![]() |
|
![]() |
|
![]() |
#23
|
||||
|
||||
![]() Quote:
Tuy nhiên đó cũng chỉ là một nhận định tương đối. Bởi nếu một bài Đường luật Thất ngôn bát cú (TNBC) có 04 kiểu ngắt để có thể trở thành 04 bài Tứ tuyệt TNBC độc lập thì tất nhiên vẫn có trường hợp (dẫu là hạn hữu) 2 bài thơ Tứ tuyệt TNBC có thể ghép thành một bài Đường luật TNBC hoàn chỉnh, nếu niềm luật vần khi ghép xong khớp và đúng luật. Chằng hạn bài thơ Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan: THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thắm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm kim cổ soi gương cũ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường BÀ HUYỆN THANH QUAN Có thề ngắt ra theo 4 cách để trở thành 4 bài thơ Tứ Tuyệt TNBC độc lập, hoàn chỉnh (đúng niêm luật vần): 1. Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thắm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 2. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương 3. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm kim cổ soi gương cũ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 4. Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thắm thoát mấy tinh sương Ngàn năm kim cổ soi gương cũ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường Như vậy, nếu có 2 bài Tứ tuyệt TNBC tương tự như 2 bài Tứ tuyệt (1) và (3) thì khi ghép lại vẫn thành một bài Đường luật TNBC đáp ứng được mọi yêu cầu của niêm luật vần, mà không chừng còn tạo ra một bài thơ Đường luật TNBC mới rất hay nữa là đằng khác. Tóm lại, tất cả đều chỉ có tính cách tương đối mà thôi. Lần sửa cuối bởi Hansy; 06-11-11 lúc 03:29 PM |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
![]() |
![]() |