|
|
Thông Báo |
#1
|
|||
|
|||
Thơ Đường : Hai Cách Làm Thơ TNBC Đường Luật (Võ Nhựt Ngộ)
PL đọc bài này thấy cũng thú vị, copy về cho cả nhà cùng xem...
Bài viết : THƠ ĐƯỜNG : THẤY SAO NÓI VẬY cho thấy phớt qua là có 2 cách làm một bài thơ TNBC Đường Luật, khó dễ khác nhau. Bài này xin nói rõ hơn về hai cách đó : * làm thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật, nếu theo cách qui định bởi dải số 1-8 2-3 4-5 6-7, thì tương đối gặp khá nhiều sự ràng buộc. * làm thơ TNBC Đường Luật theo kiểu mẫu những bài Đường Thi, thì cách thực hành đơn giản hơn nhiều, mà lại bao gồm luôn những cách chơi quy định bởi dải số 1-8 2-3 4-5 6-7. Để tránh lập lại những chi tiết dông dài, xin gọi tắt cách chơi theo dải số 1-8 2-3 4-5 6-7 là cách “theo Dải Số”, và cách chơi kia là cách “theo Đường Thi”. Hai cách làm 1 bài thơ TNBC Đường Luật nói trên, có sự khó dễ khác nhau theo từng bước như sau : Khi viết câu 1 và câu 2 : 1. Hai câu 1 và 2 không cần phải đối nhau. 2. Hai câu đều phải mang vần (chỉ nói về vần Bằng). Câu 1 có thể không có vần. 3. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng, một câu theo luật Trắc, Luật nào trên Luật nào dưới cũng đều được cả. 3 qui định trên đều áp dụng cho cả hai cách (“theo Dải Số” và “theo Đường Thi”). Ví dụ như câu 1 và câu 2 là : Lá úa lao xao vẩy phất phơ = (câu trên theo luật Trắc) Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão hoặc là : Một trời hương sắc một trời thơ = (câu trên theo luật Bằng) Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung Khi viết câu 3 và câu 4 : 1. Hai câu 3 và 4 phải đối nhau. 2. Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc 3. Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần. 3 qui định này áp dụng cho cả hai cách. 4. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc, Cách “theo Đường Thi” thì : Luật nào trên luật nào dưới cũng đều được cả, bất cứ là những câu trên (1 và 2) ra sao. Ví dụ dùng hai câu 1 và 2 của Đồng Lão : Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi. Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng Còn cách “theo Dải Số” thì đòi hỏi : nếu lấy hai câu 1 và 2 của Đồng Lão, thì câu 3 phải theo luật Bằng, câu 4 phải theo luật Trắc. Ví dụ : Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Lưu ý là cách chơi “theo Đường Thi” bao gồm luôn cách chơi “theo Dải Số” . Khi viết câu 5 và câu 6 : 1. Hai câu 5 và 6 phải đối nhau. 2. Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc 3. Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần. 3 qui định này áp dụng cho cả hai cách. 4. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc, Cách “theo Đường Thi” thì : Luật nào trên luật nào dưới cũng đều được cả, bất cứ là những câu trên từ 1 đến 4 ra sao. Ví dụ, nối tiếp 4 câu trên của cách “theo Dải Số” : Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Tam phân thiên hạ điều lo thực Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong Còn cách “theo Dải Số” thì đòi hỏi : nếu nối tiếp 4 câu trên của cách “theo Dải Số” , thì câu 5 phải theo luật Trắc giống như câu 4, câu 6 phải theo luật Bằng. Ví dụ : Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Nhắc lại là cách chơi “theo Đường Thi” bao gồm luôn cách chơi “theo Dải Số” . Khi viết câu 7 và câu 8 : 1. Hai câu 7 và 8 không cần phải đối nhau. 2. Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc 3. Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần. 3 qui định này áp dụng cho cả hai cách. 4. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc, Cách “theo Đường Thi” thì : Luật nào trên luật nào dưới cũng đều được cả, bất cứ là những câu trên từ 1 đến 6 ra sao. Ví dụ, nối tiếp 6 câu trên của cách “theo Dải Số” : Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang Còn cách “theo Dải Số” thì đòi hỏi : nếu nối tiếp 6 câu trên của cách “theo Dải Số” , thì câu 7 phải theo luật Bằng như câu 6, câu 8 phải theo luật Trắc. Ví dụ : Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi 8 câu trên được Dải Số chấp nhận, vì thỏa mãn được mọi sự ràng buộc từ câu 3 trở xuống đến câu 8. Còn với cách chơi thoải mái “theo Đường Thi” , thì từ câu 3 trở xuống đến câu 8 có rất ít sự ràng buộc, và toàn bài thơ có thể như thế này : Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi. Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang 8 câu này trúng vào phép Niêm và Luật của bài CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy và bài ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ của Lý Bạch. (nguyên văn hai bài này trong “Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) Nhắc lại là cách chơi “theo Đường Thi” bao gồm luôn cách chơi “theo Dải Số” . Đi vào chi tiết để thấy rõ như sau : Về Niêm : Trên hai phần tứ cú của bài bát cú, thi nhân đời Đường dùng cả hai phép Niêm 1-4 2-3 và 1-3 2-4, đồng thời cho phép hai phần tứ cú (một trên một dưới) tự do dùng phép Niêm khác nhau. Do đó nên trên nguyên tắc, có cả thảy 4 dạng Niêm : 1/ trên Niêm 1-4 2-3, dưới Niêm 1-4 2-3 2/ trên Niêm 1-4 2-3, dưới Niêm 1-3 2-4 3/ trên Niêm 1-3 2-4, dưới Niêm 1-4 2-3 4/ trên Niêm 1-3 2-4, dưới Niêm 1-3 2-4 Về Luật : Thi nhân đời Đường cũng cho phép hai phần tứ cú (một trên một dưới) tự do theo Luật khác nhau. Nên trên nguyên tắc, cũng có cả thảy 4 dạng Luật : a/ trên theo Luật Bằng, dưới theo Luật Bằng b/ trên theo Luật Bằng, dưới theo Luật Trắc c/ trên theo Luật Trắc, dưới theo Luật Bằng d/ trên theo Luật Trắc, dưới theo Luật Trắc Bất cứ một dạng Niêm nào cũng đều có thể mang đủ 4 dạng Luật, nên sự pha trộn đầy đủ trên nguyên tắc sẽ cho 16 dạng Niêm + Luật là : 1.a, 1.b, 1.c, 1.d 2.a, 2.b, 2.c, 2.d 3.a, 3.b, 3.c, 3.d 4.a, 4.b, 4.c, 4.d Tổng cộng 16 dạng Niêm+Luật trên lý thuyết đó có thể mô tả với những cặp 2 câu thơ viết sẵn đã nêu ở phần trên như sau : 1.a - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Hàn Phong + Thi Nang Một trời hương sắc một trời thơ Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi. Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng Tam phân thiên hạ điều lo thực Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-4 2-3 Bằng, 1-4 2-3 Bằng (đây là một bài TNBC đúng “theo Dải Số” ) - giống như bài KHÚC GIANG NHỊ THỦ (kỳ nhị) Đỗ Phủ - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) - phần lớn những bài TNBC Đường Thi và TNBC Đường Luật đều theo phép Niêm + Luật này. 1.b - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Vancali + lá chờ rơi Một trời hương sắc một trời thơ Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi. Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-4 2-3 Bằng, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài HÀ TIỆN của Nguyễn Minh Triết - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 1.c - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + Thi Nang Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Tam phân thiên hạ điều lo thực Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài VĂN LÂN GIA LÝ TRANH của Từ An Trinh - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 1.d - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Vancali + Lá chờ rơi Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Dải Số ) - giống như bài KHÚC GIANG ÐỐI TỬU của Đỗ Phủ - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) - phần lớn những bài TNBC Đường Thi và TNBC Đường Luật đều theo phép Niêm + Luật này. 2.a - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Hàn Phong + lá chờ rơi Một trời hương sắc một trời thơ Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi. Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng Tam phân thiên hạ điều lo thực Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-4 2-3 Bằng, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài ÐỘC TIỂU THANH KÝ của Nguyễn Du - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 2.b - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Vancali + Thi Nang Một trời hương sắc một trời thơ Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi. Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-4 2-3 Bằng, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - tương tự như bài TỐNG TIỀN VỆ HUYỆN - LÝ THẨM THIẾU PHỦ Cao Thich, bài của Cao Thích có Niêm + Luật là (1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng) - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 2.c - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + Lá chờ rơi Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Tam phân thiên hạ điều lo thực Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-4 2-3 Trắc, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN của Lưu Trường Khanh - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 2.d - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Vancali + Thi Nang Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-4 2-3 Trắc, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN của Lưu Trường Khanh - chỉ khác về Luật (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 3.a - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + Thi Nang Một trời hương sắc một trời thơ Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Tam phân thiên hạ điều lo thực Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-3 2-4 Bằng, 1-4 2-3 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài KÝ THÔI THỊ NGỰ của Lý Bạch - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 3.b - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Vancali + lá chờ rơi Một trời hương sắc một trời thơ Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-3 2-4 Bằng, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - tương tự như bài ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI của Lý Bạch, bài của Lý Bạch có Niêm + Luật là (1-3 2-4 Bằng, 1-4 2-3 Bằng) - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 3.c - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Hàn Phong + Thi Nang Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi. Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng Tam phân thiên hạ điều lo thực Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-3 2-4 Trắc, 1-4 2-3 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài HOÀI CỔ TÍCH - KỲ NHỊ của Đỗ Phủ - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 3.d - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Vancali + Lá chờ rơi Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi. Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-3 2-4 Trắc, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài DĨ HÒA VI QUÝ của Nguyễn-Bỉnh-Khiêm - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 4.a - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + lá chờ rơi Một trời hương sắc một trời thơ Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Tam phân thiên hạ điều lo thực Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-3 2-4 Bằng, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy - chỉ khác về Luật - bài của Vương Duy có Niêm + Luật là (1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc) – (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 4.b - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Vancali + Thi Nang Một trời hương sắc một trời thơ Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-3 2-4 Bằng, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ của Lý Bạch - chỉ khác về Luật (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 4.c - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Hàn Phong + Lá chờ rơi Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi. Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng Tam phân thiên hạ điều lo thực Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy - chỉ khác về Luật (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) 4.d - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Vancali + Thi Nang Lá úa lao xao vẩy phất phơ Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi. Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : 1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” ) - giống như bài ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ của Lý Bạch - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”) *** Tất cả 16 bài TNBC trên đây đều có âm điệu hài hòa. Phép Niêm 1-3 2-4 là một trong 2 phép Niêm chính thống của thơ Tứ Tuyệt. Dải Số không dùng nhưng thi nhân đời Đường vẫn dùng. Ngoài ra những nơi có sự đổi Niêm, đổi Luật đều không hề gây ra sự chói tai, khổ độc nào, mà có khi lại cho người đọc cái cảm giác nghe hay hơn, nhờ sự “đổi mới” thay vì sự “nhàm chán” khi gặp hoài một “điệu thơ cũ” dù là hay đến mấy. Như mọi người có thể nhận ra là phép chơi “theo Đường Thi” ) không cần biết các câu phía trên theo luật nào, những câu thơ từ 1 đến 8 sẽ như sao và sẽ đan kết với nhau ra sao. Cứ tự nhiên để cho hứng thơ, tứ thơ đun đẩy mà viết mỗi cặp với 1 câu luật Trắc 1 câu luật Bằng, thì có thể hoàn toàn yên trí rằng, khi xong hết 8 câu, chúng sẽ tạo ra hai phần tứ cú đúng Niêm 1-4 2-3 hoặc 1-3 2-4. Cái dễ của cách chơi “theo Đường Thi” ) là như vậy. Nhưng dùng cách chơi này là chấp nhận cách chơi của thi nhân đời Đường. Phần lớn các tác phẩm sẽ khác với cách chơi “theo Dải Số” . Trung bình cứ 16 bài thì mới có 2 bài trúng “theo Dải Số” . Những tác phẩm “không theo Dải Số” có thể sẽ bị coi là “thất niêm” bởi những người trung thành với dải số. Tiếng “phá cách” thì họ để dành gọi những tác phẩm của các đại thi nhân tiền bối đời Đường với câu “Đại gia văn chương bất câu Niêm Luật”. Thơ của bọn mình thì chưa có cái vinh hạnh được gọi là thơ phá cách ! Nhưng việc gọi những bài thơ nằm ngoài dải số là thơ “thất niêm, phá cách hay thơ Cổ Phong” là không đúng. Phần trình bày về 16 cách chơi “theo Đường Thi” trên đây đã chứng tõ rằng đó là những bài thơ Đường Luật. Dải số không bao gồm được hết 16 cách Niêm Luật ấy, thì đó là việc của dải số. Vậy : CHÍNH DANH “ĐƯỜNG LUẬT” LÀ ĐÂU ? Chắc mọi người đều đồng ý với Quách-Tấn trong định nghĩa trích dẫn sau đây : “Ðường Luật không phải do một cá nhân hay một nhóm thi nhân cao hứng đặt ra theo sở kiến, sở thích của mình, mà chính là sự đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công, và điển chế những thành công ấy làm khuôn phép chung cho làng Thơ. ” (trích Thi Pháp Thơ Ðường của Quách-Tấn, trang 38) * những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công thì hẳn là phải lấy từ các bài Đường Thi còn lưu truyền đến nay. Và cách chơi “theo Đường Thi” mô tả trên đây chỉ là “thấy sao nói vậy” về những kinh nghiệm kỹ thuật đã thành công của thi nhân đời Đường. Đường Luật lấy ra từ phần kỹ thuật của Đường Thi là như thế. Còn việc sau đó Đường Luật bị thay đổi do nhu cầu nọ kia (ví dụ như do nhu cầu chấm thi của giới quan trường) để trở thành Đường Luật mà dải số đang theo thì đó là việc khác. Nếu cần chính danh cho dải số thì đó là việc của những người theo dải số. Rất có thể là có một đạo luật nào đó của triều đình đã quy định những điều phải học về thơ Đường là như vậy. Nhưng dù sao thì cũng xin nêu lại những điểm vô lý đã ăn sâu vào quan điểm của khá nhiều người, khi gọi những bài thơ Đường chính thống ấy là Thất Niêm, Phá Cách, hay thơ Cổ Phong như sau : * sao gọi được là “thất Niêm” khi bài thơ sử dụng 2 phép Niêm chính thống của thơ tứ cú là 1-4 2-3 và 1-3 2-4 ? Dải số cũng dùng 1 trong hai phép Niêm đó (1-4 2-3) thì sao ? Chỉ có thể gọi là thất Niêm khi trong phần tứ cú, câu 1 niêm với câu 2 (1-2), hoặc câu 3 niêm với câu 4 (3-4), hoặc cả 4 câu 1-2-3-4 đều cùng theo một luật (1-2-3-4). * sao gọi được là ‘phá cách’ khi những cách chơi đa dạng đều đi theo một nguyên tắc rõ ràng là : cho phép hai phần tứ cú được tự do theo Niêm, theo Luật khác nhau, với sự pha trộn mọi cách Niêm + Luật. Không biết dải số căn cứ vào đâu mà chỉ dùng 2 trong số 16 cách Niêm + Luật trên lý thuyết của Đường Thi. Đường Thi là gốc, đáng lẽ dải số phải theo. Nhưng vì một lý do gì đó mà dải số không theo. Vậy sự “phá cách” chính là do dải số. * Những đặc điểm của thơ Cổ Phong là : được dùng nhiều vần, được dùng số câu khác nhau 6, 8, 10, 12, không cần có đối, không cần theo Niêm Luật. Vậy tại sao trong số bị gọi là thơ Cổ Phong lại chẳng có bài nào có 2 vần ? chẳng có bài nào có số câu là 6, 10, 12 ? chẳng có bài nào không có đối ở các cặp 3-4 và 5-6 của bài bát cú ? chẳng có bài nào có được vài câu với nhì-tứ-lục chẳng phân minh một cách hiển nhiên? (không kể những câu tác giả cố ý bỏ luật 1 chữ để bảo toàn ý nghĩa). Ngày nay thơ Đường chỉ dùng cho sự tiêu khiển của những người yêu thơ. Mọi người tự do chọn hướng đi của mình. Chẳng ai đả kích người chơi theo dải số. Họ lại còn có thể được hoan hô với chủ trương thích tìm cái khó để chơi, để trao dồi….. Còn sự gieo tiếng xấu cho Đường Thi là “thất Niêm, phá cách, thơ Cổ Phong” cũng chẳng biết do đâu, nhưng cũng chẳng có gì quan trọng. Vì những sự phân tách mỗ xẻ phần kỹ thuật Đường Thi, như vừa lập lại trên đây, đã cho thấy rõ ràng đâu là đúng đâu là sai. Sự làm thơ cốt là để giúp chúng ta vui chơi trong sự thoải mái. Mà thơ thì có nhiều khuynh hướng khác nhau. Ai muốn làm thơ theo dải số thì cứ theo. Ai muốn làm thơ theo Đường Thi thì cũng không ai cấm cản. Và có một điểm chung quan trọng : là mọi người đều có bổn phận cống hiến cho Làng thơ những bài thơ hay để thưởng thức. Rất cám ơn quý bạn Đồng Lão, Vũ Kim Thanh, Trần Mạnh Hùng, Hàn Phong, Vancali, Thi Nang và Chí Trung đã soạn giúp cho những cặp 2 câu thơ dùng trong phần giải thích trên. Nguyên văn những bài thơ chỉ mới kê tên nơi phía trên đều có trong bài “Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”, nên xin không chép lại nơi đây để tránh sự lập đi lập lại nhàm chán. Thân ái chào tất cả quý bạn đã bỏ công ra đọc bài này. VNN - Võ Nhựt Ngộ Nguồn: Hoasontrang |
|
|