NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Sưu Tầm
Nạp lại trang này Thơ Nguyễn Bính

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #21  
Cũ 30-11-10, 03:33 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Hoa với rượu

Thấy rét, u tôi bọc lại mền,
Cô hàng cất rượu ủ thêm men,
Mẹ cha mất sớm c̣n em nhỏ,
Say cả tư mùa cho khách quen.

Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ tôi
Suối ngày hai đứa nhẩn nha chơi.
Chị Nhi bán rượu đôi chiều chợ
Vẫn nhớ mua quà cho cả đôi.

Hai đứa thường nhân buổi vắng nhà,
Người ta bắt chước chị người ta!
Ra vườn nhặt những hoa cam rụng
Về bỏ đầy nồi cất nước hoa.

Nước hoa tuy chẳng thơm là mấy
Hai đứa bôi đầy cả tóc nhau
Hí hửng bảo nhau: “Thơm đấy chứ
Nước hoa ngoài tỉnh thấm vào đâu!”

Một tối nhà Nhi có giỗ thầy
Chị Nhi cho uống rượu cay cay,
Chừng đâu chén nhỏ làm hai đứa
Mặt đỏ lên rồi, chếnh choáng say.

Hai đứa ôm nhau đánh giấc dài
Bất đồ ngủ đến sáng ngày mai
Chị Nhi cứ chế làm sao ấy
Hai đứa nh́n nhau khúc khích cười.

Chị Nhi thường nói với u tôi
“Hai đứa, thưa bà, đến đẹp đôi”
U tôi cười đáp ngay như thật
“Tôi có con dâu giúp đỡ rồi”

Thưở ấy làm sao thật thái b́nh
Trai hiền bạn với gái đồng trinh
Đời say men rượu thơm hoa rụng
Tràn những thơ ngây ngập cảm t́nh

Ấy thế mà rồi cách biệt nhau
Nhà Nhi chẳng biết dọn đi đâu
Ḿnh tôi giời bắt làm thi sĩ
Mẹ mất khi chưa kịp bạc đầu

Bỏ mặc vườn cam bỏ mái gianh
Tôi đi dan díu với kinh thành
Hoa thơm mơ măi vườn tiên giới
Chuốc măi men say rượu ái t́nh

Rượu ái t́nh kia thành thuốc độc
vườn trần theo bướm phấn hương bay
Đời tôi sa mạc ôi sa mạc
Hoa hết thơm rồi rượu hết say

Trăm ngh́n sầu tủi ḿnh tôi chịu
Ba bốn năm rồi năm sáu năm
Khóc vụng mỗi lần tôi nhớ lại
Men nồng gạo nếp nước hoa cam

Xa lắm rồi Nhi! Muộn lắm rồi
Bẽ bàng lắm lắm nữa Nhi ơi!
Từ ngày Nhi bỏ nơi làng cũ
Mộng ngát, duyên lành cũng bỏ tôi.

Chắc ở nơi nào, dưới mái tranh,
Chị em Nhi vẫn sống yên lành,
Chị Nhi cất rượu cho Nhi bán.
Hồn vẫn trong mà mộng vẫn xinh.

Ngày xưa c̣n bé, Nhi c̣n đẹp
Huống nữa giờ Nhi đă đến th́,
Tháng tháng, mươi mười lăm buổi chợ
Cho người thiên hạ phải say Nhi.

Xóm chị em Nhi ở mấy nhà?
Bến đ̣ sông vắng? Chợ gần, xa?
Nhà Nhi thuê có vườn không nhỉ?
Vườn có trồng cam, có nở hoa?

Mơ tưởng vu vơ, ḷng dối ḷng
Thực ra có phải thế này không
Chị Nhi đă lấy chồng năm trước
Nhi đến năm sau lại lấy chồng?

Ước ǵ trên bước đường lưu lạc.
Một buổi chiều nao, lạnh gió mưa
Gơ cửa nhà ai xin ngủ trọ
Giật ḿnh tôi thấy tiếng Nhi thưa.

Ngồi bên ḷ rượu đêm hôm đó
Nhi rót đưa tôi nước rượu đầu.
Nhắc lại ngày xưa mà thẹn lại
Ngậm ngùi hai đứa uống chung nhau.

Tôi kể: “U tôi đă mất rồi
Cửa nhà c̣n có một ḿnh tôi…”
Nhi rằng: “Ngày trước u thường nói
Hai đứa ḿnh trông đến đẹp đôi…”

“Chị em mới lấy chồng năm trước
Chồng chị trồng cam ở mé sông.
Em ở ḿnh đây nhà trống trải
Trăng vàng đầy ngơ, gió mênh mông…”

Như truyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng.

Rượu cất ḱ ngon, men ủ khéo
Say người, thiên hạ lại say nhau,
Chiều chiều hai đứa sang thăm chị
Chồng hái hoa cho vợ giắt đầu.

Chao ơi! Là mộng hay là thực?
Là thực hay là mộng bấy lâu?
Hai đứa sống bằng hoa với rượu
Sống vào trời đất, sống cho nhau.

Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi
Hoa thừa, rượu ế, ấy t́nh tôi,
Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng
Gặp lại nhau chi, muộn mất rồi!

Nguyễn Bính
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (04-01-11), kehotro (11-03-11)
  #22  
Cũ 30-11-10, 04:58 PM
Tường Thụy Tường Thụy đang ẩn
CM Nhị Thập Bát Tường
 
Tham gia ngày: May 2010
Bài gửi: 780
Thanks: 1.725
Thanked 3.540 Times in 764 Posts
Mặc định

"Hoa với Rượu", bài thơ kể về chuyện t́nh của đôi trai gái thật hay, kỷ niệm ấu thơ rất đẹp mà giấc mơ lại càng đẹp nhưng kết cục th́ buồn quá. Theo tôi bài thơ hay v́ cả 3 nội dung ấy.

Bản này có 6 chữ sai:

"Nhà Nhi chẳng biết dọn đi đâu", theo tôi là "Nhà Nhi không biết dọn đi đâu"
"Bỏ mặc vườn cam bỏ mái gianh", theo tôi là "Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh"
"Hai đứa nh́n nhau khúc khích cười", theo tôi là "Hai đứa nh́n nhau ngớ ngẩn cười"
"Hồn vẫn trong mà mộng vẫn xinh", theo tôi là: "Hồn vẫn trong mà mộng vẫn trinh"
"Bến đ̣ sông vắng? Chợ gần, xa?", theo tôi là: "Bến đ̣ đông vắng? Chợ gần, xa?"
"Một buổi chiều nao, lạnh gió mưa" theo tôi là: ""Một buổi chiều nào lạnh gió mưa".

Ngoài ra, như trong reply trước, tôi có nhắc đến NB hay dùng từ như "giời", "giả nhời". Trong bài này cũng có hai câu đă viết như thế:

"Ḿnh tôi giời bắt làm thi sĩ"
"Bỏ mặc (lại?) vườn cam bỏ mái gianh"

Tôi cho rằng những câu sau đây, phải viết là "giồng cam", "giời đất", "mái gianh" mới đúng nguyên tác:

"Chồng chị trồng cam ở mé sông".
"Sống vào trời đất, sống cho nhau".
"Chắc ở nơi nào, dưới mái tranh"
"Vườn có trồng cam, có nở hoa?"

Những ư kiến trên không phải do tôi suy đoán mà là viết theo trí nhớ khi đọc thơ Nguyễn Bính hồi học phổ thông.
Tất nhiên, PL đă cop ở đâu về th́ cần để nguyên như thế chứ không thể tự ư sửa được dù có phát hiện ra sai.

Ư kiến tôi chỉ là tham khảo, c̣n đọc như thế nào th́, tất nhiên là tùy độc giả.

Lần sửa cuối bởi Tường Thụy; 30-11-10 lúc 05:05 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Tường Thụy For This Useful Post:
hoatigon208410 (04-01-11), Nhím con (01-12-10), phale (01-12-10)
  #23  
Cũ 01-12-10, 07:20 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Tường Thụy Xem bài viết
"Hoa với Rượu", bài thơ kể về chuyện t́nh của đôi trai gái thật hay, kỷ niệm ấu thơ rất đẹp mà giấc mơ lại càng đẹp nhưng kết cục th́ buồn quá. Theo tôi bài thơ hay v́ cả 3 nội dung ấy.

Bản này có 6 chữ sai:

"Nhà Nhi chẳng biết dọn đi đâu", theo tôi là "Nhà Nhi không biết dọn đi đâu"
"Bỏ mặc vườn cam bỏ mái gianh", theo tôi là "Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh"
"Hai đứa nh́n nhau khúc khích cười", theo tôi là "Hai đứa nh́n nhau ngớ ngẩn cười"
"Hồn vẫn trong mà mộng vẫn xinh", theo tôi là: "Hồn vẫn trong mà mộng vẫn trinh"
"Bến đ̣ sông vắng? Chợ gần, xa?", theo tôi là: "Bến đ̣ đông vắng? Chợ gần, xa?"
"Một buổi chiều nao, lạnh gió mưa" theo tôi là: ""Một buổi chiều nào lạnh gió mưa".

Ngoài ra, như trong reply trước, tôi có nhắc đến NB hay dùng từ như "giời", "giả nhời". Trong bài này cũng có hai câu đă viết như thế:

"Ḿnh tôi giời bắt làm thi sĩ"
"Bỏ mặc (lại?) vườn cam bỏ mái gianh"

Tôi cho rằng những câu sau đây, phải viết là "giồng cam", "giời đất", "mái gianh" mới đúng nguyên tác:

"Chồng chị trồng cam ở mé sông".
"Sống vào trời đất, sống cho nhau".
"Chắc ở nơi nào, dưới mái tranh"
"Vườn có trồng cam, có nở hoa?"

Những ư kiến trên không phải do tôi suy đoán mà là viết theo trí nhớ khi đọc thơ Nguyễn Bính hồi học phổ thông.
Tất nhiên, PL đă cop ở đâu về th́ cần để nguyên như thế chứ không thể tự ư sửa được dù có phát hiện ra sai.

Ư kiến tôi chỉ là tham khảo, c̣n đọc như thế nào th́, tất nhiên là tùy độc giả.
PL thật nể phục anh quá, thế mới biết, anh yêu thơ Nguyễn Bính thế nào... Nguyễn Bính mà sống lại chắc sẽ mời anh một bữa RTC nhỉ?
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (04-01-11), Tường Thụy (02-12-10)
  #24  
Cũ 02-12-10, 07:16 PM
Tường Thụy Tường Thụy đang ẩn
CM Nhị Thập Bát Tường
 
Tham gia ngày: May 2010
Bài gửi: 780
Thanks: 1.725
Thanked 3.540 Times in 764 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi phale Xem bài viết
PL thật nể phục anh quá, thế mới biết, anh yêu thơ Nguyễn Bính thế nào... Nguyễn Bính mà sống lại chắc sẽ mời anh một bữa RTC nhỉ?
Em ơi, dù có mê Nguyễn Bính nhưng anh mà xin làm chân điếu đóm chắc chẳng được chấp nhận đâu nói ǵ đến viêc được ngồi cùng chiếu rượu, mà lại là RTC.
Nó giống như mối t́nh đơn phương á.

Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Tường Thụy For This Useful Post:
hoatigon208410 (04-01-11), phale (04-01-11)
  #25  
Cũ 06-12-10, 08:48 PM
Avatar của amthanhmoi
amthanhmoi amthanhmoi đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gửi: 124
Thanks: 310
Thanked 597 Times in 123 Posts
Mặc định Cô Lái Đ̣

(Èo đọc cái bài này của Nguyễn Bính thấy nao hết cơi ḷng...)

Cô lái đ̣

Xuân đă đem mong nhớ trở về

Ḷng cô lái ở bên sông kia

Cô hồi tưởng lại ba xuân trước

Trên bến cùng ai đă nặng thề.



Nhưng rồi người khách t́nh xuân ấy

Đi biệt không về với bến sông.

Đă mấy lần xuân trôi chảy măi

Mấy lần cô gái mỏi ṃn trông.



Xuân này đến nữa, đă ba xuân

Đốm lửa t́nh duyên tắt nguội dần

Chẳng lẽ ôm ḷng chờ đợi măi

Cô đành lỗi ước với t́nh quân.



Bỏ thuyền, bỏ lái bỏ ḍng sông

Cô lái đ̣ kia đi lấy chồng.

Vắng bóng cô em từ dạo ấy

Để buồn cho những khách sang sông.

Lần sửa cuối bởi amthanhmoi; 06-12-10 lúc 09:24 PM Lư do: cho tên ở trên nhưng anh TT không thấy cho tiếp tên ở dưới
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to amthanhmoi For This Useful Post:
hoatigon208410 (04-01-11), phale (04-01-11), Tường Thụy (06-12-10)
  #26  
Cũ 06-12-10, 09:09 PM
Tường Thụy Tường Thụy đang ẩn
CM Nhị Thập Bát Tường
 
Tham gia ngày: May 2010
Bài gửi: 780
Thanks: 1.725
Thanked 3.540 Times in 764 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi amthanhmoi Xem bài viết
(Èo đọc cái bài này của Nguyễn Bính thấy nao hết cơi ḷng...)
...........

Anh cũng mê bài này. Lượm chính xác, không sai chữ nào.
Em đă thích th́ c̣n tiếc ǵ chút công mà không gắn tên cho bài thơ.
Định thử người khác chắc.



Lần sửa cuối bởi Tường Thụy; 06-12-10 lúc 09:13 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Tường Thụy For This Useful Post:
amthanhmoi (06-12-10), hoatigon208410 (04-01-11), phale (04-01-11)
  #27  
Cũ 04-01-11, 04:07 PM
Tường Thụy Tường Thụy đang ẩn
CM Nhị Thập Bát Tường
 
Tham gia ngày: May 2010
Bài gửi: 780
Thanks: 1.725
Thanked 3.540 Times in 764 Posts
Mặc định

Đầu năm, ngày 2 và 3/1/11, TT cùng 4 người bạn đi thăm thú một số nơi, trong đó có nhà thờ thi sĩ họ Nguyễn.
Xin giới thiệu với các bạn vài h́nh ảnh:


Nhà thờ Nguyễn Bính.



Thắp hương tại mộ Nguyễn Bính (nằm bên trái nhà thờ)

Lần sửa cuối bởi Tường Thụy; 04-01-11 lúc 11:01 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Tường Thụy For This Useful Post:
hoatigon208410 (04-01-11), Nhím con (15-01-11), phale (04-01-11)
  #28  
Cũ 14-01-11, 10:26 AM
Tường Thụy Tường Thụy đang ẩn
CM Nhị Thập Bát Tường
 
Tham gia ngày: May 2010
Bài gửi: 780
Thanks: 1.725
Thanked 3.540 Times in 764 Posts
Mặc định


Thi sĩ Nguyễn Bính…và số 4 kỳ lạ

LƯU KƯỜNG


Nguyễn Bính- kư hoạ của Tạ Tư.

Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Bính hoà quyện một cách lạ lùng với rất nhiều huyền thoại. Mỗi sự cố xảy ra trong đời ông đều rất khác thường, kể cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Do đó chỉ nghe kể lại nguyên bản, không cần thêm bớt, mọi câu chuyện về ông cũng đă rất sinh động, với nhiều sắc màu lư thú, đôi khi c̣n nhuốm màu tâm linh.



Kể cả đến cái chết của ḿnh, ông cũng dự báo được và coi nhẹ tựa lông hồng. Cuộc đời ông vẫn c̣n hàm chứa nhiều điều bí ẩn, hấp dẫn mọi người cho đến nay. Trong đó những chuyện quan trọng nhất trong đời sống của ông đều gắn với con số 4.

4 bà vợ

Người vợ đầu tiên, lại là kết quả của một sự cưỡng lại số phận đa sầu đa cảm của nhà thơ Nguyễn Bính, khi ông đang là cán bộ của Hội Văn nghệ kháng chiến Nam Bộ. Bởi lẽ, khoảng những năm đầu của thập kỷ 50, vùng kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn; Nguyễn Bính bị sốt rét, thiếu ăn thiếu thuốc và có biểu hiện sa sút tinh thần. Trong khi đó kẻ địch lại ra sức dụ dỗ anh em văn nghệ sĩ đang tham gia kháng chiến bỏ về với các chiêu thức xảo quyệt.

Với nhà thơ Nguyễn Bính, chúng c̣n treo giải thưởng, nếu ông đầu hàng th́ sẽ được thưởng 1.000 đồng. Đó là một số tiền rất lớn. Vậy để giữ chân nhà thơ, tổ chức đă sắp xếp cho ông lấy bà Nguyễn Hồng Châu, một cán bộ cách mạng, có tŕnh độ học vấn nhất định. Lẽ dĩ nhiên, ban đầu hai người c̣n lắm do dự, nhưng rồi cũng thuận theo cấp trên, đồng ư làm hôn lễ được tổ chức vào năm 1951.

Tuy nhiên hai người chấp hành “nhiệm vụ” cũng chỉ được một thời gian ngắn, v́ không có t́nh yêu, mặc dù đă có một con chung, tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Thực ra mọi người quá lo, v́ nhà thơ chẳng bao giờ có ư nghĩ đầu hàng kẻ địch, mà lại là người hoạt động rất tốt và sáng tác đều đặn rất chất lượng, trong đó có lời cho bài hát “Tiểu đoàn 307″ nổi tiếng.

Nhà thơ chỉ “thay ḷng đổi dạ” khi đi sáng tác tại Cà Mau, v́ đă tơ tưởng cô Mai Thị Mới, 19 tuổi, ở ấp Hương Mai, xă Khánh Lâm, huyện U Minh. T́nh yêu hai người nảy nở, ngày một mặn mà, quấn quưt. Rồi nhà thơ Nguyễn Bính xin cưới cô Mới, sau khi đă có giấy ly hôn với bà Hồng Châu, vào năm 1952. Đó là câu chuyện “Hai năm đôi” của nhà thơ tài hoa và lăng tử.

Măi tới đầu năm 1954, bà Mai Thị Mới sinh con gái, đặt tên là Hương Mai. Nhà thơ rất yêu thương, chu đáo với vợ con và bạn bè. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, khi Hương Mai mới bảy tháng tuổi, ông được tập kết ra Bắc. Thời gian sau đó, lời hẹn ngày gặp mặt chẳng thành hiện thực, khi đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc.

Do hoàn cảnh xa xôi cách trở, tin tức vợ con bặt vô âm tín, Nguyễn Bính đă có quan hệ thắm thiết với một nữ thư kư báo Trăm Hoa, nơi ông làm chủ bút, hồi 1956, tại Hà Nội. Hai người ăn ở như vợ chồng với đúng nghĩa khi sinh hạ được một con trai. Người vợ thứ ba này tên là Phạm Vân Thanh.

Nhưng thật buồn, mọi chuyện đối với Nguyễn Bính chẳng khi nào suôn sẻ, bởi đến năm 1957, báo Trăm Hoa lỗ vốn nặng, tự giải thể. Chưa hết, đồng thời không hiểu v́ lư do ǵ, bà Thanh đă trả lại con cho Nguyễn Bính rồi t́m một nơi nương tựa mới.

Mọi chuyện đều lỡ dở, năm 1958, nhà thơ trở về Nam Định làm việc tại Ty Văn hoá Thông tin, rồi sau ít năm lấy vợ quê, coi như an phận. Người vợ thứ tư của Nguyễn Bính là bà Trần Thị Lai, rất hiền hậu nết na, được mọi người trong cơ quan và bạn bè chồng quư mến. Năm 1965, giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc ác liệt, Nguyễn Bính theo cơ quan đi sơ tán, ở huyện Lư Nhân, Hà Nam.

Thật trớ trêu, chỉ tết năm sau, nhà thơ đă bị mất trong cơn bạo bệnh, đúng lúc vợ ông đang ở cữ sinh hạ cho ông một con trai, đặt tên là Nguyễn Mạnh Hùng.

4 người con

Khi nhà thơ Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, cô bé Nguyễn Bính Hồng Cầu, mới lên hai, nhưng sau này đă nối nghiệp cha; có tài làm thơ và đă trở thành Phó giám đốc NXB Văn Nghệ TP.HCM, về hưu năm 2007. Cũng thời điểm này bà c̣n được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Trong khi đó, cô bé Hương Mai, con bà vợ hai của nhà thơ lại trưởng thành theo một hướng khác hẳn. Cho dù đă từng được nghe tiếng ru của người cha thân yêu, nhưng sau này Hương Mai lại trở thành một nhà giáo giỏi. Với ư thức quư trọng người cha, Hương Mai đă phấn đấu, học tập không ngừng, đă từng làm Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, rồi Trưởng ban Văn hoá – Xă hội, HĐND tỉnh Bến Tre. Năm 2009, bà về hưu.

Khác hẳn với hai người con gái của nhà thơ khá thành đạt trên con đường công danh, th́ hai người con trai của ông lại phiêu bạt không có mấy tin tức hồi âm. Đặc biệt người con trai của nhà thơ với bà vợ thứ ba, có tên là Hiền, lại bị chính nhà thơ làm thất lạc trong cơn say rượu, ở ngay ngă năm Bà Triệu, Hà Nội, năm 1957. Coi như người con trai này mất tích cho đến nay.

C̣n anh Nguyễn Mạnh Hùng, người con trai út của nhà thơ với bà vợ thứ tư nhiều năm tháng sống và làm việc tại quê hương. Theo bia khắc đá tại Từ đường của nhà thơ, ghi lại rằng, khi đưa mộ Nguyễn Bính về tại chính vườn nhà, năm 1995, đều có mặt hai mẹ con anh chứng kiến cùng bà con họ nội. Mới đây, theo như ông Tài, em họ nhà thơ, người trông coi Từ đường và Nhà Lưu niệm Nguyễn Bính cho hay, hiện anh Nguyễn Mạnh Hùng, tính đến nay áng chừng 45 tuổi, đang làm ăn ở CLB Nga, lâu không thấy về.

4 lần di chuyển mộ

Đây cũng là một sự lạ đối với nhà thơ lừng danh chân quê. Ngay trong Từ đường của gia đ́nh Nguyễn Bính, có treo một bài thơ dài của Nguyễn Thế Vinh, viết về chuyện này, trong đó có câu:

“Một lần chết – bốn lần đưa
Tóc tang mấy độ cho vừa văn nhân…”.


Quả đúng vậy, nhà thơ mất đúng vào ngày Tết, năm 1966, lại đúng vào thời kỳ chiến tranh, nhiều người về quê hay đi sơ tán, nên đám tang ông cũng không có mấy ai. Người ta tạm chôn cất ông tại nghĩa trang Cầu Họ, cây số 13, đường 10, ngoại thành Nam Định.

Sau này hợp nhất ba tỉnh thành Hà Nam Ninh, mộ Nguyễn Bính được chuyển về nghĩa trang Tam Điệp, Ninh B́nh. Mọi chuyện tưởng thế là mồ yên sau cuộc di chuyển mộ lần thứ hai. Nhưng v́ quá xa xôi, việc thăm nom, chăm sóc mộ chí ngày giỗ tết hết sức khó khăn, nên gia đ́nh kiến nghị di chuyển hài cốt nhà thơ Nguyễn Bính về quê, đặt tại cánh đồng Mả Quan, cạnh mộ ông nội.

Đó là lần thứ ba nhưng đâu đă ổn. Bởi lẽ không hiểu xuất phát từ đâu và v́ lẽ ǵ, mà gia đ́nh ông lại xin chính quyền địa phương cho di mộ nhà thơ về ngay chính trên vườn nhà, nơi ông được sinh thành. Thêm một sự lạ, bởi lẽ đây là một ngôi mộ danh nhân, có một không hai, được chôn cất ngay tại giữa làng. Từ xưa chẳng bao giờ và nơi nào có tiền lệ như vậy.

Đúng là “quá tam” đă thành bốn lần, ngôi mộ nhà thơ Nguyễn Bính mới được b́nh yên. Đúng là:

Long đong kiếp sống đă đành
Gian nan cả lúc đă thành người xưa


(Nguyễn Thế Vinh)

Nhưng, chính v́ ngôi mộ của nhà thơ nằm ngay tại vườn nhà chăng, mà hiện không có ai sinh sống, trông nom ngôi Từ đường và Nhà Lưu niệm của nhà thơ. Ngay bà Nguyễn Thị Yến, em ruột nhà thơ, là người có công lớn xây dựng ngôi nhà này, cũng chỉ ở một thời gian rồi ra Hà Nội làm ăn.

4 nơi lưu giữ kỷ vật

Ngay bên cạnh mộ, là ngôi Từ đường và Nhà Lưu niệm của nhà thơ Nguyễn Bính. Nhưng thực ra nơi này chỉ có tủ sách nhỏ, lèo tèo độ mươi tài liệu, và cũng chẳng quư giá ǵ. Bên cạnh đó, bàn thờ Nguyễn Bính c̣n sơ sài. Chỉ có hai thứ có thể coi là kỷ vật: Một, phía trên bàn thờ là giấy chứng nhận “Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật”, do Nhà nước truy tặng ông năm 2000.

Hai, chiếc điếu cày, mà nhà thơ thường dùng. Nhưng riêng chiếc điếu cày lại có vẻ c̣n mới nhưng đă nứt, cùng với guốc điếu lại quá sạch, tạo nên sự nghi ngại về sự thật của nó? Với số tài liệu ít ỏi đó không thể coi đây là một Nhà Lưu niệm với đúng nghĩa của nó, đối với nhà thơ được cả nước yêu mến như vậy. Hiện ngôi Từ đường và Nhà Lưu niệm này phải nhờ người em họ ở gần đó trông nom giúp, mỗi khi có người đến thăm viếng th́ mới đến mở cửa cho vào, đă tạo nên sự hoang lạnh, tiêu điều.

Những cái thiếu hụt trên về Nhà lưu niệm Nguyễn Bính, phần nào được khắc phục ở địa chỉ thứ hai; đó là ngôi nhà số 23, đường 11, phường 11, quận G̣ Vấp, TP HCM, do nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, con gái đầu của nhà thơ Nguyễn Bính gây dựng nên.

Diện tích của pḥng trưng bày chỉ khoảng 30 m2, nhưng với cách bài trí đẹp và tận dụng nhiều diện tích, nên bà Hồng Cầu đă lưu giữ được hàng trăm tài liệu, bút tích của người cha, cùng với những kỷ niệm của bạn bè, đồng nghiệp với nhà thơ. Đồng thời đây cũng là một địa chỉ sinh hoạt của các nhà văn, nhà thơ và bạn bè yêu quư thơ Nguyễn Bính.

C̣n thêm nữa, Nhà Lưu niệm thứ ba về nhà thơ mới h́nh thành của Trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, ở khá gần làng Thiện Vịnh, quê nhà thơ. Nhà Lưu niệm này được sự góp sức ban đầu của nhà thơ Gia Dũng, với 800 trang bản thảo, kết quả sau bao năm ông nghiên cứu và sưu tầm về Nguyễn Bính. Cùng với tác giả Gia Dũng, c̣n có các ông Đặng Khánh Cường, họa sĩ Anh Vũ và CLB “Chân quê thi hội” ở Hải Pḥng…Xem ra với căn pḥng rộng tới 60 m2 của nhà trường cũng sẽ là một địa chỉ văn hoá rất phong phú về nhà thơ Nguyễn Bính.

Và, cuối cùng vẫn c̣n một nơi lưu giữ kỷ vật của Nguyễn Bính nữa, đó là Bảo tàng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Tại địa chỉ thứ tư này, gần đây xin được chiếc bàn gỗ mà nhà thơ đă sáng tác những bài thơ vận động kháng chiến tại xă Mỹ Hoà, huyện B́nh Minh, tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó, Bảo tàng c̣n sưu tầm được những di bút cùng chiếc lư hương và cây bút lông của nhà thơ hay sử dụng ngày nào…

Như vậy, hiện có tới 4 nơi lưu giữ tài liệu và kỷ vật về nhà thơ, xem ra quá tản mạn, mà mỗi nơi đều không đầy đủ. Thậm chí rất có thể có những sự không nhất quán về những thông tin, tài liệu và kỷ vật này. Nên chăng, Bảo tàng Văn học cần đứng ra làm công việc kiểm chứng, đánh giá chúng, lập hồ sơ cho mỗi kỷ vật và định h́nh cho mỗi địa chỉ lưu giữ trên, theo một tiêu chí nào đó. Bởi lẽ nếu đúng là Nhà Lưu niệm th́ chỉ thuộc về chính nơi ông được sinh ra và lớn lên: làng Thiện Vịnh, xă Cộng Hoà, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, mà thôi.

12/2010

Nguồn: nguyentrongtao.org


Lần sửa cuối bởi Tường Thụy; 14-01-11 lúc 10:30 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to Tường Thụy For This Useful Post:
hoatigon208410 (14-01-11), Lữ Khách (14-01-11), Nhím con (15-01-11), phale (14-01-11)
  #29  
Cũ 11-03-11, 10:06 PM
Avatar của baothaitu
baothaitu baothaitu đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Bài gửi: 17
Thanks: 0
Thanked 43 Times in 17 Posts
Mặc định

Ghen có thể nói là một đặc tính cố hữu của t́nh yêu đôi lứa. Một điều nghe đă quá đỗi quen thuộc nhưng không hề cũ trong mọi thời đại. Nó đă tồn tại lâu đời , như một thực tại khách quan trong ư thức hệ của con người từ khi sinh ra và c̣n tồn tại măi măi cùng với cuộc sống của con người trong vũ trụ.

Đă có không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều tác giả tự cổ chí kim viết về cái sự ghen trong t́nh yêu . Cũng không phải ít những sự bàn thảo phi giấy mực về ghen theo lối khẩu ngữ lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay .Người ta đă và vẫn sẽ c̣n viết măi về cái đề tài muôn thuở ấy dưới nhiều góc độ khác nhau : tích cực có, tiêu cực cũng có.

Khoan hăy nói về cái mặt trái hay cái tính tiêu cực của cái ghen gây ra những tấn bi kịch theo kiểu Hoạn Thư ngày trước hay những trận tạt a xít , hoặc ẩu đả , làm hại danh dự , nhân phẩm và thể xác lẫn nhau v́ ghen tuông một cách quá đáng (của một số cái ghen để trong ngoặc kép ) ở một số người trong cái thời buổi @ này mà ta hăy bàn về cái nét thi vị, cái mặt tích cực , cái gia vị đặc biệt làm thăng hoa t́nh yêu của cái ghen trong t́nh yêu của nam và nữ như trong bài thơ Ghen trên đây của nhà thơ Nguyễn Bính.

Ghen

Cô nhân t́nh bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi, và mắt chỉ
Nh́n tôi những lúc tôi xa xôi.

Tôi muốn cô đừng nghĩ tới ai,
Đừng hôn dù thấy bó hoa tươi,
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ,
Đừng tắm chiều nay biển lắm người.

Tôi muốn mùi thơm của nước hoa.
Mà cô thường xức, chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại,
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua.

Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô.
Bằng không, tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ.

Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ,
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen
Chân cô in vết trên đường bụi,
Chẳng bước chân nào được giẫm lên.

Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi,
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi,
Và nghĩa là cô là tất cả,
Cô, là tất cả của riêng tôi.

*Bảo thích nhất bài thơ này của "Thi Sĩ Giang Hồ" Nguyễn Bính!

Lần sửa cuối bởi baothaitu; 11-03-11 lúc 10:26 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to baothaitu For This Useful Post:
hoatigon208410 (11-03-11), Tường Thụy (29-04-11)
  #30  
Cũ 29-04-11, 09:30 PM
Tường Thụy Tường Thụy đang ẩn
CM Nhị Thập Bát Tường
 
Tham gia ngày: May 2010
Bài gửi: 780
Thanks: 1.725
Thanked 3.540 Times in 764 Posts
Mặc định

NGUYỄN BÍNH KHÓC NGUYỄN NHƯỢC PHÁP
Nguyễn Giang



Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp sinh năn 1914, mất năm 1938 tại Hà Nội, là con duy nhất của bà vợ hai nhà báo, dịch giả nổi tiếng Nguyễn Văn Vĩnh. Bà tên là Vi Thị Lựu, người dân tộc Tày, quê ở Lạng Sơn. Sau khi bà Vi Thị Lựu sinh Nguyễn Nhược Pháp, ông Nguyễn Văn Vĩnh lấy thêm vợ ba, người Pháp. Bà Vi Thị Lựu phẫn uất tự tử chết. Lúc đó Nguyễn Nhược Pháp mới hai tuổi.
Nhà báo, dịch giả tài năng Nguyễn Văn Vĩnh là cộng sự về báo chí, được người Pháp trân trọng và tin dùng. Ông giữ trọng trách nhiều tờ báo lúc bấy giờ. Năm 1907, chủ bút Đăng cổ tùng báo (tiếng nói của Đông Kinh nghĩa thục). Năm 1908, chủ bút Tờ báo của chúng ta. Năm 1909, Tạp chí của chúng ta đều bằng tiếng Pháp.
Sau đó làm chủ bút Đông Dương tạp chí, Trung bắc Tân văn, Học báo. Và làm cố vấn tờ Lục Tỉnh Tân Văn trong Sài G̣n.

Đặc biệt thành lập trung tâm Âu Tây tư tưởng năm 1922. Thời gian sau Âu Tây tư tưởng bị khủng bố, lập ra tờ Nước Nam mới năm 1931.
Do cộng sự với Pháp, ông Nguyễn Văn Vĩnh hiểu nhiều về nước Pháp. Nhận rơ thực chất của chính sách bảo hộ, ông tỏ thái độ bất b́nh, phản ứng. Tư tưởng ấy bắt nguồn từ việc thành lập Trường đông Kinh nghĩa thục nhằm đầu tư khai mở dân chí cho người Việt, và việc thành lập Âu Tây tư tưởng đ• bị khủng bố v́ nó đi ngược lại với mục đích “ngu dân” của chính quyền bảo hộ.

Khi phong trào cách mạng phát triển ngày càng mạnh mẽ, rộng khắp, thế lực của thực dân Pháp suy yếu dần. Ngầm phản đối người Pháp từ lâu, ông Nguyễn Văn Vĩnh đ• thể hiện bằng cách: đặt tên cho cậu con trai bà vợ hai Vi Thị Lựu là Nguyễn Nhược Pháp. “Nhược” là suy nhược. “Pháp” là nước Pháp.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh sinh được 5 người con gái, 10 người con trai, nhưngkhông ai có chữ đệm. Chỉ duy nhất Nguyễn Nhược Pháp mang chữ đệm với ư đồ như thế.

Nguyễn Nhược Pháp tuy là con bà hai, nhưng luôn được các con bà cả tôn trọng gọi là anh. V́ bác Pháp học giỏi, hiểu rộng, biết nhiều lại luôn tận tuỵ kèm cặp các em học tập và giảng giải cho các em hiểu biết thêm về những kiến thức văn hoá, nghệ thuật…

Nguyễn Nhược Pháp không chỉ là một nhà thơ, ông c̣n là nhà nghiên cứu văn học, với nhiều bài viết bằng tiếng Pháp.

Chuyện kể rằng, chàng trai Nguyễn Nhược Pháp “thầm yêu trộm nhớ” một tiểu thơ khuê các, lúc ấy được coi là “mỹ nhân đất Hà Thành” (bây giờ là hoa hậu). Đó là giai nhân Đỗ Thị Bính, ở số nhà 67 Nguyễn Thái Học – Hà Nội. Bài thơ Chùa Hương được sáng tác trong thời gian này.

Hôm nào Nguyễn Nhược Pháp cũng lặng lẽ đi qua số nhà 67 Nguyễn Thái Học. Tiếc rằng, số phận nghiệt ngã đã khiến ông sớm qua đời khi c̣n rất trẻ, tài năng đang ở độ chín. Nên đến khi ông mất cũng chưa kịp gặp tiểu thư Đỗ Thị Bính dù chỉ một lần.

Bạn thân nhất với nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp từ lúc c̣n trẻ là nhà thơ Nguyễn Bính.
Năm 1938, Nguyễn Nhược Pháp mất, Nguyễn Bính đã viết một bài thơ khóc bạn.
Ngày 30 – 3-1991, ông Hoàng Thiếu Sơn gặp ông Nguyễn Dực, em trai nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp ở Thái Nguyên đã chép lại và giao cho ông Nguyễn Dực bài thơ này.
V́ lư do nhận thức hạn chế thời kỳ đó, ông Nguyễn Dực cất bài thơ đi. Khi ông Nguyễn Dực qua đời, con trai ông là Nguyễn Lân B́nh đã t́m thấy trong tài liệu của cha. Nguyễn Lân B́nh coi bài thơ như một kỷ vật quư giá của gia đ́nh, nên đã lưu giữ rất cẩn thận.

Nhân đến dự ngày giỗ lần thứ 70 nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, anh Nguyễn Lân B́nh đã phô tô tặng tôi bài thơ này. Xin được trân trọng giới thiệu bài thơ: Khóc Nguyễn Nhược Pháp của nhà thơ Nguyễn Bính để chúng ta có thể thấy rơ hơn t́nh cảm của những nhà thơ đối với nhau quư giá như thế nào.

Khóc Nguyễn Nhược Pháp
Nguyễn Bính

Buồn xao xuyến quá, sương mù
Buồn xao xuyến quá, mùa thu vừa tàn
Ai đem bứt hết lá vàng
Dệt làm khăn liệm đám tang muôn đời
Thương anh chẳng nói nên lời
Giờ đây anh đã ra người ngày xưa…
Ví dù c̣n một đường tơ
Cũng xin rút nốt thành thơ khóc người
Ngài xanh cắn kén bay rồi
Nhả tơ xây tổ trên đời bao lăm
Kéo dài số kiếp trăm năm
Cũng mang một tiếng con tằm mà thôi
Thương anh nói chẳng hết lời
Giờ đây anh đã ra người ngày xưa…

Hà Nội, tháng mười một 1938

Nguồn: trannhuong.com
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Tường Thụy For This Useful Post:
Nhím con (30-04-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:07 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.