, biệt thự, đại lí bán buôn bán lẻ hàng hoá đủ loại ở các tỉnh thành tạm chiếm. Hắn kiếm tiền từ việc bủn xỉn cho thuê xe đạp giờ, cho thuê nhà, đến việc cai thầu gái đĩ cho lính Pháp, ngoài khoản bổng lộc béo bở của cái chức chủ tịch Hội đồng an dân.

Tội phản nước hại dân của hắn đă bị Toà án kháng chiến kết án tử h́nh và trao cho lực lượng công an quận 6 Hà Nội thi hành án lệnh.

Qua báo cáo của Z.7, Lê Hoà thấy cần phải thay đổi kế hoạch xử tử tên Việt gian đầu sỏ này.

Lê Hoà lấy quyển vở trăm trang mới nguyên, đếm đến trang bốn mươi chín, cầm bút viết. Nét chữ mực đỏ chạy ngoằn ngoèo trên tờ giấy trắng tinh: “K.2 chú ư theo dơi từ cửa Toà thị chính chiếc xe đen KBC-25. T́m nhà riêng của chủ xe. Báo Z.7 chuẩn bị gấp cơ sở Li-đô. Chờ tin về. - Kí tên: Cả”. Anh đếm tiếp đến trang tám mươi của cuốn vở, rồi lại viết:

“Z.7 kế hoạch thay đổi. Chờ K.2 bàn giao địa điểm mới. - Kí tên: Cả”.

Lê Hoà đọc lại hai bản chỉ thị vừa viết rồi lấy bông thấm một thứ nước trắng đựng trong chiếc lọ con, lau đè lên nét chữ. Những ḍng chữ mực đỏ biến mất, tờ giấy lại trắng tinh như mới. Anh gấp cuốn vở định đứng lên th́ cửa liếp hé mở. Nhạ sẹo bước vào.

Ngoài trời đêm, mưa vẫn rơi rả rích, ánh chớp loằng ngoằng. Gió thổi tung cánh liếp che cửa phần phật. Nhạ mặc áo tơi lá, đội nón rách nh́n Lê Hoà, nhoẻn miệng cười:

- Em chào anh Cả.
- Chào chú Nhạ! Đỡ mặt chưa em? Ngồi xuống đây uống với anh bát nước vối nóng đă. - Lê Hoà tươi cười rót nước từ ấm vào hai cái bát đàn.

Nh́n hơi nước nóng toả nghi ngút, Nhạ cảm thấy ḷng ḿnh ấm lại. Chú bỏ nón, áo tơi, phấn khởi trả lời:
- Báo cáo anh Cả, em có thể đi ngay và sớm mai lại xách ḥm đánh giày như thường.

Lê Hoà đến bên Nhạ, nắm tay chú bé, giọng tŕu mến:
- Phải chú ư giữ sức khoẻ, em nhé. Đầu tuần đưa hai nhà trí thức ra, em đă thức trắng một đêm. Mất ngủ là dễ ốm lắm...

Lê Hoà muốn nói một lời khen ngợi, khích lệ chú liên lạc t́nh báo dũng cảm, nhưng anh lại thôi. Giữa đêm mưa gió, băng qua hàng chục cây số tắt ruộng, vượt các làng tề, đồn bốt, tháp canh dày đặc của giặc, giờ lại quay vào để sớm mai tiếp tục nhiệm vụ, trước cái phi thường ấy của một chú bé, anh biết nói lời động viên nào cho thoả đáng.

Lê Hoà ngồi xuống cạnh Nhạ, đưa quyển vở trăm trang cho chú, ân cần dặn ḍ:
- Vào đến trong đó, em làm ngay hai việc. Một là, xé trang vở thứ tám mươi, chuyển giao cho bà lăo bán bánh khúc. Thứ hai, trao cuốn vở này cho K.2 và nói “bốn mươi chín”. Em nhớ rơ chưa?
- Em rơ rồi ạ!
- Nhắc lại anh nghe nào.

Nhạ nhắc lại đúng ư Lê Hoà vừa dặn. Lê Hoà gh́ chú bé vào ḷng, giọng âu yếm:
- Rất tốt! Em no bụng chưa?

Nhạ cười hồn nhiên, đáp:
- Báo cáo anh, bát xôi đỗ xanh nóng của chị Đán cho đầy tú ụ, em ăn hết nhẵn, no căng cả bụng. Em xin phép lên đường thôi ạ.


Đối với mỗi người trong đội Bát Sắt, h́nh ảnh chị Đán bao giờ cũng dễ thương và gần gũi lạ lùng. Là chị nuôi đảm đang, chân thật, chị Đán lo cho đàn em được ăn ngon, ăn đủ hàng ngày. Các em liên lạc từ nội thành ra, dù đêm hôm mưa rét, không khi nào chị để phải nhịn đói quay vào. Các em mến chị không phải chỉ v́ vậy. Chị sống giản dị quá! Trên người không lụa là, quanh năm thay đổi bộ cánh nâu vá vai, vá lưng; chị cứ thế, giữ nguyên sự chất phác của người phụ nữ, bước vào kháng chiến...

- Chúc em may mắn! Cho anh gửi lời vào thăm các chú trong đó mạnh giỏi! - Lê Hoà nói và siết chặt bàn tay nhỏ bé của Nhạ.
- Em chúc các anh chị ngoài này mạnh khoẻ! Em đi ạ.

Cửa liếp mở. Mưa nhẹ hạt đôi chút. Lê Hoà nh́n theo bóng chú bé đội nón lá, khoác áo tơi bước phăm phăm dưới ánh chớp loang loáng.

.........
Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (10-01-11)
  #10  
Cũ 10-01-11, 02:11 PM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

*
* *
* * *

Nhạ vào đến nhà cụ Vuông lúc mờ sáng. Chú ăn vội bát cơm nóng với tép kho dưa do bàn tay khéo léo của chị Thanh nấu, rồi thay quần áo, xách ḥm đánh giày lên phố.


Vừa đến đầu ô Cầu Dền, Nhạ thấy một hàng rào cảnh binh, mật thám dăng kín cửa ô, chúng lần khám từng người, bất kể trẻ con, người lớn. Những gánh rau xanh bị giũ tung từng mớ, cải bắp chúng chặt đôi, chặt ba. Chúng khoắng que vào nồi cháo của bà bán cháo xôi, chúng đổ tung toé cả thùng nước mắm của một người buôn chuyến. Bọn chúng không từ một thứ ǵ của nhân dân đem theo mà không sờ nắn, phá phách, tưởng chừng mọi vật đều có thể giấu trong đó vũ khí, tài liệu mật... chúng đang t́m kiếm.


Nhạ băn khoăn bước chậm lại. Quay về nhà cụ Vuông chờ đến trưa, chiều, hay cứ đi? Quyển vở trăm trang cất trong ḥm đánh giày toàn giấy trắng th́ lo ǵ. Không được, anh Cả dặn: “Vào đến trong đó, em làm ngay hai việc...”. Như vậy chậm trễ mất. Hơn thế, nếu tụi nó khám xét xé mất quyển vở th́ sao?


Chợt tiếng căi nhau í éo của tốp trẻ đánh đáo trên hè, cách đó không xa, làm Nhạ nảy ra một mẹo. Tiếng một thằng bé trong đám đáo:
- Tẩy chay thằng Tuyên đi, nó nợ nhiều rồi, đếch thèm chơi với nó nữa!

Sờ túi thấy mấy đồng hào cạch, Nhạ lân la tới, đặt ḥm đánh giày xuống đất, sà vào giữa bọn trẻ:
- Cho tao chơi với. Tao cho thằng Tuyên vay tiền.

Lũ trẻ ngừng chơi, nh́n những đồng hào trong tay Nhạ. Đứa lớn nhất lên tiếng:
- Chơi th́ chơi, nhưng cấm ăn non!
- Tao mà thèm chơi ăn non à? - Nhạ nói dơng dạc và đưa hai đồng hào cạch cho đứa bé răng sún đang đứng tần ngần mà Nhạ đoán là thằng Tuyên.

Thấy sự hào phóng của Nhạ, lũ trẻ nhao nhao thích thú.

Cuộc đánh đáo tiếp tục sôi nổi, ngay bên cạnh chỗ địch đang lục soát khám xét gắt gao.

Bọn trẻ thua liểng xiểng. Cái khoản chọi đáo “măng” th́ Nhạ sẹo chơi “mả” không chịu được, cú nào ra cú ấy.

Đứa trẻ răng sún chốc chốc lại gạ gẫm Nhạ:
- Đằng ấy chơi lơi ghê! Cho tớ hai hào, đừng đ̣i nhé!

Nhạ tủm tỉm cười, gật đầu. Xem chừng lũ trẻ sắp cạn túi. Nhạ bèn lên tiếng đàn anh:
- Tao mà chơi nữa th́ chúng mày cháy túi. Bây giờ tao phải đi kiếm ăn đă. Tao giao hẹn thế này: đứa nào đuổi bắt được tao, tao sẽ thưởng một nửa số tiền tao được đáo. C̣n lại th́ chia đều cho những thằng chạy chậm. Vậy là tao đếch thèm chơi ăn non ăn già ǵ cả.

Cả bọn trẻ nhốn nháo phản đối:
- Cóc chơi cái lối ấy!
- Thế hoá ra chạy thi à? Thèm vào!
- Cứ chia đều ra là hơn hết.
- Không chơi đuổi th́ mặc chúng mày. - Nói rồi Nhạ co cẳng xách ḥm, chạy vụt đi.

Đám trẻ chạy theo, la hét om ṣm. Nhạ sẹo cố chạy chậm lại, rồi cùng lũ trẻ vọt qua lưới khám của địch một cách êm thấm. Khỏi nơi bọn cảnh binh, mật thám đang khám xét mỗi lúc một gay gắt, Nhạ dừng lại thở hổn hển, cười tít mắt:
- Thôi nhé, chẳng thằng nào xứng đáng giải nhất cả. Đứa nào thua bao nhiêu tớ trả lại bấy nhiêu. Thế là công bằng. C̣n thằng Tuyên th́ tớ giữ đúng lời hứa, cho đứt hai hào.

Cả bọn trẻ vây kín lấy Nhạ sẹo. Chúng khoái trá reo lên:
- Thế được đấy, được đấy!
- Tớ thua một hào.
- Tớ, tớ thua hai hào.
- Tớ... tớ...

Nhạ phân phát hết số tiền được đáo và hết nhẵn cả những đồng hào của ḿnh. Chú ung dung nhảy tàu điện lên Bờ Hồ, óc vẫn nhớ đinh ninh hai việc phải làm ngay sáng nay.

.....
Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (10-01-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:42 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.