|
#11
|
||||
|
||||
Chúc mừng giáng sinh
|
The Following 3 Users Say Thank You to Doc_Hanh For This Useful Post: | ||
#12
|
||||
|
||||
|
The Following 4 Users Say Thank You to Như Diệu Linh For This Useful Post: | ||
#13
|
|||
|
|||
Nghe nhạc nhé NDL và cả nhà:
Cao Cung Lên Cao cung lên khúc nhạc thiên thần Chúa, ḥa trong làn gió nhè nhẹ vấn vương. Ôi linh thiêng lắng nghe thoang thoảng cung đàn một đêm khuya vang vẳng trong tuyết sương. Đàn ai cứ rung những điệu réo rắt Hát khen con một Chúa Trời, rầy sinh xuống cơi đời Hỡi người dương thế lặng nghe cung đàn Mau t́m cho tới thờ kính Vua giáng trần. 1. Thôi hỡi trần gian im tiếng đi mà cung kính Chúa con sinh ra trên nắm cỏ máng lừa. Tuy Chúa là vua muôn nước suy phục tôn kính Chúa bởi cơi trời sinh xuống trần đêm xưa. 2. Thôi hỡi trần gian bao tuyết sương cùng giá rét Cớ sao nỡ làm cho Chúa lạnh quá chừng Ôi Đấng toàn năng xưa quá yêu người tha thiết Xuống chịu khó hèn trong tuyết ngàn dặm sương. 3. Thôi hỡi hồn tôi ghi nhớ trong ḷng sâu thẳm. Chúa sinh đêm nay nên bé nhỏ khó hèn Tôi quyết từ nay yêu Chúa trong t́nh đằm thắm Muốn để đền bù những thói đời bạc đen. |
The Following 4 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
#14
|
||||
|
||||
Cầu chúc cho tất cả các thành viên trong đại gia đ́nh Nguyệt viên một Giáng Sinh an lành, ấm áp và hạnh phúc.
|
The Following 4 Users Say Thank You to Cheal For This Useful Post: | ||
#15
|
||||
|
||||
|
The Following 3 Users Say Thank You to Như Diệu Linh For This Useful Post: | ||
#16
|
|||
|
|||
CHÚC TẤT CẢ THÀNH VIÊN NGUYỆT VIÊN một GIÁNG SINH AN VUI HẠNH PHÚC, tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN PHƯỚC .
|
The Following 4 Users Say Thank You to phihongvan For This Useful Post: | ||
#17
|
|||
|
|||
Giáng sinh(Noel)- Những điều chưa biết
Giáng sinh (c̣n gọi là Noel) là thời gian vui vẻ, tràn ngập cảm xúc. Những bài thánh ca, các bữa tiệc và việc trao nhau quà tặng cùng những lời chúc tốt đẹp là những ǵ sẽ diễn ra trong lễ hội này. Mừng Giáng sinh là điểm chung ở tất cả mọi nơi trên thế giới song cách thức như thế nào lại là điều khác nhau hoàn toàn. Người châu Mỹ mừng Noel một kiểu, người châu Âu, Á, Phi lại có những kiểu khác....
Qua thời thiếu niên th́ người ta không c̣n tin chuyện ông già Noel đến phát quà trong đêm 24 tháng 12 nữa. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn thường dùng câu chuyện ông già Noel để răn dạy con trẻ. Theo truyền thuyết th́ ông già Noel chỉ thưởng cho các em nào ngoan và biết vâng lời. Đêm Giáng sinh, ông già Noel sẽ trèo qua ống khói hoặc cửa sổ nhà để đặt quà trong các đôi tất màu đỏ mà các em đă treo gần ḷ sưởi. Nhiều ngày trước Noel tại Mỹ, cha mẹ thường bảo các con của họ viết thư cho ông già Noel kể lại những điều tốt mà các em đă làm trong năm và muốn được quà ǵ. Nhiều người vẫn cho rằng chuyện ông già Noel là huyền thoại, nhưng trên thực thế đây là truyền thuyết có thật và được chép như sau. Các Truyền thuyết “Santa Claus lại xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Ni-kô-la. Ông là con một trong một gia đ́nh theo đạo Cơ Đốc giàu có. Ni-kô-la sinh ra vào khoảng những năm 280 tại Patara, một cảng nhỏ của thị trấn Lycia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Khi c̣n nhỏ cậu bé đă được mẹ dạy rất nhiều về kinh thánh nhưng không may, cha mẹ qua đời do bệnh dịch, bỏ lại cậu cùng toàn bộ gia tài. Ni-kô-la được nhiều người biết đến v́ biết thương người nghèo và dành cả đời ḿnh để phục vụ Chúa. Một lần, gặp ba cô gái trẻ không có người cầu hôn v́ cha họ quá nghèo, ông liền lấy ba túi vàng và bỏ vào pḥng ba cô gái nọ. Nhờ đó mà họ lấy được chồng và sống rất hạnh phúc. Mặc dù vậy, những người La Mă lại luôn khinh miệt ông, Họ bắt giam và tra tấn ông trong ngục tối. Khi Công-xtăng-tin trở thành hoàng đế La Mă th́ ông đă trả tự do cho thánh Ni-kô-la . Cũng từ đó Công-xtăng-tin trở thành con chiên của đạo Cơ Đốc. Ông triệu tập hội nghị Ni-a-xê-a và thánh Ni-kô-la được mời làm đại biểu của hội nghị. Thánh Ni-kô-la được đặc biệt ca tụng v́ t́nh yêu của ông dành cho trẻ em. Người ta đồn rằng các món quà bất ngờ đều do thánh Ni-kô-la mang đến và cũng chính ngài là người luôn mang quà đến cho trẻ em vào các dịp Nô-en. Bên cạnh đó, thánh Ni-kô-la c̣n là người bảo vệ cho các thuỷ thủ đảo Xi-xin-li của nước Hy Lạp và nước Nga. ở đất nước Hà Lan, truyền thuyết về thánh Ni-kô-la luôn sống măi trong ḷng mỗi người dân. Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của ḿnh bên cạnh ḷ sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Ni-kô-la thết đăi no nê. Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas (thánh Ni-kô-la) thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa.” Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về ông già Noel, nhất là tại Hoa Kỳ. Các nhà văn, hăng làm phim, và các nhà làm thương mại đă phóng đại nhân vật ông già Noel và tạo ông thành trọng tâm của muà Giáng sinh. Không chỉ riêng ǵ các em, mà nhiều người Mỹ cũng không biết đích thực truyền thuyết nầy. Người ta vẫn xem ông là biểu tượng của muà Giáng sinh, là người mang lại niềm vui cho giới trẻ. Ít có trẻ em nào sinh ra ở Mỹ mà không có cơ hội chụp h́nh với ông già Noel (giả) một lần. Câu chuyện Chuá Giê-xu Giáng sinh theo thánh kinh Theo lệnh vua Herốt, tất cả dân Do Thái phải về nguyên quán để ghi danh vào sổ trong việc điều tra dân số. Trong lúc nầy Mary đang mang thai và gần ngày sanh nở. Khi đến thành Bethlehem th́ không c̣n nhà quán để trọ nên Giô-sép và Mary đành phải ở tạm nơi chuồng chiên nghèo hèn. Khi Chúa Giê-xu ra đời, thiên sứ đến báo tin cho bọn chăn chiên ngoài đồng đến thờ lạy Ngài. Và cũng có ba nhà Thông thái từ phương Đông theo ánh sao rơi mà đến dâng lễ vật và chiêm ngưỡng con Trời giáng thế. Theo thánh kinh th́ trước khi đến gặp Chúa Giê-xu, các nhà Thông thái đă báo cho vua Herốt điềm lạ về ngôi sao xuất hiện v́ có một vị Vua mới ra đời để cai trị thiên hạ. V́ vậy vua Herốt bảo các nhà Thông thái nếu t́m được vị vua mới sinh ra th́ nên quay về báo cho ông ta biết để Vua cùng đến thờ lạy Chúa. Nhưng trong thâm tâm vua Herốt muốn t́m cách giết Chúa Giê-xu v́ sợ mất ngôi. Sau khi gặp được Chúa hài đồng, ba nhà Thông thái không quay lại gặp nhà vua nữa, nhưng họ theo đường khác mà về nguyên quán. Những người theo đạo Thiên Chúa tổ chức giáng sinh và dựng những hoạt cảnh hàng năm để nhắc lại sự tích đêm Chúa ra đời. Người ta tổ chức sinh nhật Chúa Giê-xu vào ngày 25 tháng 12 là theo truyền thống mà giáo hội Thiên Chúa giáo đặt ra nhằm xoá mờ đi sự mê thờ thần Mặt Trời của người La Mă. V́ thế từ đó đến nay, ngày sinh của Chúa Giê-xu cũng là ngày sinh của thần Mặt Trời. Với người Thiên Chúa Giáo điều nầy xác đáng v́ Chúa Giê-xu là ánh sáng và là sự cứu rỗi của nhân loại. Nếu đọc qua năm sách phúc âm trong Tân Ước (Mathiơ, Mác, Luca, Giăng, và Công vụ các sứ đồ), th́ ta có thể phỏng đoán là Chuá Giê-xu sinh ra khoảng đầu muà Xuân. Điều nầy không quan trọng trong niềm tin cơ đốc. Khác với các nhà khoa học, mọi sự phải có bằng chứng biện minh. Với người Thiên Chúa Giáo, đức tin và giáo hội là câu trả lời cho mọi thắc mắc. Đă hơn hai thiên niên kỷ trôi qua, người ta vẫn tin rằng sự việc Chúa ra đời là một phép lạ có một không hai trong lịch sử nhân loại. Và ngày Chuá Giáng sinh vẫn là ngày lễ quan trọng nhất của hàng trăm triệu người trên thế giới. Giáng sinh ở nơi tuyết trắng Giáng sinh được chào đón trên toàn châu Âu. Đây là thời gian cho gia đ́nh, trang trí nhà cửa, đi mua sắm, thăm bạn bè và người thân. Đón Giáng sinh với gia đ́nh là vô cùng quan trọng với người dân châu Âu. Trong dịp lễ này, tất cả thành viên trong gia đ́nh sẽ cùng nhau nướng bánh, làm kẹo và chuẩn bị một bữa tiệc thật lớn. Cùng lúc, bọn trẻ sẽ đùa nghịch với nhaui, khoe nhau các món quà mới mà ông già tuyết mang tới cho chúng. Ở Pháp, trước lễ Giáng sinh, trẻ em thường đặt giầy hoặc những cái c̣ng bằng gỗ gọi là sabots ở ḷ sưởi để ông già tuyết có thể cho quà vào đó. Ở một số khu vực tại nước Pháp, ông già tuyết sẽ đem quà tới cho trẻ nhỏ vào đêm Thánh Nicolas - ngày 6/12 và quay lại một lần nữa vào Giáng sinh. Tại các vùng khác, Chúa Jesus lại là người đem tới các món qua. Đối với người lớn, ngày đầu tiên của năm mới mới là thời điểm trao nhau quà tặng. Tại Ư, lễ Giáng sinh kéo dài tới 3 tuần, từ 6/12 đến ngày Giáng sinh. Theo phong tục, trong dịp lễ này, trẻ em sẽ viết thư cho cha mẹ, bày tỏ mong muốn được đón lễ hội tuyệt vời đồng thời hứa hẹn chăm ngoan. Vào 24/12, ngày sẽ là thời điểm kiêng khem song buổi tối là lúc trả bữa với một mâm tiệc thịnh soạn. Nó thường bao gồm một món ăn với cá ch́nh nướng, đĩa rau truyền thống gọi là cardoni, bánh pastry với kem pho mát. Vào đêm Noel, các ngọn nến sẽ được thắp sáng, trẻ em đứng lên kể những câu chuyện về ngày lễ và sự ra đời của ''em bé thần thánh''. Các món quà thường được trao tặng sau lễ Mixa lúc nửa đêm. Giáng sinh ở Mỹ Nước Mỹ là nơi có nền văn hoá đa dạng và nhiều tập tục, do đó thật khó nói về một lễ giáng sinh chỉ của riêng người Mỹ. Các hoạt động trong lễ hội này sẽ tuỳ thuộc vào truyền thống văn hoá của mỗi gia đ́nh. Lễ mừng Giáng sinh ở Mỹ có pha trộn hương sắc của Ireland, Australia, Ba Lan và Bỉ. Mặc dù đa dạng về văn hoá và chủng tộc song một Noel truyền thống ''lư tưởng'' mà tất cả mọi người đều chấp nhận là: đây là thời gian dành cho gia đ́nh cùng với những chuyến du lịch kỳ thú. Thời tiết ở Mỹ cũng ảnh hưởng tới lễ Noel. Ở một số khu vực, lễ Noel sẽ thật tuyệt vời với tấm chăn tuyết phủ trắng khắp nơi. Trong khi đó, tại những nơi khác, Noel sẽ diễn ra tại nơi ấm áp, tràn ánh mặt trời như băi biển.... Cây thông Noel đóng một vai tṛ quan trọng trong lễ Giáng sinh. Thông thường, người Mỹ thường đặt một ngôi sao trên đỉnh cây thông tượng trưng cho ngôi sao ở Bethlehem hay một thiên thần nhỏ báo hiệu Chúa giáng sinh. Cây thông với rất nhiều đồ trang trí thường đặt ở vị trí mà nhiều người có thể nh́n thấy. Thức ăn cũng có vị trí khá cao trong Noel của người Mỹ. Lễ hội này thường là thời gian các gia đ́nh mở rộng cửa đón khách và chúc tụng lẫn nhau một mùa giáng sinh hạnh phúc. Noel là thời điểm thích hợp để mời khách đồ ăn và đồ uống có cồn, do đó, nhiều gia đ́nh đă chuẩn bị từ trước hàng loạt các món ăn ngon. Dù mỗi gia đ́nh có một menu khác nhau song tựu trung trong đêm Giáng sinh, những món như gà, khoai tây, nước xốt man việt quất, rau, xa-lát và đồ tráng miệng là không thể thiếu. Sau màn ăn uống là đến nhà thờ. Nhiều gia đ́nh cho rằng tới nhà thờ vào dịp Giáng sinh là rất quan trọng. Ở nơi linh thiêng này sẽ có rất nhiều hoạt động, có tiệc, ca hát, thánh lễ... Tại Mỹ vào những ngày trước lễ Giáng sinh, các cơ quan thiện nguyện, các hội nhà thờ, và các cơ quan xă hội thường đi quyên góp thức ăn và quà để giúp cho những người nghèo và vô gia cư. Nước Mỹ có nguồn gốc từ cơ đốc giáo nên người ta xem việc thiện nguyện và giúp những người thiếu may mắn là điều nên khuyến khích. Ít khi chúng ta bắt gặp người Mỹ vô gia cư nào đi xin ăn trong ngày Noel v́ trước ngày lễ các xe cảnh sát trong thành phố đă đi tuần tra và mang tất cả những người vô gia cư về nơi ở tạm của chính phủ thành phố. Theo phong tục của người Mỹ th́ sáng sớm ngày 25 tháng 12, tức là ngày Giáng sinh, tất cả mọi người trong gia đ́nh sẽ họp lại và mang những gói quà được xếp từ đêm trước dưới gốc cây Noel mà tặng cho nhau. Người ta trao nhau những món quà Giáng sinh để bày tỏ ḷng yêu thương và chúc nhau một ngày lễ vui vẻ. Sau đó th́ tất cả mọi người trong gia đ́nh đi dự lễ nhà thờ và cùng nhau dự tiệc nếu là gia đ́nh theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ dù không tin Chúa vẫn trao đổi quà và tổ chức liên hoan Giáng sinh v́ nó là một phần trong di sản của nền văn hoá. Giáng sinh ở Lục địa đen Ở châu Phi, ngày Giáng sinh thường bắt đầu bởi tiếng hát của các nhóm truyền giáo đi xuyên các đường phố, làng mạc, nhà cửa. Các bài hát thánh ca nổi tiếng thế giới sẽ đánh thức mọi người dậy để tới nhà nguyện để sau đó mỗi người lại trở về nhà để có những chuẩn bị cuối cùng. Phần quan trọng nhất trong lễ cầu nguyện ngày giáng sinh của người châu Phi là trao tặng t́nh cảm - thường là một món quà để tỏ ḷng tôn kính Chúa. Vào khoảng 8-9h sáng, người dân sẽ tham gia lễ mừng ngày Chúa giáng sinh. Bất cứ ai tham gia lễ cầu nguyện đều đem theo một món quà và đặt chúng ở gần chiếc bàn Thánh thể. Không ai tham gia buổi lễ này mà không đem theo quà tặng. Tại châu Phi, các món ăn trong ngày Giáng sinh thường là gà tây, thịt ḅ nướng hoặc lợn sữa, gạo vàng với nho, rau và mứt mận, bánh cracker... Lễ Giáng sinh ở Nam Phi diễn ra vào mùa hè, không có tuyết nhưng hoa rực rỡ khắp mọi nơi. Và, thay v́ cây thông noel người ta lại dùng cây cọ như ở quốc gia nằm ở bờ biển phía tây châu Phi - Liberia. Giáng sinh ở châu Á Khu vực đông Á gồm những nước Trung Quốc, Nhật, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Người dân ở khu vực thường trang trí, thắp sáng nhà cửa bằng đèn lồng. Cây thông thường được gọi là ''cây ánh sáng'', nó được trang trí bằng giấy trang kim, hoa giấy và hạt châu. Tại Nhật, lễ Giáng sinh không phải là lễ hội chính thức v́ chỉ có chưa tới 1% dân số nước này là người công giáo. Tuy nhiên, việc đón giáng sinh vẫn diễn ra rất náo nhiệt do ảnh hưởng từ nước Mỹ sau cuộc chiến. Cây thông Noel ở Nhật thường có các món đồ chơi nhỏ, búp bê, đèn, vật trang trí, nến. Một trong những đồ trang trí được ưa chuộng nhất là chim giấy. Ở Hàn Quốc, mỗi nhà thờ đều có một chương tŕnh ca nhạc riêng trong ngày giáng sinh. Người dân xứ sở kim chi rất thích trang hoàng mọi thứ thật đẹp trong dịp lễ hội này, mỗi quán cà phê đều được mang đậm không khí Noel. Ngoài ra, Noel cũng là thời điểm để đi cửa hàng, hầu hết các gia đ́nh Hàn Quốc đều dành cả ngày để đi hết trung tâm thương mại này tới trung tâm thương mại khác để lùng đồ giảm giá. Tại Việt Nam, vào đêm lễ Giáng sinh, đường phố đông nghịt giới trẻ ra đường dạo chơi. Từ nhiều ngày trước khi Noel tới, mọi người đi mua sắm đồ trang trí và các món quà nhỏ để trao nhau. Suy nghĩ về mùa Giáng sinh Nhiều người không tin vào ông già Noel, không đặt niềm tin vào Thiên Chúa, nhưng vẫn tổ chức và dự phần trong mùa Giáng sinh. Không chỉ riêng trong nước Mỹ, mà rất đông dân chúng khắp nơi trên thế giới đều ăn mừng lễ Giáng sinh. Ở Nhật, tỷ lệ người theo đạo Thiên Chúa giáo rất thấp, chừng 0,7% của tổng dân số, nhưng người Nhật rầm rộ tổ chức Giáng sinh hằng năm. Người ta tổ chức Giáng sinh đa số v́ theo tín ngưỡng, một phần v́ theo phong tục tập quán. Phần đông c̣n lại người ta thích ngày lễ Giáng sinh v́ nét đặc thù và ư nghĩa của nó. Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao người ta hay trao đổi và tặng quà cho nhau trong ngày lễ Giáng sinh. Nghĩa cử nầy bắt nguồn từ biểu hiện của niềm tin tôn giáo, cho dù không phải là người cơ đốc, nhiều người vẫn theo phong tục nầy. Với cơ đốc nhân th́ lễ Giáng sinh mang hai ư nghĩa: t́nh yêu thương và sự hạ ḿnh. 1) Chúa Giê-xu là món quà yêu thương mà Thượng Đế ban cho con người. 2) Chúa là con trời mà phải sinh ra trong chuồng chiên máng cỏ nghèo hèn. V́ thế cho nên người tin theo Chúa Giê-xu trao quà cho nhau để bày tỏ t́nh yêu thương, một trong những giáo điều của người cơ đốc. Dù không tin Chuá, người ta cũng dễ dàng chấp nhận việc biểu lộ th́ yêu thương trong gia đ́nh qua các món quà trong ngày Noel. Người Việt đă quen dần với ngày lễ Noel tại Hoa Kỳ cho dù có rất nhiều người không phải là tín đồ cơ đốc. Bên cạnh bàn thờ tổ tiên, người Việt đặt thêm cây Noel với đèn màu lấp lánh. Và thay v́ hát những bài ca mừng giáng sinh th́ bà con ta hát Karaoke với những bản t́nh ca hay nhạc tiền chiến, có người c̣n chơi sang ca luôn vọng cổ Giáng sinh. Ngày lễ Giáng sinh và tiệc giáng sinh có thể khác nhau theo từng gia đ́nh và tín ngưỡng, nhưng chắc ai cũng hiểu được ư nghĩa của ngày Noel. Lễ Giáng sinh không đơn giản chỉ v́ quà cáp, nhưng nó là ngày lễ để bày tỏ t́nh yêu thương và sự khiêm nhường. (St) Nguồn: Maihoatrang |
The Following 3 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
|
|