
16-09-10, 12:06 PM
|
 |
Member
|
|
Tham gia ngày: Aug 2010
Đến từ: Tràng An
Bài gửi: 148
Thanks: 64
Thanked 339 Times in 138 Posts
|
|
Ngữ - Tự - Nghĩa
Quote:
Nguyên văn bởi phale
Vậy thử phân tích những từ sau đây thử nhỉ:
- Tương phùng
- Tao ngộ
- Tri ngộ
- Trùng phùng
- Tái ngộ
- Giác ngộ
- Duyên kỳ ngộ
- Ngộ kỳ thời
...
|

Tương phùng:
Gặp gỡ, có thể nhiều hơn hai người và thường là có hẹn trước (se rencontrer)
Tao ngộ
Gặp gỡ bất th́nh ĺnh nhưng không trong hoàn cảnh hiểm nguy hay khó khăn. Thường cuộc gặp gỡ này không quá hai bên và có cuộc vui đi kèm. Trường hợp này đồng nghĩa với "tao phùng".
Tri ngộ
Biết nhau và đăi ngộ nhau. Ngoài ra, nghĩa cổ c̣n dùng trong trường hợp kẻ dưới cảm ơn người trên (tri ngộ kỳ ân, tri ngộ kỳ tứ...). Bạn bè xưa cũng dùng từ này như một ngữ khí khách sáo.
Trùng phùng
Gặp lại lần nữa (se rencontrer de nouveau).
Tái ngộ
Cũng như "trùng phùng". Thoạt tiên từ này không được ưa v́ là của dân phía nam, nghe thô, tiếng trắc vận sát phạt. Thời Đường Hàn Dũ chỉ thỉnh thoảng dùng. Nhưng khi vua Tống bị dồn về phía nam, sống lẫn với dân thường th́ từ này được dùng nhiều hơn cho tới nay.
Giác ngộ
Chữ "ngộ" trong trường hợp này viết khác  nghĩa là: tỉnh thức, hiểu ra, mở mang một tri thức mới... "Giác" nghĩa nguyên là ngủ dậy, nghĩa thứ phát là tỉnh ra, biết thêm. Đây là một khái niệm Phật gia hay dùng nên họ có nghĩa riêng. Mấy cụ Kách Mệnh cũng xài nhưng e rằng...
Duyên kỳ ngộ
- Duyên: nghĩa nguyên là cái viền áo, sau dùng để ta một khái niệm mà ta phải theo, phải phụ thuộc.
- Kỳ ngộ: Sự gặp nhau lạ kỳ (có hậu, vui vẻ) không định trước, không thể đoán trước, bất ngờ.
Ngộ kỳ thời: Gặp cơ hội hợp với ḿnh, có thể đón nhận.
Hy vọng Phá Lề cô nương toại ư.
|