Trao đổi về thơ
Các bạn thân mến; Có bao giờ các bạn làm ra được một bài thơ, câu tâm đắc có, câu chưa vừa ư có nhưng lại băn khoăn không biết bạn đọc đón nhận nó như thế nào chưa? Viết ra một bài thơ, có thể có nhũng nhận xét nhưng thường là những lời khen, c̣n chê th́ gần như không có v́ điều này bạn đọc thường né tránh. Thế là chúng ta chẳng bao giờ nhận được những lời nhận xét thẳng thắn. V́ thế, chúng ta cứ theo thói quen mà viết, mà cảm. Có bao giờ bạn thấy thích thú một bài thơ nào đó nhưng không khỏi có điều chê bai này nọ? Và ngược lại có bài bạn chẳng thích chút nào nhưng lại có những lời đưa lên tận mây xanh? Không như giải một bài toán, có thang điểm, có đúng sai rơ ràng, khó mà thiên vị, thơ th́ khác. Nhưng không phải v́ thế mà nói cùn rằng, bài thơ này bạn khen nhưng tôi chê, bạn chê nhưng tôi khen. Như vậy sẽ ḥa cả làng, nó sẽ cản trở ta trên con đường đến với giá trị đích thực của thi ca. Phải có một tiêu chí chung nào đó chứ. Cũng khó có thể nói rằng thơ hay là được đông đảo công chúng thích. Nhưng công chúng là ai, trong phạm vi nào mới được chứ. Điều này nữa: chúng ta, những người yêu thơ đều muốn làm thơ sao cho hay, ít ra th́ cũng đỡ dở hơn. Nhưng năng khiếu , kinh nghiệm chưa đủ. Phải đọc nhiều, phải nghe ngóng, bàn luận ... Ḿnh biết cũng có quan niệm cho rằng, thơ ḿnh là đứa con tinh thần của ḿnh. Ḿnh thấy hay là được hoặc chỉ cần ḿnh hiểu là được. Người ta gọi đó là bệnh "tự sướng". Vậy thế nào là bài thơ hay? Làm thế nào để viết được bài thơ hay? Ḿnh xin mở topic này mời các bạn vào đây cùng trao đổi. Nếu trên báo chí hay trên các diễn đàn khác có những bài hợp với chủ đề này, các bạn chọn lọc đưa về đây cùng tham khảo cũng là một điều nên làm. Cũng có thể các bạn mang những bài thơ những câu thơ có ấn tượng, kể cả hay hoặc dở vào đây phân tích, nêu cảm nhận nếu như được sự đồng ư của tác giả. Góp ư cho nhau một chữ cũng là điều quí v́ một chữ có khi ḿnh nghĩ cả tháng trời không ra, ngay cả với những nhà thơ đă thành danh. Riêng thơ ḿnh, các bạn cứ việc mổ xẻ tự nhiên, miễn là có thành ư. Những ǵ ta đọc được ở đây đều mang tính tham khảo. C̣n tác động tới bạn như thế nào là tùy bạn. NTT |
PL mở hàng nhé.
Như PL, PL thích thơ anh TT nè. Mà thích th́ tất nhiên là hay nhất đối với PL rồi....:congratulate: |
Quote:
|
32.
QUÊ HƯƠNG Hữu Bằng văn vật đất hào hoa Dân cách thuần phong vốn thật thà Buôn bán giao thương đi vạn nẻo Nghề chuyên phát triển đến muôn nhà Nam nhi trượng nghĩa tṛn trung hiếu Thục nữ cương thường vẹn đạo gia Truyền thống quê hương tô nét đẹp Danh thơm nẻo chợ măi vang xa. Đây là bài thơ đường luật mang số thứ tự 32 trong loạt bài dự thi thơ đường luật... PL đọc bài này và ấn tượng ngay câu "Thục nữ cương thường vẹn đạo gia". Theo PL biết, "tam cương, ngũ thường" là để nói về nam giới. Tác gả viết "Thục nữ cương thường vẹn đạo gia", PL đọc xong choáng ghê gớm... |
Quote:
Tam cương: Quân thần cương, phụ tử cương, phu phụ cương Như vậy phale có ư kiến đúng. Kinh nghiệm rút ra là cái ǵ chưa rơ nên tránh hoặc t́m hiểu cho kỹ. Đây cũng là mục đích của TT khi mở topic này. |
Quote:
Hoặc đôi khi chúng ta dễ dăi trong câu từ. Nhưng PL nghĩ, viết ra là tốt rồi. Viết hay th́ càng tốt. Phương Tây họ dạy trẻ con thê đấy anh ạ. Nên trẻ con Phương Tây rất tự tin. Trẻ con VN th́ nhút nhát, nói ra sợ sai.... sợ bị đánh giá... nên không dám nói... Nếu chúng ta săm soi quá... th́ sẽ có người không dám viết.... |
Quote:
Anh không có ư định săm soi mà chỉ có ư định giúp đỡ lẫn nhau trong phạm vi những người tự nguyện và thoải mái. Có khi chỉ cần một lời bàn chung chung nhưng cũng có tác dụng tốt cho người viết. |
XIN Ư KIẾN: Ḿnh có 2 bài thơ ngắn thế này: 1. Bâng khuâng Người về có trở lại không Ai gieo nhớ, rắc tơ vương thế này Rượu th́ thêm uống thêm say Người th́ thêm gặp, thêm day dứt ḷng. 2. Vu vơ Gần nhà mà ngơ th́ xa Bao giờ ta lại gặp ta? Bao giờ? Biết t́nh chỉ đẹp trong mơ Biết đời chỉ đẹp trong thơ tặng người. Khi đăng lên một trang web th́ được sửa lại như sau: 1. Bâng khuâng Người về có trở lại không Ai gieo mầm nhớ tơ hồng lên cây Rượu th́ thêm uống thêm say Người th́ thêm gặp, thêm day dứt ḷng. 2. Vu vơ Gần nhà mà ngơ th́ xa Bao giờ ta lại gặp ta? Ơ hờ Biết t́nh chỉ đẹp trong mơ Biết đời chỉ đẹp trong thơ tặng người. Ḿnh th́ không thích sửa như vậy. Liệu có phải do là thơ ḿnh nên ḿnh nghĩ thế? Nhưng người biên tập lại là nhà thơ đă nổi tiếng mà ḿnh rất nể trọng. Ḿnh nêu trường hợp này ra nhờ các bạn cho ư kiến. Hai bài thơ này để nguyên hay sửa như trên sẽ hay hơn? (hoặc đỡ dở hơn). Liệu ḿnh có bị bệnh “văn ḿnh vợ người” không? |
Quote:
Đâu cứ nhà thơ nổi tiếng th́ thơ nhất định hay đâu anh. PL đọc nhiều bài của nhà thơ nổi tiếng vẫn chán lắm.... |
Quote:
2. Bài dự thi chưa công bố kết quả. Liệu b́nh phẩm sâu có nhạy cảm hay không? |
Quote:
C̣n bài 1 : NC nghĩ có lẽ nhà thơ biên tập muốn sửa lại vần và âm điệu, riêng về ư thơ th́ NC cũng thích nguyên bản hơn !... |
Quote:
Quote:
Quote:
Bài trên của t/g dù vần hơi ngang nhưng hồn và ư vẫn hơn hẳn. Bài 2 nguyên bản nhắc lại BAO GIỜ rất có duyên, hơn hẳn 2 chữ đệm Ơ HỜ hết sức vô duyên. Nếu người biên tập là nhà thơ nổi tiếng có biết được chuyện này th́ NX cũng không ngại. Đúng là người biên tập th́ có quyền, nhưng đôi khi quá lạm dụng quyền để làm việc thiếu chín chắn như vậy đă làm mất đi sự tôn trọng của mọi người. |
Quote:
Nhiều giá trị Chuẩn mực đạo đức ở thời phong kiến chỉ dùng cho nam giới th́ ngày nay nữ giới vẫn áp dụng. Việc b́nh phẩm là quan niệm của mỗi người. Vấn đề không lộ tác giả th́ theo NX không sao cả. Giám khảo có đủ tŕnh độ và chính kiến để không bị ảnh hưởng. |
Tam ṭng tứ đức, tam cương ngũ thường là những chuẩn mực đạo đức của nam giới và nữ giới ngày xưa và vẫn hợp với ngày nay, sao lại xóa bỏ ha anh Vmt? Nếu đổi ngược lại, nữ theo tam cương ngũ thường, nam theo tam ṭng tứ đức th́ hay hơn chăng.
PL không phải Bgk, chỉ đưa ra một chút cảm nhận của ḿnh về sự khiên cưỡng của câu thơ đọc thấy. Pl tin là 5 huynh không v́ nhận xét của người khác mà ảnh hưởng. |
Quote:
Rơ ràng là ngày nay, một số giá trị chuẩn mực đă ḥa trộn chẳng c̣n phân tách như xưa. |
Quote:
|
Về chuyện cương thường mà Phale nêu ra, ḿnh thấy thế này:
Đành rằng có những chuẩn mực đạo đức chỉ dùng cho nam giới nhưng nữ giới vẫn có thể áp dụng, không chỉ ngày nay đâu mà cả ngày xưa cũng đă thế. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân ... là những ví dụ. Mặt khác, nếu nói về ngày nay nam nữ có thể ḥa trộn nhưng ngay cả tam cương ngũ thường đâu c̣n toàn vẹn, chẳng hạn bây giờ c̣n vua chúa đâu mà có “quần thần cương”. Như phale nói Tam ṭng tứ đức, tam cương ngũ thường là những chuẩn mực đạo đức của nam giới và nữ giới ngày xưa và vẫn hợp với ngày nay không nên bỏ. Ḿnh muốn nói thêm rằng nếu có bỏ hay thay đổi nội dung nào th́ cũng cần chọn lọc chứ không bỏ hết. Ví dụ tam ṭng là trói buộc người phụ nữ, nó không c̣n phù hợp với xu hướng giải phóng phụ nữ ngày nay. Trở lại cặp đối trên: Nam nhi trượng nghĩa tṛn trung hiếu Thục nữ cương thường vẹn đạo gia Một vế nói về nam, một vế nói về nữ. Hai vế đă rơ ràng. Điều này có nghĩa là, trượng nghĩa đặc trưng cho nam giới, c̣n cương thường đặc trưng cho nữ giới? Nhưng thực ra, cả hai yêu cầu ấy cho đến bây giờ vẫn thiên về phái nam nhiều hơn. Và, dù có thay đổi đi chăng nữa nhưng khó mà hoán vị đức tính của nam và nữ cho nhau như nam phải có công dung ngôn hạnh mà phụ nữ th́ không cần. Nếu nói: Nam nhi trượng nghĩa, cương thường Thục nữ: công dung ngôn hạnh th́ chẳng ai thắc mắc. Nhưng lại vướng luật thơ nên thể hiện cũng không dễ. Rơ ràng, nội dung của cặp đối này không đạt cho nên phale có ư kiến như vậy là đúng. Về việc nêu bài này ra có ảnh hưởng đến kết quả chấm thi hay không th́ ḿnh đồng ư như Nắng Xuân: hăy tin vào Ban giám khảo. Ngoài ra, các cuộc thi thơ vẫn có mục b́nh thơ song hành cơ mà. Ḿnh chỉ e ngại một chút, như đă viết ở emtry đầu topic: "Cũng có thể các bạn mang những bài thơ những câu thơ có ấn tượng, kể cả hay hoặc dở vào đây phân tích, nêu cảm nhận nếu như được sự đồng ư của tác giả". Tuy nhiên trong trường hợp này, tác giả cũng chưa lộ danh tính, có chăng chỉ người nhận bài biết, v́ thế cũng có thể chấp nhận được. |
Ḿnh rất ngưỡng mộ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, khi đọc bài "Thư cho chị" thấy có mấy câu: Hôm qua có chuyến đ̣ xuôi Toan về Hà Nội lại thôi không về Cách 6 câu, ông lại viết: Nhưng mà khăn gói gió đưa, Lại về Hà Nội th́ chưa muốn về. Ḿnh không khỏi ngạc nhiên: sao tầm cỡ như ông lại viết ra những câu thế này. Hay là khả năng thẩm thơ của ḿnh có vấn đề? |
Quote:
|
Quote:
Nguyên văn bài thơ đây ạ, cô PL ơi ...... :expect: Thư cho chị Viết cho chị cánh thư này, Một đêm lữ thứ em say rượu cần. Nhớ người cách một mùa xuân, H́nh như người đă một lần sang sông. Ồ! Say! Thương nhớ vô cùng, Rượu hay lệ ướt khăn hồng chị ơi! Làm sao giấc ngủ không dài ? Mà đêm không ngắn, mà trời cứ mưa ? Làm sao em sống như thừa ? Cố đem men rượu tẩm vừa ḷng đau . Kể từ hai đứa thôi nhau, Em thường chả có đêm nào không say . Sao em đơn chiếc thế này ? Sao em lại khóc như ngày chị đi ...? Ở đây c̣n có vui ǵ! Vườn dâu xa lắm! Lối về chị xa . Con đường sang xóm Trữ La, Cách một ngày ngựa, cách ba ngày đ̣. Lúc này em nghĩ mà lo, Cứ thương nhớ măi th́ cho hết đời! Hôm qua có chuyến đ̣ xuôi, Toan về Hà Nội lại thôi không về . Em trồng được một cây lê, Hẹn bốn năm nữa th́ về hái hoa . Nhưng là vườn đất người ta, Ḿnh là khách trọ một vài đêm thôi . Sáng mai có lẽ em xuôi, Nếu không đăng trí và trời không mưa . Nhưng mà khăn gói gió đưa, Lại về Hà Nội th́ chưa muốn về . Đ̣ thuê, ngày ngựa cũng thuê, Sang nh́n qua kẻ lỗi th́ sang sông. Ồ say! thương nhớ vô cùng! Rượu hay lệ ướt khăn hồng chị cho? Nguyễn Bính |
Quote:
Câu trước là nói về hôm qua (quá khứ) c̣n câu sau nói về tương lai mà. Ư của 2 câu nói rằng: "Em dùng dằng lúc muốn lúc không muốn về Hà nội....Hôm qua đă định về Hà Nội nhân có chuyến đ̣ xuôi nhưng lại thôi, c̣n ngày mai: nếu trời không mưa và không đăng trí mới về - nhưng về lại Hà Nội th́ ḷng chưa muốn về lúc này... Muốn về Hà nội v́ đă trót hẹn 4 năm nữa sẽ quay lại hái hoa khi trồng cây Lê, nhưng v́ trồng trên đất người ta chứ không phải đất của ḿnh v́ ḿnh chỉ là khách trọ mà thôi... Quote:
"Đ̣ thuê, ngày ngựa cũng thuê, Sang nh́n qua kẻ lỗi th́ sang sông. "...!!!! :nhaymat: P/S: Thanks Gôn v́ bài thơ nhé! |
Quote:
|
@ Bạn pumanew & Vịt Anh: Ḿnh vẫn hiểu ư của tác giả về đoạn thơ trên và cũng không cho là có sự mâu thuẫn về ư. Ḿnh chỉ nói về cách diễn đạt. Ḿnh dẫn ra 4 câu. Dẫn thế cho đủ chứ thực ra ḿnh chỉ định nói đến hai câu tám. Ḿnh cho rằng 2 câu tám này thiếu chất thơ, nhất là lại viết theo thể lục bát. Câu tám thứ nhất: Toan về Hà Nội lại thôi không về Trong văn xuôi người ta cũng không viết thế mà mà viết: Định (toan) về Hà Nội nhưng lại thôi (bớt đi 1 chữ "về"). Câu tám thứ 2: Lại về Hà Nội th́ chưa muốn về. Lại về Hà Nội: sự việc đă xảy ra, sao lại c̣n chưa (muốn về) Nếu thể hiện bằng văn xuôi th́ ư này diễn đạt là: “Lại định về Hà Nội nhưng lúc này th́ chưa muốn". Tóm lại ḿnh thấy hai câu tám ấy nó cứ lủng củng thế nào ấy: toan về, thôi không về, lại về, chưa muốn về. Mặt khác, chữ “về” ở đây không phải dụng ư sử dụng điệp ngữ mà là trùng từ, làm câu thơ kém hay. Thầy Nhím thấy thế nào?:cutesmile: Xuân Diệu cũng v́ mê Nguyễn Du mà chỉ ra câu: Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê để phê yêu ông. Khi nêu mấy câu thơ này ra, ḿnh cũng chỉ có ư định tương tự. |
Ḿnh đọc thơ lục bát đôi khi thấy có gieo vần bằng từ láy hoặc từ ghép vào vị trí 6 và 7 của câu 8. Khi ḿnh làm thơ cũng có những câu gieo vần như thế nhưng vô t́nh thôi chứ không cố ư. Ví dụ: Hẹn ai ai đợi ai chờ Nhớ nôn nao nhớ, buồn ngơ ngẩn buồn Ngổn ngang ḷng dạ bời bời Đoạn đường c̣n lại vẫn vời vợi xa. Những câu gieo vần như thế này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong các bài thơ lục bát, không đến 1% Ḿnh mới nghĩ thử làm thơ gieo vần hoàn toàn như thế và tăng cường dùng từ láy, từ ghép ở những vị trí khác xem sao. Các bạn xem viết kiểu này có "tiêu thụ" được không" xin cho ư kiến. Chân thành vào nhé: :welcome: TRĂNG THU (Bài này đă tặng cho bé Ban Mai Xanh) Ngất ngư chiếu rượu đăi đằng Sao lưa thưa mọc, trăng vằng vặc soi. Mây bâng khuâng phía chân trời Tôi nao nao phía em vời vợi xa. Thầm th́ ngọn gió day qua Càng lưng lửng nhớ, càng da diết ḷng. Lanh canh tiếng chạm say cùng Ly dư một chiếc. Chợt rưng rức sầu. LÁ DIÊU BÔNG (Bài này định tặng cho 1 người nhưng ... chưa dám):smells: Ngẩn ngơ t́m lá diêu bông Tuổi yêu dài dại giữa mông lung chiều. Nhởn nhơ với đám thả diều Em dưng dửng đố, tôi liêu xiêu đời. Diêu bông ơi! Diêu bông ơi! Hư hư thực thực mà lơi lả t́nh Tôi ngu ngơ chẳng hiểu ḿnh Cũng xôn xao dạ, cũng đinh ninh ḷng. Em lau nhau mớ con bồng Tôi bàng bạc tóc vẫn tồng ngộc yêu. |
Quote:
thật ra cách gieo vần đó cháu thấy cũng nhiều lắm ạ, nhưng thường cháu thấy dùng cho câu kết sẽ hay hơn ... giống như bài thơ của chú ... thiệt t́nh " khó tiêu " thiệt. P/S bài Lá Diêu Bông của chú hay lắm ạ, cháu muốn họa lại quá. Chỉ sợ ko hiểu chuyện đâm ra lạc đề th́ ngại lắm. Hôm nào đẹp trời .....bỗng dưng " rảnh " ...hăy làm 1 bài tặng Jessica với nha chú :D |
Quote:
- Cách gieo vần đó ít chứ cháu. Chú thử t́m trong một số bài thơ dài như "Lỡ bước sang ngang" (Nguyễn Bính) th́ không thấy câu nào, "Truyện Kiều" chú cũng chưa t́m ra được câu nào. Chính v́ thế chú mới băn khoăn viết như thế có chấp nhận được không. Như vậy ư cháu là khó chấp nhận đúng không? Cảm ơn cháu. Chú chờ thên ư kiến. - Ừ, để khi nào bỗng dưng lên "cơn", chú sẽ có thơ tặng cháu (chú c̣n đang nợ hoatigon 1 bài). - Chú cũng chờ cháu họa bài Lá diêu bông của chú.:hi: |
Quote:
- Rồi rồi cháu sẽ ghi vào sổ " Hứa " của cháu ... lỡ chú mà có quên cháu đem bằng chứng ra là phải đền bù đó nha - hic hic chú ơi cháu ko thích mấy cái gọi là bố cục, thi luật ǵ đó. cháu nghĩ sao th́ viết vậy ah, có ǵ sai hay dở quá chú cũng đừng chê nha :congratulate: . để cháu suy nghĩ họa lại bài Lá Diêu Bông của chú . p/s bây giờ cháu bắt đầu suy nghĩ chắc tới ngày mốt mới xong quá :bemused: hjhj |
Lục bát nguyên thủy là nhịp 2/2/2/2 nhưng nếu cứ 1 bài theo nhịp như thế măi th́ lại quá nhàm ( theo thiển ư của 4Q là vậy )
V́ thế cách gieo vần của Anh TT làm cho nhịp thơ ngắt khác đi tạo cho nhịp điệu mới hơn lạ hơn so với cái nguyên tắc cũ kỹ .Hoàn toàn chấp nhận được Nhưng ( cũng theo thiển ư của 4Q ) th́ trong 1 bài lục bát nên có thay đổi về nhịp điệu bằng cách thả chữ như như thế , lúc th́ chậm răi với nhịp 2/2/2/2 khi th́ nhịp dồn 3 /3 hay 4/4 thậm chí chặt khúc không theo qui tắc nào :luoi: nhưng miễn sao vẫn giữ được vần ở những chữ cần phải giữ , nhưng nếu cứ 1 kiểu gieo vần như thế th́ cũng không hay lắm ( Lại theo thiển ư của 4Q thôi ạ :luoi: ) Hiiiii ư 4Q là thế :p Hết ạ:luoi: |
Quote:
Tuy nhiên, chú vẫn ủng hộ phá cách trong những trường hợp cần thiết. Nghe nói cháu có SỔ HỨA chú hăi quá. Nhưng chú thích như thế v́ chú không thích những người hứa bừa. :hi: |
Lục bát có một bài ca dao gieo vần rất độc như này
Trong đầm ǵ đẹp bằng sen Lá xanh,bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng,bông trắng,lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Câu 2 và câu 3 rơ ràng là không vần nhưng lại rất vần.Ông cha ta quả là tài giỏi :luoi: |
Quote:
Cái này gọi là biến thể phải hông Thầy Nhím ??? |
Quote:
Quote:
|
ĐÊM C̣n đây chiếc bóng đêm tàn Lá vàng lay lắt, ḷng man mác sầu Biết giờ đă lạc mất nhau Sao c̣n thổn thức, c̣n đau đáu chờ? Chút t́nh gửi lại vần thơ Gió hiu hiu thổi, trăng hờ hững soi Trời tang mây trắng xóa trời Nghe buôn buốt dạ nghe nhoi nhói hồn Tim ơi, thôi chớ dỗi hờn Mộng xanh xao mộng mơ gờn gợn mơ Đă muốn rửa tay gác kiếm...í lộn...gác bút rùi nhưng thấy topic càng ngày càng hot, nên bon chen thêm lần nữa, cháu post bài sáng nay cháu tặng chú vào đây nhé chú Tường Thụy, chúc chú luôn vui....:) |
Đó là thủ pháp láy lại từ ở câu trên,là gieo vần đấy ạ
Giống bài này nữa nà,rất duyên Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà nẩy nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc... Em lấy chồng anh tiếc lắm thay :D |
Quote:
Ḿnh đang xin ư kiến nên không phát biểu ǵ. Chỉ biết nói lời thanks thôi :welcome: |
Quote:
|
Quote:
Vịt anh có thể nói rơ hơn được không? ;) |
Quote:
Nhưng hai bài Vịt ví dụ không vần mà vẫn không ngang.Đó là bởi những chữ cuối của câu 8 được láy lại ở câu 6 như bài Trong đầm ǵ đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hai chứ nhị vàng ở câu 8 được láy lại dưới câu 6.Nói như cô 4,nếu hai chữ nhị vàng thay bằng từ khác th́ tức khắc ngang phè Vịt thử viết bừa một bài cho chú thấy cái chiêu độc này Nhà tôi có một con ma Hằng đêm nó hú như là dọa tôi Là dọa tôi chút í mà Con ma đích thị cái bà vợ tôi Chú thấy không chối chút nào đúng không,dù không vần.C̣n tại sao lại không ngang th́ cũng khó trả lời như tại sao thơ lại vần mới mượt,Vịt bó tay chịu chết Tương tự ở bài này cũng vậy Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà nẩy nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc... Em lấy chồng anh tiếc lắm thay C̣n nói như chú Thỏ "trong ngữ cảnh của bài thơ, với những câu những chữ đang được huy động th́ người ta lại chấp nhận sự không vần này một cách thoải mái. Điều này có nghĩa là, có những khi không nên câu nệ quá vào vần luật, cốt sao thơ hay là được" mà áp dụng với lục bát Vịt nghe không thỏa măn lắm |
Chú đang băn khoăn về việc câu dưới láy lại từ ở câu trên có nghĩa là gieo vần? Chú nghĩ thủ pháp ấy, trong một ngữ cảnh nào đó người ta có thể chấp nhận được, dễ bỏ qua sự khấp khểnh của vần chứ không có nghĩa là câu thơ đă vần. Thử làm vài câu theo "thủ pháp" ấy xem sao nhé :hi: - Lâu nay không gặp Vịt Anh Vịt Anh không biết bây giờ ra sao - Ra sao th́ mặc người ta Người ta đă lớn khỏi cần quan tâm. Thử hỏi xem ai tiêu thụ nổi |
Chú áp dụng nhiều quá cũng không được nà
Phải vậy mới suôn Lâu nay không gặp Vịt Anh Vịt Anh không biết bây giờ ra sao - Ra sao th́ mặc người ta Mời Vịt đi nhậu mới là nghĩa huynh :luoi:. |
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:03 PM |
© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.