NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm thừa một khổ

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 13-11-11, 01:42 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định Bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm thừa một khổ

Bài TỐNG BIỆT HÀNH
của THÂM TÂM
THỪA MỘT KHỔ

Trần Trung Thuần



Hoài Thanh tác giả cuốn Thi Nhân Việt Nam, bản in lần đầu xuất bản năm 1942, tại Hà Nội, có phần nói về Thâm Tâm và dẫn ra một bài thơ của Thâm Tâm. Chính v́ bài thơ dẫn trong sách này mà tôi thấy có vấn đề khi đọc thêm về Thâm Tâm trong cuốn Thơ Việt Thế Kỷ 20 Chọn Lọc Và B́nh của Trinh Đường xuất bản năm 1999 do Nhà Xuất Bản Thanh Niên, không ghi địa chỉ và nơi xuất bản.

Bài Tống Biệt Hành in trong cuốn Thi Nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942 và tái bản chính thức lần thứ mười bảy năm 2001) gồm 22 câu, c̣n cũng bài đó in trong cuốn của Trinh Đường, xuất bản năm 1999 th́ lại tới những 26 câu, tức thừa 4 câu, xếp như một khổ thơ phân biệt trong tổng thể của bài thơ.

Nói về Thâm Tâm, Hoài Thanh viết như sau:

Chính tên là Nguyễn Tuấn Tŕnh. Sinh ngày 12-5-1917 ở Hải Dương. Học ở Hải Dương.
Hiện viết giúp: Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Truyền Bá
Bài thơ trích dưới đây rút ở tập Thơ Thâm Tâm chưa xuất bản.
Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.

Hoài Thanh b́nh thơ Thâm Tâm, bài Tống Biệt Hành như vậy, trước khi in trọn bài Tống Biệt Hành. Hoài Thanh đề : Tháng 11-1941.

Dưới đây là nguyên văn bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm in trong cuốn Thi Nhân Việt Nam, xuất bản nhiều lần trong ṿng Sáu Mươi Năm nay vẫn như bản đầu tiên của sách:

TỐNG BIỆT HÀNH

Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong ḷng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giă gia đ́nh, một dửng dưng
- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
- Chí nhớn chưa về bàn tay không
- Th́ không bao giờ nói trở lại!
- Ba năm, mẹ già cũng đừng mong.

Ta biết người buồn chiều hôm trước.
Bây giờ mùa Hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai đừng lệ sót.

Ta biết người buồn sáng hôm nay
Giời chưa mùa Thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tṛn thương tiếc chiếc khăn tay

Người đi? Ừ nhỉ người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say

(Thơ Thâm Tâm)


Đó là nguyên văn những ǵ Hoài Thanh viết về Thâm Tâm. Lúc Hoài Thanh viết về Thâm Tâm, dẫn thơ của Thâm Tâm vào sách, th́ Thâm Tâm c̣n sống. Thâm Tâm, sau tháng 8-1945 theo Việt Minh. Trong cuốn Thơ Việt Nam 1945-1985, nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội xuất bản năm 1985, do một tập thể thi sĩ tuyển chọn, gồm có: Chính Hữu, Hà Minh Đức, Hữu Thỉnh, Lư Hải Châu, Nguyễn Bao, Nguyễn Minh Tân, Quang Huy, Vơ Văn Trực, Xuân Diệu, có phần Thâm Tâm, chỉ ghi sơ lược tiểu sử Thâm Tâm và Tác Phẩm Thơ của Thâm Tâm như sau:

Tên thật: NGUYỄN TUẤN TR̀NH
Năm sinh: 1917
Năm mất: 1950
Quê Quán: Hải Hưng
Tác phẩm Thơ:
- Tống Biệt Hành
- Chiều Mưa Đường Số 5

Điều khó hiểu ở phần Thân Thế và Sự Nghiệp của Thâm Tâm nêu trên, thấy hai chỗ: Quê Quán Hải Hưng thay v́ Hải Dương như Hoài Thanh cho biết và Tác Phẩm Thơ là sách đă xuất bản hay chỉ là tên bài thơ. Quả thật từ trước tới nay chưa ai thấy có tập thơ nào của Thâm Tâm in thành sách xuất bản cả. Không lẽ Thâm Tâm chỉ có hai bài thơ, Tống Biệt Hành, Hoài Thanh dẫn nơi cuốn Thi Nhân Việt Nam và bài Chiều Mưa Đường Số 5 do tập thể thi sĩ tuyển chọn bài chọn in trong cuốn Thơ Việt Nam 1945-1985? Tôi nhớ tôi có đọc được một bài Thâm Tâm làm cho T.T.Kh nữa (Thâm Tâm và Nguyễn Bính bị mắc lừa J.Leiba và Vũ Bằng, nhất là Vũ Bằng người đóng vai Tổng Thư Kư Ṭa Soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy - cả hai, J. Leiba mất năm 1941, và Vũ Bằng, mất năm 1985, bịa ra cái tên T.T.Kh để dụ độc giả mua báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy). Bài Thâm Tâm làm cho T.T.Kh là một bài thơ dở, dở nhất trong các bài thơ nào người đời cho là dở.

Cuốn Thơ Việt Nam 1945-1985 không dẫn bài Tống Biệt Hành (v́ làm trước 1945), chỉ dẫn bài Chiều Mưa Đường Số 5 (không ghi chú năm làm bài này).

Theo nhiều người nghiên cứu văn học cho biết th́ Hoài Thanh khi biên soạn cuốn Thi Nhân Việt Nam, ông rất cẩn trọng: viết thư cho từng tác giả một để xin họ tiểu sử và một số bài tâm đắc, ông không tự ư muốn nói ǵ th́ nói về ai đó. Sau khi nhận được hồi âm, ông đọc và chọn một số bài ông thích nhất rồi viết nhận định của ḿnh trước khi trích thơ của người được đưa vào sách. Hoài Thanh làm việc không đơn lẻ mà c̣n có người em cộng tác, đó là Hoài Chân, ông này giữ phần kỹ thuật ấn loát và xuất bản, Hoài Thanh cân nhắc rất kỹ lưỡng từng người, từng bài thơ, tuy nhiên ông cũng không tránh khỏi cái óc chủ quan và t́nh cảm riêng tư (thật hiếm thôi), thí dụ ông làm “mếch ḷng” Nguyễn Vỹ, buông tay với Lưu Trọng Lư, nâng đỡ Lưu Kỳ Linh (anh của Lưu Trọng Lư), Nguyễn Giang, Quách Tấn và đặc biệt với Thâm Tâm, tuy dẫn chỉ một bài thôi, nhưng nhận xét của Hoài Thanh về Thâm Tâm thật tinh tế và đúng với nội dung của bài thơ Tống Biệt Hành. Điều này cho thấy Hoài Thanh rất thích bài Tống Biệt Hành, rất bằng ḷng phong cách thi nhân của Thâm Tâm. Th́ như thế, Hoài Thanh không thể dẫn thiếu bài thơ của Thâm Tâm được! Hơn nữa, lúc sách Thi Nhân Việt Nam được xuất bản công khai, Thâm Tâm c̣n sống, Thâm Tâm không có ư kiến ǵ, tức chấp nhận Hoài Thanh đúng (chỉ có trường hợp Nguyễn Vỹ quá giận Hoài Thanh mà vung bút tùm lum trên một số báo chỉ trích việc làm “thiếu vô tư” của Hoài Thanh).

Bây giờ nói về cuốn Thơ Việt Thế Kỷ 20 và của Trinh Đường, xuất bản năm 1999, là gần đây lắm, là xa sau Hoài Thanh nhiều năm lắm, ông này quả quyết rằng ḿnh “đă đọc bài Tống Biệt Hành hồi mới đăng báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy từ c̣n thanh niên và thuộc ḷng cho đến nay cả bốn câu cuối mà Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân không giữ lại”. Nói như thế là sau khi Trinh Đường đă trích ngay lúc vào phần Thâm Tâm, bài Tống Biệt Hành. Trinh Đường dẫn bài Tống Biệt Hành với tất cả 26 câu, chia làm 5 khổ. Bốn (4) khổ đầu y hệt bài trích của Hoài Thanh trong cuốn Thi Nhân Việt Nam. Khổ thứ 5, bốn câu, là khổ cuối của bài thơ.

Khổ thơ thêm (hay thừa) như sau:


Mây Thu đầu núi giá lên trăng
Cơn lạnh chiều mưa bóng đổ thầm
Ly khách ven trời nghe muốn khóc
Tiếng đời xô động, tiếng hồn câm.



Theo tôi, khổ thơ này không dính líu ǵ với bài Tống Biệt Hành cả. Nếu nằm chung với bài Tống Biệt Hành th́ nó là “một khổ thơ”, nằm riêng biệt th́ nó là “một bài thơ” - bài Tứ Tuyệt.

Không phải riêng tôi thấy nó không dính líu ǵ với bài Tống Biệt Hành, ngay cả Trinh Đường cũng nhận thấy như thế. Trinh Đường viết: “Trừ đoạn này, thời gian bài thơ nằm về cuối “mùa hạ sen nở nốt”, nhưng chuyển sang đọan cuối th́ trời đă Thu “giá cả trăng”, cơn lạnh đă “đổ bóng thầm”, người đi là ly khách đă đi, đă ở ven trời”. Ông Trinh Đường có cái nh́n sáng đấy chứ, nhưng ông viết hơi sai, đáng lẽ ông phải viết “người đi là ly khách đă xa, đă ở ven trời”. Nếu ông viết đừng ỡm ờ th́ hẳn ông thấy bốn (4) câu thêm ở cuối bài Tống Biệt Hành lưu hành hơn nửa Thế Kỷ phải có vấn đề ǵ đó và càng đọc bốn câu Mây Thu đầu núi giá lên trăng, cơn lạnh chiều mưa bóng đổ thầm, ly khách ven trời nghe muốn khóc, tiếng đời xô động tiếng hồn câm ta sảng khoái vô cùng. Ngắn. Gọn. Đanh thép và giá băng. Đúng là hoàn cảnh của một ly khách ven trời. Ly khách ven trời là người đă rời xa rồi, lâu rồi chỗ người thân tiễn ḿnh ra đi. Bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm chỉ nói lúc đưa người ta đi, lúc người ta đi thực sự, không c̣n bịn rịn ǵ nữa, Mẹ, Chị, Em, Bạn, và phải về thôi. Những người về không dám nh́n theo người đi, cố nh́n theo thấy ǵ nữa, ngàn dâu xanh ngắt một màu và-, người đi cũng quyết định rồi: Mẹ là lá rụng, Chị là bụi bặm, Em là hơi rượu phà ra khi say. Những ư tưởng đó ngụ ư rằng Quên! Quên hết! Ly khách là kẻ ra đi, đi đây là biệt ly, là không trở lại và nếu không hoàn thành sứ mệnh nào đó, mà cũng không v́ chí lớn dễ ǵ tới với người đi hai tay không!

Một lúc nào, sau buổi từ ly, bên trời, ly khách dừng bước, lúc đó mới ngậm ngùi, mây Thu đầu núi, giá lên trăng, cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm, ly khách ven trời nghe muốn khóc, tiếng đời xô động, tiếng hồn câm... Ngậm ngùi rồi hối tiếc? Dám lắm chứ! Cái ǵ cũng đă lỡ làng.

Viết bài này, tôi muốn Trinh Đường, một cơ hội nào đó, có ghé mắt tới, xin coi lại việc đánh giá một bài thơ của một người thơ. Hồi trước năm 1999, người ta chưa chơi nhạc “liên khúc”. Việc chơi nhạc “liên khúc” mới về sau này, từ năm 2000, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, hát tứ tung tứ xèng, là việc “cân hồ”, tức mua giờ, kéo dài giờ chơi, th́ việc lấy thêm một bài thơ khác gắn chồng lên bài có sẵn (v́ sợ thấy c̣n ngắn) cũng là thế sao? Thế th́ “tùy tiện” vậy!

Bới lại đống tro than dĩ văng, đôi khi cũng thú, nếu không ấm ḷng người thiên cổ th́ cũng ấm ḷng người bây giờ. Tiếc một điều: ai chết cũng “ngậm cười”. Chuyện vui là của người c̣n sống! Nghĩ chẳng “buồn”ư?


TRẦN TRUNG THUẦN

Lần sửa cuối bởi Hansy; 13-11-11 lúc 01:50 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
CM4Q (13-11-11), Nhím con (14-11-11), phale (13-11-11), úm_bala (16-11-11)
  #2  
Cũ 13-11-11, 06:49 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.828 Times in 21.718 Posts
Mặc định

PL cũng rất thích bài thơ này của Thâm Tâm. Nhất là khổ này:

Người đi? Ừ nhỉ người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say

PL gọi là "nỗi buồn mang dũng khí"

Cảm ơn HS đă giới thiệu.
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
CM4Q (13-11-11), hamy (13-11-11), Hansy (13-11-11), úm_bala (16-11-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:08 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.