Xem bài viết riêng lẻ
  #7  
Cũ 23-12-10, 11:34 PM
Phieuvan_Thlangdu Phieuvan_Thlangdu đang ẩn
Banned
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Bài gửi: 43
Thanks: 59
Thanked 170 Times in 42 Posts
Mặc định

(Trích từ hồi đáp của cô Phale)
Quote:
Nhật ký: là một thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác, thì nhật ký lại chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật ký thường bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chất chủ quan về sự kiện. Một nhật ký có phẩm chất văn học khi nó thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại. Trong thực tế có thể có những nhật ký ít có chất văn học như các nhật ký hành trình (nhật ký hàng hải), nhật ký công tác; và cũng có những tác phẩm có tên nhật ký nhưng nội dung lại không hoàn toàn là nhật ký (chẳng hạn Nhật ký người điên của Lỗ Tấn, Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh).

Cùng cô Phale. (vấn đề “Nhật ký” trích trên)
Trước hết xin cám ơn cô đã sưu tầm một loạt rất nhiều các khái niệm về định danh rất nhiều thể loại văn chương. Ôi, nếu không nhờ cô sưu tầm nhiều đến vậy thì tôi chắc cũng không sao biết hết được.

Nhưng thật phụ lòng tốt của cô Phale vì tôi chẳng có thời gian để xem cho hết ngần ấy nên chỉ trích lại những gì có liên quan đến Băn Khoăn và Đề Nghị của tôi thôi. Tiếc thật!

Trong bài viết của cô sưu tầm có nhiều dạng nhật ký quá nhỉ? Không biết tôi có lẩn không nhưng nếu nhớ không nhầm thì Đề Nghị của tôi đang nói về sự khác nhau về Tùy Bút và Nhật Ký ở ngay trong Vườn Văn Học của Nguyệt Viên thì phải? Và trong bài sưu tầm của cô cũng phân ra 2 thể loại đấy thôi.

Để hiểu định danh Nhật Ký một cách thô mộc nhất tôi hiểu là: Ghi chép những việc xảy ra hằng ngày. Nhật = ngày (như nhật báo = báo (hàng) ngày); Ký = ghi chép. Giản đơn vậy thôi.

Tôi cũng tự hỏi không biết đã có ai đưa những giòng ghi chép ngắn gọn về những sự việc xảy ra trong công việc hàng ngày (ở một xưởng tiện chẳng hạn) để thành Văn Học không nhỉ? Nếu có thì chắc cũng chỉ là làm đề tài cho một bài viết ít nhiều có tính Văn.

Một điều khác: Không biết tôi có ngộ nhận giữa Tên (tựa đề) một tác phẩm văn học với Định Danh cho một thể loại không nữa? Ví dụ (chỉ là ví dụ): như tác phẩm có tên “Nhật ký người điên” của Lỗ Tấn mà tôi cứ nghĩ đó phải là những ghi chép hàng ngày của ông. Nếu tôi có thì xin cô Phale bỏ qua cho sự thiển cận của tôi nhé. Xin cám ơn trước đấy cô ạ.

********************


(Trích từ cô Phale)
Quote:
3. Về vườn văn học:
- Phòng Tùy bút: Hiểu nôm na là "Viết tùy ý". Hiểu theo văn vẻ là:

Tùy bút: Là một thể của ký đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá. (Wikipedia)
*****

PL nghĩ, một khi tác giả đã đặt bút viết ra thì hẳn là câu chuyện đó, hình ảnh đó đã khiến tác giả suy tư, nghĩ ngợi. Như thế đã có thể được xem là tùy bút rồi, không nhất thiết phải là những đề tài to tát mới gọi là tùy bút.

Trong tùy bút, mỗi người tự mở một topic của riêng mình, anh có thể nhận xét tùy bút của thành viên này manh mún vụn vặt, đề tài tầm thương, đó là quyền của anh, nhưng như thế không có nghĩa là những tâm tư họ viết ra không có người đọc.

Những cái mà người ta trăn trở viết ra, theo PL, đều là văn, trong văn người ta phân ra nhiều thể loại để tiện quản lý sắp xếp. PL giới thiệu một bảng phân loại từ wikipeadia: Truyện và ký
Cùng cô Phale ( về “Về vườn văn học:”)

- ”... thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả”. (Wikipedia)
Cái này quá đúng chứ Phiêu Vân tôi có mà dám nói khác. Cám ơn cô Phale nhiều nhé.

- ... suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá.” (wikipedia)

Lại đúng nữa! Thật là tuyệt!

- “... hình ảnh đó đã khiến tác giả suy tư, nghĩ ngợi. Như thế đã có thể được xem là tùy bút rồi,”. (Phale)
- Những cái mà người ta trăn trở viết ra, theo PL, đều là văn, (trích Phale)


Lại càng đúng nữa! Một khi ai đó viết hẳn nhiên đều có suy nghĩ chứ sao mà không cô Phale nhỉ! Chỉ có computer thì khỏi suy nghĩ, chỉ cần rà soát chương trình định sẵn và cứ thế mà ra con chữ thôi. Cô Phale nói quá đúng! Phiêu Vân không thể phủ nhận điều này.

Tóm lại: Có suy nghĩ (trừ computer) viết ra con chữ thì là văn rồi! Cái này tôi không dám nói khác, chỉ có chút băn khoăn là: Sao người ta còn dạy học sinh làm văn? Học sinh hay sinh viên viết tất nhiên cũng phải có suy nghĩ chứ nhỉ!; lại còn mở đại học văn nữa chi cho phí mất mấy năm học hành!
Chỉ là suy tư, nghĩ ngợi của riêng PV tôi thôi cô ạ, và hy vọng đó cũng là tôi viết Văn.

”, anh có thể nhận xét tùy bút của thành viên này manh mún vụn vặt, đề tài tầm thương, đó là quyền của anh, nhưng như thế không có nghĩa là những tâm tư họ viết ra không có người đọc. (trích Phale)

Riêng điều này thì tôi ngại quá. Chắc là tôi nghĩ nông cạn rồi!
Thật tình tôi chưa bao giờ dám nghĩ đề tài phải lớn lao đâu cô Phale. Tôi xem lại một dãy liệt kê những điều trong Đề Nghị của mình và thấy đó đúng là liệt kê một loạt các tính chất mà tôi cho là Văn. Chính vì thế nên cuối cùng của liệt kê tôi gút lại: “.v..v... Điều quan trọng là tính Văn trong Tùy Bút vẫn phải có.”
Thêm nữa tôi còn nói: “Nhấn mạnh rằng ở đây tôi không có ý phân biệt bài viết Tuyệt – Hay - Tệ, ...

Đoạn này ý tôi không đề cập đề tài lớn lao hay tầm thường. Tùy Bút mà cô Phale, đâu nhất thiết phải đề tài lớn lao phải không cô Phale! Tôi chỉ nghĩ cách viết, sức đọc có tầm thường hay không chứ không hề nghĩ đề tài tầm thường cô Phale ạ.

Cô Phale nói đúng lắm! “Đao to búa lớn” mà làm chi nếu như đọc mà chẳng hiểu mình đọc gì; viết chẳng hiểu mình viết gì phải không cô Phale?! Lắm khi chỉ có một đứa bé đang học nói mà người ta còn viết thành một đoạn văn bi, hài hoặc thật hồn nhiên hay trữ tình nữa là. Phải không cô Phale nhỉ!

Và như vậy cô Phale nói: “... đề tài tầm thương, đó là quyền của anh,” lại oan cho tôi rồi. Thật tình thì tôi cũng đi quá đà trên bước học hỏi, đua đòi bàn chuyện mà tôi vẫn nghe người ta gọi là Học Thuật Văn Học gì gì đó chứ không biết trong học thuật này cũng có cái quyền nữa chứ!

Mà nói thật chứ về quyền thì ai cũng có trong phạm vi mình nắm chủ động được. Nói về quyền thì tôi sao bằng cô Phale cho được cơ chứ. Ví dụ như lấy cái quyền tự nghĩ như cô nói, cô chỉ cần dùng cái quyền đó để cho rằng bài viết của tôi không đạt; không đúng; không văn hóa, không... thì cô xóa cái rẹt là xong ngay. Thậm chí bài viết thành viên Phieuvan_Thlangdu có vi phạm chi chi đó nên xóa luôn nick cũng được phải không cô Phale.

Nói thì nói vậy chứ việc xóa nick với tôi cũng chỉ là chuyện bình thường như bao chuyện bình thường khác. Không quan trọng như cơm áo gạo tiền và lẽ đúng cô ạ.

Cô Phale nói đúng nhiều điều quá, tôi rất khâm phục, nhất là câu này: “... ,nhưng như thế không có nghĩa là những tâm tư họ viết ra không có người đọc.

Thật vậy cô Phale ạ! Tôi thường có câu nói này mà cứ tưởng mình tào lao, giờ rất mừng là hôm nay đọc được một câu nói cũng chí lý từ cô Phale. Câu tôi nói: “Có người nói/viết được như thế thì hẳn có người cũng nghe/đọc được như thế”. Không ai đơn độc trên trái đất này hết phải không cô Phale!

Tôi xin phép tóm lại rằng: Theo những gì cô Phale nói thì tôi hiểu rằng 3 đoạn tôi ví dụ ở Đề Nghị mà tôi cứ ngỡ là chuyện “buôn dưa lê”, chẳng ra làm sao cũng là Văn Học. Và hiểu rằng Tùy Bút là viết sao cũng được. Chữ “Tùy” hay thật! Đúng là mấy ông nhà văn nhà chương bày ra Nhật Ký, Tùy Bút, Tản Văn... thật là rắc rối quá, càng đọc càng rối như tơ vò!

Cuối cùng Phieuvan_Thlangdu cám ơn cô Phale đã cho tôi biết cách thức ở đâu post được cái gì, và ở đâu không post được cái gì.

Trao đổi Văn Học với cô Phale khiến tôi có những trải nghiệm hết sức thú vị. Một lần nữa xin cám ơn cô Phale đã bỏ thời giờ quý báu của cô để hồi đáp một cách hết sức đầy đủ những điều tôi Băn Khoăn cũng như lời Đề Nghị của tôi.

Chúc cô Phale một Giáng Sinh nhiều an vui nhé.
Trân trọng
Phieuvan_Thlangdu

Lần sửa cuối bởi Phieuvan_Thlangdu; 23-12-10 lúc 11:47 PM
The Following 6 Users Say Thank You to Phieuvan_Thlangdu For This Useful Post:
hoatigon208410 (24-12-10), lamhanh (25-12-10), Nhím con (24-12-10), phihongvan (24-12-10), pumanew (02-09-11), Yêu thầm (24-12-10)