NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Giới Thiệu Tác Phẩm
Nạp lại trang này Hoàng Cát và cây táo nhà ông Lành

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #1  
Cũ 03-09-10, 10:18 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định Hoàng Cát và cây táo nhà ông Lành

HOÀNG CÁT VÀ CÂY TÁO ÔNG LÀNH
ĐẶNG VƯƠNG HƯNG

Gần 30 năm trước, một truyện ngắn in trên tuần báo Văn Nghệ đă làm xôn xao dư luận. Tác giả của nó - cây bút trẻ Hoàng Cát đă họa vô đơn chí rơi vào cái “nghi án” văn chương. Và, đằng đẵng 15 năm không có tác phẩm nào của anh được in.

Bây giờ khi có luồng gió đổi mới th́ chúng ta đă có thể b́nh tĩnh và thanh thản nh́n lại một thời, với bao điều buồn vui, những chuyện không đáng có, như là một kỷ niệm khó quên.
Sinh năm Nhâm Ngọ (1942) quê ở Nam Đàn (Nghệ An), Hoàng Cát tốt nghiệp loại khá Trường trung cao cơ đến năm 1963, được phân công về làm cán bộ kỹ thuật tại Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội). Tác phẩm đầu tiên của anh là bài thơ Ngôi nhà 400 khung của sổ in ở báo Lao Động năm 1961. Năm 1965, Hoàng Cát vào bộ đội, đi “B”. Tết năm 1969, anh bị thương mất chân trái. Năm 1971, anh trở ra Hà nội, tiếp tục về làm cán bộ kỹ thuật ở Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Sau khi dự Khóa 5, Trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ ở Quảng Bá năm 1972, được sự giúp đỡ và giới thiệu của nhà thơ Xuân Diệu, Hoàng Cát đă làm hồ sơ thủ tục xin về làm biên tập ở Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt nam; cả cơ quan cho đi và cơ quan tiếp nhận đều đồng ư, chỉ chờ có Quyết định chính thức... Hồi ấy, cạnh căn hộ tập thể của Hoàng Cát ở có một cây táo hoang rất đẹp. Khi cây táo đang lớn, anh đă chặt v́ nghĩ sau này cây có quả, trẻ con sẽ đến quấy rầy. Nhưng chặt xong, Hoàng Cát đă thấy ḿnh ích kỷ một cách vô cớ và bỗng nhiên buồn vô hạn. Xuất phát từ một bài thơ tứ tuyệt của Tố Hữu, trong đó có câu “Xuân về táo rụng nhớ đàn em”, Hoàng Cát đă thức trắng một đêm và viết xong truyện ngắn Cây táo ông Lành.
Truyện được nhà văn Trần Hoài Dương biên tập, in nối hai trang giữa của Tuần báo Văn Nghệ, một bên là chùm thơ 3 bài viết cho thiếu nhi của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, một bên là truyện ngắn Từ Thức của nhà văn Vũ Tú Nam. Truyện ngắn Cây táo ông Lành được họa sĩ Mai Văn Hiến vẽ hai tranh minh họa. Số báo phát hành nhân ngày 1.6.1974. Nhuận bút toà soạn trả cho tác giả là 20 đồng. Ngay lập tức, Cây táo ông Lành đă gây xôn xao và chấn động dư luận trong và ngoài giới nhà văn. Không ai bảo ai, nhưng mọi người đều hiểu rằng truyện ngắn nói trên đă mắc một cái tội tày đ́nh là... “phạm húy”. “Ông Lành” là tên gọi thân mật của nhà thơ Tố Hữu. Họa vô đơn chí bởi một nghi án văn chương. Người “nổ phát súng” đầu tiên là một nhà phê b́nh có cỡ, ông đă viết một bài dài, phê phán t́nh h́nh văn nghệ lúc bấy giờ, rồi lấy ví dụ cụ thể là truyện ngắn Cây táo... (người ta đă ngại tới mức... không dám viết đầy đủ cả hai chữ “ông Lành”) đăng trên báo Nhân Dân. Rồi một bài xă luận nữa rất “căng” trên tạp chí Học Tập, số tháng 11.1974, quy chụp cho Hoàng Cát nhiều “tội danh” rất nặng nề. Sau cùng, báo Văn Nghệ đă phải lên tiếng “tự phê b́nh”. Thế là việc chuyển công tác của Hoàng Cát về Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt nam lập tức bị đánh lại. Thậm chí, tập thơ của anh sắp in là Mảnh đất ta yêu, NXB Giải Phóng (có trụ sở tại 42, Yết Kiêu, Hà nội) đă hoàn chỉnh bản thảo và tác giả đă lĩnh “tạm ứng” 30% nhuận bút, với số tiền hơn 100 đồng (hồi đó, chỉ khoảng gần 400 đồng một chiếc xe đạp Phượng Hoàng) và một nửa tập thơ khác sẽ in cùng Vũ Đ́nh Văn ở NXB Quân đội nhân dân, do Minh Giang biên tập, cũng nằm chung số phận “đắp chiếu”.

Không một cơ quan báo chí nào dám in bài của Hoàng Cát nữa. Bỗng nhiên anh bị treo bút mà không biết ḿnh bị “tội” ǵ. Cũng v́ chẳng có toà nào “tuyên án”, nên cái “nghi án” văn chương Cây táo ông Lành cứ lơ lửng trên đầu Hoàng Cát. Nhiều người lo ngại, sợ hăi khi tiếp xúc với Hoàng Cát, mà chẳng biết ngại ǵ và sợ đều ǵ? Bạn bè đến chơi nhà anh thưa vắng dần... Suốt 4 năm liền Hoàng Cát sống trong t́nh trạng “dở cười dở mếu” như thế. Năm 1979, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo cho anh về nghỉ... “mất sức”. Dù năm đó Hoàng Cát mới chỉ có 37 tuổi, c̣n rất khỏe và tay nghề kỹ thuật của anh đang rất có uy tín.

Cũng v́ không được hưởng chế độ hưu, nên Hoàng Cát mất luôn chế độ trợ cấp thương tật của một thương binh. Mặc dù anh chỉ c̣n mỗi chân phải, tay trái cũng bị mảnh bom làm khuyết thành một cái sẹo lớn. Và một mảnh đạn nhỏ vẫn c̣n nằm trong hộp sọ của anh... Hiện tại, tiền trợ cấp “mất sức” của Hoàng Cát, sau rất nhiều lần tăng theo chế độ Nhà nước quy anh, vẫn chỉ dừng lại ở mức 320 ngh́n đồng mỗi tháng. Mấy chục năm qua, để kiếm sống, Hoàng Cát đă phải bán nước chè chén vỉa hè, nuôi lợn, nuôi gà công nghiệp, cuộn thuốc lá bỏ mối thuốc lào, nuôi chim vẹt cảnh, nấu kẹo vừng, làm nem chạo... để phụ giúp cùng suất lương công nhân ít ỏi của vợ, nuôi ba miệng ăn trong nhà. Hoàng Cát nói, anh rất biết ơn vợ anh, chị Nguyễn Thị Tâm, người phụ nữ tần tảo suốt đời chịu thương chịu khó. Chị chẳng những đă sinh cho anh một cô con gái xinh đẹp mà c̣n động viên anh vượt qua bao khó khăn, nhọc nhằn trong cuộc sống đời thường.

Nhà thơ Tố Hữu đă có ư kiến ǵ về truyện ngắn Cây táo...

Tử lâu, Hoàng Cát đă được nhà thơ t́nh nổi tiếng Xuân Diệu nhận là em kết nghĩa. Một hôm, Xuân Diệu nói với Hoàng Cát rằng ông vừa nghe được một nguồn tin chính xác là có một vị cán bộ ở Viện Nghiên cứu Văn học muốn mở một chiến dịch lớn để phê phán truyện Cây táo ông Lành. Nhà thơ Tố Hữu biết chuyện. Ông đă trực tiếp gọi đến thoại cho anh cán bộ kia: “Thực ra, thằng Cát (cách gói thân mật của Tố Hữu) nó viết Cây táo ông Lành là để khen ḿnh đấy chứ! Ḿnh đă có ư kiến ǵ đâu mà các cậu cứ làm ồn lên! Sư việc rất đơn giản, các cậu đừng “đao to búa lớn” làm ǵ cho phức tạp thêm vấn đề...” Hoàng Cát mừng lắm, anh nảy ra ư định xin được gặp Tố Hữu tại nhà riêng. Nhưng hồi ấy, việc gặp đồng chí Tố Hữu đâu phải chuyện dễ, bởi những trọng trách mà ông đang đảm nhiệm.

Đề nghị măi, nhưng Hoàng Cát chỉ gặp được ông Phạm Hà Chiêu, người khu Năm, là thư kư riêng của đồng chí Tố Hữu. Ông Chiêu ân cần chuyển lời thăm sức khỏe của đồng chí Tố Hữu tới Hoàng Cát và nói: Anh Lành đă đọc kỹ cái truyện ấy, không có vấn đề ǵ đâu, anh cứ yên tâm mà làm việc yên tâm sáng tác. Tuy nói th́ đơn giản vậy, nhưng chẳng ai tuyên bố “xóa án” cho Hoàng Cát. Bởi v́ có ai tuyên bố rằng anh có án đâu, nên anh vẫn bị các báo chí, nhà xuất bản “vô tâm” cấm vận, không in bài. Nhiều năm sau, khi không c̣n làm cán bộ quản lư nữa, nhà thơ Tố Hữu đă nhiều lần nhắn qua nhà thơ Hoàng Trung Thông mới Hoàng Cát đến chơi. Nhưng Hoàng Cát cứ nấn ná măi.

Phải đợi đến khi không khí văn nghệ đă mở, Phùng Quán in ở báo Tiền Phong Ngày Tết xông đất nhà thơ Tố Hữu... Hoàng Cát mới quyết định đến gặp Tố Hữu. Đó là một ngày đầu xuân, Tố Hữu tiếp đón Hoàng Cát rất thân t́nh.

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên họ biết nhau. Từ mùa hè năm 1967, khi đang chiến đấu ở quê Tố Hữu ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) Hoàng Cát đă viết bài thơ Em về quê anh, với sự xúc động chân thành và gửi tặng Tố Hữu. Trong đó có những câu: Em về quê anh / Một chiều mùa hạ / Trời xanh gió xanh / Con nít, mẹ già / Giống quê em quá... Hai người gặp nhau chừng hơn một giờ đồng hồ, nói chuyện chân t́nh. Hoàng Cát nhắc lời một thành ngữ của Pháp: “Hiểu biết hết là tha thứ hết” (Tout comprendre est tout pardonner). Tố Hữu gật đầu cười rồi bảo rằng hồi đó ông bận việc, không hé biết người ta đă ngấm ngầm thành kiến Hoàng Cát nặng nề đến vậy. Rồi họ cùng đàm đạo chuyện văn chương và nhiều chuyện đời lư thú. Trước khi chia tay, Tố Hữu nói ông muốn tặng Hoàng Cát một tập thơ, và cho quyền anh tự chọn cuốn sách mà ḿnh thích nhất. Hoàng Cát đă chọn tập Từ ấy. Tố Hữu vui vẻ lấy sách và ghi: “Thân tặng bạn thơ Hoàng Cát” với chữ kư rất trân trọng. Đưa sách tặng xong, không hiểu nghĩ sao, Tố Hữu c̣n lấy một tấm ảnh chân dung của ḿnh kư tặng Hoàng Cát.

Người viết bài này ngỏ ư với Hoàng Cát muốn được copy lại hai món quà ư nghĩa - những kỷ vật vô giá mà nhà thơ lớn của cách mạng trực tiếp tặng anh? Hoàng Cát xuưt xoa: Tấm ảnh Tố Hữu ghi tặng giờ không c̣n nữa. Tôi cho ông Nguyễn Bùi Vợi mượn để in kèm bài trên báo Giáo dục và Thời đại, ông ấy làm thất lạc rồi. C̣n cuốn sách, chắc có trên giá, nhưng phải mất thời gian để lục t́m. Kể từ sau lần được Tố Hữu tặng ảnh và sách, Hoàng Cát thỉnh thoảng lại tới thăm ông. Hai người vẫn đàm đạo về văn chương và cuộc sống. Không ai nhắc đến chuyện Cây táo ông Lành nữa. Năm 1996, Hoàng Cát c̣n viết một bài dài về Tố Hữu trên tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà văn, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến. Tố Hữu đă điện thoại cho Hoàng Cát (số máy 04.8642620) để cảm ơn và nói ông rất thích bài viết này.

Thay cho đoạn kết

Năm 1989, sau 15 năm lặng lẽ với cái “án bất thành văn”, Hoàng Cát đă trở lại văn đàn bằng một chùm thơ kèm ảnh chân dung, khá ấn tượng đăng trên báo Người Hà Nội. Rồi kể từ đó, những sáng tác của anh lại được các báo chí đăng tải đều đặn... Tháng 11.1999, nhà phê b́nh đă lên tiếng đầu tiên phê phán truyện ngắn Cây táo ông Lành năm 1974, với tư cách là Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt nam, đă kư quyết định số 50/QĐ-CT chứng nhận nhà thơ Hoàng Cát, Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt nam được tặng thưởng Huy chương V́ sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt nam. Vậy là sau đúng 25 năm, nghĩa là một phần tư thế kỷ - một khoảng thời gian đáng kể của đời người - nghi án văn chương Cây táo ông Lành đă hoàn toàn được xóa bỏ. Chỗ cây táo hoang mọc năm xưa đă bị Hoàng Cát chặt bỏ, giờ anh trồng một cây khế ngọt. Nhờ được chăm sóc chu đáo, cây khế lớn rất nhanh, tỏa bóng mát trước sân nhà và năm nào cũng sai quả. Trẻ con hàng xóm sang chơi, khách đến thăm nhà, Hoàng Cát thường hái vài quả mời thưởng thức. Ai cũng khen là khế rất ngon. Hoàng Cát tâm sự thật ḷng: Chuyện ǵ đă qua rồi th́ cứ cho nó qua đi. Ai chẳng phải cố gắng để vượt lên chính ḿnh và số phận cuộc đời. Quan trọng là ḿnh vẫn đứng vững trên đôi chân của chính ḿnh, cho dù ḿnh chỉ c̣n... chân phải, theo đúng nghĩa đen và đôi khi cả nghĩa bóng của cụm từ này.

Hà Nội, tháng 7.2003

Nguồn: Báo An ninh thế giới cuối tháng, số 23 tháng 7.2003
Trả lời với trích dẫn
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:59 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.