|
|
Thông Báo |
#1
|
|||
|
|||
Lan man về chuột (tài liệu cho các bạn lớp học thơ)
Chuột là động vật thuộc họ gặm nhấm, thường gây nhiều tai hại cho mùa màng, cây cối hoa mầu. Có nhiều loại chuột khác nhau, liệt kê ở phía dưới.
Chuột cũng là vật trung gian truyền bệnh. Các bệnh thường gặp và nguy hiểm lây truyền do chuột có thể kể như Hantavirus Pulmonary Syndrome (HPS), Murine Typhus, Rat-bite fever (RBF), Salmonella enterica serovar Typhimurium, Leptospirosis, Eosinophilic Meningitis (theo http://www.cdc.gov). Tuy nhiên chuột cũng có thể được coi như góp phần quan trọng vào việc điều trị và loại trừ các bệnh nguy hiểm, v́ đă từ lâu, chuột được xem là những cảm tử quân y khoa, chuột thí nghiệm (chuột chuyển gen) đă cung cấp cho ngành nghiên cúu thí nghiệm khoa học những kiến thức quư giá về cấu tạo cơ thể của động vật có xương sống. Với sự tiến bộ của di truyền học, chuột cũng là tâm điểm nghiên cứu của công nghệ sinh học. Phân loại chuột Chữ Việt gọi chung hai chữ rat và mice/mouse là chuột, nhưng khi phân loại th́ nên chú ư loại chuột (rat) có thân dài hơn loại chuột (mice/mouse). Chuột đàn, chuột nhà - Tên khoa học: Mus musculus. Họ chuột: Muridae. Chuột này là loại thú gặm nhấm, mơm dài nhọn, tai bầu dục đuôi thon dài . Bộ lông không dầy hơi thô. Mặt lưng nâu thẫm, đồng mầu màu, hơi nhạt ở hai bên thân. Mặt bụng thay đổi từ màu trắng bẩn với dải giữa ngực vàng nhạt tới toàn xám phớt vàng nhạt. Đuôi nâu thẫm đồng mầu màu. Bàn chân trắng nhạt đôi khi có vạch thẫm trên mu. Chuột này ăn tất cả các loại nông sản, gây hại cho mùa màng và có thể gây bệnh cho người. Tên khoa học Mus musculus được dùng chung cho nhiều loại chuột nhưng thường dùng để chỉ chuột bạch. Chuột cống - tên khoa học: Rattus norvegicus. Họ chuột Muridae. Chuột cống thuộc loại lớn. Da lông thô lưng nâu thẫm, bụng màu xám nhạt. Đuôi hai màu không rơ ràng, nâu thẫm ở trên, màu nhạt ở dưới. Bàn chân trắng. Thường chui rúc trong các cống rănh bẩn thỉu nên mang trên ḿnh nhiều loại kư sinh trùng truyền bệnh dịch cho người. Chuột đen - rattus rattus. Họ Muridae. Đây là loại chuột nhà có mặt trên khắp thế giới. Được coi như xuất xứ từ Châu Á, chuột dài cỡ 15-20 cm, đuôi rất dài cỡ bằng thân chuột từ 15 đến 20 cm. Đây là loại chuột đă từng biết là gây bệnh truyền nhiễm như bệnh dịch hạch, bệnh sốt Rickettsia, v.v... Chuột bạch - Mus musculus. Tiếng Anh: white mouse. Chuột bạch mầu trắng tuyền (albinos), thường được nuôi nhốt để làm cảnh nhưng thường được dùng trong pḥng làm thí nghiệm khoa học. Chuột đồng -Tiếng Anh: rice-field rat – Pháp: Campagnol, rat d’eau. Họ Muridae Tên khoa học: Rattus argentiventer (chuột bụng bạc). To bằng chuột nhà. Có màu trắngvàng, lưng màu nâu. Có 2 loài: Chuột đồng lớn giống chuột cống, nhưng bụng trắng hơn. Sống ở đồng ruộng đẻ nhiều: 3 lứa đẻ có thể lên tới 30 con. Chuột đồng bé rất giống chuột cống nhưng bé hơn nhiều. Sống ở đồng ruộng. Người ta ăn thịt chuột đồng như thịt thỏ v́ chuột đồng tương đối sạch và rất mập vào mùa có lúa chín. Chuột lang - Tiếng Anh: Guinea pig. Tiếng Pháp: Cochon d’Inde, cobaye. Họ Caviidae. Tên khoa học: Cavia cobaya. Gọi là chuột lang v́ là da lông chuột thường có màu hỗn hợp như trắng xen với nâu. Giống như chuột bạch nhưng to hơn, chuột lang chủ yếu được dùng trong pḥng thí nghiệm. Ḿnh tṛn, cổ rất ngắn, bộ lông mềm. Đuôi hoàn toàn thiếu. Chuột nhắt – Tiếng Anh: mouse; Tiếng Pháp: souris. Tên khoa học: Mus musculus. Họ Muridae. Chuột bé. Sống trong nhà. Nó hay cắn phá, gặm ḥm, tủ, quần áo. Chuột chũi – Tiếng Pháp: taupe – Tiếng Anh: mole. Họ Tulidae. Tên khoa học Talpaleucura . Sống trong hang đất. Mắt nhỏ ẩn dưới bộ lông. Chi (chân) trước ngắn khoẻ có móng to để đào đất. Chuột chù: Tiếng Pháp: musaraigne; Tiếng Anh: shrew. Họ Soricidae. Tên khoa học: Crucidura fuliginosa. Mơm kéo dài thành ṿi, dễ nhận. Đuôi dài, răng trắng đều. Chuyên ăn sâu bọ phá hoại rau màu. Không nên nhầm chuột chù với chuột cống, chuột nhắt. Chuột chù Suncus caeruleus rất nhỏ. ở Sa Pa có chuột chù Anuro-Sorex không có đuôi và có vành tai tiêu giảm. Chuột nhím. Có hai loại. (1) tiếng Pháp porc-épic, erethizon dorsatum, họ Erethizontidae: nhím lớn, lông nhím trên lưng dài, loài gậm nhấm; (2) nhím hérisson, hedgehog, atelerix albiventris, họ Erinaceidae: nhím nhỏ, lông ngắn. Chuột nhím trông giống như một con chuột trên lưng khoác một bộ áo gai gồm những lông biến thành gai cứng nhọn hoắt. Khi gặp kẻ thù, các cơ dưới da nhím co lại làm các lông cứng dựng lên và toả ra khiến kẻ thù không dám đụng vào nó. Chuột nhảy- Tên khoa học: Jaculus, Họ chuột nhảy Dipodiae. Tên Pháp: Gerboise. Chi(chân) sau dài gấp 6 lần chi trước đuôi dài gấp 2 lần ḿnh. Nó nhảy như con Căng-gu-ru. Một số loại chuột dưới tên Hán-Việt (Thử) theo Hán Việt Tự Điển của Trần Trọng San và ở trang: http://pagesperso-orange.fr/dang.tk/langues/&h208.htm Bộ THỬ 1 : Con chuột. Cũng gọi là lăo thử 2 : Chuột hay truyền bệnh dịch hạch cho người, nên gọi chứng dịch hạch là thử dịch. 3 : Người hay trù trừ, du di, ba phải gọi là thủ thử,. Cũng gọi là thủ thí phần (17n) Chuột chũi. Loài chuột đi ở trong đất đà (18n) Đà bạt một giống chuột chũi rất lớn, tục gọi là thổ bát thử h́nh như con rái cá, da lông nó làm áo rất ấm. thạch (18n) Thạch thử một giống thú giống như con chuột mà lớn, đuôi to mà dài, làm hang ở trong núi hay dưới cây cổ thụ, hay ăn các thứ quả, có khi gọi là thạc thử hay tước thử dứu (18n) Con chồn sóc. Một giống thú nhỏ, đầu hơi tṛn, ḿnh dài, có con sắc đỏ, có con sắc vàng xạm, bốn chân nhỏ mà ngắn, giỏi co duỗi, cho nên chui qua hang hốc như rắn được, có tài bắt chuột, đêm hay bắt trộm gà ăn thịt, hễ bị đuổi quẫn quá th́ đít phát ra hơi thối hăng, khiến cho người khó chịu mà không đuổi nữa, tục gọi là hoàng thử lang hay t́ tử, lông dùng làm bút gọi là lang hào. đ́nh (19n) Con chuột vá, thứ chuột có vằn như con báo. ngô (20n) 1 : Ngô thử con chuột bay, một giống chuột bé, lông vàng xạm, giống như con thỏ, tai nhỏ đuôi dài, có cánh mạng thịt như con dơi, có thể nhảy như bay trên cây. C̣n gọi là phi thử yển (22n) Chuột chũi. Một giống chuột sinh hoạt ở trong đất, ḿnh dài hơn năm tấc, lông nâu xám, rậm và mượt, cổ ngắn chân ngắn, chân trước kề sát với đầu, móng chân to và cứng như răng bồ cào, mắt bé mà sâu hoắm, mũi nhọn hoắt mà rất thính, hay dũi đất bắt ăn côn trùng có hại, rất hữu ích cho nhà nông. Cũng gọi là yển thử hề (23n) Con chuột nhắt. C̣n gọi là hề thử, cam thử, hay tiểu gia thử Chuột cũng được minh họa trong Tranh Đông Hồ. Điển h́nh là hai bức tranh chuột rước đèn, và đám cưới chuột. Tranh Đông Hồ, hay là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một ḍng tranh xuất xứ từ làng Đông Hồ (xă Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán. Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu: Đ́ đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột Om ṣm trên vách bức tranh gà Ca dao tục ngữ Một số câu ca dao tục ngữ cũng nói về chuột Con mèo mày trèo cây cau, Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa, Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mày Cưới nàng anh toan dẫn voi. Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn Dẫn trâu sợ họ máu hàn. Dẫn ḅ sợ họ nhà nàng co gân Miễn là có thú bốn chân. Dẫn con chuột béo mời dân mời làng Chuột chê xó bếp chẳng (nằm) ăn. Chó chê nhà dột ra nằm (lần) bụi tre Chuột chù chê khỉ rằng hôi Khỉ lại trả lời "cả họ mầy thơm" Chuột kêu chút chít sau (trong) rương, Anh (Em) đi cho khéo đụng giường mẹ hay Chuột kêu chút chít trong ṿ, Ḷng anh có muốn th́ ṃ lại đây Con mèo con chuột có lông, Ống tre có mắt nồi đồng có quai. Con mèo con mẻo con meo, Vồ con chuột béo nhảy leo xà nhà Con mèo con mẻo con meo, Muốn ăn thịt chuột th́ leo xà nhà Con mèo, con chuột lom xom, Để em tao ngủ bây ḍm làm chi. Ngày mai cấy lúa lăn tăn, Con chuột nó rúc th́ ăn bằng ǵ. Tiện đây cũng xin nhắc lại vài cụm từ thông dụng như: ướt như chuột lột, chuột sa chĩnh gạo, chuột rút... Phan Đ́nh Phùng và bài thơ viết năm Mậu Tư Phan Đ́nh Phùng sinh năm 1847, trong một gia đ́nh khoa bảng tại làng Đông Thái, xă Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 30 tuổi ông đỗ cử nhân, một năm sau đỗ Đ́nh nguyên tiến sĩ. Ông được triều đ́nh điều về kinh sung chức Ngự sử đô sát viện. Năm 1883, sau khi bị cách chức v́ tội phản đối thực dân Pháp phế vua Dục Đức lập vua Hiệp Hoà, ông trở về quê. Năm 1885, Phan Đ́nh Phùng yết kiến vua Hàm Nghi và chính thức tuyên bố Hộ giá Cần Vương, kêu gọi nhân dân chiêu tập binh sĩ đánh Pháp cứu nước, mở đầu phong trào đấu tranh Cần Vương. Ông hy sinh ngày 28/12/1895 sau một trận giao tranh ác liệt với quân Pháp tại căn cứ nghĩa quân ở Vụ Quang, Ngàn Trươi. Tuy thất bại nhưng cuộc kháng chiến do Phan Đ́nh Phùng lănh đạo thực sự giữ vai tṛ trung tâm, trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong Phong trào Cần Vương và các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19. (Theo Dân Trí) Bài thơ viết vào năm 1888: Mậu Tư nguyên đán cảm tác Lưu oanh đ́nh ngoại ngữ hoa chi, Hoa báo xuân quy nhân vị quy, B́nh lĩnh bách niên tư nhật nhiễu, Hồng Sơn vạn lư vọng vân phi. Ngô gia hữu giáo căn trung hiếu, Khách địa vô tâm oán biệt ly. Giai tiết thị nhân hành lạc xứ Ngă phùng giai tiết bất thăng bi! Mùng một tết Mậu Tư cảm tác Ngoài sân oanh hót hoa chào, Nhắn ai xuân tới rằng sao chưa về ? Ô quành đỉnh Ngự tái tê Hồng Sơn vạn dặm ngóng bè mây trôi. Nhà ta trung hiếu truyền đời Há thân đất khách đau lời biệt ly! Rộn ràng đón Tết người đi, Ḷng ta, ta có vui ǵ với xuân! (Bản dịch của Nguyễn tấn Hưng). (Tưởng cũng nên nhắc đến nhân vật sinh năm Tư 1936 hiện đang có mặt trên chính trường. Đó là John McCain ứng cử viên Tổng thống USA sinh ngày 29 tháng Tám, 1936). Chuột chuyển gen- Chuột lai giống Việc sử dụng động vật trong khoa học nghiên cứu sinh lư học cũng được gọi là vivisection (mổ xẻ sinh thể) là thực hành đă được áp dụng từ lâu đời. Tài liệu cổ xưa ghi lại thực hành vivisection đă có từ thời 130-200 A.D. do Galen khởi xướng giải phẫu trên con heo (lợn), khỉ Barbary, và chó để nghiên cứu sinh lư học loài người v́ đạo luật La mă thời cổ không cho phép dùng xác người chết (Nutton, 1973). Sau đó, dùng động vật trong nghiên cứu y khoa đă mang lại rất nhiều hiểu biết, cho cơ thể và sinh lư học của động vật và nhân loại trong tất cả những ngành y khoa đang đà phát triển. Ngoài những nghiên cứu và phương pháp dùng động vật để thử nghiệm th́ hiện nay những thử nghiệm không dùng động vật cũng đă được thực hiện và là một con đường mới mẻ hơn trong những khám phá trong nhiều lănh vực như bệnh tim, bệnh ung thư, miễn dịch, gây mê, và thần kinh (Anderegg, 2006). Tưởng cũng nói thêm rằng có một số tranh căi cho rằng dùng mẫu động vật thử nghiệm có thể gây hướng dẫn sai lầm và có thể làm tŕ hoăn sự tiến triển của ngành y. Nói ǵ th́ nói, việc dùng động vật trong thử nghiệm vẫn là ứng dụng đă được công nhận là có kết quả tốt và hiện nay vẫn được dùng tuy có nhiều thay đổi do vấn đề y đức, quyền bảo vệ súc vật. Sự phát triển của ngành nghiên cứu y sinh học này đă đuợc đề cập trong cuốn “Hướng dẫn cho việc săn sóc và dùng động vật trong pḥng thử nghiệm” của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa-kỳ. Động vật được dùng rất nhiều là chuột. Chuột là động vật rất thông dụng trong thử nghiệm v́ chúng dễ dàng trong việc điều động. Chuột lại là loài có vú và có nhiều tương đồng như người nên thường được dùng làm thí nghiệm về sinh học và tâm lư học. Loài chuột dùng trong thử nghiệm sinh học là loài chuột chuyển gen đă được biết rơ cấu trúc và chuỗi di thể đă được ghi rơ, cùng với sự đồng nhất di thể của cả nhóm chuột, con nào cũng giống con nào, và chuột có thể được sản xuất rập theo đúng khuôn thức di thể mong muốn (Davisson, 1999). Nguồn gốc của chuột lai giống dùng trong thử nghiệm là do công tŕnh của Clarence Cook Little (1888-1971) (Ông C.C.Little sinh năm Mậu Tư cách đây đúng 120 năm) do kết quả của nghiện cứu t́m thấy ung thư di truyền trong chuột. Ông đă sáng tạo đuợc chuỗi DBA (Dilute, Brown, Agouti) từ chuột lai giống, và là sáng lập viên của pḥng thí nghiệm Jackson (Jackson Laboratory), một nơi chuyên dự trữ chuột lai giống hay chuột chuyển gen (Rissell, 1978). Pḥng thử nghiệm Jackson từ trước cho đến hiện nay là nơi chứa nhiều loại chuột thử nghiệm khác nhau trong ngành nghiên cứu sinh học. Loài chuột chuyển gen dùng thường nhất là loài chứa chuỗi di thể BALB/c. Có thể nói đây là chuỗi thông dụng nhất của chuột chuyển gen được dùng trong khoa học thử nghiệm. Kết quả của những thử nghiệm này nhiều vô kể. Nếu lên mạng lưới vi tính và t́m kết quả trên Pub-Med th́ chúng ta thấy có cả chục chục ngàn thử nghiệm ứng dụng cho rất nhiều bệnh tật, đủ loại cơ quan của cơ thể. Nhưng đó không phải là mục đích của bài viết lan man này. Chuột trong điện ảnh Trong ngành điện ảnh th́ có lẽ ai cũng nghe đến Mickey Mouse (và Minnie Mouse). Chuột Mickey là nhân vật hoạt họa điển h́nh của điện ảnh Hoa-Kỳ, được coi như là biểu tượng của hăng phim Walt Disney. Gần đây hơn có phim Ratatouille. Phim Ratatouille kể câu chuyện một con chuột tên Remy muốn làm một đầu bếp giỏi. Ratatouille là tên một món nấu hầm gồm nhiều thứ rau khác nhau, gốc món này từ vùng Nice. Đầu năm viết về chuột như thế có lẽ cũng tạm đủ, xin để một cơ hội khác, người viết sẽ nói thêm về những nghiên cứu thử nghiệm khoa học liên quan đến chuột chuyển gen. (st) Nguồn: Sóng Việt |
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
hoatigon208410 (25-12-10),
Nhím con (19-12-10)
|
#2
|
||||
|
||||
Năm Tư nói chuyện chuột
NĂM TƯ NÓI CHUYỆN CHUỘT
Nhân dịp xuân Mậu Tư đang về, VMT xin gởi đến hầu quư vị phiếm luận do ông ngoại vợ của VMT viết cách đây 12 năm và đăng trên tờ TIN THƯ của Hội đồng hương Quảng Nam tại hải ngoại. VMT có hiệu đính vài câu để phù hợp với thời cuộc. Kính mong hương hồn ông anh linh đoái nhận. Kính chúc quư vị có những phút giây thư giăn. Tiếng “ủn ỉn” nghe xa dần th́ tiếng “chút chít” nghe rơ thêm…Nửa đêm giờ Tư canh ba… Hợi là đuôi, Tư là đầu trong thập nhị chi, vạn vật khởi đầu từ Tư là thế. Chàng và nàng đang thời kỳ t́m hiểu nhau (mà người ta gọi là “chim chuột” nhau) bèn t́m đến thầy mu rùa nhờ xem tuổi hai đứa có hợp nhau không, nếu nhằm “tứ hành xung th́ đành phải dang dở. Thầy hỏi tuổi đoạn x̣e tay bấm đốt và lẩm nhẩm: Tư, Th́n, Thân… Thầy reo lên: Tam hợp, tốt, được đấy! Thế là bốn mắt nh́n nhau, cùng cười. Với học vị “Kỹ sư địa chất”, chàng chắc mẫm phen này “chuột sa hũ nếp”. Nào đâu ngờ chuyện “đầu voi đuôi chuột”, chẳng bao lâu th́ bị “ḷi đuôi chuột”. Th́ ra chàng chỉ là “Kỹ sư đào mỏ”. Buồn thay cho nàng. Chuột là loài sinh vật có nhiều loại: chuột đồng, chuột cống, chuột chù, chuột bạch, chuột hôi, chuột nhắt… nhưng có khi không phải dzậy. Như dưa chuột, pháo chuột, hoặc con chuột (starter) trong bộ bóng đèn huỳnh quang (néon) để khởi động th́ mới thắp sáng được, con chuột (mouse) trong bộ máy điện toán. Cơ bắp trên cánh tay của các chàng trai cũng được gọi là con chuột. Trong trường hợp bị căng cơ, vọp bẻ th́ người ta nói “chuột rút”. Thôi th́ đủ thứ, đủ loại chuột. Ở thôn quê, người ta tôn xưng CHUỘT là ông TƯ, có lẽ để lấy ḷng chuột đừng phá hoại mùa màng. C̣n các cô, các cậu chán đời th́ t́m đến “thuốc bă chuột” để lên chuyến tàu suốt về miền âm cảnh…báo hại cha mẹ, người thân chạy sốt vó như “đàn chuột vỡ tổ”. Nói cho tiêu tội, chuột phá hại mùa màng, gây bệnh dịch hạch – dịch chuột; nhưng xét trên nhiều mặt, chuột vẫn có ích. Chẳng hạn trong lĩnh vực y khoa và dược phẩm, người ta thường thử nghiệm trên chuột trước khi thử nghiệm trên người. Ngành khoa học không gian, chuột cũng được đưa vào vệ tinh thám hiểm, trước khi con người bước lên con thuyền vũ trụ. Trong truyền tin, truyền thông, một cú nhắp chuột là mở ra cả kho tàng kiến thức qua màn h́nh của máy điện toán. Thịt chuột, nhất là chuột đồng ăn toàn thóc, ngon đáo để. Chả thế mà miệt các tỉnh miền Tây, chợ nào cũng có bán chuột nhốt trong các lồng lớn chưa hàng trăm con. Trong các trại tù, thịt chuột là nguồn “protein” hiếm quư và được nhiều bạn tù chiếu cố dài dài. Ngày xưa, các vua chúa bên Tàu nuôi chuột bạch cho ăn toàn sâm rồi làm thịt chuột ăn cho bổ béo, xem như một thứ thuốc đại bổ. Về văn hóa, chuột góp phần phong phú. Nào tranh chuột, đám cưới chuột… C̣n bài đồng dao sau đây hầu như các em nhi đồng nào cũng thuộc: Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo. Trong ngụ ngôn có chuyện Hội Đồng Chuột họp bàn phương cách chống mèo nhưng khi mới nghe thấy tiếng “meo meo” đă bỏ chạy tán loạn, không có chuột nào dám xung phong “cột chuông vào cổ mèo” để báo động khi mèo đến ŕnh bắt chuột. Có chuyện ông quan nọ có tính tham lam đă la rầy vợ sao không nói ông ta tuổi Sửu khi một cấp dưới hối lộ “con chuột vàng” sau khi dọ hỏi tuổi quan lớn. Nhiều người rất ghét chuột, nhất là phái đẹp, hễ thấy chuột là la toáng lên, nhảy tót lên ghế, sợ chuột rúc… (Phải chăng do ảnh hưởng của câu ca dao: Con gái mười bảy, mười ba, đêm nằm với mẹ chuột tha mất l…?). Nhưng cũng có người yêu thích chuột v́ tiếng chuột rúc là một trong ba điềm lành báo trước sắp có quà, có lộc bất ngờ: Thứ nhất đom đóm vào nhà Thứ hai chuột rúc, thứ ba hoa đèn… Con chuột Mickey của Walt Disney trong các phim hoạt họa đă đưa ông Disney lên đỉnh vinh quang và trở thành tỷ phú. Đừng tưởng chuột ngu đần. Hăy nghe vài câu trong bài hát Chuột Cắp Trứng mới thấy óc thông minh của chuột: “Chú chuột cắp trứng ra không biết làm sao kéo đi. Bèn gọi chú khác vô, chú bày mưu khó ǵ. Anh nằm ngữa bốn chân lo gh́ ôm trứng đi. Tôi th́ cắn cái đuôi kéo anh về hang tức th́…”. Hướng Đạo Sinh cũng có bài hát về chuột. Hát hoài, hát măi bài vẫn c̣n dài. Càng hát nhanh càng tập luyện cách tính nhẩm… “Một con chuột là một cái đuôi, hai tai hai mắt, một cái đầu và bốn cái chân, t́nh tính tang. Hai con chuột là hai cái đuôi, bốn tai bốn mắt, hai cái đầu và tám cái chân, t́nh tính tang….” Lại nữa, chuột cũng rất có nghĩa. Được cọp tha mạng sống, về sau cọp mắc lưới bẫy. Cả họ hàng nhà chuột kéo nhau ra cắn lưới cứu cọp thoát nạn chạy về rừng. Chuyện chuột c̣n rất nhiều, kể ra e mất thời gian của quư vị, nên chỉ xin kể thêm một loài “nửa chim, nửa chuột”. Đó là con dơi, khi bay như con chim, khi đậu như con chuột. Dơi biểu hiện cho PHÚC. Người Hoa thường chạm h́nh dơi vào kèo nhà, cột nhà. Đầu xuân dông dài đă khá nhiều. Trước khi dừng, xin chúc bà con, bạn bè trọn năm Tư được lanh lẹ, thông minh và hữu ích như CHUỘT. Nhưng hăy tránh xa những thói xấu của chuột như đục khoét, gặm nhấm… gây tổn hại hoặc tổn thương cho người này người nọ. Suốt năm Lợn cắn nhau kêu “eng éc”, nay năm Chuột nhất định cùng cười “rúc rích” bên nhau… PS: Bài này đăng lâu rồi, thấy cả nhà nói về chuột thi đưa ra lại thôi. http://blogtiengviet.net/VeMienTrung...uyar_n_chuar_t |
The Following 4 Users Say Thank You to VỀ MIỀN TRUNG For This Useful Post: | ||
|
|